Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA LÁ VÀ HẠT CÂY CHÙM NGÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.06 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ DIỆU

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT CỦA LÁ VÀ HẠT CÂY CHÙM NGÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ DIỆU

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT CỦA LÁ VÀ HẠT CÂY CHÙM NGÂY

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ TỰ HẢI

Đà Nẵng - Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

VÕ THỊ DIỆU


MỤC LỤC
Mục lục.............................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................6
danh mục bảng................................................................................................7
DANH MỤC CÁC hình..................................................................................9
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................2
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................3
5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................3

CHƯƠNG 1......................................................................................................5
TỔNG QUAN..................................................................................................5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CHÙM NGÂY...............................................................5
1.1.1. Phân loại khoa học.....................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm thực vật.......................................................................................6
1.1.3. Phân bố.......................................................................................................7
1.1.4. Trồng trọt....................................................................................................7

1.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY................................................7
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng......................................................................................7
1.2.2. Giá trị về y học...........................................................................................8
1.3. MỘT SỐ CHẤT CÓ TRONG CÂY CHÙM NGÂY.........................................10
1.3.1. Vitamin E .................................................................................................10
1.3.2. Axit oleic..................................................................................................10
1.3.3. Axit n-hexadecanoic.................................................................................11
1.3.4. Stigmasterol..............................................................................................12
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÙM NGÂY....................................12
1.4.1. Trên thế giới.............................................................................................12
1.4.2. Tại Việt Nam............................................................................................15
1.5. KHÁI QUÁT VỀ VI KHUẨN............................................................................17
1.5.1. Vi khuẩn Bacillus subtilis........................................................................17
1.5.2. Vi khuẩn Escherichia coli........................................................................18

CHƯƠNG 2....................................................................................................21


NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................21
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU..............................21
2.1.1. Thu gom nguyên liệu................................................................................21
2.1.2. Xử lý nguyên liệu.....................................................................................21
2.1.3. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu.................................................22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................26
2.2.1. Xác định các thông số vật lý....................................................................26
2.2.2. Phương pháp chiết mẫu thực vật..............................................................29
2.2.3. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)...........................................32
2.2.4. Sắc ký, sắc ký khí (GC), sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS)................36
2.2.5. Phương pháp thăm dò khả năng kháng vi sinh vật..................................42
2.3. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.........................................................44


CHƯƠNG 3....................................................................................................45
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................45
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN
CHIẾT XUẤT............................................................................................................45
3.1.1. Xác định các thông số hóa lý của nguyên liệu.........................................45
3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến quá trình chiết tách bằng
phương pháp chiết soxhlet và định danh thành phần hóa học từ các dịch chiết
.............................................................................................................................48
3.2. KẾT QUẢ TỔNG HỢP VỀ HIỆU SUẤT CHIẾT VÀ ĐỊNH DANH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC......................................................................................................73
3.2.1. Kết quả tổng hợp về hiệu suất chiết.........................................................73
3.2.2. Kết quả định danh thành phần hóa học....................................................74
3.3. KẾT QUẢ THĂM DÒ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT..............................................................................................................77
3.3.1. Dịch chiết lá chùm ngây...........................................................................77
3.3.2. Dịch chiết hạt chùm ngây.........................................................................79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................1
Phụ lục..............................................................................................................3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS

: Atomic Absorption Spectrophotometric

CFU


: Colony Formation Unit : đơn vị hình thành lạc khuẩn

DNA

: Axit Deoxyribo Nucleic

EtOH

: Ethanol

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations

GC-MS

: Gas chromatography–mass spectrometry

LDL

: low densisty lipoprotein

NTU

: Nepholometric turbidity units: đơn vị đo độ đục

STT

: Số Thứ Tự


TSA

: Tryptone Soya Agar

TSB

: Tryptone Soya Broth

VLDL

: very low densisty lipoprotein

WHO

: World Health Organization


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các dung môi có độ phân cực tăng dần tùy vào hằng số điện
môi và độ nhớt...............................................................................................23
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm bột lá và bột hạt chùm ngây...............45
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tro bột lá và bột hạt chùm ngây. 46
Bảng 3.3. Hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu bột tro lá và.......47
bột tro hạt chùm ngây...................................................................................47
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết đến hiệu suất chiết
của bột lá chùm ngây đối với dung môi n-hexan........................................49
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết đến hiệu suất chiết
của bột hạt chùm ngây đối với dung môi n-hexan.....................................50
Bảng 3.6. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột lá chùm ngây với....51
Bảng 3.7. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột hạt chùm ngây với..53

dung môi n-hexan..........................................................................................53
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết đến hiệu suất chiết
của bột lá chùm ngây đối với dung môi diclometan...................................55
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết đến hiệu suất chiết
của bột hạt chùm ngây đối với dung môi diclometan................................56
Bảng 3.10. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột lá chùm ngây với. .58
dung môi diclometan.....................................................................................58
Bảng 3.11. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột hạt chùm ngây với59
dung môi diclometan.....................................................................................59
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết đến hiệu suất
chiết của bột lá chùm ngây đối với dung môi etyl axetat...........................61
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết đến hiệu suất
chiết của bột hạt chùm ngây đối với dung môi etyl axetat........................62
Bảng 3.14. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột lá chùm ngây với. .64


etyl axetat......................................................................................................64
Bảng 3.15. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột hạt chùm ngây với
dung môi etyl axetat......................................................................................65
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết đến hiệu suất
chiết của bột lá chùm ngây đối với dung môi ethanol................................67
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết đến hiệu suất
chiết của bột hạt chùm ngây đối với dung môi ethanol.............................68
Bảng 3.18. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột lá chùm ngây với
dung môi ethanol...........................................................................................69
Bảng 3.19. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột hạt chùm ngây với
dung môi ethanol...........................................................................................71
Bảng 3.20. Kết quả tổng hợp về thời gian tối ưu hiệu suất chiết và định
danh thành phần hóa học.............................................................................73
Bảng 3.21. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột lá chùm ngây........74

Bảng 3.22. Thành phần hóa học trong dịch chiết bột hạt chùm ngây......76
Bảng 3.23. Kết quả thử hoạt tính kháng vi khuẩn đối với dịch chiết lá
chùm ngây......................................................................................................78


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cây chùm ngây................................................................................5
Hình 1.2. Lá chùm ngây Hình 1.3. Hoa chùm ngây.....................................6
Hình 1.4. Quả chùm ngây Hình 1.5. Hạt chùm ngây...................................6
Hình 1.6. Công thức cấu tạo của vitamin E................................................10
Hình 1.7. Công thức cấu tạo của axit oleic..................................................11
Hình 1.8. Công thức cấu tạo của axit n-hexadecanoic...............................11
Hình 1.9. Công thức cấu tạo của stigmasterol............................................12
Hình 1.10. Vi khuẩn Bacillus subtilis...........................................................17
Hình 1.11. Vi khuẩn Escherichia coli..........................................................19
Hình 2.1. Lá chùm ngây Hình 2.2. Hạt chùm ngây...................................21
Hình 2.3. Lá chùm ngây phơi khô Hình 2.4. Bột lá chùm ngây...............22
Hình 2.5. Nhân hạt chùm ngây Hình 2.6. Bột hạt chùm ngây..................22
Hình 2.7. Hệ thống sắc ký khí khối phổ GC-MS........................................25
Hình 2.8. Tủ sấy Hình 2.9. Lò nung............................................................25
Hình 2.10. Bếp cách thủy Hình 2.11. Máy cô quay chân không..............25
Hình 2.12. Bộ chiết soxhlet...........................................................................30
Hình 2.13. Sơ đồ máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.................................36
Hình 2.14. Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí........................................39
Hình 2.15. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm..................................................44
Hình 3.1. Tro bột lá chùm ngây Hình 3.2. Tro bột hạt chùm ngây..........46
Hình 3.3. Kháng sinh Bacillus subtilis Hình 3.4. Kháng sinh Escherichia
coli...................................................................................................................78
Hình 3.5. Dịch chiết lá chùm ngây không thể hiện hoạt tính kháng sinh.79



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm khác nhau giữa các địa phương…Nhờ yếu tố về địa hình và khí hậu đa
dạng, nước ta có thảm thực vật phong phú và nguồn cây cối với giá trị dinh
dưỡng, làm thuốc dồi dào.
Việc sử dụng các loại thuốc thảo dược theo cách cổ truyền hay từ các
hợp chất nguồn gốc tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng đã chiếm một vị trí
quan trọng trong nền y học. Chế phẩm thảo dược dù chỉ có một loại dược liệu
nhưng lại là hỗn hợp của nhiều hợp chất khác nhau và trong mọi trường hợp
hầu hết đều chưa xác định rõ hoạt chất của từng chất. Vì vậy, những bài thuốc
sử dụng thảo dược là đối tượng để cho các nhà khoa học nghiên cứu một cách
đầy đủ về bản chất các hoạt chất có trong cây cỏ thiên nhiên.
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng về công dụng làm thuốc của các
cây cỏ hiện có ở nước ta, tôi chọn một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, đặc
biệt làm thuốc, là cây chùm ngây trong họ chùm ngây để nghiên cứu.
Cây chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera Lam, phân bố tại
nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới, được biết đến và sử dụng hàng ngàn
năm nay ở Hi Lạp, Ấn Độ, Ý… Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng,
chùm ngây vừa là một thực phẩm, vừa là một dược liệu quý. Các bộ phận như
rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa của cây chùm ngây có hoạt tính kích thích sự hoạt
động của tim và hệ thần kinh, chống u bướu, chống oxi hóa, bảo vệ gan,
chống nám... Dầu chùm ngây giàu vitamin A, C và các chất béo không bão
hòa, có đặc tính khử trùng và chống viêm, giúp chữa lành các vết thương
ngoài da như vết cắt, vết bầm tím, bỏng, vết côn trùng cắn. Lá chùm ngây
được hai tổ chức thế giới WHO và FAO dùng như một giải pháp ưu việt cho



2
các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho
thế giới thứ ba. Hiện nay có khoảng 80 quốc gia trên thế giới trồng chùm
ngây làm rau ăn.
Ở Việt Nam, trước đây, cây chùm ngây được biết đến như một vị thuốc
nam dùng để điều trị một số bệnh thông thường trong dân gian. Thế nhưng
gần đây, nhờ phát hiện của y học, hoa, quả và đặc biệt là lá cây chùm ngây
còn là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể nên nhiều địa phương đã bắt đầu trồng,
kinh doanh loại rau này.
Với những tính năng đa dạng và phong phú như thế, nghiên cứu chiết
tách, xác định thành phần hóa học, ứng dụng các phương pháp hiện đại để xác
định cấu trúc và nghiên cứu hoạt tính sinh học của một số hợp chất có trong
cây chùm ngây ở Việt Nam là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng, có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết
tách, xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của lá và hạt
cây chùm ngây ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm các điều kiện thích hợp chiết tách các chất trong lá và hạt chùm ngây.
- Định danh, xác định thành phần hóa học dịch chiết từ lá và hạt chùm
ngây.
- Thăm dò hoạt tính kháng sinh của một số dịch chiết từ lá và hạt chùm
ngây.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Lá, hạt chùm ngây được thu hái tại xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết.
- Xác định thành phần một số hợp chất trong dịch chiết từ lá và hạt chùm
ngây.



3
- Quá trình thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm hóa học,
phòng thí nghiệm vi sinh, trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng.
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp tài liệu, tư liệu về nguồn nguyên liệu, phương pháp
nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, thành phần hóa học và ứng dụng của cây
chùm ngây.
- Tổng hợp tài liệu về phương pháp lấy mẫu, chiết tách và xác định thành
phần hóa học các chất từ thực vật.
- Tổng hợp tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học và
ứng dụng của cây chùm ngây.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp lấy và xử lí mẫu.
- Phương pháp trọng lượng xác định độ ẩm.
- Phương pháp tro hóa mẫu xác định hàm lượng hữu cơ.
- Phương pháp AAS xác định hàm lượng các kim loại nặng.
- Phương pháp chiết: Chiết soxhlet bằng các dung môi: n-hexan,
diclometan, etyl axetat, ethanol.
- Phương pháp xác định thành phần hóa học, định danh, xác định cấu
trúc các cấu tử chính bằng phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS).
- Phương pháp sinh học thăm dò hoạt tính kháng sinh của một số dịch
chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp các thông tin có ý nghĩa
khoa học về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học các chất chiết tách từ lá
và hạt cây chùm ngây, qua đó góp phần nâng cao giá trị ứng dụng của cây
chùm ngây trong ngành dược liệu.



4
Luận văn gồm có:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận
Kết luận và Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CHÙM NGÂY
1.1.1. Phân loại khoa học
Chùm ngây hay còn gọi là chùm ngây cải ngựa, cây dùi trống, câu dầu bel
có tên khoa học là Moringa oleifera Lam, nằm trong hệ thống phân loại sau:
Giới Thực vật (Kingdom)

: Plantae

Ngành Ngọc lan (Division)

: Magnoliophyta

Lớp Ngọc Lan (Class)


: Magnoliopsida

Bộ Cải (Ordo)

: Brassicales

Họ Chùm ngây (Familia)

: Moringaceae

Chi Chùm ngây (Genus)

: Moringa

Loài (Species)

: Moringa oleifera Lam

Hình 1.1. Cây chùm ngây
Chi chùm ngây (Moringa) là chi duy nhất trong họ chùm ngây
(Moringacese). Chi này có 13 loài, tất cả trong số chúng là các cây thân gỗ sinh
sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài phổ biến nhất là chùm ngây
Moringa oleifera Lam. Loài cây này được trồng nhiều nơi trong khu vực nhiệt
đới, và loài duy nhất của chi Moringa có mặt tại Việt Nam. [1],[2]


6
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Hình dáng: Chùm ngây là cây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi
trưởng thành cây có thể cao hàng chục mét. Cây 1 năm tuổi nếu không cắt

ngọn cây có thể cao tới 5-6 m và có đường kính 10 cm, 3-4 năm tuổi là cây ở
độ tuổi trưởng thành. Thân cây óng chuốt, không có gai. [4],[5],[10]
Lá: Lá kép lông chim dài 30–60 cm, màu xanh mốc; lá chét dài 1220 mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi, lá kèm bao lấy chồi.
Hoa: Cây trổ hoa vào các tháng 1–2. Hoa trắng kem, có cuống, vểnh lên,
hình dạng giống hoa đậu, rộng khoảng 2.5 cm, mọc thành chùm ở nách lá, có
lông tơ, nhiều mật. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn một
buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. [4],[5]

Hình 1.2. Lá chùm ngây

Hình 1.3. Hoa chùm ngây

Quả: Quả dạng nang treo, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có
hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh.
Hạt: Hạt chùm ngây màu đen, tròn có 3 cạnh, tròn dẹp, to khoảng 1 cm.

Hình 1.4. Quả chùm ngây

Hình 1.5. Hạt chùm ngây


7
1.1.3. Phân bố
Cây chùm ngây có nguồn gốc ở vùng phụ cận dãy Himalaya, tây bắc Ấn
Độ, có lịch sử phát hiện và sử dụng hơn 4000 năm, nhưng ngày nay được
trồng rộng rãi ở Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á…
Ở Việt Nam, chùm ngây là loài duy nhất của chi chùm ngây được phát
hiện mọc hoang từ lâu đời tại nhiều nơi như Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo Phú Quốc ... Tuy vậy, trước đây cây ít
được chú ý, có nơi trồng chỉ để làm hàng rào, và chỉ trong vài chục năm trở

lại đây cây được trồng có chủ định và có nhiều nghiên cứu liên quan.
1.1.4. Trồng trọt
Chùm ngây là loài cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, thích hợp với đất cát
khô và có khả năng chịu hạn hán. Theo một số báo cáo thì chi chùm ngây chịu
được nhiệt độ từ 18.7 – 28.5oC và pH khoảng 4.5 – 8.
Cây chùm ngây rất dễ trồng, có thể trồng từ hạt, hom cành và trồng được
quanh năm. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất khô hạn khắc
nghiệt nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Cây chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là
đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn hán, ưa nắng, hầu như không bị sâu bệnh
hại, do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước
tưới. Tuy nhiên cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được
thoát nước tốt.
Gỗ chùm ngây khá mềm, giòn nên thân cành dễ bị gãy trong mưa bão.
Do đó nếu trồng cây để khai thác sử dụng người trồng thường cắt ngọn cây
khi đạt độ cao nhất định, vừa tiện thu hái; vừa kích thích cây đâm tược, nảy
cành theo cấp số nhân như tán dù; vừa hạn chế thiệt hại do gãy đổ.
1.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm,


8
vitamin, beta-caroten, axit amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây
cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin,
alpha-sitosterol, axit caffeoylquinic và kaempferol. Một số nguồn nghiên cứu
cho biết chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại
vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại axit amin, 46 chất chống oxi hóa, liều
lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các
chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định
huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Lá chùm ngây còn chứa nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoa, tính theo
trọng lượng, trong đó vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần,
canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, đạm nhiều gấp đôi sữa chua và
kali gấp 3 lần trái chuối. [13]
Trong ẩm thực, lá non và thậm chí cả lá già của chùm ngây được sử
dụng để nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông, trộn salad, ăn sống, xào
thịt, trứng, xay nhuyễn thành nước sinh tố. Lá chùm ngây phơi khô tán bột có
thể để rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo,
bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống. Trái non được dùng xào, nấu canh,
hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây.
Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây ăn
sống hoặc làm gia vị như cải ngựa (mù tạt).
1.2.2. Giá trị về y học
Rễ chùm ngây
Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều
kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẫn
ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt cũng có chất kháng sinh pterygospermin.
Pakistan dùng vỏ rễ sắc lấy nước trị đau răng, đau tai. Hay rễ tươi của
cây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, gout, sung gan và lá lách. [15],[19]


9
Vỏ thân chùm ngây
Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu
chảy.
Ở Ấn Độ, người ta hay dùng vỏ thân chùm ngây để trị nóng sốt, đau bao
tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, chữa đau cổ họng
(dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen), trị tiểu ra máu, trị thổ tả.
Nhựa cây có công dụng giảm đau, chống sưng tấy.
Lá chùm ngây

Lá dùng để uống điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái
dương để trị chứng đau đầu.
Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy xướt, sưng tấy, nổi
mẩn ngứa hay các dấu hiệu lão hóa da. Dịch chiết lá có tác dụng chống nhiễm
trùng da. Dùng lá giã nát đắp lên vết thương bị sưng, nhọt, trộn với mật ong
để đắp bên ngoài mắt trị sưng mắt đỏ. [12]
Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Lá cũng
được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ,
diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Lá được
chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. [19]
Hoa chùm ngây
Hoa chùm ngây có giá trị y học cao như một chất kích thích, kích dục,
tác nhân gây sẩy thai, thông mật, dùng để chữa viêm, những bệnh về cơ, hội
chứng rối loạn phân ly, khối u, sự phình to của lách. Làm giảm cholesterol
huyết thanh, phospholipid, trigliceride trong máu, tỉ lệ VLDL, LDL
cholesterol thành phospholipid và làm giảm chỉ số xơ vữa động mạch, giảm
thành phần lipid ở gan, tim và động mạch chủ trong bệnh cao cholesterol máu
ở thỏ và giảm sự thải ra các cặn cholesterol. [18]
Quả, hạt chùm ngây


10
Quả dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, uốn ván.
Hạt điều trị viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng để điều trị nấm da. Nhiều
nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng, làm trong nước. [18]
1.3. MỘT SỐ CHẤT CÓ TRONG CÂY CHÙM NGÂY
1.3.1. Vitamin E
Vitamin E là tên gọi chung để chỉ hai lớp các phân tử (bao gồm các
tocopherol và các tocotrienol). Vitamin E là một chất chống oxi hóa tốt do
cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể.

HO

O

Hình 1.6. Công thức cấu tạo của vitamin E
Vai trò:
- Ngăn ngừa lão hóa: do phản ứng chống oxi bằng cách ngăn chặn các
gốc tự do mà vitamin E có vai trò quan trọng trong việc chống lão hóa.
- Ngăn ngừa ung thư: kết hợp vitamin C tạo thành nhân tố quan trọng
làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư.
- Ngăn ngừa tim mạch: vitamin E làm giảm các cholesterol xấu và làm
tăng sự tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Hệ thống miễn dịch: kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình
thường bằng việc bảo vệ các tế bào,… [7]
1.3.2. Axit oleic
Axit oleic là một axit béo có một nối đôi omega-9 được tìm thấy trong
nhiều động vật và thực vật. Theo IUPAC, tên của axit oleic là axit cisoctadec-9-enoin


11
O

OH

Hình 1.7. Công thức cấu tạo của axit oleic
Vai trò:
- Axit oleic có tác dụng đáng kể trong việc ngăn ngừa sự hoạt hóa màng
trong tế bào, giảm bớt sự phân hủy của quá trình oxi hóa trên các tế bào màng
và ngăn sự sản sinh các hợp chất gây viêm trong cơ thể.
- Axit oleic còn góp phần ngăn chặn các tế bào bạch cầu thâm nhập vào

thành mạch máu (nguyên nhân chính dẫn đến quá trình hoạt hóa màng trong
tế bào).
- Axit oleic cũng có tác dụng giảm tốc độ phát triển của các vệt chất béo
bằng cách loại bỏ các chất béo bão hòa khỏi màng tế bào.
1.3.3. Axit n-hexadecanoic
Axit n-hexadecanoic (còn gọi là axit palmitic) là một axit béo bão hòa
thường được tìm thấy ở cả động vật và thực vật. Nó là một thành phần chính
trong các loại dầu từ cây cọ và dầu dừa.
O

OH

Hình 1.8. Công thức cấu tạo của axit n-hexadecanoic
Vai trò:
- Axit n-hexadecanoic được sử dụng rộng rãi như một chất bôi trơn và là
một phụ gia trong chế phẩm công nghiệp.
- Người ta sử dụng axit n-hexadecanoic trong dược phẩm, xà phòng, mỹ
phẩm và đóng gói thực phẩm. [7]


12
1.3.4. Stigmasterol
Stigmasterol là một sterol thực vật được tìm thấy trong các loại dầu,
nhiều loại rau, hạt và trong một số dược liệu.

H
H

H


H

HO

Hình 1.9. Công thức cấu tạo của stigmasterol
Vai trò:
- Stigmasterol được xem như một chất trung gian trong quá trình tổng
hợp các nội tiết tố androgen, estrogen và corticoid . Nó cũng được sử dụng
như là tiền thân của vitamin D3.
- Stigmasterol có tác dụng hạ đường huyết, phòng trị ung thư, bao gồm
cả ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột
kết. Stigmasterol đã được chứng minh rằng có thể ức chế sự suy thoái viêm
xương khớp do thoái hóa sụn và là chất chống oxi hóa mạnh. [7]
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÙM NGÂY
1.4.1. Trên thế giới
Chùm ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia
nghèo, vì vậy nó được nghiên cứu rất nhiều về trồng trọt, thu hái, cũng như
nghiên cứu về các hoạt tính y dược, giá trị dinh dưỡng… đa số các nghiên cứu
được thực hiện ở Ấn Độ, Philippines và Châu Phi. Theo nghiên cứu tại Đại
học Nông nghiệp Falsalabad – Pakistan: Moringa oleifera vừa là nguồn dược
liệu vừa là nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phân của cây chứa nhiều khoáng


13
chất quan trọng và là nguồn gốc cung cấp chất đạm, vitamin, beta-caroten,
axit amin và nhiều hợp chất phenol…
Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academica, Đài
Bắc: dịch chiết từ lá và hạt chùm ngây có các hoạt tính diệt nấm gây bệnh loại
Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophyltes…, dầu trích từ lá chùm
ngây có đến 44 hóa chất.

* Nghiên cứu về chống tăng huyết áp, lợi tiểu và giảm cholesterol
Các hợp chất trong cây chùm ngây rất có giá trị trong việc điều trị tim
mạch vì chúng có khả năng trị bệnh tăng huyết áp và giảm mỡ trong máu,
ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu. Dịch chiết từ lá chùm ngây có tác dụng ổn
định áp suất trong máu (Tạp chí sức khỏe Ấn Độ, 1962; Dahot, 1988). Các
hợp chất nitrile, glycoside thiocarbamate được phân lập từ lá chùm ngây có
tác dụng hạ huyết áp (Faizi và cộng sự, 1995) và hầu hết các hợp chất này rất
hiếm trong tự nhiên. Một nghiên cứu khác các phân đoạn trên cao EtOH của
quả chùm ngây, trích ly được các glycoside thiocarbamate và isothiocyanate
có tác dụng hạ huyết áp (Faizi và cộng sự, 1995). [14]
* Nghiên cứu về chống co thắt, chống loét và bảo vệ gan
Gilani cùng cộng sự (1992, 1994) công bố lá chùm ngây có nhiều tác
dụng dược lý, hợp chất 4-[α-(L-rhamnosyloxy) benzyl]-O-methylthiocyanate
trích từ dịch chiết EtOH còn là thành phần trong thuốc chống co thắt với
nguyên nhân tắc nghẽn là các hạt sỏi của các hợp chất canxi. Pal và cộng sự
(1995) công bố cao EtOH của lá chùm ngây có tác dụng chống lở loét và có
chức năng bảo vệ gan trên chuột, dịch chiết nước lá chùm ngây cũng có khả
năng chống lở loét. Ruckmani và cộng sự (1998) cũng nghiên cứu cho thấy rễ
chùm ngây có chức năng bảo vệ gan. Ngoài ra, dịch chiết EtOH trong nước
của hoa chùm ngây cũng có tác dụng trị các bệnh lý về gan do chúng có chứa
Quercetin, một flavonoid có hoạt tính sinh học mạnh. [14]


14
* Nghiên cứu về trị khối u và chống ung thư
Makonnen cùng cộng sự (1997) đã công bố lá chùm ngây chứa nhiều
thành phần có khả năng trị khối u. Đó là các hợp chất O-ethyl-4-(α-Lrhamnosyloxy)benzyl carbamate, 4-(α-L-rhamnosyloxy)benzylisothiocyanate,
Niazimicin, 3-O-(6'-O-oleoyl-β-D-glucopyranosyl)-β-sitosterol đã được thử
nghiệm in vitro cho kết quả là chúng có khả năng ức chế đáng kể virut kháng
nguyên sớm Epstein Barr. Song song đó, Guevara cùng cộng sự (1999) cũng

đã đề xuất Niazimicin là một chất có khả năng phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Bharali cùng cộng sự (2003) đã nghiên cứu dịch chiết hạt chùm ngây cho thấy
khả năng chuyển hóa enzyme chống ung thư gan, chống oxi hóa và chống ung
thư da ở chuột. [14]
S. Sreelatha & P. R. Padma đã thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa và xác
định tổng hàm lượng poliphenol và tổng hàm lượng flavonoid từ dịch chiết
nước của lá cây chùm ngây. Hàm lượng poliphenol trong lá già và lá non tương
ứng là 45.81 mg/g và 36.02 mg/g trong dịch chiết nước và hàm lượng
flavonoid tổng trong lá già và lá non tương ứng là 27 mg/g, 15 mg/g. [20]
Kawo, A.H. cùng cộng sự xác định hạt chùm ngây chứa 18.63% protein,
322.9 mg/100 g tanin, 8.24 mg/100 g alkaloid, 9.13% saponin. [16]
* Nghiên cứu về khả năng lọc nước
Nghiên cứu tại đại học Jiwaji, Gwalior (Ấn Độ) cho thấy rằng: Hạt chùm
ngây có chứa một hợp chất “đa điện giải” (polyetronlytes) tự nhiên có thể
dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Kết quả lọc nước: Nước đục (độ đục
15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml -1) dùng hạt chùm ngây làm
chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU,
vi khuẩn tạp còn 5 - 20 cfu ml-1). Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các
vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng rộng rãi tại Ấn Độ.


15
1.4.2. Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam bắt đầu có những nghiên cứu
tập trung vào đối tượng chùm ngây, chủ yếu là các nghiên cứu về thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học, tác dụng dược lý, nhằm có những biện pháp
nghiên cứu, chế biến và sử dụng hiệu quả đối tượng này. Trong số đó, một số
công trình nghiên cứu nổi bật đã được công bố:
Đại học Y dược TP.HCM, 2011, cũng đã có công trình nghiên cứu về tác
dụng chống oxi hóa và bảo vệ gan của các dạng cao chiết từ lá cây chùm

ngây. Kết quả cho thấy, cao lá chùm ngây trồng tại Việt Nam có khả năng
chống oxi hóa và bảo vệ gan.
Trung tâm Sâm và dược liệu TP. HCM, 2010 đã khảo sát được trong lá
chùm ngây có những hợp chất là chất béo, tinh dầu, carotenoid, flavonoid,
tannin, axit hữu cơ.
Lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y
Dược, TP.HCM), cho biết: Chùm ngây được dùng chữa các bệnh như: trị u xơ
tiền liệt tuyến - bằng cách, dùng 100 gam rễ chùm ngây tươi và 80 gam lá
trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30 gam và lá trinh nữ
hoàng cung khô 20 gam). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc,
uống ấm 3 lần trong ngày; trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn
định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan - bằng cách, mỗi ngày dùng
150 gam lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch vắt lấy
nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều,
chia uống 3 lần dùng trong ngày; trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng
triglyxerid, hoặc làm giảm axit uric, ngăn ngừa sỏi oxalate - bằng cách, mỗi
ngày dùng 100 gam rễ chùm ngây tươi (hoặc 30 gam khô) rửa sạch, nấu với 1
lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày. Ngoài ra, chùm ngây còn có công
dụng ngừa thai, đây là loại cây được đồng bào người Raglay dùng làm thuốc


16
ngừa thai - cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150 gam)
rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần
trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm
ngây thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ đang có thai thì không
được dùng cây chùm ngây.
Nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy hạt cây chùm ngây trồng và thu hái ở Việt Nam có khả năng làm giảm
trên 80% độ đục của nước nhân tạo, ngay cả khi độ đục ban đầu chỉ là 50

NTU. Trong giới hạn khảo sát, nước càng đục thì hiệu quả giảm độ đục của
hạt chùm ngây càng cao ở cùng một ngưỡng nồng độ hạt chùm ngây, và nồng
độ tối ưu cần sử dụng của dịch chiết chùm ngây gần như tuyến tính với độ
đục ban đầu của nước cần xử lý. Khi sử dụng hạt chùm ngây để thực hiện quá
trình keo tụ với nước sông, hiệu quả giảm độ đục đạt được khoảng 50% đối
với nước đục trung bình (44 NTU) nhưng lên tới 76% với nước đục nhiều
(170 NTU). [11]
 Nhận xét:
Trước đây khi chưa có sự xuất hiện của y học hiện đại, các phương thuốc
và cách thức điều trị bệnh hoàn toàn xuất phát từ thảo dược. Người ta ước
tính trên thế giới khoảng 80% dân số sống ở các vùng nông thôn vẫn đang sử
dụng đa dạng các nguồn thực vật để chữa bệnh trong đó có cây chùm ngây.
Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần cũng như tác
dụng của cây chùm ngây trên thế giới đối với sức khỏe con người. Qua các
công trình nghiên cứu chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị của loài cây này, từ đó
mở ra khả năng khai thác hiệu quả loài cây này trong y học hiện đại để bào
chế các dạng thuốc chữa bệnh hoặc thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe
con người.


×