Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thông tin bđs tại thị trấn hòa mạc – duy tiên – hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.67 KB, 11 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
========o0o========

Sinh viên: Phạm Thị Cúc Phương

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THÔNG TIN BĐS TẠI THỊ TRẤN HÒA MẠC – DUY TIÊN –
HÀ NAM
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số:

Sinh viên: Phạm Thị Cúc Phương

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đào Mạnh Hồng

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đồ án này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS.
Đào Mạnh Hồng – Giảng viên Khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
viết Đồ ántốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản lý đất đai,
Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến
thức trong những năm em sống và học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình thực hiện đồ án tốt
nghiệp mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc
và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân Thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy


Tiên, tỉnh Hà Nam cùng với các cán bộ Địa chính địa phương đã cho phép và
tạo điều kiện thuận lợi để em thu thập tài liệu, số liệu tại Ủy ban Nhân dân
Thị trấn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị Ủy ban
Nhân dân thị trấn Hòa Mạc luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công
tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Phạm Thị Cúc Phương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu, yêu cầu .............................................................................................. 3
2.1. Mục tiêu ......................................................................................................... 3
2.2. Yêu cầu .......................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4
1.1. Bất động sản ................................................................................................... 4
1.1.1.Giới thiệu về bất động sản ............................................................................ 4
1.1.2. Tổng quan về công tác quản lý BĐS trên thế giới ........................................ 8

1.1.3.Công tác quản lý đất đai và BĐS ở Việt Nam ............................................... 13
1.2.Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geography Information System) ...................... 14
1.2.1.Các định nghĩa về GIS .................................................................................. 14
1.2.2.Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin địa lý ........................................... 15
1.2.3.Chức năng của GIS ....................................................................................... 16
1.2.4. Mô hình dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý .............................................. 17
1.2.5. Nhiệm vụ của GIS ....................................................................................... 18
1.2.6. Tình hình ứng dụng công nghệ GIS của thế giới và Việt Nam ..................... 21
1.2.7. Đặc điểm và tính ưu việt của GIS ................................................................ 24
1.3. Giới thiệu cơ bản về phần mềm MicroStation V8 XM Edition ........................ 25
1.4. Giới thiệu cơ bản về phần mềm ArcGIS ......................................................... 26
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 27
2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 27


2.1.1.Nghiên cứu tài liệu có liên quan .................................................................... 27
2.1.2.Thu thập số liệu, tài liệu ................................................................................ 27
2.1.3.Xây dựng cơ sở dữ liệu ................................................................................. 27
2.1.4.Quản lý và cung cấp thông tin BĐS .............................................................. 28
2.2.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu ............................................. 28
2.2.2.Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu ......................................... 29
2.2.3.Phương pháp phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu đất đai ................................ 29
2.2.4.Một số phương pháp khác ............................................................................. 29
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 30
3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ................................................................... 30
3.1.1.Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 30
3.1.2. Các nguồn tài nguyên. ................................................................................. 31
3.1.3.Thực trạng môi trường .................................................................................. 32
3.1.4.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................ 33

3.1.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................................................ 36
3.1.6. Thực trạng phát triển đô thị .......................................................................... 37
3.1.7.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................... 37
3.1.8.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội . 42
3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu ................................................................................... 43
3.2.1. Thu thập dữ liệu điều tra cơ bản ................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 78
1.Kết luận .............................................................................................................. 78
2.Kiến nghị ............................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 80


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

BĐS

Bất động sản

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DBMS

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

GCN


Giấy chứng nhận

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

LMIS

Hệ thống thông tin quản lý đất đai

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TW

Trung Ương

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số, số hộ, quy mô hộ Thị trấn Hòa Mạc năm 2014

3


Bảng 3.2: Các đối tượng trong lớp dữ liệu

52

Bảng 3.3: Các trường thuộc tính của lớp thửa đất

59

Bảng 3.4: Các trường thuộc tính của lớp giao thông

66

Bảng 3.5: Các trường thuộc tính của lớp thủy hệ

67

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Ngân hàng dữ liệu đất đai – Thụy Điển

12

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý

14

Sơ đồ 3.1: Xây dựng hệ thống thông tin BĐS


45

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin địa lý
Hình 1.2: Hình minh họa về phân tích liền kề trong GIS
Hình 1.3: Hình minh họa quá trình chồng xếp các lớp dữ liệu
Hình 1.4:Ứng dụng công nghệ GIS trên thê giới
Hình 3.1: Ghép các mảnh bản đồ địa chính
Hình 3.2: Kết nối các thư mục cần làm việc
Hình 3.3: Tạo Geodatabase
Hình 3.4: Tạo Feature Dataset
Hình 3.5: Tạo Feature Class
Hình 3.6: Load dữ liệu
Hình 3.7: Hộp thoại Simper Data Loader
Hình 3.8: Hộp thoại Simper Data Loader
Hình 3.9: Hộp thoại Query Data
Hình 3.10: Hộp thoại Add Data
Hình 3.11: Giao diện ArcToolbox
Hình 3.12: Hộp thoại Feature To Polygon
Hình 3.13: Cơ sở dữ liệu không gian lớp thửa đất
Hình 3.14: Hộp thoại Add Field
Hình 3.15: Joins and Relates
Hình 3.16: Hộp thoại Join Data
Hình 3.17: Thông tin thuộc tính lớp thửa đất
Hình 3.18: Cơ sở dữ liệu không gian lớp giao thông
Hình 3.19: Cơ sở dữ liệu không gian lớp thủy hệ

Hình 3.20: Cửa sổ Indentify
Hình 3.21: Hộp thoại Select By Attribute
Hình 3.22: Truy vấn CSDL thuộc tính
Hình 3.23: Lọc những đối tượng thỏa mãn điều kiện cho trước
Hình 3.24: Hộp thoại Select By Location
Hình 3.25: Truy vấn CSDL không gian
Hình 3.26: Cửa sổ ArcToolbox
Hình 3.27: Hộp thoại Buffer
Hình 3.28: Khoanh vùng dữ liệu không gian
iv

16
20
21
23
46
49
50
51
53
53
54
55
55
56
57
57
58
61
62

63
65
66
67
68
69
71
72
72
73
74
74
75


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử loài người từ thời kỳ mông muội đến văn minh hiện đại ngày
nay có ba yếu tố nổi lên rõ rệt là: tri thức - sức lao động - quản lý. Trong ba
yếu tố này, quản lý được xem là sự kết hợp giữa tri thức và sức lao động. Nếu
kết hợp tốt thì xã hội phát triển và ngược lại. Sự kết hợp đó trước hết được
biểu hiện ở cơ chế, chế độ, chính sách, biện pháp quản lý và ở nhiều khía
cạnh tâm lý xã hội. Quản lý xã hội là một yếu tố hết sức quan trọng không thể
thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của
quản lý càng lớn và nội dung của quản lý càng phức tạp.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có giới hạn về không gian nhưng lại
vô hạn về thời gian nếu được sử dụng hợp lý, cải tạo bồi dưỡng thường xuyên
thì giá trị mà đất mang lại ngày càng tăng. Hiến Pháp năm 2013 quy định
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Hoạt động
quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động chủ quan của con người. Vì vậy, con

người trước hết phải nhận thức đầy đủ các quy luật kinh tế, xã hội và quy luật
tự nhiên để góp phần vào việc quản lý sử dụng đất. Đối tượng quản lý nhà
nước về đất đai là toàn bộ vốn đất đai của Nhà nước trong phạm vi ranh giới
quốc gia và đến từng chủ sử dụng đất. Quản lý nhà nước về đất đai nhằm sử
dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà vẫn bảo vệ
được môi trường.
Công tác quản lý đất đai của Việt Nam đến nay vẫn còn nhiều vấn đề
cần phải nghiên cứu hoàn thiện và hiện đại hoá. Quản lý đất đai tốt sẽ làm cho
thị trường bất động sản (BĐS) phát triển càng mạnh và hoạt động giao dịch
của thị trường BĐS càng minh bạch.
BĐS bao gồm đất đai, vật kiến trúc và các bộ phận không thể tách rời
khỏi đất đai và vật kiến trúc, cùng với những thứ dùng để nâng cao giá trị sử

1


dụng của bất động sản như hàng rào, cây cối và các trang thiết bị cấp thoát
nước, cấp điện, vệ sinh, thông gió, thang máy, phòng cháy, thông tin,v.v…
BĐS ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một nguồn vốn, nguồn tài
nguyên để nhà nước và nhân dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó
BĐS thực sự ngày càng có giá trị. Tuy nhiên, việc quản lý BĐS còn nhiều bất
cập, nhiều vướng mắc do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
cách thức quản lý là nguyên nhân chủ yếu. Thực tiễn cho thấy với cách thức
quản lý như hiện nay thì chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với tổng diện tích tự
nhiên là 184,26 ha, từ những điều kiện sẵn có về nguồn lực, Thị trấn Hòa Mạc
đang dần khẳng định vị trí của mình đối với sự phát triển trên địa bàn huyện,
tỉnh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng về dân số và kinh tế thì
thị trường bất động sản tại đây diễn ra khá sôi động, tuy nhiênThị trấn Hòa

Mạc chưa có sàn giao dịch BĐS, các giao dịch chủ yếu phát triển theo dạng
môi giới do vậy mà người sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm
kiếm thông tin. Gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội là sự bùng nổ của
cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin. Công nghệ
thông tin đã thâm nhập vào đa số các lĩnh vực của cuộc sống, kể cả trong lĩnh
vực quản lý thông tin BĐS. Do vậy, để quản lý thông tin BĐS thì việc xây
dựng cơ sở dữ liệu tại địa bàn này là một việc làm cần thiết.
Xuất phát từ thực tế quản lý đất đai tại Thị trấn Hòa Mạc cùng với nhu
cầu tìm kiếm thông tin BĐS cho thấy cần có một hệ thống thông tin BĐS
phục vụ nhu cầu quản lý và sử dụng. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý
thông tin BĐS tại thị trấn Hòa Mạc – Duy Tiên – Hà Nam

2


2. Mục tiêu, yêu cầu
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng địa bàn nghiên cứu.
- Thu thập, phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin BĐS trên nền
tảng ArcGIS.
- Ứng dụng cơ sở dữ liệu trong quản lý thông tin BĐS tại Thị trấn Hòa
Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
2.2. Yêu cầu
- Thu thập số liệu Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010- 2020 của Thị
trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Thu thập bản đồ địa chính Thị trấn Hòa Mạc dạng file số.
- Thu thập nguồn tài liệu phát triển kinh tế - xã hội tại Thị trấn Hòa
Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Thu thập số liệu về dân cư, dân số, báo cáo dân số giai đoạn 2010 –

2015.
- Điều tra thực địa thông tin phục vụ cho thị trường bất động sản như:
vị trí, giá đất, điều kiện an ninh, môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ thị trường bất động sản trên
nền tảng ArcGIS.
- Cấu trúc hệ thống thông tin BĐS phải đầy đủ, hợp lý, có tổ chức và
đáp ứng được mục đích sử dụng.Phải có sự liên kết tốt giữa dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính.
- Hệ thống thông tin BĐS phải đảm bảo thống nhất khi chia sẻ cho các
đối tượng sử dụng hoặc hiệu chỉnh từ các nguồn khác nhau.

3



×