Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

K63C ngocmai bai27 sinh10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.7 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN
Ngày soạn: 10/01/2016
Người soạn: Nguyễn Thị Ngọc Mai
o
Bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI
SINH VẬT
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày được ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sinh trưởng của VSV.
- Nêu được ảnh hưởng của từng nhóm chất ức chế.
- Kể được các yếu tố vật lý chính ảnh hưởng đến sinh trưởng ở VSV
- Giải thích được cơ sở của các phương pháp bảo quản thực phẩm.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát.
- Kĩ năng học tập: đọc sách, tự học, hợp tác.
- Kĩ năng khoa học/Sinh học: quan sát, định nghĩa, làm thí nghiệm, thiết
lập mối quan hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Thái độ:
- Giải thích các hiện tượng trên cơ sở khoa học.
- Quan tâm ảnh hưởng môi trường bên ngoài đến sự phát triển của VSV.
- Sử dụng hợp lý các phương pháp bảo quản và chất bảo quản đối với thực
phẩm.
II. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy cơ bản là: Dạy học giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Thảo luận nhóm kết hợp sử dụng Phiếu học tập.
III. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu
- Một số hình ảnh, video (mẹo hay bảo quản thực phẩm).
- Phiếu học tập.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
CÁC YẾU TỐ LÝ HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VSV

Thời gian: 05 phút
Yêu cầu: Nghiên cứu SGK phần II – Tr 107, hoàn thành nội dung vào bảng
dưới đây:
Tên yếu tố
Ảnh hưởng
Ví dụ, ứng dụng
Nhiệt độ
Độ ẩm
pH
Ánh sáng


Áp suất thẩm
thấu
IV. Bài giảng.
1. Ổn định tổ chức:
2. Tiến trình bài giảng:
- Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong gia đình, nhiều khi chúng ta
không có thể sử dụng ngay lương thực, thực phẩm nhưng cứ để như vậy
thì lương thực phẩm sẽ bị hỏng, không sử dụng được. Vì vậy, người ta đã
nghĩ ra các phương pháp bảo quản thực phẩm.
 Bảo quản thực phẩm là QT xử lý thực phẩm nhằm ngăn chặn hoặc làm
chậm thức ăn hư hỏng.
- GV tổ chức trò chơi khởi động: Kể tên các phương pháp bảo quản thực
phẩm (như rau dưa, mơ mận, nho, thịt cá, nước hoa quả....).
Dùng chất bảo quản hóa học, Phơi khô, sấy khô, làm lạnh, làm đông, ướp
muối, làm siro, lên men lactic, thanh trùng, tiệt trùng, dùng chất bảo

quản...(ghi lên bảng)
- GV dẫn dắt: hầu hết các phương pháp bảo quản là nhằm hạn chế sự sinh
trưởng của VSV gây hư hỏng hoặc làm giảm hoạt động các enzim phân
hủy.
 Sự sinh trưởng của VSV chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.
Cả lớp sẽ cùng đi chứng minh nhận định này.
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm sinh trưởng của VSV.
a. Hoạt động 1 : TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT HÓA HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu HS đọc sách và dựa vào các
phương pháp bảo quản thực phẩm chia HS trả lời: có 2 nhóm chính
nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
- Các chất hóa học
của VSV.
- Các yếu tố vật lý
+ Giảng giải : chất hóa học có thế ảnh
hưởng đến VSV theo 2 chiều hướng khác HS trả lời: phải tìm hiểu
nhau, vì vậy chia thành: chất dinh dưỡng và
- Khái niệm
chất ức chế.
- Phân loại
+ Hỏi HS để nghiên cứu ảnh hưởng chất hóa
- Ảnh hưởng, ứng dụng
học cần tìm hiểu những nội dung gì.
Nhắc lại các vấn đề cần tìm hiểu.
Yêu cầu HS tìm hiểu về chất dinh dưỡng HS thảo luận nhóm trả lời
theo các nội dung ở trên.
Trình bày lại rồi chốt.
Chỉ ra: có một số chất VSV cần cho sự sinh HS trả lời: chia thành 2 nhóm

trưởng với một lượng nhỏ nhưng VSV
VSV
không tự tổng hợp được => nhân tố sinh
+ VSV nguyên dưỡng: tự tổng
trưởng ( có thể là bazo nito, các axit amin,
hợp được các chất.


vitamin...).

+ VSV khuyết dưỡng: không tự
tổng hợp được các chất

Nhận xét rồi giảng giải thêm:
- Các chủng hoang dại trong tự nhiên
thường là chủng nguyên dưỡng.
- Chủng khuyết dưỡng thường là những
chủng đột biến nuôi cấy lâu và tuyển
chọn từ các chủng nguyên dưỡng,
hoặc những chủng thích nghi cao với
môi trường giàu các chất dinh dưỡng
trong điều kiện kí sinh, hoại sinh.
- 1 VSV có thể nguyên dưỡng với nhân
tố này nhưng lại khuyết dưỡng với
nhân tố khác.
- Hiện tượng đồng dưỡng: nhiều VSV
khuyết dưỡng bổ trợ lẫn nhau, sống
trong cùng 1 môi trường.
 Diệt 1 nhóm VSV có thể dẫn đến
diệt hàng loạt VSV đồng dưỡng

với chúng.
GV hỏi : Vì sao dùng VSV khuyết dưỡng  Đưa VSV này vào TP, nếu nó
(E.coli tritophan âm) kiểm tra TP có
sinh trưởng được tức là mt có
tritophan hay không.
tritophan.
Yêu cầu HS rút ra ứng dụng
Nuôi cấy VSV: VSV khuyết
dưỡng nhân tố nào thì bổ sung
nhân tố đó vào môi trường
Chỉ ra các phương pháp bảo quản dùng chất
ức chế từ các phương pháp đã ghi trên bảng. HS thảo luận nhóm trả lời.
Yêu cầu HS thảo luận về chất ức chế (khái
niệm, phân nhóm, cơ chế, ứng dụng)
Yêu cầu HS trả lời mục lệnh.
+ Bệnh viện dùng: cồn, nước
Giave, thuốc tím, thuốc kháng
sinh.
+ nước muối gây co nguyên
sinh => VSV không phân chia
được.
+ xà phòng không phải chất
diệt khuẩn.
Tiểu kết: Chất hóa học
1. Chất dinh dưỡng
- Chất dinh dưỡng là những chất giúp VSV đồng hóa và tăng sinh khối
hoặc thu năng lượng, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt họa axit


-


-

2.
-

amin.
+ Một số chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo... :
quan trọng trong quá trình thẩm thấu, hoạt hóa enzim.
+Một số chất hữu cơ như axitamin, vitamin...: cần cho sự sinh trưởng
của vi sinh vật.
Nhân tố sinh trưởng : là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của VSV
với một lượng rất nhỏ.
Dựa vào nhân tố sinh trưởng, ta chia VSV thành 2 nhóm:
+ VSV khuyết dưỡng: không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
+ VSV nguyên dưỡng: tự tổng hợp được các chất.
Ứng dụng: Nuôi cấy VSV trong các kĩ thuật công nghệ sinh học.
Tránh cung cấp chất dinh dưỡng khi không muốn VSV sinh trưởng.
Chất ức chế
Chất ức chế là những chất hóa học ức chế sự sinh trưởng của VSV.
Cơ chế tác động và ứng dụng của từng nhóm chất: Bảng tr106 SGK.

b. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÝ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ngoài các chất hóa học, yếu tố vật lý cũng
ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV. Hãy Kể :nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh
kể tên một số yếu tố.
sáng, áp suất thẩm thấu.
Yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành

phiếu học tập, chọn 1 ứng dụng phân tích và Đại diện lên trình bày.
đưa ra 1 lời kêu gọi.
GV phân tích kĩ hơn rồi chốt lại.
Trình bày kĩ hơn về Bức xạ.
Lắng nghe
+ Bức xạ ion:( tia gamma, tia X)
phá hủy ADN của VSV
 Dùng bảo quản thiết bị y tế, thiết
bị phòng thí nghiệm, bảo quản
thực phẩm
+ Bức xạ không ion (tia tử ngoại):
kìm hãm QT sao mã và phiên mã ở VSV
 Dùng tẩy uế và khử trùng bề mặt
vật thể, dịch lỏng trong suốt và
khí.
Y êu cầu HS trả lời mục lệnh
+ nhiệt độ trong tủ lạnh 1-4o C
=> ức chế VSV
+ nhiệt độ gần với cơ thể động
vật ( 30-40 o C)
+ Độ ẩm cao tạo điều kiện hoạt
động.


+ trong sữa chua có axit lactic
=> pH thấp => ức chế VK kí
sinh gây bệnh.
Hỏi thêm:
- Tại sao cá biển để trong tủ lạnh dễ bị + VK ở biển chủ yêu thuộc
hỏng hơn cá sông.

nhóm ưa lạnh => chúng có thể
hoạt động trong tủ lạnh.
- Trong công nghệ xà phòng và chất tẩy + enzim ưa kiềm.
rửa sinh học sử dụng enzim thì enzim
có đặc tính gì?
- Tại sao phải phải đun sôi thức ăn + thức ăn sống còn tồn tại nhiều
trước khi cho vào tủ lạnh
VK hại, tuy nhiên tủ lạnh chỉ
kìm hãm sinh trưởng không
phải là phương tiện tiệt trùng
Yêu cầu HS kể thêm ứng dụng.
Tiểu kết: Yếu tố lý học (phiếu học tập số 1)
Tên yếu tố
Ảnh hưởng
Ví dụ, ứng dụng
Nhiệt độ
- Ảnh hưởng đến tốc độ các
- Dùng nhiệt độ cao
phản ứng hóa sinh trong tế
để thanh trùng và
bào, nên làm VSV sinh
nhiệt độ thấp để
sản nhanh hay chậm
kìm hãm sinh
- Nhiệt độ cao làm biến tính
trưởng ở VSV.
các loại protein, axit
- Bảo quản thực
nucleic.
phẩm trong tủ

- Chia VSV thành 4 nhóm:
lạnh.
+ Ưa lạnh.
+ Ưa ấm.
+ Ưa nhiệt.
+ Ưa siêu nhiệt.
Độ ẩm
- Hàm lượng nước quyết
- Dùng nước khống
định độ ẩm:
chế sinh trưởng ở
+ Nước là dung môi của
VSV.
các chất khoáng dinh
- Phơi khô, sấy khô
dưỡng, là yếu tố hóa học
thực phẩm.
tham gia vào thủy phân
các chất
 VK đòi hỏi độ ẩm cao.
nấm men đòi hỏi ít
nước.
nấm sợi cần độ ẩm
thấp.
pH
- ảnh hưởng tới tính thấm
- Tạo môi trường
qua màng, hoạt động
nuôi cấy thích



Ánh sáng

Áp suất thẩm
thấu

chuyển hóa vật chất trong
tế bào, hoạt tính enzim, sự
hình thành ATP...
- chia VSV thành 3 nhóm:
+ Ưa axit
+ Ưa kiềm
+ Trung tính
Tác động đến sự hình thành bào
tử sinh sản, tổng hợp sắc tố,
chuyển động hướng sáng...

Gây co nguyên sinh làm cho
VSV không phân chia được.

hợp.
- Muối dưa, ngâm
dấm

dùng bức xạ ánh sáng
tiêu diệt hoặc ức chế
VSV qua: làm biến tính
axit nucleic, ion hóa
protein...
- Tiệt trùng bằng tia

tử ngoại...
ướp muối,ngâm đường,
rửa ra quả bằng nước
muối hoặc thuốc tím, làm
siro...

IV. Tổng kết
1. Tổng hợp lại toàn bộ nội dung
2. Yêu cầu HS ứng dụng hiểu biết vào cuộc sống (biện pháp thay các
chất bảo quản hóa hoc,...)
3. Củng cố:
- Cho HS xem video mẹo hay bảo quản thực phẩm.
- Giới thiệu thực phẩm không được bảo quản trong tủ lạnh: cà phê, cà
chua, khoai tây, bánh mì, tỏi, ớt, dưa hấu, mật ong..
 Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã học để giải
thích.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×