TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ YẾU TỐ
KHÍ HẬU CỰC ĐOAN KHU VỰC TÂY BẮC
Sinh viên thực hiện: Chu Hoài Anh
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hạnh
Hà Nội, năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội cùng các thầy cô khoa Khí tượng – Thủy văn đã quan tâm và tạo
điều kiện tốt nhất cho em được học tập trong suốt những năm học vừa qua và giúp em
hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Thị Hạnh, công tác tại
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, người trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ
em để hoàn thành tốt khóa luận này.
Em đã rất cố gắng thực hiện bài khóa luận này, tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và bạn bè để
giúp em bổ sung kiến thức và hoàn thiện bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ...........................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình.............................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm khí hậu .....................................................................................................................3
1.2. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến một số yếu tố khí hậu cực đoan trên thế giới
và ở Việt Nam............................................................................................................................8
1.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến một số yếu tố khí hậu cực đoan ở Việt Nam ....................8
1.2.2: Nghiên cứu trên thế giới ........................................................................................................10
1.2.2: Nghiên cứu ở Việt Nam .........................................................................................................13
Chương II: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 18
2.1. Số liệu ............................................................................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 19
2.2.1. Bộ chỉ số khí hậu cực đoan ....................................................................................................19
2.2.2. Một số định nghĩa yếu tố và hiện tượng cực đoan tại Việt Nam ...........................................23
2.2.3. Phương pháp tính ...................................................................................................................25
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT .............................................................. 27
3.1. Đánh giá sự biến đổi các chỉ số cực đoan khí hậu trong quá khứ tại Tây Bắc Bộ .............. 27
3.2: Dự tính trong tương lai sự biến đổi các chỉ số cực đoan khí hậu tại Tây Bắc Bộ ............... 41
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 49
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng
khí hậu của Việt Nam (Nguồn: Bộ TNMT, 2012) ......................................................... 10
Bảng 2.1. Danh sách và tọa độ các trạm đánh giá ......................................................... 18
Bảng 2.2. Bộ chỉ số khí hậu cực đoan (CEI) .................................................................. 20
Bảng 3.1. Xu thế và tốc độ biến đổi của các chỉ số cực đoan khí hậu ........................... 27
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ khu vực Tây Bắc Bộ ............................................................................ 3
Hình 3.1. Phân bố theo không gian xu thế biến đổi chỉ số SU35 tại các trạm trên khu
vực B1 giai đoạn 1961-2010 (ngày/ 10 năm). ............................................................... 28
Hình 3.2. Xu thế biến thiên của chỉ số SU35 tại các trạm trên khu vực B1 trong giai
đoạn 1961-2010 .............................................................................................................. 29
Hình 3.3. Phân bố theo không gian xu thế biến đổi chỉ số SU37 tại các trạm trên khu
vực B1 giai đoạn 1961-2010 (ngày/ 10 năm). ............................................................... 30
Hình 3.4. Xu thế biến thiên của chỉ số SU37 tại các trạm trên khu vực B1 trong giai
đoạn 1961-2010 .............................................................................................................. 31
Hình 3.5. Phân bố theo không gian xu thế biến đổi chỉ số Tm15 tại các trạm trên khu
vực B1 giai đoạn 1961-2010 (ngày/ 10 năm). ............................................................... 32
Hình 3.6. Xu thế biến thiên của chỉ số Tm15 tại các trạm trên khu vực B1 trong giai
đoạn 1961-2010 .............................................................................................................. 33
Hình 3.7. Phân bố theo không gian xu thế biến đổi chỉ số Tm13 tại các trạm trên khu
vực B1 giai đoạn 1961-2010 (ngày/ 10 năm). ............................................................... 34
Hình 3.8. Xu thế biến thiên của chỉ số Tm13 tại các trạm trên khu vực B1 trong giai
đoạn 1961-2010 .............................................................................................................. 35
Hình 3.9. Phân bố theo không gian xu thế biến đổi chỉ số R50 tại các trạm trên khu vực
B1 giai đoạn 1961-2010 (ngày/ 10 năm). ...................................................................... 36
Hình 3.10. Xu thế biến thiên của chỉ số R50 tại các trạm trên khu vực B1 trong giai
đoạn 1961-2010 .............................................................................................................. 37
Hình 3.11. Phân bố theo không gian xu thế biến đổi chỉ số R100 tại các trạm trên khu
vực B1 giai đoạn 1961-2010 (ngày/ 10 năm). ............................................................... 38
Hình 3.12. Xu thế biến thiên của chỉ số R100 tại các trạm trên khu vực B1 trong giai
đoạn 1961-2010 .............................................................................................................. 39
Hình 3.13. Dự tính xu thế biến đổi theo không gian chỉ số SU35 tại các trạm trên khu
vực B1 thời kì 2020-2050 (ngày/ 10 năm). .................................................................... 41
Hình 3.14. Dự tính xu thế biến đổi theo không gian chỉ số SU37 tại các trạm trên khu
vực B1 thời kì 2020-2050 (ngày/ 10 năm). .................................................................... 42
Hình 3.15. Dự tính xu thế biến đổi theo không gian chỉ số Tm15 tại các trạm trên khu
vực B1 thời kì 2020-2050 (ngày/ 10 năm). .................................................................... 43
Hình 3.16. Dự tính xu thế biến đổi theo không gian chỉ số Tm13 tại các trạm trên khu
vực B1 thời kì 2020-2050 (ngày/ 10 năm). .................................................................... 44
Hình 3.17. Dự tính xu thế biến đổi theo không gian chỉ số R50 tại các trạm trên khu
vực B1 thời kì 2020-2050 (ngày/ 10 năm). .................................................................... 45
Hình 3.18. Dự tính xu thế biến đổi theo không gian chỉ số R100 tại các trạm trên khu
vực B1 thời kì 2020-2050 (ngày/ 10 năm). .................................................................... 46
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNMT
IPCC
BĐKH
CEI
WMO
Tài nguyên môi trường
Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu
Chỉ số cực đoan khí hậu
Tổ chức Khí tượng thế giới
ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội
B1
Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ
MỞ ĐẦU
Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ
thống khí hậu, có thể nhận biết thông qua trung bình và sự biến động của các thuộc tính
của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỉ hoặc dài hơn.
Biểu hiện của BĐKH được nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề
mặt Trái đất dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu và nước biển dâng. Những nghiên
cứu gần đây cho thấy nguyên nhân của BĐKH chính là do các hoạt động của con người
tác động lên hệ thống khí hậu làm cho khí hậu biến đổi.
Là một quốc gia ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam được xác
định là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Trên thực tế Việt Nam
đã có những biểu hiện của BĐKH về các yếu tố khí hậu cơ bản (như nhiệt độ, lượng
mưa...) cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan (như bão, mưa lớn, hạn hán, rét
đậm, rét hại...). Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh năm và trên
khắp mọi miền lãnh thổ.
Tây Bắc là một khu vực có khí hậu khá đặc biệt so với cả nước cùng với tác
động của biến đổi khí hậu thì ở đây xu thế tăng nhiệt độ trong thời kì mùa đông là gần
nhanh nhất cả nước (1,40C/50 năm). Cùng với đây là khu vực có địa hình hiểm trở cuộc
sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Và việc xuất hiện ngày càng nhiều các
thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng khó lường thì
những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến các hiện tượng cực đoan và tìm
kiếm khả năng dự báo chúng thực sự là một trong những bài toán hết sức cấp bách và
càng cần được đẩy mạnh. Nếu giải quyết được bài toán này sẽ cung cấp cơ sở khoa học
và thực tiễn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xác định chiến lược
phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội; bên cạnh đó còn góp phần nâng
cao hiệu quả trong công tác phòng tránh thiên tai, tạo tiền đề cho việc xây dựng các
1
giải pháp giảm nhẹ và hạn chế những tác hại của chúng đến với khu vực còn gặp rất
nhiều khó khăn này.
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu của khóa luận là: “Đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số yếu tố khí hậu cực đoan khu vực Tây
Bắc”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được bố cục trong 3
chương.
Chương 1: Tổng quan
Trình bày đặc điểm địa lý cũng như khí hậu khu vực Tây Bắc Bộ, tổng quan về
BĐKH và tình hình nghiên cứu khí hậu cực đoan, các nghiên cứu sử dụng chỉ số khí
hậu cực đoan trên cơ sở các tài liệu tham khảo thu thập được cũng như tác động của
biến đổi khí hậu trong thời gian qua tại Việt Nam.
Chương 2: Số liệu và phương pháp
Trong chương này sẽ đề cập đến bộ số liệu các yếu tố khí hậu cực đoan cơ bản
là nhiệt độ và lượng mưa ở Việt Nam, phương pháp tính toán trong đề tài. Cơ sở của
việc lựa chọn sử dụng các chỉ số đánh giá biến đổi khí hậu áp dụng cho Việt Nam trên
cơ sở bộ chỉ số khí hậu của IPCC để từ đó chọn ra được bộ chỉ số thích hợp cho khu
vực Tây Bắc Bộ.
Chương 3: Kết quả và nhận xét
Trên cơ sở tính toán, phân tích các chỉ số khí hậu cực đoan phân bố theo thời
gian, không gian và đưa ra một số kết quả dự tính cực đoan khí hậu trong tương lai cho
khu vực Tây Bắc Bộ.
2