Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

BAO CAO TOT NGHIEP CTXH VOI NGUOI CO CONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.29 KB, 78 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................2
LỜI CẢM ƠN!.............................................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................................5
5.2. Phương pháp khảo sát thống kê........................................................................................7
5.3. Phương pháp quan sát.......................................................................................................7
5.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.............................................................................................7
5.5. Phương pháp trong công tác xã hội..................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................................9
Chương 1: KHÁI QUẤT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA XÃ NHỊ BÌNH, HUYỆN
HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................................................9
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG Ở
XÃ NHỊ BÌNH, HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................19
Chýõng 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGÝỜI CÓ CÔNG Ở XÃ NHỊ BÌNH,
HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..............................................................31
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................73
Đánh giá đúng mực về thực trạng chăm sóc người có công xã Nhị Bình có mối quan hệ mật
thiết với chính sách mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Qua những con số, dẫn chứng cụ thể đã
chứng minh được vấn đề chăm sóc người có công được quan tâm đúng mực, thực hiện đúng
theo.............................................................................................................................................73
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................75
1.Bùi Thị Xuân Mai (2011), Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, NXB Lao động –
Xã hội, Hà Nội...........................................................................................................................75


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC:



Cán bộ công chức

HĐND:

Hội đồng nhân dân

LĐXH:

Lao động xã hội

LĐTB – XH:

Lao động thương binh xã hội

SV:

Sinh viên

TC:

Thân chủ

UBND:

Uỷ ban nhân dân


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


LỜI CẢM ƠN!
Bác Hồ từng nói “ Lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm theo lý
luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn).Thực hành cũng như cái đích để bắn.
Có tên mà không bắn hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên... Vì vậy chúng ta
phải cố gắng học, đồng thời học thì phải hành…” Đây là một trong những tư tưởng nổi
bật, hành động tiêu biểu mà Bác Hồ là tấm gương sáng cho mọi thế hệ Việt Nam noi
theo.
Tiếp bước những tư tưởng đó thầy trò trường ĐH Lao động – Xã hội (CSII)
luôn luôn gắn việc học đi đôi với thực hành. Sau khi truyền đạt những kiến thức về mặt
lý luận Ban lãnh đạo nhà trường và các thầy cô trong khoa Công tác xã hội đã tạo mọi
điều kiện để chúng em được thực tập, áp dụng kiến thức vào thực tiễn và cọ sát với
thực tế. Khoảng thời gian thực tập đã giúp chúng em có được nhiều kinh nghiệm, gặt
hái được những kết quả nhất định và quan trọng là được truyền “ lửa” từ các anh chị
thầy cô đi trước trong ngành.
Thời gian thực tập kéo dài và thời gian đến cơ sở thực tập tối thiểu là ba buổi
trong một tuần và mỗi buổi kéo dài hơn hai tiếng. Qua làm việc tại xã Nhị Bình, Huyện
Hóc Môn, em đã được Ban lãnh đạo xã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể
tiến hành các hoạt động của mình trong đợt thực tập này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo xã cùng các cán bộ xã Nhị
Bình, huyện Hóc Môn đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đồng thời, em cũng
muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên hướng dẫn thầy Nguyễn Minh Tuấn
và cô Hoàng Thị Thu Hoài đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Đợt thực tập
này là cơ hội thuận lợi để em có thể áp dụng những kiến thức đã học của mình vào thực
tiễn, vào tiến trình giúp đỡ thân chủ cũng như hiểu biết thêm về các chương trình,
chính sách mà Nhà nước ta dành cho người có công.Nhờ đợt đi thực tập này, em đã
xây đắp thêm những lỗ hổng kiến thức của mình. Tuy vậy, trong quá trình thực tập


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ngoài một số thuận lợi,em đã gặp không ít những khó khăn nhất định và nó đã phần

nào hạn chế đến quá trình thực tập. Thời gian thực tập kết thúc và em nhận thấy mình
đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại cơ sở và các yêu cầu liên quan
cho đợt thực tập. Trong thời gian 10 tuần là những nỗ lực của em và em đã thu được
kết quả. Em xin gửi kèm báo cáo thực tập phần nội dung thực tập cụ thể của mình ở
trang đính kèm. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo xã
Nhị Bình, huyện Hóc Môn, cảm ơn thầy cô đã hướng dẫn tận tình cho em trong đợt
thực tập này.
Em kính chúc toàn thể cán bộ nhân viên xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, quý
Thầy Cô Trường ĐH Lao động – Xã hội (CSII) luôn mạnh khỏe, hạnh phúc trong cuộc
sống, thành công trong sự nghiệp!

Sinh viên thực tập

Hà Thị Kim Ngân


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống tốt đẹp,
một đạo lý cao cả của người Việt Nam. Để cóđược cuộc sống hạnh phúc, hoà bình như
ngày hôm nay biết bao người đãngã xuống cùng với những nỗi đau mất mát, nỗi đau
chiến tranh vẫn cònâm ỉ trong lòng mỗi thân nhân gia đình chính sách, người có công
với nước.
Nhằm mục đích ghi nhận và đền đáp công lao đóng góp hi sinh của nhữngngười
có công và các gia đình chính sách, Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọiđiều kiện để bù
đắp phần nào về giá trị vật chất và tinh thần cho họ. Chính từđó mà chính sách ưu đãi,
chăm sóc người có công đã ra đời và đi vào cuộcsống góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao đời sống của người có công,từ đó góp phần ổn định kinh tế, chính trị của đất

nước.
Xã Nhị Bình là một trong những địa phương thuộc huyện Hóc Môn – thành phố
Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu rất lớn trong việc tổ chứctriển khai, thực
hiện chính sách chăm sóc người có công với nước, trực tiếpgiải quyết chế độ chính
sách cho các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội trên địa bàn xã. Trong năm 2014,
công tác tổ chức thực thi chính sách ưuđãi, chăm sóc người có công tại xã đạt được
nhiều thành tích nổi bật; gópphần cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người có
công trên địa bànxã; đưa chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công đến với mọingười.
Song trong quá trình thực hiện còn gặp phải những khó khăn, côngtác tổ chức, giải
quyết chế độ người có công cũng như công tác chăm sóc người có công với nước tại
địa phương còn có nhữnghạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới để phát huy
và nâng cao hiệuquả của chính sách. Chính vì vậy, sinh viên đã chọn đề tài: “An sinh
xã hội và công tác xã hội cá nhân với ngýời có công ở xã Nhị Bình - Huyện Hóc
Môn – Thành phố Hồ Chí Minh” chobài báo cáotốt nghiệp của mình, với mong


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
muốn chung tay góp sức xây dựng và hoàn thành chủ trương mà Đảng và Nhà nước đã
đề ra: “Dân giàu, nước mạnh, xãhội dân chủ, công bằng và văn minh”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu kết quả thực hiện chính sách chãm sóc người có công cũng nhý thực
hiện công tác xã hội với người có công ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ
Chí Minh, nêu ra những thành tựu, hạn chế của xã trong lĩnh vực chăm sócNgười có
công, đồng thời nêu trình bày một số biện pháp để nâng cao hiệu quảtrong lĩnh vực
này. Ngoài ra còn có một số khuyến nghị nhằm phát huy những thuậnlợi,thành quả đã
đạt được và khắc phục những khó khăn về hệ thống An sinhcủa xã nói chung và lĩnh
vực chăm sóc Người có công của xã Nhị Bình nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Xã Nhị Bình làm tốt công tác Người có công.
Công tác xã hội cá nhân với người có công ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn,

thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: từ 30/12/2014 đến 25/3/2015.
4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa lý luận
Tạo cơ hội cho sinh viên vận dụng hệ thống kiến thức đã học vào trường hợp cụ
thể: chính quyền và cá nhân.
Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
chức năng trong việc quản lý, hỗ trợ người có công của xã Nhị Bình – huyện Hóc Môn
– thành phố Hồ Chí Minh.
* Ý nghĩa thực tiễn
Mang lại cái nhìn khái quát, cụ thể về tình hình thực hiệnchính sách người có
công của xã Nhị Bình.Đồng thời, vấn đề công tác xã hội cá nhân với đối tượng người
có công ở địa phương được chú trọng quan tâm hơn.
5. Phương pháp thực hiện
5.1.Phương pháp sưu tầm tài liệu


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phương pháp sưu tầm tài liệu: Thu thập tài liệu như các văn bản có liên quan,
Hội đồng nhân dân và kế hoạch, báo cáo của UBND xã, báo cáo tổng hợp số liệu về
công tác “chăm sóc và bảo vệ người có công” hàng năm của địa phương.
- Ngoài ra, trong quá trình viết báo cáo sinh viên sử dụng những bài viết, tạp chí,
Internet... liên quan đến báo cáo thực tập.
5.2. Phương pháp khảo sát thống kê
- Sau khi tìm hiểu và thu thập tài liệu, tiến hành bằng các phương pháp: phân tích,
so sánh, thống kê và dẫn chứng thêm thông tin để thiết thực hơn. Từ đó chọn lọc ra nội
dung cần thiết để đưa vào đề tài.
- Nếu việc phân tích đầy đủ và chính xác thì nó sẽ là cơ sở thực tiễn của đề tài,
chính vì thế công tác phân tích và xử lý số liệu là vấn đề không kém phần quan trọng
so với việc thu thập tài liệu. Vì vậy phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp và phân

tích là rất quan trọng, những tài liệu thu thập xong được chọn lọc thống kê những nội
dung thông tin cần thiết của đề tài, số liệu được xử lý chính xác góp phần tạo sự thành
công cho đề tài.
5.3. Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, sinh viên luôn sử dụng phương
pháp quan sát để thu thập thêm thông tin, đồng thời kiểm tra độ chính xác của thông tin
qua quan sát và thái độ của người được điều tra.
5.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Thực hiện phương pháp này trong quá trình nghiên cứu giúp sinh viên xác minh
tính chính xác, xác thực các thông tin, số liệu đã thu thập được. Bên canh đó, phương
pháp này cũng giúp sinh viên nắm bắt được tâm lý của đối tượng.
5.5. Phương pháp trong công tác xã hội
Áp dụng kỹ năng của CTXH cá nhân trong làm việc với đối tượng người có công
như: kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phân tích, kỹ năng vấn đàm,..để tiến hành thực hiện
công tác xã hội cá nhân với đối tượng.
6. Kết cấu của đề tài


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Gồm 3 phần:
 Phần mở đầu
 Phần nội dung
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của xã Nhị Bình, huyện
Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: Thực trạng về công tác an sinh xã hội với ngýời có công tại xã
Nhị Bình, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Chýõng 3: Công tác xã hội cá nhân với ngýời có công tại xã Nhị Bình,
huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
 Phần kết luận và khuyến nghị



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUẤT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA XÃ NHỊ
BÌNH, HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1. Điều kiện tự nhiên xã Nhị Bình
1.1.1.
Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Nhị Bình là một xã thuộc vùng ven của huyện Hóc Môn, nằm cách xa trung tâm
huyện và cách thị trấn Hóc Môn khoảng 12km.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Đông, Bắc giáp với thị xã Dĩ An – Bình Dương và được bao bọc bởi song
Sài Gòn
- Phía Nam giáp phường Thạnh Xuân, quận 12
- Phía Tây giáp xă Đông Thạnh huyện Hóc Môn.
1.1.1.2. Diện tích tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên: 853,38 ha, chiếm 7,82% diện tích tự nhiên của huyện,
xã được chia thành 4 ấp: 1, 2, 3 và 4.
1.1.1.3. Các đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn:
- Về địa hình: Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình mức
0,2 – 1 m so với mực nước niển.
- Thổ nhưỡng: Hiện nay trên địa bàn xã có 2 loại đất chính là đất phèn tiềm tang
phân bố nửa phía Tây của xã và đất phù sa trên nền phân bố nữa phía Đông và các
vùng giáp với sông Sài Gòn.
- Khí hậu: Xã Nhị Bình thuộc vùng Nhiệt đới khía hậu cận xích đạo, có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.Nhiệt độ trung bình khoảng 27 C, lượng mưa bình quân 1949 mm.

-Thủy văn: Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều sông Sài Gòn. Triều
cường thường xảy ra hàng tháng theo hai con nước giữa và đầu tháng âm lịch, đặc biệt


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
vào giai đoạn của mùa lũ. Do hệ thống bờ hữu sông Sài Gòn đã cơ bản hoàn thành nên
những ảnh hưởng của triều cườn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp được hạn chế tới
mức thấp nhất.
1.1.2. Tài nguyên
1.1.2.1. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 853, 38 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp
là 606,66 ha, chiếm 71, 09% diện tích của xã, đất phi nông nghiệp là 242, 74ha, chiếm
tỷ lệ 28,44% và đất chưa sử dụng chiếm 0.47%.
Bảng 1.1. Hiện trạng đất sử dụng năm 2010
STT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
ha
I
Diện tích đất nông nghiệp
ha
1
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
ha
1.1 Đất trồng cây hàng năm
ha

1.1.1 Lúa (nước)
ha
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại
ha
1.1.3 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
ha
1.2 Đất trồng cây lâu năm
ha
2
Đất nuôi trồng thủy sản
ha
3
Đất nông nghiệp khác
ha
II
Đất phi nông nghiệp
ha
1
Đất ở
ha
2
Đất chuyên dung
ha
3
Đất tôn giáo
ha
4
Đất nghĩa trang
ha
5

Đất sông suối, mặt nước
ha
6
Đất phi nông nghiệp khác
ha
III Đất chưa sử dụng
ha
(Nguồn: UBND xã Nhị Bình năm 2010)

Diện tích
(ha)
853,38
606,66
593,81
205,22
0,34
129,14
75,74
388,59
12,36
0,49
242,74
57,11
47,41
1,74
1,74
3,45
133,03
3,98


Tỷ lệ (%)
71,09
97,88
34,56
0,17
62,93
36,91
65,44
2,04
0,08
28,44
23,53
19,53
0,72
0,72
1,42
54,80
0,47

1.1.2.2. Tài nguyên nước
Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn xã 145,39ha, trong đó phần diện tích song
suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 91,5% còn lại 12,36 ha diện tích đất phục vụ cho
nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước ngầm: Hệ thống nước ngầm trên địa bàn xã có độ sâu


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
50 -70. Nguồn tài nguyên nước ngầm ở xã hiện là nguồn nước quan trọng nhất cung
cấp khoảng 70% cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
1.1.3. Nhân lực
1.1.3.1. Dân số

- Dân số toàn xã là 11.183 nhân khẩu, 2.884 hộ gia đình, mật độ dân số bình
quân khoảng 1.310 người/km2. Đây là xã có mật độ dân số thấp nhất trong huyện Hóc
Môn.
- Dân số của xã phân bố không đều, chủ yếu tập trung theo trục lộ giao thông
chính trên địa bàn xã; hình thành các điểm, các khu dân cư tập trung. Việc sản xuất các
hộ dân không còn thuần nông mà kết hợp với các ngành nghề nông thôn khác, buôn
bán nhỏ lẻ, làm công nhân tại các xí nghiệp, dịch vụ…
- Về số dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp: 1209 chiếm 10,8% tổng số
dân. Nhìn chung số hộ sản xuất nông nghiệp còn lại trên xã Nhị Bình không còn sản
xuất thuần nông mà kết hợp các ngành nghề khác ở nông thôn và làm công nhân trong
các nhà máy và khu công nghiệp.
1.1.3.2. Lao động
Xã Nhị Bình có lực lượng lao động khá dồi dào với 7685 người, chiếm 68.7%
dân số toàn xã. Trong đó lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là
1706 người chiếm 22,2% lực lượng lao động của xã, còn lại 77,8% trong lĩnh vực tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, công chức viên chức nhà nước, trong số đó có
khoảng 30% làm việc trong các xí nghiệp doanh nghiệp lao động đạt đến trình độ
chuyên môn cao như: Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Do
đó để phát huy tổng thể mọi nguồn lực trong quy hoạch – phất triển xã cần quan tâm
đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho các đối tượng này.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Quy hoạch
1.2.1.1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hiện nay quy hoạch xã Nhị Bình được thực hiện theo quy hoạch chung tổng thể
của huyện là quy hoạch 1/5000 được UBND thành phố phê duyệt ngày 21/8/2010 thay
thế cho quy hoạch tổng thể 1/10.000 và một bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 được

UBND thành phố phê duyệt năm 1999 là 293ha thuộc ấp 4 và một phần ấp 1.
1.2.1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường; phát triển
các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
Các khu dân cư mới hiện đang xây dựng 3 bản đồ quy hoạch 1/2000, trong đó: 1
bản đồ quy hoạch 1/2000 thuộc phần còn lại của ấp 1 diện tích 167,9 ha;01 bản đồ quy
hoạch thuộc ấp 2 ấp 3 với diện tích 348,48ha; 1 bản đồ hiện đang điều chỉnh bản đồ
quy hoạch 1/2000 được UBND thành phố duyệt ngày 23/12/1999 với diện tích 293ha
nay điều chỉnh lại là 337ha.
1.2.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Giao thông
Xã Nhị Bình có đường Bùi Công Trừng đi qua địa bàn xã với chiều dài là 4,4km, bề
rộng mặt đường 6 – 7m, mặt đường trải nhựa.Đây là tuyến đường giao thông huyết
mạch cho phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của xã Nhị Bình.
Hiện đã có nhiều đầu tư vào các tuyến đường giao thông, hiện tại tổng chiều dài
đường giao thông của xã là 41,74km.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bảng 1.2. Hiện trạng giao thông xã Nhị Bình tháng 3/2011
Tổng chiều

Cứng hóa (km)
Chiều dài
Tỷ lệ (%)
dài (km)
13,4
2,1
15,67
8,9

2,3
25,84
10,34
3,4
32,88
9,1
4,1
45,05
41,74
11,9
28,51
(Nguồn: UBND xã Nhị Bình năm 2011)

Tuyến
Trục xã, liên xã
Trục ấp, liên ấp
Ngõ, tổ
Nội đồng
Tổng

Chưa cứng
hóa (km)
9,4
6,6
6,8
4,9
27,7

1.2.2.2. Trường học
Toàn xã Nhị Bình hiện có các trường học như sau:

Bảng 1.3. Trường học trên xã Nhị Bình
STT
1
2
3

Tên trường
Trường mẫu giáo Sơn Ca 3 (2
cơ sở: ấp 1 và ấp 3)
Trường tiểu học Võ Văn
Thặng
Trường THCS Đặng Công
Bỉnh

Diện tích (m2)

Số phòng
học

Số học sinh

1.887,9

07

260

3.734

20


811

4.374

10

435

(Nguồn: UBND xã Nhị Bình năm 2011)
1.2.2.3. Chợ
Hiện nay toàn xã Nhị Bình chỉ có 01 nhà lồng chợ đang hoạt động với diện tích
470m2. Ngoài chợ Nhị Bình thì toàn xã không còn chợ nào khác hay những điểm tụ
tập buôn bán tự phát khác.
1.2.2.4. Nhà ở nông thôn
Tổng số nhà ở trên địa bàn xã là 2.804 căn; trong đó: có khoảng 99,95% nhà cấp
4, còn lại là nhà cấp 3. Hiện nay số nhà tạm bợ còn lại trên địa bàn xã là khoảng 30
căn. Việc xây dựng, sửa chữa lại nhà ở cũng mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch
nhất định.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.2.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
1.2.3.1. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế hiện nay của xã: “ Nông nghiệp – Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp –
Thương mại, dịch vụ”.
Bảng 1.4. Gía trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành
STT
1
2

3

Ngành

Giá trị sản xuất

(triệu đồng)
Nông nghiệp
84.411
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
37.980
Thương mại, dịch vụ
10.466
Tổng
132.857
(Nguồn: UBND xã Nhị Bình năm 2013)

Tỷ lệ (%)
63.5
28.6
7.9
100

Thu nhập bình quân đầu người: 17,2 triệu đồng/người/năm (Kết quả điều tra của
Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tháng 3/2010), bằng
khoảng 94,5% mức thu nhập bình quân chung của huyện Hóc Môn (18,2 triệu
đồng/người/năm).
1.2.3.2. Lao động
Cơ cấu lao động đang làm theo các ngành: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp –
Nông nghiệp – Thương mại, dịch vụ của xã theo tỷ lệ tương ứng: 70,5% - 22,2% 7,3%. So với giá trị sản xuất không cân xứng, là do lao động tại xã Nhị Bình chủ yếu

làm việc tại các công ty, khu công nghiệp tại các vùng lân cận như tỉnh Bình Dương,
Quận 12 và các xã khác của huyện Hóc Môn.
1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.3.1. Hệ thống tổ chức bộ máy
Hệ thống tổ chức UBND gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên của
UBND có các cơ quan chuyên môn. Là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà
nước theo ngành hoặc theo lĩnh vực công tác ởđịa phương.


Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền xã Nhị Bình
CHỦ TỊCH UBND XÃ


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Phó chủ tịch
UBND xã

Ban
Văn
hóa
thể
thao

Công
chức
LĐT
BXH

Giáo

dục

Phó chủ tịch
UBND xã

Y
tế

Ban
Công
an

Ban
Chỉ
huy
quân
sự

Ban
Địa
chính

Ban
Tài
chính
kế
toán

Ban


pháp
hộ
tịch

Các
đoàn
thể

VP
UB
ND HĐ
ND

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
• Chức năng
UBND xãNhị Bình là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã. Cơ quan
hành chính Nhà nước ởđịa phương, do hội đồng nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm
trước hội đồng nhân dân cùng xã và cơ quan Nhà nước cấp trên.UBND xã tổ chức và
chỉ đạo thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị
quyết của HĐND xã. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định,
UBND xã ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn
bản đó.


Nhiệm vụ, quyền hạn.

UBND xãNhị Bình chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết Hội đồng nhân dân cùng cấp được thể hiện
cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng

năm trình HĐND xã thông qua để trình UBND huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế
hoạch đó;


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao: Thực hiện
kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy
động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp: Tổ chức và
hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và
ứng dụng tiến bộ khoa học…
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp
luật ở địa phuơng:Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây
dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương…
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBND xã có
nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của
pháp luật.
- Trong việc thi hành pháp luật: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải
quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp
luật…
- Trong lĩnh vực Lao động Thương binh xã hội: Tham mưu và xây dựng trình
Uỷ ban nhân dân xã và phòng Lao động TBXH huyện về các chương trình, đềán, kế
hoạch và các văn bản hướng dẫn công tác xã hội
1.4.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động

Tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2014, UBND xãNhị Bình có tổng số 23 người,
trong đó: Cán bộ 10 người, Công chức: 12 người, hợp đồng lao động: 01 người. trong

đó 100% cán bộ, công chức và hợp đồng lao động đều là dân tộc Kinh; Nam giới: 20
người chiếm 86,9%, Nữ giới : 03 người chiếm 13,1%
Với trình độ hiện nay:
+ Đại học: 03 người chiếm 13%
+ Cao đẳng: 03 người chiếm 13%
+ Trung cấp: 09 người chiếm 39,2%
+ Sơ cấp : 01chiếm 4,2%


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Chưa qua đào tạo: 07 người chiếm 30,4 %
Như vậy tổng số cán bộ côngchức trong UBND xãNhị Bình hiện nay chính thức
được biên chế là 23 người. Phần lớn cán bộ công chức chưa được đào tạo và bồi dưỡng
cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, chủ yếu được đào tạo qua hệ tại chức, sốít được đào
tạo chính quy nhưng chỉở trình độ trung cấp, tỷ lệ người lao động có trình độ từ cao
đẳng, đại học chính quy còn rất thấp.Tuổi đời của cán bộ công chức xãchất bình khá
cao, số người cóđộ tuổi từ 51 đến 59 chiếm tỷ lệ cao 56,5%. Tất cả những vấn đề trên
là những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các nhiệm vụ, chuyên môn còn gặp
nhiều hạn chế, hiệu quả giải quyết công việc chưa cao.
1.5.

Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên

Hiện nay đội ngũ Cán bộ, công chức, người lao động làm việc ở UBND xãNhị
Bình đang hưởng lương theo ngạch, bậc do nhà nước quy định, ngoài ra không còn
chếđộ nào khác. Vì vậy đời sống của đội ngũ cán bộ của xã hiện nay gặp rất nhiều khó
khăn.
1.6. Thuận lợi và khó khăn
1.6.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Huyện uỷ – HĐND – UBND Huyện Hóc Môn, Đảng uỷ

– HĐND Xã Nhị Bình. UBND xãđã phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành trong
việc lãnh đạo chỉđạo bám sát tinh thần Nghị quyết của Đảng bộ xã lần thứ 17, các
chính sách của Đảng, Nhà nước được thể chế hoá, được bổ sung, các hoạt động của các
chương trình dần đi vào nề nếp. Triển khai nghị quyết của Đảng bộ thành thực tiễn
khách quan đem lại kết quả như mong đợi, được nhân dân tin tưởng và thực hiện.
1.6.2. Khó khăn
- Đội ngũ cán bộ phần nhiều còn chưa có bằng cấp phù hợp với công việc nên
còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, hiệu quả công việc hoàn thành chưa
cao, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
- Trình độ dân trí chưa cao, việc truyền đạt, tuyên truyền những thông tư, chính
sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực, nhất là về xóa đói giảm nghèo và chính
sách người có công còn gặp nhiều hạn chế.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Địa bàn, hệ thống giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Cơ sở
vật chất tuy đãđược trang bị tương đối đầy đủ nhưng chưa đảm bảođể hoàn thành tốt
công việc được phân công của các ngành.
- Chếđộ chính sách đãi ngộđối với Cán bộ, công chức, người lao động còn chưa
được quan tâm đúng mức, đời sống cán bộ còn gặp nhiều khó khăn.
Tất cả những khó khăn trên đãảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của
UBND xãNhị Bình.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ
CÔNG Ở XÃ NHỊ BÌNH, HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.
2.1. Quy mô, cơ cấu đối tượng.

2.1.1. Số lượng người có công
Thực hiện Pháp lệnh người có công với cách mạng số 26/2005/PL –
UBTVQH11, ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban thường vụ quốc hội khoá 11 và
Pháp Lệnh sửa đổi, bổ sung một sốđiều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng ngày 21 tháng 6 năm 2007. Nghịđịnh số 54/2006/NĐ - CP, ngày 26 tháng 5 năm
2006 của Chính phủ và Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một
sốđiều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và một số các Văn bản quy
phạm pháp luật khác. Tính đến ngày 30/3/2014 trên địa bàn toàn xãNhị Bình có117đối
tượng người có công.
2.1.2. Phân loại đối tượng Người có công
Bảng số 2.1: Phân loại Người có công xã Nhị Bình
Đơn vị tính: Người
TT

Đối tượng NCC

Số lượng

1

Thương binh 21 – 60%

02

2

Thương binh 61 – 80%

02


3

Thương binh 81- 100%

02

4

Thương Binh loại B 21 – 60%

02

5

Bệnh binh 41 – 50%

02

6

Bệnh binh 61 – 70%

02

7

Người phục vụ TB ¼

10


8

Tuất liệt sỹ cơ bản

37

9

Tuất 02 liệt sỹ

02


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
10

Tuất Thương Bệnh Binh từ trần

07

11

Người hoạt động KC bị nhiễm Chất Độc HH

25

12

Con đẻ Người hoạt động KC bị nhiễm Chất Độc Hóa Học


24

Tổng cộng

117

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác Thương binh liệt sỹ người có công xã Nhị Bình
năm 2014)
2.2.

Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý ðối týợng

Bước 1:Thông qua đài phát thanh của xã và ti vi, đối tượng người có công nắm
bắt được những thông tin về chế độ dành cho người có công cũng như những yêu cầu
khi làm hồ sơ hưởng chế độ. Do đó, Người có công với cách mạng hoặc thân nhân sẽ
làm Hồ sơ (Bản khai, các giấy tờ liên quan) nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
hoặc nộp trực tiếp cho cán bộ LĐTBXH, thời gian trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến
thứ 7 hàng tuần.
Bước 2: Cán bộ thụ lý tiếp nhận, đối chiếu, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu
hồ sơ chưa hoàn thiện thì hướng dẫn công dân thực hiện lại.
Bước 3: UBND xã xác nhận vào bản khai của từng người, chuyển danh sách
người đủ điều kiện kèm theo hồ sơvề phòng LĐTBXH huyện. Lưu lại xã 01 bộ hồ sơ
và các văn bản xét duyệt, chuyển 02 bộ hồ sơ kèm văn bản đề nghị về Phòng LĐTBXH
huyện.
Bước 4.Phòng LĐTBXH huyện xem xét xác nhận, lập biên bản đề nghị kèm
theo hồ sơ của đối tượng về Sở LĐTBXH tỉnh xem xét giải quyết chế độ cho những
người có công đủ điều kiện.
Bước 5.Sở LĐTBXH xem xét ra quyết định trợ cấp cho những người có công
đủ điều kiện hưởng trợ cấp
2.3. Tình hình thực hiện chính sách người có công tại xã Nhị Bình

2.3.1. Công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp cho đối tượng người có công
Cho đến thời điểm hiện nay UBND Nhị Bình nói riêng và các địa phương trên
cả nước đang thực hiện chi trả trợ cấp người có công với cách mạng theo NĐ


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
101/2013/NĐ–CP, ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về việc Quy định mức trợ
cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Mức chuẩn là : 1.220.000 đồng.
Nguồn để chi trả cho đối tượng người có công luôn sẵn sàng đảm bảo chi trả
cho các đối tượng kịp thời.
Tổng số tiền đã chi trả hết năm 2014 là 1.610.892.000 đồng.
Bảng 2.2.Tổng hợp số liệu tiền chi trả trợ cấp người có công xã Nhị Bình năm 2014
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Đối tượng

Số tiền

Thương binh 21 – 60%
19.728.000
Thương binh 61 – 80%
57.240.000
Thương binh 81- 100%
76.032.000
Thương Binh loại B 21 – 60%
16.296.000
Bệnh binh 41 – 50%
30.576.000
Bệnh binh 61 – 70%
48.528.000
Người phục vụ TB ¼
29.280.000
Tuất liệt sỹ cơ bản
541.680.000
Tuất 02 liệt sỹ
58.560.000
Tuất TBB từ trần
57.456.000
Người hoạt động KC bị nhiễm Chất Độc HH
464.700.000
Con đẻ Người hoạt động KC bị nhiễm CĐHH
210.816.000
Tổng cộng
1.610.892.000
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác Thương binh, liệt sỹNCC xã Nhị Bình năm 2014)
Mọi chính sách xã hội cũng như chế độ ưu đãi với thương binh đều dựa trên

mức độ thương tật và tình trạng sức khỏe của thương binh. Theo quy định thì

tất cả những thương binh mất sức lao động từ 21% trở lên do hội đồng giám định
y khoa có thẩm quyền xác định đều được hưởng các chính sách xã hội. Tuy nhiên, mức
độ thụ hưởng cácchính sách xã hội cũng như các chế độ ưu đãi của nhóm thương binh
là khác nhau. Cácchế độ thụ hưởng của người có công ở xã Nhị Bình được căn cứ vào
Pháp lệnh Người có công, Nghị định 101/2013NĐ-CP, Thông tư, quyết định của
UBND thành phố Hồ Chí Minh…Các đối tượng được nhận, chi trả các khoản trợ cấp,
phụ cấp này theo tháng. Người có công tại xã sẽ được nhận tiền vào ngày 20 của tháng.
2.3.2. Chính sách trợ cấp giáo dục và đào tạo


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT–B LĐTBXH–BGĐT–BTC,
ngày 20/11/2006 của Bộ LĐ–TBXH, Bộ GDĐT và Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ
ưu đãi trong giáo dục và đào tạo với người có công với cách mạng và con của họ, có
hiệu lực từ ngày 20/12/2006.
Trong những năm qua đảng uỷ, UBND xã Nhị Bình đã chỉ đạo Ban thương binh
xã hội làm tốt công tác chi trả trợ cấp ưu đãi cho con của người có công đang theo học
ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Chỉ tính riêng trong năm 2014 ban Thương binh lao
động xã hội xãđã làm thủ tục giải quyết chếđộưu đãi cho 42 em với số tiền là
286.000.000 đồng.
2.3.3. Chính sách y tế
Thực hiện Thông tư số 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC–BYT, ngày 21 tháng
11 năm 2006 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế về
việc hướng dẫn Chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng.
Hiện nay trên địa bàn xã Nhị Bình 100% các đối tượng người có công được cấp
thẻ khám chữa bệnh, được chăm sóc sức khoẻ tại trạm y tế xã và các bệnh viện tuyến
huyện. Mỗi năm tổ chức một đợt khám sức khoẻ tại cơ sở trạm y tế xã do đội ngũ bác
sỹ bệnh viên quân y về thãm khám.
Phối hợp với phòng LĐTB – XH huyện cấp dụng cụ chỉnh hình và phụ cấp dụng
cụ chỉnh hình cho 05 thương binh nặng.

2.3.4. Thực hiện các chính sách về nhà ở đối với người có công
Cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc hỗ trợ Người có công có
khó khăn về nhà ở xây dựng mới, sửa chữa nhà ở UBND xã đã phối hợp chặt chẽ với
các ban ngành đoàn thể trong xã trong việc triển khai chương trình xây dựng nhà tình
nghĩa cho người có công. Với sự nỗ lực của bản thân các đối tượng người có công
cùng với sự giúp đỡ của anh em dòng họ.Chính vì vậy trong những năm qua trên địa
bàn xã đã làm tốt công tác về nhà ở cho người có công.
Tính từ năm 2008 đến nóm 2014 trên đại bàn xã đã xây dựng mới 7 và sửa chữa
8 ngụ nhà cho các hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 2.3.Tổng hợp số liệu Xây dựng nhàở cho người có công xã Nhị Bình từ năm
2008đến 2014.
Nãm
Xây mới
Sửa chữa
2008
1
1
2009
1
1
2010
1
1
2011
0
1
2012

1
1
2013
1
1
2014
2
2
Tổng
7
8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện chương trình xây dựng nhàở cho người có
công xã Nhị Bình)
Nguồn lực xây dựng nhà tình nghĩa chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách hỗ trợ của
tỉnh, huyện vàngân sách nhà nước, xã 80%; nguồn lực huy động từ quỹ (Đền ơn đáp
nghĩa), có sựđóng góp của các cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân, và sựđóng góp của các
gia đình dòng họ là 20%. Ðiều ðó cho thấy nguồn lực để thực hiện chương trình xây
dựng nhà tình nghĩa chủ yếu sự hỗ trợ của nhà nýớc và sự huy động trong cộng đồng
dân cư trên địa bàn xã.
Bên cạnh việc đảm bảo các chế độ chính sách của nhà nước đối với người có
công, địa phương thường xuyên quan tâm thăm hỏi gia đình người có công trong dịp
lễ tết và xây dựng các phong trào đền ơn đáp nghĩa thu hút đông đảo quần chúng
hưởng ứng tham gia.
2.4. Các mô hình chăm sóc và trợ giúp người có công xã Nhị Bình
2.4.1. Tổ chức phong trào xây dựng xã làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ
Trong công tác xã hội hoá chăm sóc người có công thì việc xây dựng xã, phường
làm tốt công tác thương binh liệt sĩ là trung tâm đểđẩy mạnh toàn diện chăm sóc người
có công với cách mạng.
Xã phường là cấp cơ sở thuộc hệ thống quản lý hành chính Nhà nước, là nơi sinh
sống của các đối tượng chính sách và gia đình họ.Vì vậy, xã, phường cóđiều kiện nắm

bắt kịp thời những tâm tư, tình cảm, sở trường, nguyện vọng của các đối tượng.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Xã, phường có vị trí quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách,
chếđộ của Nhà nước đối với người có công với cách mạng, cóđiều kiện giúp đỡ, động
viên và khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào việc đáp ứng kịp thời những nhu
cầu trong cuộc sống hàng ngày của gia đình người có công, tạo điều kiện để họ phát
huy sở trường, năng lực của mình vào việc xây dựng quê hương đất nước.
Có thể khẳng định: Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người có công với
cách mạng được thực hiện chu đáo, đầy đủ hay không, những tiềm năng của địa
phương cóđược khai thác và việc chăm sóc người có công với cách mạng hay
không;đời sống của người có công với cách mạng cóđược ổn định hay không, một
phần phụ thuộc vào việc xã, phường làm tốt trách nhiệm của chính quyền.
Trong những năm qua, xã Nhị Bình rất quan tâm chỉđạo phát động xây dựng thôn
làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách
mạng.
2.4.2. Chýõng trình hoạt ðộng chãm sóc ðời sống tinh thần
Trong những nãm qua, với truyền thống "Uống nýớc nhớ nguồn" cùng với cả
nýớc, cán bộ nhân viên trong xã ðã dấy lên phong trào chãm sóc thýõng binh, gia ðình
liệt sỹ.
Xã có nhà bia týởng niệm các anh hùng liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng...của
xã ðể cho toàn thể nhân dân ðến dâng hýõng và týởng nhớ tới những anh hùng, liệt sĩ
ðã ngã xuống vì hòa bình dân tộc. Hàng nãm vào các ngày lễ tết, ngày 27/7, lãnh ðạo
Xã lại tổ chức các hoạt ðộng tích cực thãm hỏi, tặng quà các gia ðình thýõng binh, liệt
sỹ. Tổ chức 1 ðợt ðýa thýõng binh, thân nhân liệt sỹ ði ðiều dýỡng, nghỉ dýỡng ở các
khu du lịch,... Ðặc biệt, thể theo nguyện vọng của thân nhân các gia ðình liệt sỹ.
Tại xã có sân cầu lông, sân tập dýỡng sinh, nhà ða nãng…Ðây là nõi ðểcán bộ
nhân viên cùng với ngýời có công luyện tập sức khỏe, giải trí. Ngoài ra Xã còn thành
lập các câu lạc bộ Ðội nhóm ðể phục vụ ðời sống tinh thần nhý: Câu lạc bộ Bài chòi

(Vãn nghệ), câu lạc bộ Vui - Khỏe - Có ích (Kiến thức về sức khỏe), câu lạc bộ Sao
vàng (Kỷ niệm thời chiến, các thông tin về tình hình ðất nýớc), Các câu lạc bộ này hoạt
ðộng sôi nỗi, có sự ðiều phối của tổ chức, tham dự của cán bộ Xã. Khi ðýợc hỏi về sự


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
quan tâm của Xã, cộng ðồng với ðời sống tinh thần của các gia ðình thýõng binh, liệt
sỹ hầu hết các thân nhân trong gia ðình ngýời có công ðều có thái ðộ ôn hoà với chủ
trýõng, chính sách của Ðảng và Nhà nýớc
Với sự quan tâm của Ðảng, Nhà nýớc và UBND thành phố, UBND Quận, xã,…
những hoạt ðộng mang ý nghĩa tinh thần ðã phần nào bù ðắp ðýợc những hi sinh mất
mát của ngýời có công giúp họ tin týởng vào chủ trýõng, chính sách của Ðảng và Nhà
nýớc, yên tâm xây dựng cuộc sống mới.
2.4.3. Chương trình xây dựng quỹĐền ơn đáp nghĩa.
Để góp phần cùng với nhà nước để chăm sóc người có công với cách mạng ngày
09/11/1998, chính phủđã ban hành Nghịđịnh số 91/1998/NĐ-CP về xây dựng và quản
lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trong cả nước bằng sự vận động vàủng hộ theo tình cảm và
trách nhiệm của toàn xã hội của mọi tổ chức cá nhân. Mục đích của việc xây dựng quỹ
làđể giúp đỡ các gia đình chính sách gặp khó khăn trong cuộc sống.
Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” là tiền đề vật chất để phong trào xã hội hoá chóm sóc
người có công đồng đều và bền vững.Xã Nhị Bình bằng nhiều hình thức đã tiến hành
vận động, xây dựng, phát triển quỹ“ Đềnơn đáp nghĩa” vàđã thu được kết quảđáng kể.
Bảng 2.4:Kết quả thực hiện cuộc vận động xây dựng quỹĐền ơn đáp nghĩa
Đơn vị: Triệu đồng
Quỹðềnơn đáp nghĩa
Quỹ xã quản lý

Năm
2012
61,6

2013
101
2014
60
Tổng
222,6
(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết công tác laođộng thương binh xã hội năm 2012 - 2014
của Ban Thýõng binh xã hội xã Nhị Bình)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của
xãđôi khi chưa được thực hiện thường xuyên, chưa huy động hết hiệu quả mọi tiềm
năng của cộng đồng. Do vậy cần phải có biện pháp huy động phù hợp, hiệu quả và
thường xuyên mới có ðýợc kết quả theo mong muốn.


×