Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính ở huyện phú xuyên giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.46 KB, 71 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài “cải cách tổ chức bộ máy hành chính ở huyện Phú
Xuyên giai đoạn 2011-2015” được tiến hành công khai, dựa trên sự tìm tòi, học
hỏi, và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi, hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng
kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả
nghiên của đề tài khác, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Ký tên


LỜI CẢM ƠN
Giúp người khác dành được giấc mơ của họ, và bạn sẽ đạt được giấc mơ
của mình.

Help others achieve their dreams and you will achieve yours.
Les Brown

Đó là câu nói nổi tiếng của nhà danh ngôn nổi tiếng Les Browwn. Chúng
ta biết rằng trên thực tế sẽ chẳng có sự thành công nào mà không cần đến
sự giúp đỡ của một người nào đó dù ít hay nhiều. Trong quãng thời gian
học tập tại giảng đường Đại học Nội Vụ vừa qua em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô,
bạn bè. Các thầy cô trong nhà trường đã tận tâm, tận sức đem tâm huyết
của mình trao cho em những kiến thức quý báu để thành người. Và đặc
biệt trong kỳ học này Khoa Quản trị Văn phòng đã tổ chức cho chúng em
học một môn học vô cùng bổ ích đó là môn Phương pháp Nghiên cứu khoa
học. Với sự giảng dạy nhiệt tình của TS. Lê Thị Hiền trong từng tiết học tôi
đã phần nào hiểu sâu sắc hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học.
Lý luận phải luôn song hành với thực tiễn- đây là phương pháp học đạt
hiệu quả cao được vận dụng trong học phận Phương pháp Nghiên cứu
khoa học lần này của TS. Lê Thị Hiền. Nhằm giúp học sinh viên có cái


nhìn chân thực nhất, vận dụng được các kỹ năng đã học vào thực tiễn. và
cơ quan em chọn để khảo sát thực tiễn đó là Ủy ban nhân dân huyện Phú
Xuyên.
Để hoàn thành được bà nghiên cứu khoa học này em xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công chức UBND huyện Phú Xuyên nói chung
và phòng Nội Vụ nói riêng, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của bác Trưởng


phòng Nội Vụ: Lại Văn Hóa và các anh, chị chuyên viên làm việc tại Phòng
Nội Vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ em thu thập, tìm tài liệu trong quá trình thực
tập tại Phòng Nội Vụ UBND huyện Phú Xuyên
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Hiền giảng viên bộ môn
Phương pháp nghiên cứu khoa học đã tận tâm chỉ dạy giúp đỡ em hoàn thành tốt
đề tài nghiên cứu này
Do thời gian nghiên cứu có hạn, quá trình sưu tầm tài liệu và nhận thức vấn
đề chưa sâu sắc nên không tránh được những hạn chế, vì vậy em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài báo cáo được hoàn thành tốt hơn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy


BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Tên cụm từ viết tắt


1

UBND

Uỷ ban nhân dân

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

CCBMHC

Cải cách bộ máy hành chính

4

TTHC

Thủ tục hành chính

5

CN-TTCN

Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp


6

TDTT

Thể dục thể tao


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhằm xây dựng một nền hành chính vững mạnh, dân chủ, trong sách,
chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng. Xây dựng đội ngũ
cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức và năng lực đáp ứng được yêu cầu của
công cuộc đổi mới. Phấn đấu xây dựng cơ bản đến năm 2015 hệ thống hành chính
về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu phát triển và quản lý kinh tế trên thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề tài cải cách tổ chức bộ máy hành chính cấp huyện là một đề tài khá mới
mẻ, phong phú và có tính ứng dụng cao. Mang lại cho đối tượng nghiên cứu sự
thích thú, ham mê, tinh thần trách nhiệm hơn với đề tài này.
Nhận thấy sự cần thiết của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác hành
chính của huyện Phú Xuyên. Cũng như sự mới mẻ, phong phú và số lượng hạn chế
của các đề tài nghiên cứu về vấn đề này tôi đã mạnh dạn quyết định chọn nội dung
cải cách bộ máy hành chính làm đề tài nghiên cứu với tên gọi: “Cải cách bộ máy
hành chính ở Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên giai đoạn 2011-2015”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 đối tượng nghiên cứu
Công tác cải cách hành chính ở UBND huyện Phú Xuyên
2.2 phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: 2011 – 2015

- Không gian : Tại văn phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên – tp Hà Nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu về cải cách hành chính nhà nước cấp huyện nhằm chỉ ra
những mặt đã đạt được trong giai đoạn vừa qua cũng như những thiếu sót, những


điểm chưa hợp lý trong công tác hành chính ở các cấp hành chính của nước ta hiện
nay. Cụ thể là đơn vị hành chính cấp huyện, đối tượng mà ta đang đi nghiên cứu.
Từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn cho việc cải cách hành chính trong giai
đoạn tới. Việc nghiên cứu về cải cách hành chính cấp huyện này lần cần đạt được
những mục tiêu sau:
Bốn mục tiêu cơ bản của cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện
nay cần đạt được là:
- Cải cách thể chế hành chính. Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn
bản quy phạm pháp luật. Đảm bảo tổ chức và thực thi pháp luật nghiêm minh của
cơ quan nhà nước, cán bộ công chức.
- Cải cách, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bô công chức: Đổi mới
công tác quản lý công chức, cải cách chế độ tiền lương và các chế độ chính sách
đãi ngộ , đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao tinh thần trách
nhiệm và đạo đức các cán bộ công chức.
- Cải cách tài chính công. Đổi mới cơ chế quản lý và phân cấp quản lý tài
chính công, ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính thống nhất ,giư vai trò chủ đạo
của ngân sách trung ương, phát huy tính chủ động , sang tạo của địa phương và các
ngành các cấp trong điều hành tài chính công
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính. Điều chỉnh các chức năng nhiệm vụ
của chính phủ, bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và chính quyền địa
phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý hành chính trong giai đoạn hiện
nay. Từng bước điều chỉnh các chức năng nhiệm vụ của chính quyền trung ương
và địa phương để chánh chồng chéo về chức năng nhiệm vụ , chuyển cho các tổ
chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp làm những công viêc về dịch

vụ không cần thiết do cở quan nhà nước đảm nhận.


4. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác cải cách bộ máy hành chính tại UBND huyện Phú
Xuyên nói riêng tính tới thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào được
công bố, cũng như chưa có nhà nghiên cứu nào khai thác đề tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát;
- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số liệu;
+ Nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo;
+ Nguồn tin từ mạng Internet;
+ Thông tin từ báo cáo định kỳ của UBND huyện Phú Xuyên.
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài nghiên cứu góp phần chuẩn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong
công tác hành chính ở UBND huyện Phú Xuyên.
- Kết quả đạt được của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
cán bộ làm công tác cải cách hành chính tại UBND huyện Phú Xuyên.
7. Cấu trúc của đề tài
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Một số vấn đề chung về cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy hành chính của UBND huyện Phú
Xuyên.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất cho việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy
hành chính của UBND huyện Phú Xuyên.
Kết luận
Danh mục các tài liệu tham khảo.



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC.

1. Cải cách hành chính ở nước nước ta trong giai đoạn hiện nay
Chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20112020(Ban hành theo quyết định số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của chính phủ đã
nêu ra thực trạng của nền hành chính nhà nước với chương trình cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011-2020)(phụ lục 1) Theo đó, Chương trình sẽ được
thực hiện theo 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1
Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương để
không còn sự chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn giữa các cơ quan hành chính nhà nước; trách nhiệm, quyền hạn của chính
quyền địa phương các cấp được phân định hợp lý; quy trình xây dựng và ban hành
văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới cơ bản. Thể chế về sở hữu, đất đai,
doanh nghiệp nhà nước được xây dựng và ban hành ngày càng phù hợp với cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức được cải cách hành chính
cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản. Cùng với đó, cơ chế một cửa, một cửa liên
thông được triển khai 100% vào năm 2013 tại tất cả các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ
của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 60%. Từng bước nâng cao chất
lượng dịch vụ sự nghiệp công, bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do
đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 60%
vào năm 2015; 50% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức
theo vị trí việc làm; trên 80% công chức cấp xã ở vùng đồng bằng, đô thị và trên
60% ở vùng miền núi, dân tộc đạt tiêu chuẩn theo chức danh.


Tập trung nguồn lực ưu tiên cho điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; xây

dựng và ban hành cơ chế tiền lương. 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi
giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên mạng điện tử; 100% cơ
quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc
trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định; cung cấp tất cả các
dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến
mức đội 3 tới người dân và doanh nghiệp...
Giai đoạn 2
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hệ
thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong
sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Thủ tục hành chính được cải cách cơ bản,
mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hành đạt mức trên 80%
vào năm 2020. Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng,
cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục
vụ sự nghiệp phát triển đất nước; 100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ
cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.
Ngoài ra, chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải
cách cơ bản; thực hiện thang bảng lương và các chế độ phụ cấp mới; đến năm 2020
đạt được mục tiêu tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương,
chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán
bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, đảm bảo được cuộc sống của cán
bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.
Sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên
các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2020; sự hài lòng của người
dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt
mức trên 80% vào năm 2020. Đến năm 2020, việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đạt được mục
tiêu hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của
Chính phủ trên internet. Đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao


đổi giữa cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ,

công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc;
bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết
các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường
điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu
hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành
chính của Chính phủ ở mức độ 3, 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và
doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
. 2. Sự cần thiết phải cải cách tổ chức bộ máy hành chính ở cấp huyện.
2.1. Yêu cầu của cải cách hành chính.
Hiện nay việc cải cách bộ máy hành chính ở nước ta đã và đang trở thành
vấn đề bức xúc.Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước còn công kềnh, nhiều tầng
nấc hoạt động thì chồng chéo, trục trặc kém hiệu lực, hiệu quả.
Để khắc phục tình trạng này và nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt
động quản lý hành chính nhà nước, chúng ta cần phải đặt biệt quan tâm đến việc
cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tức là phải chấn chỉnh cơ cấu tổ
chức tinh giảm biên chế, quy chế hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp,
làm cho bộ máy tinh gọn đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất có hiệu lực từ
chính phủ đến các cấp chính quyền cơ sở. Đồng thời phát huy tính sáng tạo, chủ
động của cơ sở, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính
quyền cấp huyện và cơ sở, đủ sức quản lý, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền
những vấn đề do cuộc sống đề ra và nhân dân đòi hỏi. Làm được điều đó có nghĩa
là chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu quản lý đặt ra trong thời kì đổi mới.
2.2. Ý nghĩa của cải cách bộ máy hành chính cấp huyện ở nước ta.
Hệ thống quản lý hành chính ở nước ta là hệ thống thống nhất từ Trung
ương đến địa phương, bộ máy hành chính cấp huyện là một cấp quản lý trong hệ
thống hành chính của nhà nước ta thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà
nước ở địa phương, đồng thời nhằm bảo đảm cho hệ thống quản lý hành chính diễn


ra một cách thống nhất thông suốt, có hiệu quả, hiệu lực từ Trung ương đến địa

phương.
Bộ máy hành chính cấp huyện không chỉ là nơi trực tiếp nhận, lập kế hoạch
thể chế hóa các tư tưởng của Đảng và nhà nước, đưa chủ trương chính sách của
Đảng và nhà nước vào thực tiễn của đời sống xã hội mà còn là nơi tiếp nhận, giải
quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương, phản ánh các yêu cầu, nguyện vọng của
nhân dân đối với Đảng và cơ quan hành chính cấp trên. Ngoài ra bộ máy hành
chính cấp huyện còn chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra giám sát các hoạt động
quản lý hành chính cấp cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Ngày nay cùng với tiến trình đổi mới của nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Đảng ta đã đưa ra quan điểm thực tiễn “Cải cách một bước nền hành chính nhà
nước” nhằm xây dựng một nền hành chính hiện đại có đủ năng lực thực hiện quản
lý nền kinh tế - xã hội đất nước một cách có hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngày càng
phát triển của nền kinh tế-xã hội đất nước.


Tiểu kết chương 1
Trong công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội, cùng với
sự chuyển đổi của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương lấy cải
cách kinh tế là vấn đề trọng tâm, đi trước một bước trong quá trình đổi mới.Tuy
nhiên cũng trong quá trình đổi mới đó nền hành chính nước ta lại bộc lộ nhiều bất
cập cản trở cho sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra
là phải tiến hành “Cải cách một bước nền hành chính nước nhà” nhằm xây dựng
một nền hành chính hiện đại có đủ năng lực thực hiện quản lý nền kinh tế xã hội
của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chúng
ta cần phải đặt biệt quan tâm đến việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước, tức là phải chấn chỉnh cơ cấu tổ chức tinh giảm biên chế, quy chế hoạt động
của các cơ quan hành chính các cấp, làm cho bộ máy tinh gọn đảm bảo sự điều

hành tập trung thống nhất có hiệu lực từ chính phủ đến các cấp chính quyền cơ sở.
Đồng thời phát huy tính sáng tạo, chủ động của cơ sở, xác định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền cấp huyện và cơ sở, đủ sức quản lý, giải
quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề do cuộc sống đề ra và nhân dân đòi
hỏi. Làm được điều đó có nghĩa là chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu quản lý đặt
ra trong thời kì đổi mới.


Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA UBND HUYỆN
PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI

1. khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú
Xuyên – Hà Nội.
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành
phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40 km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía
Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là
11.329,9ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm
3.235,9ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng. Trước đây Phú Xuyên là
vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn
phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông Hồng
có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2000ha.
Trên địa bàn huyện có trên 30 km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông
Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Phú Xuyên cũng có hệ thống
giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc-Nam dài gần 12 km chạy qua,
tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ
dài 7 km, điểm đầu đường Cầu Giẽ-Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài 12 km trên
địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội của Phú

Xuyên.
Tính đến năm 2014 giá trị tổng sản xuất của huyện ước đạt 2.158 tỷ 101
triệu đồng tăng 14,82% so với năm 2009, đạt 98,7% kế hoạch đề ra của năm.Trong
đó:


Giá trị sản xuất CN-TTCN-XDCB năm 2014 đạt 1.192 tỷ 938 triệu đồng,
tăng 13,5% so với năm 2013 đạt 98,43% kế hoạch đề ra của năm.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2014 đạt 523 tỷ 184 triệu đồng,
tăng 19,4% so với năm 2013 vượt kế hoạch 0,84%, cơ cấu nông nghiệp dần có sự
dịch chuyển trong đó: trồng trọt chiếm 53% trong đó tổng sản lượng cây lương
thực có hạt đạt khoảng 113.373 tấn, tăng 1,81% so với năm 2013, chăn nuôi chiếm
42%, dịch vụ nông nghiệp là 5%.
Giá trị Thương mại-Dịch vụ năm 2014 đạt 468 tỷ 979 triệu tăng 11% so với
năm 2009, đạt 97,09% so với kế hoạch đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt
khoảng 15 triệu đồng/người/năm.
Thu ngân sách hàng năm (thu thường xuyên) tăng 25%, giảm tỷ lệ hộ nghèo
theo tiêu chí mới còn 1,5%, số hộ giảm nghèo là: 1.134 hộ dạt 100,3% kế hoạch đề
ra.
Về giáo dục và đào tạo đến nay 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó có trên
60% đạt trên chuẩn. Tỷ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng bậc tiểu học từ 21,2% năm
2013 lên 22.1% , bậc trung học cơ sở từ 16% năm 2013 lên 20.1% năm 2014 Thực
hiện chương trình thay sách giáo khoa cho bậc tiểu học và trung học cơ sở
Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền
diễn ra sôi nổi góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mục tiêu của huyện.
Công tác y tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực
giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 12%. Đến nay toàn
huyện còn 1.004 người tàn tật, cô đơn và trẻ em mồ côi được hưởng trợ cấp thường
xuyên.
Một số hình ảnh thực tế khi về khảo sát tại huyện Phú Xuyên(phụ lục ảnh)

1.1.

Chức năng của UBND huyện Phú Xuyên.

UBND huyện Phú Xuyên là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có
các chức năng thống nhất sau:
1.1.1 Chức năng chấp hành và điều hành: UBND huyện Phú Xuyên là cơ
quan trung gian trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương vừa có nhiệm


vụ chấp hành các đường lối chủ trương chính sách pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên vừa thực hiện chức năng điều hành các hoạt động quản lý với các cơ quan
chuyên môn, chính quyền cấp xã, thị trấn UBND huyện vừa phụ thuộc vừa tự chủ
theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, cấp lãnh đạo chỉ đạo cấp dưới. Hoạt
động của chính quyền địa phương không tách rời với hoạt động quản lý nhà nước
mà mục đích của nó là giải quyết sâu rộng hiệu quả các vấn đề ở địa phương trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vừa thể hiện quyền lực nhà nước, vừa thể
hiện sự công tác phối hợp với nhân dân, hoạt động chấp hành và điều hành của
UBND cấp huyện được thể hiện thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật
trong quản lý điều hành các công việc của UBND. Để thực hiện tốt công tác này
UBND huyện còn phải thực hiện kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật các chủ
trương quy định của địa phương theo những quy định cụ thể
1.1.2 Chức năng hỗ trợ về cộng đồng: Về bản chất chức năng chấp hành và
điều hành trong quản lý nhà nước nhằm mục tiêu “vì dân phục vụ” vì vậy hoạt
động của UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc phải có sự hộ
trợ đối với công dân trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục liên quan đến quản lý
nhà nước, hỗ trợ thông qua các công cụ điều tiết trong quản lý nhà nước
1.2 Nhiệm vụ của UBND huyện Phú Xuyên.
Từ các chức năng cơ bản của UBND huyện Phú Xuyên đã có những
nhiệm vụ cụ thể như sau:

UBND huyện Phú Xuyên thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
nông nghiệp-ngư nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa
giáo dục, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, báo chí tuyên truyền, phát thanh
truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý nhà nước về đất đai và tài nguyên
thiên nhiên và môi trường.
Tuyên truyền và giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành pháp luật. Đảm
bảo an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền


Quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự,
nhiệm vụ hậu phương cần tại chỗ, nhiệm vụ hậu phuơng chính sách quân đội và
chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân địa phương.
Quản lý công tác biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chức
nhà nước và cán bộ quản lý cấp xã, thực hiện chế độ bảo hiểm và tuân theo pháp
luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội.
Phòng chống thiên tai, bảo vệ đê điều mùa màng, bảo vệ tài sản nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động tại địa
phuơng, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm quyền tài sản khác của công
dân, chống tham nhũng lãng phí, chống buôn lậu làm hàng giả, hàng kém vệ sinh
và chất lượng thấp đồng thời phòng chống các tệ nạn khác của xã hội,.
Tổ chức và làm tốt công tác thi hành án trên địa bàn huyện theo quy định
của pháp luật và cơ quan cấp trên.
Tổ chức việc thu chi ngân sách theo quy định của nhà nước và địa phương,
phối hợp với các cơ quan hữu quan để đảm bảo thu đúng đủ và kịp thời các loại
thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên
trong từng nghành nghề lĩnh vực cụ thể, UBND huyện Phú Xuyên còn có những
quy định riêng hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng để các cơ quan có chức năng có
thể thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý trên lĩnh vực được huyện
giao phó.
2. Tổ chức bộ máy hành chính của UNBD huyện Phú Xuyên.

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện
Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Phú Xuyên gồm:
 Một đồng chí chủ tịch UBND phụ trách chung;
 Bốn phó chủ tịch UBND trong đó:
 Một đồng chí phó Chủ tịch chịu trách nhiệm chung về vấn đề kinh tế.
 Một đồng chí Phó chủ tịch chịu trách chung về vấn đề văn hóa – xã hội;
 Một đồng chí Phó chủ tịch phụ trách về Công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp;










Một đồng chí Phó chủ tịch chịu trách nhiệm về ngân sách nhà nước.
Năm ủy viên ủy ban khác gồm:
Một ủy viên là Trưởng công an huyện;
Một ủy viên là Chỉ huy Trưởng ban chỉ huy quân sự huyện;
Một ủy viên là Chánh văn phòng của HĐND&UBND;
Một ủy viên là Trưởng phòng Tài chính huyện;
Một ủy viên là Chánh thanh tra huyện;
Căn cứ theo Nghị định số: 37/2014/NĐ-CP và của Chính phủ về việc
quy định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh. UBND huyện Phú Xuyên đã triển khai giải thể các phòng, ban chuyên
môn cũ và thành lập các phòng ban chuyên môn mới sau:


Tổng số
30

Số lượng
biên chế
29

Phòng Nội Vụ

7

7

3

Phòng LĐTB- XH

7

7

4

Phòng Tài chính – Kế hoạch

16

14

5


Phòng GD& ĐT

14

14

6

Phòng Kinh Tế

13

13

7

Phòng Quản lý Đô Thị

6

4

8

Phòng Tài nguyên & Môi trường

6

6


9

Phòng Tư pháp

4

4

10

Phòng Văn hóa Thông tin

5

5

STT
1

Tên các đơn vị
Văn phòng HĐND&UBND huyện

2

11
Thanh tra huyện
7
7
12

Phòng Y tế
5
5
Các đơn văn phòng sự nghiệp phối hợp với UBND trong hoạt động quản lý
hành chính gồm :
 Đài truyền thanh huyện;
 Thanh tra xây dựng huyện;


 Trung tâm khuyến nông huyện;
 Trung tâm thể dục thể thao;
 Nhà văn hóa;
 Ban giải phóng mặt bằng;
 Hội chữ thập đỏ;
Các cơ quan phối hợp với UBND theo ngành dọc gồm có:
1.
Công an huyện;
2.
Ban chỉ huy quân sự huyện;
3.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn;
4.
Kho bạc nhà nước;
5.
Bảo hiểm xã hội;
6.
Thi hành án;
7.
Thống kê;
8.

Viện kiểm sát nhân dân;
9.
Tòa án nhân dân;
2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng, ban chuyên môn trong UBND huyện
Phú Xuyên.( phụ lục 3)
2.3 Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận trong UBND huyện
PhúXuyên.
Theo điều 4 Nghị định số: 14/NĐ-CP ban hành ngày 04/02/2008 quy định
về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị
xã thuộc thành phố Hà Nội thì các cơ quan chuyên môn thuộc UBND có các nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất: Đối với UBND huyện Phú Xuyên;
UBND huyện Phú Xuyên sẽ thảo luận và quyêt định những vấn đề lớn, có
tác động đến tình hình kinh tế- chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng toàn huyện
gồm:
Thông qua những văn bản báo cáo trình Huyện ủy và HĐND huyện, nghiên
cứu bàn biện pháp vận dụng thực hiện các chủ truơng chính sách của Đảng, Chính
Phủ, Thành phố, Nghị quyết của Huyện Ủy vào thực tiễn.


Duyệt các chương trình kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng và duyệt kế hoạch ngân sách các quý và hàng năm.
Ra các quyết định bãi bỏ các Quyết định của UBND xã, thị trấn, các cơ quan
ban nghành thuộc UBND huyện trái với chủ trương chính sách pháp luật của Đảng
và nhà nước. Đình chỉ và báo cáo với UBND huyện sửa đổi hoặc bãi bỏ các nghị
quyết của UBND xã, thị trấn trái với hiến pháp và pháp luật.
Tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội và HDND các cấp, đề nghị bầu bổ
sung, bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên UBND huyện, phê chuẩn kết quả bầu
cử thành viên xã, thị trấn.
Thảo luận và quyết định các chương trình công tác hàng tháng của UBND

và hàng năm tiến hành đánh giá, kiểm điểm trách nhiệm của các nhân tập thể.
Quyết định thành lập bãi bỏ, sát nhập các thành viên của UNBD huyện. Trước khi
ra quyết định phải báo cáo UBND thành phố và ban thường trực Huyện ủy
Thứ hai: Đối với Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên.
Chủ tịch UBND là người đứng đầu và chịu trách nhiệm điều hành các công
việc cùng với tập thể UBND, chịu trách nhiệm trước HDND cùng cấp và cơ quan
nhà nước cấp trên.Chức năng nhiệm vụ của UBND được thể hiện :
Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý chung toàn diện
các công tác của UBND, của thủ trưởng các cơ quan ban ngành trực thuộc UBND
huyện và chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ
quyền hạn của UBND.
Trực tiếp chỉ đạo và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng, ngân sách hàng năm. Chỉ đạo các công tác trọng tâm, sửa đổi bổ sung
cơ chế, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước, Nghị
quyết của Huyện Ủy.


Giải quyết những vấn đề đột xuất hoặc mới phát sinh như thiên tai bão lũ,
dịch bệnh, hỏa hoạn...vượt quá thẩm quyền các cơ quan. Nếu số chi lớn thì phải
đưa ra thường trực UBND quyết định.
Thường xuyên điều hòa công việc giữa các phó chủ tịch, chỉ đạo công tác
thanh, kiểm tra, tổ chức giữ mối quan hệ với thường trực UBND huyện, trưởng
đoàn đại biểu HDND thành phố, Chủ tịch ủy ban Mặt trận tổ quốc, Viện trưởng
viện kiểm sát, Chánh án và Phó chánh án nhân dân huyện.
Thứ 3: Đối với các Phó chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên.
Các Phó chủ tịch có trách nhiệm giúp Chủ tịch giải quyết những công việc
thuộc lĩnh vực mình công tác và theo dõi hoạt động của mộ số phòng ban, ngành
do mình phụ trách theo sự phân công của Chủ tịch UBND huyện. Trong quá trình
giải quyết công việc các Phó chủ tịch được quyền thay mặt chủ tịch và sử dụng
quyền hạn của chủ tịch đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về

quyết định giải quyết của mình. Trong trường hợp có những vấn đề vượt quá thẩm
quyền giải quyết hay không đạt được sự thống nhất ở những vấn đề liên quan với
nhau giữa Phó chủ tịch thì các Phó chủ tịch có trách nhiệm báo cáo kịp thời với
chủ tịch UBND để kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện hay đưa
ra các cuộc họp giao ban gần nhất.
Trong phạm vi công việc được phân công, các Phó chủ tịch UBND huyện có
trách nhiệm và quyền hạn sau:
Chỉ đạo các phòng ban ngành xây dựng các đề án, kế hoạch tổ chức thực
hiện các cơ chế chính sách, dự thảo các quyết định để trình UBND huyện.
Kiểm tra đôn đốc các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn, tổ chức thực hiện
các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND,
các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của UBND thành phố thuộc lĩnh vực mình phụ
trách, phát hiện đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung những vấn đề do các
ngành các cấp làm trái những quy định của nhà nước.


Xây dựng kế hoạch công tác và chỉ đạo các công tác hang tháng và quý, năm
thuộc lĩnh vực phụ trách, giải quyết kịp thời những đề nghị khiếu lại thuộc lĩnh vực
phụ trách và có văn bản trả lời các ngành trong khối theo quy định của pháp luật...
Điều hành kinh phí được duyệt thuộc lĩnh vực phụ trách, sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả. Trường hợp vượt kinh phí thì báo cáo thường trực báo cáo
thường trực UBND.
Phó chủ tịch thường trực giải quyết công việc của UBND huyện thay mặt
chủ tịch khi chủ tịch đi vắng. Trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực được phân công.
Thứ tư: Về các cơ quan chuyên môn (thành viên) thuộc UBND huyện.
Theo Nghị định số: 14/NĐ-CP ban hành ngày 4/2/2008 quy định về các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
.

Các cơ quan trong UBND huyện được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện,


thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các cơ quan có các chức năng nhiệm vụ cụ thể sau:
Phòng Nội vụ: tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà
nước, cải cạch hành chính, tổ chức bộ máy.
Phòng Tư pháp: Tham mưu giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra xử lý văn
bản trái pháp luật, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý.
Phòng Tài chính-Kế hoạch: Tham mưu giúp UBND thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về các lĩnh vực tài sản, tài chính, kế hoạch và đầu tư.
Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu giúp UBND thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, bản đồ và biển.
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội: Tham mưu giúp UBND thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, dạy nghề, thất nghiệp, bảo trợ
xã hội, chăm sóc trẻ em.


Phòng Văn hóa-Thông tin: Tham mưu giúp UBND thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể thao, bưu chính viễn thông, hạ tầng
thông tin, phát thanh, báo chí sản xuất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu giúp UBND thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo bao gồm mục tiêu và chương trình giáo
dục đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cán bộ quản lý.
Phòng Y tế: Tham mưu giúp UBND thực hiện các chức năng quản lý nhà
nước về Y tế gồm khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, vệ sinh, an toàn thực
phẩm.
Thanh tra huyện: Thực hiện tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra giải quyết khiếu lại, tố cáo, thực hiện
nhiệm vụ quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu lại tố cáo.
Văn phòng HĐND và UBND tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động

của UBND, công tác dân tộc, tham mưu cho chủ tịch UBND cung cấp thông tin
phục vụ cho HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
2.3 Sự phân công phối hợp giữa các bộ phận trong UBND huyện Phú Xuyên
2.3.1. Quan hệ phối hợp giữa các phòng, ban của UBND huyện Phú Xuyên.
Thủ trưởng các đơn vị phòng, ban của UBND huyện khi giải quyết các công
việc thuộc thẩm quyền của mình nhưng có liên quan đến các phòng ban khác thì
chủ động tham khảo ý kiến của các cơ quan đó, Thủ trưởng các đơn vị được hỏi ý
kiến có nghĩa vụ phải có văn bản trả lời trong thời hạn được yêu cầu và chịu trách
nhiệm về các ý kiến trả lời của mình.
Đối với các vấn đề vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết của mình
hoặc những vấn đề có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều địa phương, giữa
các thủ trưởng các cơ quan khác, giữa thủ trưởng các phòng ban, Chủ tịch UBND
các xã , thị trấn nhưng còn ý kiến khác nhau thì báo cáo với Chủ tịch UBND huyện
(hoặc Phó chủ tịch phụ trách) của UBND để giải quyết các vấn đề.


2.3.2. Quan hệ công tác giữa các thủ trưởng đơn vị các phòng ban của
UBND huyện với Chủ tịch UBND các xã, thị trấn;
Thủ trưởng các phòng, ban của UBND huyện phải làm việc trực tiếp với
Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để kịp thời giải quyết các vấn
đề cụ thể của xã, thị trấn có liên quan đến chức năng của ngành mình. Khi thủ
trưởng c¸c phòng ủy nhiệm cho cấp phó của mình làm việc với UBND cấp xã,
phường, thị trấn thì những ý kiến của cấp phó được coi là ý kiến của thủ trưởng
đơn vị.
Thủ trưởng các phòng ban có trách nhiệm giải quyết các công việc, các đề
nghị của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn theo thẩm quyền của mình và trả lời
bằng văn bản trong thời hạn quy định (trong 10 ngày) nếu hết thời hạn quy định mà
chưa nhận được văn bản trả lời thì Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có quyền báo
cáo với chủ tịch UBND huyện biết để chỉ đạo giải quyết hoặc Chủ tịch UBND trực
tiếp giải quyết.

Trong trường hợp đề nghị của UBND các xã, thị trấn có liên quan đến nhiều
phòng, ban, có liên quan đến nội dung chính có liên quan đến nhiều ban, nghành
thì cơ quan chủ quản phải có trách nhiệm đứng đầu làm đầu mối phối hợp với các
cơ quan liên quan để xử lý. Các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản liên quan đến từng vấn đề của điạ phương nêu ra.
Văn phòng UBND huyện là đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan
để hoàn chỉnh hồ sơ trình duyệt UBND, Chủ tịch UBND huyện quyết định những
vấn đề địa phương vượt quá thẩm quyền của các thủ trưởng các phòng ban của
UBND huyện.
Thủ trưởng các phòng ban UBND huyện phải thường xuyên phối hợp với
Chủ tịch UBND các xã, thị trấn để hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn, đôn đốc
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện các quy
dịnh và luật của nghành. Khi cần sắp xếp tổ chức lại các cuộc họp, hoặc làm việc


với Chủ tịch UBND xã, thị trấn thì thủ trưởng các phòng ban của UBND huyện
phải báo cáo bằng văn bản và xin ý kiến của Chủ tịch UBND huyện và chỉ được tổ
chức sau khi được sự đồng ý của Chủ tịch UBND huyện.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính huyện Phú Xuyên.
3.1 Sự săp xếp tổ chức và bố trí nơi làm việc của các phòng, ban tại UBND
huyện Phú Xuyên.
Trên tinh thần Đề án 30 về cải cách hành chính thì tiến hành “cơ cấu lại tổ
chức bộ máy theo nguyên tắc điều hành đa ngành và lĩnh vực”.
Trên tinh thần các chức năng nhiệm vụ đến đâu thì thành lập các phòng ban
chuyên môn đến đó UBND huyện Phú Xuyên đã nhóm họp các chức năng gần gũi
nhau để thành lập các phòng,ban, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng và hiệu quả công
việc đồng thời tạo ra cơ chế vận hành đồng bộ ăn khớp với nhau, thu gọn bớt đầu
mối trực thuộc thể hiện trước khi sát nhập vào TP Hà Nội, UBND huyện Phú
Xuyên có 14 phòng, ban nhưng sau khi sát nhập còn 12 phòng ban.
Trụ sở làm việc của cơ quan hay còn gọi là công sở, ở mỗi cơ quan có sự

sắp xếp, bố trí và quản lý kĩ thuật điều hành công sở theo đặc điểm riêng của từng
cơ quan riêng nên nó sẽ mang sắc thái khác nhau, biểu thị nét đặc trưng riêng của
từng công sở hành chính nhà nước riêng: UBND huyện Phú Xuyên là cơ quan
hành chính tập trung của nhà nước ở địa phương gồm các cơ quan chuyên môn của
UBND được bố trí cạnh nhau, thực hiện phân công chuyên môn hóa đảm bảo sự
phù hợp và cần thiết giữa năng lực và sở trường công tác với nhiệm vụ được giao,
trụ sở làm việc của UBND được xây dựng làm 3 tầng với sự bố trí sắp xếp các
phòng theo trình tự cho phù hợp với công việc của UBND.
Cùng với sự phát triển của cải cách hành chính và công cuộc cải cách tổ
chức bộ máy hành chính luôn gắn liền với việc sắp xếp và bố trí lại công sở làm
việc sao cho hợp lý, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong
UBND huyện Phú Xuyên.


Về nguyên tắc và theo quy định hướng dẫn của Chính phủ thì công sở hành
chính phải được sắp xếp có quy củ, dễ đi lại, dễ tìm kiếm nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các cá nhân, tổ chức tiện liên hệ trao đổi công việc, (UBND và HĐND
huyện Phú Xuyên được bố trí ngay trục đường chính của quốc lộ 1A cũ, rất thuận
tiện cho việc đi lại và giải quyết công việc liên quan đến thẩm quyền cấp huyện).
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được bố trí cạnh nhau tại vị trí
trung tâm huyện, là điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện giải quyết các
công việc cũng như điều hành quản lý giữa các cơ quan tạo thành hệ thống tổ chức
bộ máy hành chính có liên quan và phối hợp chặt chẽ với nhau cùng thực hiện
quản lý hành chính về nhà nước. UBND huyện thực hiện quản lý điện tử, UBND
28 xã và thị trấn đều có hòm thư điện tử riêng nhằm liên lạc và báo cáo công tác
thường xuyên hơn với UBND huyện.
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của đất nước UBND huyện Phú
Xuyên đã có nhiều thay đổi sắp xếp bố trí lại lơi làm việc, xây dựng theo quy
hoạch ngày càng khang trang và sạch đẹp hơn, làm cho bộ mặt của huyện Phú
Xuyên ngày càng thay đổi, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước.

Mỗi phòng, ban cơ quan chuyên môn của UBND đều được trang bị các
phương tiện làm việc hiện đại. Ví dụ: Phòng Nội vụ mỗi nhân viên được trang bị
một máy tính và máy in, mỗi máy tính đều được lối mạng, và liên kết với nhau để
thuận tiện cho việc giải quyết công việc, và nhận các văn bản trực tiếp nhận sự
chỉ đạo của Sở Nội vụ Thành phố Hà Hội.
Nhìn tổng thể trong giai đoạn 2011 đến nay UBND huyện Phú Xuyên đã có
nhiều thay đổi và trong mỗi phòng cũng có sự sắp xếp và bố trí lại sao cho hợp lý
thuận tiện và phù hợp với công việc.
3.2 Cơ chế điều hành trong tổ chức bộ máy hành chính của UBND huyện
Phú Xuyên.


×