ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
ĐỖ PHƢƠNG THẢO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT CHUYÊN
CANH TRỒNG RAU THUỘC KHU VỰC PHƢỜNG TÚC DUYÊN ,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học Môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn
: TS. Trần Thị Phả
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chƣơng trình đào tạo trong nhà trƣờng với phƣơng
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trƣờng cần chuẩn bị cho
mình lƣợng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Trong thời gian
thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong chƣơng
trình đào tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên trƣờng Đại Học
Nông Lâm nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên
củng cố lại những kiến thức lí thuyết đã đƣợc học tập một cách có hệ thống
và nâng cao khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong
cách làm việc của một kỹ sƣ.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi luôn nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong
trƣờng, các thầy cô giáo trong khoa Môi trƣờng đã giúp tôi tích lũy và trau dồi
những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng nhƣ những kiến thức về xã hội
nhằm đáp ứng yêu cầu của ngƣời cán bộ khoa học khi ra trƣờng.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Trần Thị Phả đã
tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ phƣơng Túc Duyên,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan ban ngành có liên
quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, bƣớc
đầu mới làm quen với thực tế công việc nên Khóa luận của tôi không tránh
đƣợc còn có nhiều thiếu xót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của
thầy cô giáo cùng các bạn để Khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiên hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 05 năm2015
Sinh viên
Đỗ Phƣơng Thảo
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Sự phát thải toàn cầu của một số nguyên tố kim loại nặng................. 16
Bảng 2.2.
Hàm lƣợng tối đa cho phép (MAC) của các kim loại nặng đƣợc xem
là độc đối với thực vật trong đất nông nghiệp...................................... 17
Bảng 2.3.
Hàm lƣợng kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng của
Việt Nam ................................................................................................ 18
Bảng 3.1.
Số lƣợng mẫu và vị trí lấy mẫu............................................................. 21
Bảng 4.1.
Tình hình sử dụng các loại phân bón cho rau của các hộ dân ở Túc
Duyên ..................................................................................................... 29
Bảng 4.2.
Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho rau ở Túc Duyên ...................... 31
Bảng 4.3.
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong đất trồng rau phƣờng Túc
Duyên ..................................................................................................... 32
Bảng 4.4.
Khoảng pH tối thích cho một số loại cây trồng ................................... 33
Bảng 4.5.
Kết quả phân tích hàm lƣợng một số KLN ở trong đất trồng rau
phƣờng Túc Duyên................................................................................ 37
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1:
Ô nhiễm kim loại nặng vào môi trƣờng đất và sự tƣơng tác giữa đất và
cây qua môi trƣờng rễ cây (Rhzosphere), cây, dung dịch đất............. 13
Hình 4.1.
Bản đồ địa giới hành chính phƣờng Túc Duyên ................................. 23
Hình 4.2.
Biểu đồ chỉ tiêu pH trong đất trồng rau tại phƣờng Túc Duyên ........ 32
Hình 4.3.
Biểu đồ chỉ tiêu N (%) trong đất trồng rau tại phƣờng Túc Duyên.... 34
Hình 4.4.
Biểu đồ chỉ tiêu P (%) trong đất trồng rau tại phƣờng Túc Duyên .... 35
Hình 4.5.
Biểu đồ chỉ tiêu Mùn trong đất trồng rau tại phƣờng Túc Duyên ...... 36
Hình 4.6.
Biểu đồ cột so sánh hàm lƣợng Zn trong đất với quy chuẩn Việt Nam
................................................................................................................. 39
Hình 4.7.
Biểu đồ cột so sánh hàm lƣợng Pb trong đất với quy chuẩn Việt Nam
................................................................................................................. 40
Hình 4.8.
Biểu đồ cột so sánh hàm lƣợng Cu trong đất với quy chuẩn Việt Nam
................................................................................................................. 41
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BTNMT
Bộ Tài nguyên Môi trƣờng
BVTV
Bảo về thực vật
GCN
Giấy chuyển nhƣợng
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HTX
Hợp tác xã
KLN
Kim loại nặng
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
THCS
Trung học cơ sở
UBND
Ủy ban nhân dân
v
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4. Yêu cầu của chuyên đề ............................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của chuyên đề ............................................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 4
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................ 4
2.1.1.Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4
2.1.2.Cơ sở pháp lý ......................................................................................................... 6
2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng đất ........................................................................ 7
2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng đất trên thế giới ................................................ 7
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng đất ở Việt Nam ................................................ 8
2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng đất ở Thái Nguyên........................................... 9
2.3. Kim loại nặng (KLN) và các dạng tồn tại của KLN trong đất , nguồn gốc phát
sinh ................................................................................................................................. 10
2.3.1. Kim loại nặng và các dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất ...................... 10
2.3.2. Nguồn gốc phát sinh kim loại nặng trong môi trƣờng đất ............................... 11
2.4. Sự ảnh hƣởng của kim loại nặng tới cây trồng và sức khỏe con ngƣời ............. 13
2.4.1. Nguyên nhân và ảnh hƣởng chung.................................................................... 13
2.4.2. Tính độc của một số KLN tồn dƣ trong rau và trong cơ thể con ngƣời.......... 14
2.5. Tình hình nghiên cứu KLN trong đất trên thế giới và Việt Nam ....................... 16
2.5.1. Tình hình nghiên cứu kim loại nặng trong đất trên thế giới ............................ 16
2.5.2. Tình hình nghiên cứu kim loại nặng trong đất ở Việt Nam............................. 17
vi
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 20
3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................... 20
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 20
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 20
3.3.1. Phƣơng pháp kế thừa.......................................................................................... 20
3.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu đất. ................................................................................. 20
3.3.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu đất ........................................................................ 21
3.3.4. Phƣơng pháp điều tra ......................................................................................... 21
3.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................... 22
3.3.6. Phƣơng pháp tổng hợp và đánh giá ................................................................... 22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 23
4.1 Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội Phƣờng Túc Duyên-TP Thái Nguyên- Tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................................................. 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu. ........................................................................... 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 24
4.2. Hiện trạng sản xuất rau của phƣờng Túc Duyên ................................................. 26
4.2.1. Hiện trạng sản suất và tiêu thụ rau của phƣờng Túc Duyên............................ 26
4.2.2 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại các vùng trồng rau của
phƣờng Túc Duyên ....................................................................................................... 28
4.3. Đánh giá chất lƣợng đất và hàm lƣợng KLN trong đất trồng rau phƣờng Túc
Duyên ............................................................................................................................ 31
4.3.1. Đánh giá chất lƣợng đất ..................................................................................... 31
4.3.2. Đánh giá hàm lƣợng KLN trong đất ................................................................. 37
4.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe ngƣời dân ........ 41
4.4.1. Biện pháp quy hoạch và quản lý........................................................................ 41
4.4.2. Biện pháp kỹ thuật.............................................................................................. 42
4.4.3. Biện pháp sinh học ............................................................................................. 43
vii
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 44
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 45
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân
bố các khu đất đai dân cƣ xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh
quốc phòng. Vậy đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển
của loài ngƣời. Hiện nay, cùng với ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm không khí thì ô
nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hƣởng xấu
đến các tính chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hƣởng
trực tiếp đến sức khỏe của con ngƣời. Chính vì vậy, việc phòng chống ô
nhiễm đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của
mỗi vùng, mỗi quốc gia.
Con ngƣời đã quá lạm dụng nguồn tài nguyên quý giá này và đã có
nhiều tác động có ảnh hƣởng xấu đến đất nhƣ: dùng quá nhiều lƣợng phân
bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất tích trữ một lƣợng lớn kim
loại nặng và làm thay đổi tính chất của đất. Dân số ngày càng tăng nhanh
cũng là vấn đề đáng lo ngại, rác thải sinh hoạt và vấn đề canh tác, nhu cầu đất
sinh sống và khai thác khoáng sản, đã và đang dần biến môi trƣờng đất bị ô
nhiễm một cách trầm trọng.
Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói
mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí
hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá, và đất ô
nhiễm có nguy cơ mất khả năng . Trong môi trƣờng nông nghiệp, đất đóng
vai trò vô cùng quan trọng bởi đất là đối tƣợng chủ yếu trong sản xuất nông
nghiệp. Hầu hết các hoạt động sản xuất nông nghiệp đều diễn ra trên bề mặt
2
đất, đặc biệt là các hoạt động trồng trọt, đất đóng vai trò là vật mang đối với
cây trồng canh tác.
Sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp nói chung và đất nông
nghiệp ở các làng nghề nói riêng là một trong những hiểm họa cho môi trƣờng
đất. Vấn đề ô nhiễm KLN trong đất đang diễn ra phổ biến nhiều nơi trên thế
giới. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp.
Đối với Thái Nguyên, một tỉnh có nhiều khó khăn, với phần đa dân số
hoạt động trong nông nghiệp thì vai trò của đất càng trở nên quan trọng, quyết
định đến thu nhập và đời sống của ngƣời dân.
Túc Duyên là một phƣờng trung tâm của thành phố Thái Nguyên có
diện tích khoảng 2,9 km2, với dân số 9934 ngƣời, chia làm 7 khu dân cƣ với
24 tổ. Túc Duyên là vùng chuyên canh sản xuất rau lớn cung cấp cho thành
phố Thái Nguyên và các vùng phụ cận, trong những năm gần đây do nhu cầu
về lƣợng rau rất lớn, ngƣời dân đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm
gia tăng năng suất và sản lƣợng rau. Nhƣng mặt trái đó là kỹ thuật canh tác
của ngƣời dân còn thấp, sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
chƣa hợp lý, cùng với tập quán sử dụng phân tƣơi chƣa qua xử lý đã làm cho
môi trƣờng đất bị ảnh hƣởng.
Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn, dƣới sự hƣớng dẫn
của TS. Trần Thị Phả, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sự tích lũy
kim loại nặng trong đất chuyên canh trồng rau thuộc khu vực Phường Túc
Duyên , Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định đƣợc mức độ tích lũy kim loại nặng trong đất trồng rau
thuộc khu vực phƣờng Túc Duyên.
3
- Tìm hiểu những ảnh hƣởng của việc tích lũy kim loại nặng trong đất
đối với cây trồng và sức khỏe ngƣời dân.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chất lƣợng đất trồng rau tại phƣờng Túc Duyên.
- Xác định hàm lƣợng Pb, Cu, Zn tích lũy trong đất chuyên canh trồng
rau thuộc khu vực phƣờng Túc Duyên.
1.4. Yêu cầu của chuyên đề
- Công tác điều tra, thu thập thông tin, phân tích mẫu đất trồng rau
thuộc khu vực phƣờng Túc Duyên cần:
+ Xác định đƣợc đầy đủ, chính xác hàm lƣợng kim loại nặng có trong
đất của khu vực nghiên cứu.
+ Các kết quả phân tích phải so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
môi trƣờng Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đƣa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện của địa phƣơng và các hộ dân canh tác rau màu.
1.5. Ý nghĩa của chuyên đề
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp bản thân em có
cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Giúp
em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp,
phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Tăng cƣờng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi
trƣờng, trách nhiệm của ngƣời dân trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng
đất nói riêng và môi trƣờng sống nói chung.
+ Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng đất do
tích lũy kim loại nặng gây ra.
+ Ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hƣởng của việc tích lũy kim loại nặng
đến môi trƣờng, bảo vệ sức khỏe ngƣời dân.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường.
Khái niệm về môi trƣờng đã đƣợc thảo luận rất nhiều và từ lâu.
Nhìn chung có những quan niệm về môi trƣờng nhƣ sau:
- Môi trƣờng bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật.
Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định đƣợc môi trƣờng một
cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trƣờng và một
quần thể, một quần xã lại có một môi trƣờng rộng lớn hơn.
- Môi trƣờng là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật.
Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết
cho loài này nhƣng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung
một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại
và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trƣờng tự nhiên.
Đối với con ngƣời, môi trƣờng chứa đựng nội dung rộng hơn.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trƣờng của con ngƣời bao gồm
toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra, những cái
hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ
thuật...), trong đó con ngƣời sống bằng lao động của mình, họ khai thác các
tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
Nhƣ vậy, môi trƣờng sống đối với con ngƣời không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trƣởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con ngƣời mà còn là “khung
cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con ngƣời”.
-Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2005
5
“Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất bao quanh
con ngƣời,có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất,sự tồn tại,phát triển của con
ngƣời và sinh vật” [7].
2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
-Ngày nay, thuật ngữ ô nhiễm môi trƣờng đƣợc sử dụng rất nhiều để
diễn tả các hành động phá hoại môi trƣờng tự nhiên.
-Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2005
“Ô nhiễm môi trƣờng là sự làm thay đổi tính chất của môi trƣờng, vi
phạm tiêu chuẩn môi trƣờng” [7].
- Chất gây ô nhiễm môi trƣờng là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện
trong môi trƣờng thì làm môi trƣờng bị ô nhiễm.
2.1.1.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất
“Ô nhiễm môi trƣờng đất đƣợc xem là tất cả các hiện tƣợng làm nhiễm
bẩn môi trƣờng đất bởi các chất ô nhiễm” (Nguyễn Văn Hùng, 2008) [4].
Ngoài ra còn định nghĩa sau: “Ô nhiễm môi trƣờng là sự đƣa vào môi
trƣờng các chất thải nguy hại hoặc năng lƣợng đến mức ảnh hƣởng tiêu cực
đến đời sống sinh vật, sức khỏe con ngƣời hoặc làm suy thoái chất lƣợng môi
trƣờng. Đất đƣợc xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức
an toàn, vƣợt lên khả năng tự làm sạch của môi trƣờng đất” ( Dƣ Ngọc Thành,
2007) [8].
* Các nguồn gây ô nhiễm đất
Ngƣời ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh,
hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.
* Nếu theo nguổn gốc phát sinh có:
- Nguồn gốc tự nhiên:
6
+ Kim loại trong đất ban đầu một phần đƣợc sinh ra từ các quá trình
hoạt động địa hoá của khoáng vật mẹ và đi vào đất thông qua quá trình phong
hóa hóa học.
- Nguồn gốc nhân tạo:
+ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
+ Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
+ Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp.
* Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm do tác nhân hóa học.
- Ô nhiễm do tác nhân sinh học.
- Ô nhiễm do tác nhân vật lý.
2.1.2.Cơ sở pháp lý
- Luật BVMT đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006
- Luật Đất đai do Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 7-1-2014.
- Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật do Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006.
-Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-05-2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trƣờng.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sủa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐCP về việc quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ
môi trƣờng.
7
- Nghị định số 117/2009.NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ Tƣớng Cính
Phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trƣờng về việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trƣờng.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trƣờng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi
trƣờng.
* Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn của Việt Nam
- QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép của kim loại nặng trong đất
- QCVN 15: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dƣ lƣợng
hoá chất bảo vệ thực vật trong đất.
2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng đất
2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất trên thế giới
Tài nguyên đất trên thế giới đang bi suy thoái nghiêm trọng do xói
mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí
hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hóa.
Trên tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng
và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất
canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cƣ trú, đầm lầy.
Diện tích có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500
triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nƣớc
phát triển là 70% ; ở các nƣớc đang phát triển là 36% .
8
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam
Ở Việt Nam tổng diện tích đất hơn 33triệu hecta, tổng diện tích đất
bình quân đầu ngƣời là 0,6 hecta, đứng thứ 159 thế giới, bao gồm:
- Đất feralit khoảng hơn 16triệu hecta
- Đất phù sa ( Alluvial soil ) khoảng hơn 3triệu hecta
- Đất sám bạc màu ( Grey exhausted soil ) hơn 3triệu hecta
- Đất mùn vàng đỏ hơn 3triệu hecta
- Đất mặn ( saline soil ) khoảng 1,9 triệu hecta
- Đất phèn ( acid sulphate soil ) khoảng 1,7 triệu hecta
- Tổng số có hơn 13triệu hecta đất trống đồi trọc
Tổng quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 10 – 11 triệu hecta,
trong đó gần 7 triệu hecta đất đƣợc sử dụng vào nông nghiệp, phần còn lại là
dùng để trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Việt nam cũng nhƣ các quốc gia
khác trên thế giới cùng đứng trƣớc thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm đất và
những ảnh hƣờng to lớn do ô nhiễm đất gây ra.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng đất, nhƣ sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của ngƣời
dân về vấn đề môi trƣờng còn chƣa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trƣờng. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ
quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi
trƣờng đất chƣa sâu sắc và đầy đủ, chƣa thấy rõ ô nhiễm môi trƣờng đất là
loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời
sống con ngƣời cũng nhƣ sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Các quy định
về quản lý và bảo vệ môi trƣờng đất còn thiếu. Cơ chế phân công và phối hợp
giữa các cơ quan, các ngành và địa phƣơng chƣa đồng bộ, còn chồng chéo,
chƣa quy định trách nhiệm rõ ràng.
9
Ngân sách đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng nƣớc còn rất thấp (một số
nƣớc ASEAN đã đầu tƣ ngân sách cho bảo vệ môi trƣờng là 1% GDP, còn ở
Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chƣơng trình giáo dục cộng đồng về môi
trƣờng nói chung và môi trƣờng nƣớc nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ
quản lý môi trƣờng nƣớc còn thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng (Hiện nay
ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trƣờng/1 triệu dân,
trong khi đó ở một số nƣớc ASEAN trung bình là 70 ngƣời/1 triệu dân)...
2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất ở Thái Nguyên
Theo đánh giá mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, hiện nay tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng trên địa bàn ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, tính chất
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ngày càng phức tạp, nhiều "điểm
nóng" về ô nhiễm.
Qua thống kê sơ bộ, hiện mỗi ngày toàn tỉnh thải ra trên 400 tấn chất
thải sinh hoạt nhƣng số chất thải thu gom, xử lý mới đạt khoảng 36%, riêng
lƣợng chất thải y tế đƣợc thu gom, xử lý hợp vệ sinh cũng chỉ đạt gần 50%.
Kết quả quan trắc môi trƣờng hàng năm cho thấy môi trƣờng đất tại các khu
vực gần khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng rõ rệt, điển hình
nhƣ đất ruộng gần Khu công nghiệp Sông Công hàm lƣợng Zn vƣợt 8,9 lần,
hàm lƣợng Cd vƣợt 11 lần; tại Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên hàm
lƣợng Pb vƣợt tiêu chuẩn 2,8 lần, hàm lƣợng Zn vƣợt 46,6 lần... Đặc biệt tại
các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản do chủ yếu khai thác theo phƣơng
thức lộ thiên, thủ công bán cơ giới đã gây tác động xấu đến môi trƣờng, gây
thất thoát tài nguyên nhƣ tại các điểm mỏ: than Làng Cẩm, đôlômít Làng Lai,
mỏ sắt Trại Cau... Nguy hại hơn, ở một số mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi
Hồng, mỏ sắt Trại Cau do khai thác lộ thiên đã tạo ra các moong khai thác sâu
tới hơn 100 m so với mực nƣớc biển và đổ thải cao hơn 100 m so với mặt địa
10
hình khu vực, làm biến dạng địa hình, tác động xấu đến hệ sinh thái khu vực,
bồi lấp dòng chảy mặt, thậm chí gây mất nƣớc, sụt lún đất...
Trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lƣợng lớn đất
đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi
thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa
(gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá
thải/năm)…Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa
phần khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều
bị ô nhiễm, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đất và gián tiếp ảnh hƣởng
đến sức khỏe, đời sống của ngƣời dân trong khu vực. Thái Nguyên hiện có 66
đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản với tổng số mỏ đƣợc cấp phép khai
thác lên tới 85, trong đó có 10 điểm khai thác than, 14 điểm khai thác quặng
sắt, 9 điểm khai thác quặng chì kẽm, 24 điểm khai thác đá vôi, 3 điểm khai
thác quặng titan… Tổng diện tích đất trong hoạt động khai thác chiếm hơn
3.191 ha, tƣơng ứng gần 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh
2.3. Kim loại nặng (KLN) và các dạng tồn tại của KLN trong đất , nguồn
gốc phát sinh
2.3.1. Kim loại nặng và các dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất
Thuật ngữ KLN nhằm nói tới bất cứ một nguyên tố nào có khối lƣợng
riêng lớn (d > 5 g/cm3) và thể hiện độc tính ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, độ độc
của KLN còn phụ thuộc vào các dạng tồn tại của chúng ở trong đất.
Khi đánh giá sự tích luỹ của KLN trong đất mà chỉ xem xét hàm lƣợng
tổng số thì chƣa thể đánh giá đúng độ độc của chúng đối với cây trồng cũng
nhƣ chiều hƣớng biến đổi của chúng ở trong đất . Chúng có thể tồn tại ở nhiều
dạng khác nhau nhƣng chủ yếu ở các dạng sau đây: dạng linh động, liên kết
với hữu cơ, liên kết với gốc cacbonat, với oxit sắt, với oxit mangan.
11
- Dạng linh động:
Đây là dạng mà cây trồng dễ hấp thu trong quá trình hút dinh dƣỡng và
nƣớc vào cơ thể.
- Dạng liên kết cacbonat:
Các kim loại nặng tồn tại dƣới dạng các muối cacbonat (CO32-) trong
đất. Sự tồn tại và liên kết của các dạng này phụ thuộc rất nhiều vào pH của đất
cũng nhƣ lƣợng cacbonat trong đất.
- Dạng liên kết oxit sắt, oxit mangan:
Dạng này dễ hình thành do các oxit sắt và oxit mangan tồn tại trong đất
nhƣ kết von đá ong, vật liệu gắn kết giữa các hạt đất. Các oxit này là những
chất loại bỏ rất tốt các KLN nhờ quá trình nhiệt động học không ổn định dƣới
điều kiện khử.
- Dạng liên kết với chất hữu cơ:
KLN liên kết với các chất hữu cơ khác nhau trong đất nhƣ : sinh vật
đất, sản phẩm phân giải của chất hữu cơ, chất hữu cơ bao phủ bên ngoài hạt
đất,…Do đặc tính tạo phức và peptit hoá của các chất hữu cơ làm cho các kim
loại tích luỹ lại trong đất (các chất hữu cơ bị oxy hoá, phân giải dẫn đến sự
giải phóng các kim loại nặng vào đất).
- Dạng còn lại:
Bao gồm các KLN nằm trong cấu trúc tinh thể của các khoáng vật
nguyên sinh và thứ sinh. Dạng này rất khó giải phóng ra môi trƣờng dƣới các
điều kiện tự nhiên bình thƣờng. Do tác dụng của các quá trình phong hoá, đặc
biệt là phong hóa hóa học và phong hoá sinh học mà các KLN dần dần đƣợc
giải phóng ra môi trƣờng đất.
2.3.2. Nguồn gốc phát sinh kim loại nặng trong môi trường đất
Kim loại trong đất ban đầu một phần đƣợc sinh ra từ các quá trình hoạt
động địa hoá của khoáng vật mẹ và đi vào đất thông qua quá trình phong hóa
hóa học. Tuy nhiên, với quá trình phong hóa hóa học thì lƣợng kim loại đi vào
đất là không đáng kể mà chủ yếu kim loại đi vào đất là do các hoạt động sản
12
xuất của con ngƣời . Các hoạt động đó bao gồm:
- Hoạt động sản xuất công nghiệp
+ Công nghiệp nhựa: Co, Cr, Cd, Hg
+ Công nghiệp dệt: Zn, Al, Ti, Sn
+ Công nghiệp sản xuất vi mạch: Cu, Ni, Cd, Zn, Sb
+ Bảo quản gỗ: Cu, Cr, As
+ Mỹ nghệ: Pb, Ni, Cr
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp
+ Sử dụng phân bón hoá học: As, Cd, Mn và Zn trong một số phân
phốt phát.
+ Sử dụng phân chuồng: As, Cu, As, Zn
+ Sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật: Cu, Mn và Zn trong thuốc trừ nấm,
As và Pb trong thuốc sử dụng đối với cây ăn quả.
+ Nƣớc tƣới: có thể thải ra Cd, Pb, Se
- Hoạt động khai khoáng quặng chứa kim loại
+ Đào, xới và cặn thải - nhiễm bẩn thông qua phong hoá, xói mòn do
gió thải ra As, Cd, Hg, Pb. Cặn thải khếch tán do sông - trầm tích trên đất do
lũ, nạo vét sụng…thải ra As, Cd, Hg, Pb.
+ Vận chuyển trong quá trình tuyển quặng - vận chuyển theo gió lên
trên đất thải ra As, Cd, Hg, Pb. Khai khoáng - nhiễm bẩn do bụi thải ra As,
Cd, Hg, Pb, Sb, Se.
+ Công nghiệp sắt thép: Cu, Ni, Pb
- Do trầm tích từ không khí
+ Nguồn từ đô thị và khu công nghiệp, bao gồm chất thải, thiêu huỷ cây
trồng : Cd, Cu, Pb, Sn, Hg.
+ Công nghiệp luyện kim: As, Cd, Cr, Cu, Mn, Ni, Pb
+ Khói linh động: Mo, Pb cùng với Br, Cl.
+ Đốt cháy xăng, dầu (bao gồm các trạm xăng): As, Pb, Sb, Se,Zn và Cd
- Kim loại từ rác thải
13
+ Bùn cặn: Cd, Cr, Cu, Hg, Mn, Mo, Ni, Pb, Zn
+ Rửa trôi từ đất: As, Cd, Fe, Pb
+ Phế thải: Cd, Cr, Cu, Pb, Zn
+ Đốt rác, bụi than: Cu và Pb
2.4. Sự ảnh hƣởng của kim loại nặng tới cây trồng và sức khỏe con ngƣời
2.4.1. Nguyên nhân và ảnh hưởng chung.
Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và hình
thành nhiều thành phố lớn, vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Khói từ nhà máy, từ hoạt động giao thông làm ô nhiễm bầu khí quyển. Nƣớc
thải từ các nhà máy, khu dân cƣ làm ô nhiễm nguồn nƣớc. Phế thải từ các khu
công nghiệp, các làng nghề và việc sử dụng phân bón hoá học, bùn thải, thuốc
bảo vệ thực vật trong nông nghiệp làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn tài
nguyên đất. Tất cả những nguồn gây ô nhiễm này đều là nguyên nhân của sự
tích tụ quá mức hàm lƣợng KLN trong đất.
Hình 2.1: Ô nhiễm kim loại nặng vào môi trƣờng đất và sự tƣơng tác
giữa đất và cây qua môi trƣờng rễ cây (Rhzosphere), cây, dung dịch đất
14
Với sự tích tụ quá mức lƣợng KLN trong môi trƣờng đất đã làm cho
thảm thực vật trên mặt đất bị mất đi, nhiều loài không thể sống đƣợc ở những
vùng đất chứa lƣợng KLN quá cao. Đất giảm lƣợng tích luỹ mùn và trở nên
chặt hơn, nghèo dinh dƣỡng hơn. Những cây có thể mọc đƣợc ở những vùng
đất chứa lƣợng KLN cao thì ngay trong bản thân chúng cũng sẽ chứa lƣợng
KLN nhất định, và lƣợng KLN nhất định này cao hơn mức bình thƣờng mà
chúng có đƣợc do chúng hút các chất dinh dƣỡng trong đất. Các KLN tích luỹ
trong đất từ đó đi vào nông sản, thực phẩm và theo chuỗi thức ăn KLN trong
đất sẽ đƣợc tích tụ trong thực vật và vào cơ thể con ngƣời. Nếu cơ thể con
ngƣời tích tụ lƣợng KLN càng lớn sẽ gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm ảnh
hƣởng tới sức khoẻ, và tính mạng của con ngƣời.
2.4.2. Tính độc của một số KLN tồn dư trong rau và trong cơ thể con người
2.4.2.1. Tính độc của kẽm (Zn)
- Đối với cây trồng: Sự dƣ thừa Zn gây độc đối với cây trồng khi Zn
tích tụ trong đất quá cao. Dƣ thừa Zn cũng gây ra bệnh mất diệp lục. Sự tích
tụ Zn trong cây quá nhiều gây một số mối liên hệ đến mức dƣ lƣợng Zn trong
cơ thể ngƣời và góp phần phát triển thêm sự tích tụ Zn trong môi trƣờng mà
đặc biệt là môi trƣờng đất (Thu Trang, 2006) [9].
- Đối với con người: Zn là dinh dƣỡng thiết yếu và nó sẽ gây ra các
chứng bệnh nếu thiếu hụt cũng nhƣ dƣ thừa. Trong cơ thể con ngƣời, Zn
thƣờng tích tụ chủ yếu ở trong gan, là bộ phận tích tụ chính của các nguyên tố
vi lƣợng trong cơ thể, khoảng 2 g Zn đƣợc thận lọc mỗi ngày. Zn còn có khả
năng gây ung thƣ đột biến, gây ngộ độc thần kinh, sự nhạy cảm, sự sinh sản,
gây độc đến hệ miễn nhiễm. Sự thiếu hụt Zn trong cơ thể gây ra các triệu
chứng nhƣ bệnh liệt dƣơng, teo tinh hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và
một số triệu chứng khác (Thu Trang, 2006) [9].
15
2.4.2.2. Tính độc của đồng (Cu)
- Đối với cây trồng: Theo kết quả nghiên cứu của nhiều công trình cho
thấy Cu có vai trò rất quan trọng đối với phát triển của cây trồng. Cây trồng
thiếu Cu thƣờng có tỷ lệ quang hợp bất thƣờng, điều này cho thấy Cu có liên
quan đến mức phản ứng oxit hoá của cây. Trong cây thiếu chất Cu thì quá
trình oxit hoá Acid Ascorbic bị chậm, Cu hình thành một số lớn chất hữu cơ
tổng hợp với Protein, Acid amin và một số chất khác mà chúng ta thƣờng gặp
trong nƣớc trái cây.
Ngoài những ảnh hƣởng do thiếu Cu, thì việc thừa Cu cũng xảy ra
những biểu hiện ngộ độc mà chúng có thể dẫn tới tình trạng cây chết . Lý do
của việc này là do dùng thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, đã khiến cho chất liệu
Cu bị cặn lại trong đất từ năm này qua năm khác, ngay cả bón phân Sulfat Cu
cũng gây tác hại tƣơng tự (Thu Hƣờng, 2008) [5].
- Đối với con người: Nguyên liệu dẫn đến ngộ độc Cu của con ngƣời có
thể do uống nƣớc qua hệ thống dẫn nƣớc bằng Cu, ăn thực phẩm có chứa
lƣợng Cu cao nhƣ Chocolate, nho, nấm,…, bơi trong các hồ bơi có sử dụng
thuốc diệt tảo (Algaecides) có chứa Cu để làm vệ sinh hồ, uống bia hay rƣợu.
Cu là một chất độc đối với động vật: Đối với ngƣời 1g/kg thể trọng gây
tử vong, từ 60 – 100 mg/1kg gây buồn nôn. Cu ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
sức khoẻ do thiếu hụt cũng nhƣ dƣ thừa. Cu thiết yếu cho việc sử dụng sắt
(Fe), bệnh thiếu máu do thiếu hụt Fe ở trẻ em đôi khi cũng đƣợc kết hợp với
sự thiếu hụt Cu (Thu Hƣờng, 2008) [5].
2.4.2.3. Tính độc của chì (Pb)
- Đối với cây trồng: Sự dƣ thừa Pb cũng sẽ gây độc cho cây trồng khi
hàm lƣợng Pb trong đất quá cao.
- Đối với con người: Khi ăn phải một lƣợng Pb 25 – 30 g, nạn nhân thoạt
tiên có thể thấy vị ngọt rồi chát, nghẹn ở cổ, nôn ra chất trắng, đau bụng dữ dội,
16
mạch yếu, tê chân tay, co giật và tử vong. Khi cơ thể tích luỹ một lƣợng Pb đáng
kể sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc nhƣ hơi thở hôi, sƣng lợi với
viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xƣơng, bại liệt chi
trên, mạch yếu, nƣớc tiểu ít, thƣờng gây sảy thai ở phụ nữ có thai (Thu Trang,
2006) [9].
2.5. Tình hình nghiên cứu KLN trong đất trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu kim loại nặng trong đất trên thế giới
Việc nghiên cứu KLN trong môi trƣờng đất ở trên thế giới đã đƣợc tiến
hành từ rất sớm. Năm 1964, Alter Mitchell đã tiến hành nghiên cứu và phân
tích hàm lƣợng một số KLN trong một số loại đất đá.
Năm 1982 Galloway và Freedmas đã tiến hành nghiên cứu sự phát thải
toàn cầu của một số nguyên tố KLN do tự nhiên và do nhân tạo.
Bảng 2.1. Sự phát thải toàn cầu của một số nguyên tố kim loại nặng
Đơn vị: 108 g/năm
Nguyên tố
Sb
As
Cd
Cr
Co
Cu
Pb
Mn
Hg
Mo
Ni
Se
Ag
Sn
V
Zn
Tự nhiên
Nhân tạo
9,8
28
2,9
580
70
190
59
6,100
0,4
11
280
4,1
0,6
52
650
360
(Nguồn: Galloway & Freedmas, 1982 [12])
380
780
55
940
44
2,600
20,000
3,200
110
510
980
140
50
430
2,100
8,400
17
Theo Thomas (1986) [11], các nguyên tố KLN nhƣ: Cu, Zn, Cd, Hg,
Cr, As,…thƣờng chứa trong phế thải của các nhà máy luyện kim màu, sản
suất ô tô. Cũng theo Thomas khi nƣớc thải chứa 13 mg Cu/l, 10 mg Pb/l, 1 mg
Zn/l sẽ gây ô nhiễm đất nghiêm trọng. Ở một số nƣớc nhƣ Đan Mạch, Nhật
Bản, Anh, Ailen hàm lƣợng Pb cao hơn 100 mg/kg đã phản ánh tình trạng ô
nhiễm Pb nghiêm trọng ( Thomas, 1986) [11].
Ở nƣớc Anh, kết quả điều tra môi trƣờng đất của 53 thành phố, thị xã
về các KLN đặc biệt là các KLN nhƣ Pb, Zn, Cu, Ni cho thấy: các KLN trên
thƣờng có nhiều ở khu vực khai thác mỏ, và có hàm lƣợng Pb tổng số vƣợt
trên 200 ppm, ở nhiều vùng công nghiệp đã vƣợt quá 500 ppm (Thomas,
1986) [11].
Đất bị ô nhiễm KLN làm giảm năng suất cây trồng ảnh hƣởng đến nông
sản dẫn tới tác động xấu đến sức khoẻ con ngƣời. Vì vậy, nhiều nƣớc trên thế
giới đã quy định mức ô nhiễm KLN . Do đó việc đánh giá và phân loại ô
nhiễm đất bởi KLN rất quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên.
Bảng 2.2. Hàm lƣợng tối đa cho phép (MAC) của các kim loại nặng đƣợc
xem là độc đối với thực vật trong đất nông nghiệp
Đơn vị: mg/kg
Nguyên tố
Cu
Zn
Pb
Áo
Canada
Balan
Nhật
Anh
100
100
100
125
50
300
400
300
250
50
100
200
100
400
50
(Nguồn: Kabata- Pendias, 1992 [13])
Đức
50
300
500
2.5.2. Tình hình nghiên cứu kim loại nặng trong đất ở Việt Nam
Ở Việt Nam có những nghiên cứu bƣớc đầu về KLN trong đất, và đã chỉ
ra rằng hàm lƣợng của các nguyên tố KLN (Cu, Pb, Zn, Cd,…) trong đất phụ
thuộc nhiều vào nguồn gốc đá mẹ và mẫu chất hình thành những loại đất đó.
Tác giả ( Phan Thị Dung, 2007) [1] đã công bố hàm lƣợng KLN dạng