Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

sự va chạm giữa các nền văn minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.3 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

A.

GIỚI THIỆU CHUNG

Chủ đề nghiên cứu về các nền văn minh không còn xa lạ đối với chúng ta.
Trên thế giới có rất nhiều các học giả nổi tiếng đã dày công nghiên cứu về chúng,
một trong số những học giả có nghiên cứu sâu sắc về văn minh không thể không
nhắc đến Samuel P.Hungtington. Ông giải thích lý thuyết của mình trong
cuốn sách “Sự va chạm của các nền văn minh và Xây dựng lại trật tự thế giới”
xuất bản năm 1996.
Qua nhiều năm đến nay cuốn sách vẫn được nhiều đọc giả đón nhận. Thêm
vào đó, không chỉ thế giới mà ở Việt Nam đã có rất nhiều đề tài bàn về những
quan điểm của Hungtington đưa vào cuốn sách. Đây thật sự là một cuốn sách
đáng để đầu tư thời gian để tìm hiểu cũng như để hiểu hơn về các nền văn minh
nhân loại.

I. Một số nét khái quát về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời
1. Tác giả
Samuel P. Huntington sinh ngày 18 tháng 4 năm 1927 tại New York.


Ông đã từng học tại Đại học Yale, lấy bằng thạc sĩ khoa học chính trị tại đại học
Chicago năm 1948, lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard năm 1951.
Ông là giáo sư của trường Đại học Weatherhead III (USA), Chủ tịch Viện Hàn
lâm Harvard nghiên cứu về quốc tế, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quan hệ
quốc tế và là Chủ tịch khoa nghiên cứu về chính phủ.
Những năm 1977, 1978 Huntington làm việc tại Nhà Trắng với tư cách là điều
phối viên của dự án an ninh cho Hội đồng an ninh quốc gia.
Trong hai năm 1986, 1987 ông là Chủ tịch Hội Khoa học Chính trị Hoa Kỳ. Ông


còn là người sáng lập và là Tổng biên tập trong nhiều năm liền của tờ Tạp chí
Foreign Policy.
Với tư cách là nhà nghiên cứu chính trị và chiến lược, Huntington quan tâm nhiều
đến các lĩnh vực an ninh quốc gia; dân chủ và sự phát triển ở những nước kém
phát triển; văn hoá trong chính trị và bản sắc dân tộc của nước Mỹ.
Huntington có nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực trên được đăng trên
các tạp chí của Mỹ như: Quân nhân và nhà nước (The Soldier and The State), Lý
thuyết và quan điểm chính trị của quan hệ dân sự - quân đội (The Theory and
Politics of Civil – Military) 1957; Trật tự chính trị trong xã hội thay đổi (Political
Order in Changing Societies) 1968; Làn sóng thứ ba: Dân chủ hoá cuối thế kỷ XX
(The third wave: Democratization in the late Twentieth Century) 1991; Sự va 9
chạm của các nền văn minh và trật tự thế giới, (The Clash of Cilivizations and the
Remaking of World Order) 1996… .
2. Tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”
Cuốn sách có nguồn gốc từ một bài báo có tên “Sự va chạm của các nền
văn minh” đăng trên Tạp chí Foreign Affairs, số 3, năm 1993. Sau khi bài báo
được đăng, đã được sự chú ý của đông đảo các học giả và được đưa ra bàn luận.
Từ việc tổng hợp chi tiết các cuộc tranh luận, Huntington đã đi sâu phân tích và
viết lại thành một quyển sách dày 367 trang với tựa đề “The Clash of
Civilizations and the Remaking of World Order” (Sự va chạm của các nền văn
minh và việc tái thiết lập trật tự thế giới) xuất bản năm 1996.
Ở Việt Nam, tác phẩm này được nhóm dịch giả Nguyễn Phương Sửu,
Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Phương Nam, Lưu Ánh Tuyết nhà xuất bản Lao động
ấn hành năm 2003 với tiêu đề “Sự va chạm của các nền văn minh” .


3. Bối cảnh ra đời tác phẩm.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trên thế giới đã diễn ra những biến đổi
lớn về mọi phương diện cả kinh tế, chính trị, xã hội.
Thứ nhất, về chính trị: sự khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa xã hội nói chung

và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô nói
riêng đã và đang tác động nghiêm trọng đến cục diện chính trị thế giới. Sự kiện
này dẫn đến ba hệ quả trực tiếp đó là: sự sụp đổ của trật tự thế giới cũ - trật tự
Ianta và sự hình thành những quan điểm về trật tự thế giới mới; nhiều liên kết
chính trị trước đây dựa trên nền tảng hệ tư tưởng mất đi và các liên kết chính trị
quốc tế mới đang hình thành; sự khủng hoảng về bản sắc, xác định các giá trị cá
nhân và vấn đề quay trở lại chủ nghĩa dân tộc.
Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại diễn ra như vũ bão nhất là
cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm cho thế giới trở nên
nhỏ bé hơn, thế giới được coi như một “ngôi làng toàn cầu”. Đây cũng là một lý
do dẫn tới sự xuất hiện những tư tưởng “xung đột văn minh”. Phải chăng cuộc
cách mạng thông tin, quá trình toàn cầu hoá về kinh tế làm cho con người có nhu
cầu khẳng định và bảo vệ bản sắc riêng của mình. Cách mạng thông tin làm cho
mỗi hành vi đơn lẻ có giá trị toàn cầu, điều mà T. L. Friedman gọi là “toàn cầu
hoá cá nhân”.
Thứ ba, quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá, trước hết trên lĩnh vực kinh tế đang
diễn ra mạnh mẽ tác động sâu sắc tới mọi mặt của thế giới, quá trình này đang bị
chi phối bởi các nước phát triển và các tập đoàn xuyên quốc gia. Quá trình quốc
tế hoá kinh tế đã đưa đến hệ quả chính trị - xã hội và quan hệ quốc tế là: chủ
nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống toàn thế giới của một nhóm nhỏ các nước
phát triển áp bức các nước kém phát triển và dùng sức mạnh tài chính để thống trị
đại đa số nhân dân thế giới. Hệ quả chính trị rõ ràng nhất của quá trình toàn cầu
hóa này là: các nước tư bản phát triển đang ra sức bành trướng các quan hệ tư bản
chủ nghĩa ra toàn thế giới và thiết lập hệ thống phân công lao động thế giới theo
mô hình “trung tâm - ngoại vi” do họ là trung tâm phần còn lại của thế giới là
ngoại vi; ngược lại, các nước đang phát triển và chậm phát triển đang nỗ lực tranh
thủ quá trình toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện kiểu phát triển rút ngắn và phấn
đấu cho một hệ thống phân công lao động thế giới và hệ thống quan hệ quốc tế
dân chủ và bình đẳng; các nước lớn vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, cạnh
tranh quyết liệt với nhau trong việc đấu tranh để hình thành “trật tự thế giới mới”

thay thế cho “trật tự hai cực” đã tan vỡ cùng với sự sụp đổ của Liên Xô. Mỹ
muốn “trật tự đơn cực” do Mỹ làm bá chủ. Các nước khác, nhất là Nga, Trung


Quốc, EU, Ấn Độ…muốn “trật tự đa cực” mà bản thân họ cũng là các cực đối
trọng với Mỹ.
Thứ tư, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy
đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố xảy ra nhiều nơi với tính chất
phức tạp ngày càng tăng. Quá trình toàn cầu hoá, bên cạnh tăng thêm quan hệ hợp
tác, hiểu biết giữa các quốc gia dân tộc cũng làm nảy sinh sự thức tỉnh về lợi ích
của các quốc gia dân tộc. Cộng với sự phát triển của chủ nghĩa bá quyền, mưu
toan làm bá chủ thế giới của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã đẩy xung đột
trong xã hội diễn ra dưới những màu sắc dân tộc, tôn giáo, sắc tộc với những quy
mô, phạm vi, mức độ căng thẳng, quyết liệt khác nhau.
II. Quan điểm về văn minh của Hungtington.
Có thể thấy, trong tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”
Huntington không đưa ra một khái niệm đầy đủ về văn minh cũng không bàn sâu
khái niệm văn minh theo nghĩa phổ thông thường thấy mà ông chỉ đề cập và phân
tích khái niệm này trong mối tương quan với chính trị học, nhất là chính trị học
gắn với thực tiễn giai đoạn cuối thế kỷ XX. Bản chất, diện mạo, những yếu tố của
nền văn minh được Huntington phân tích qua các điểm chính như sau:
Thứ nhất, ông cho rằng văn minh được các nhà tư tưởng Pháp đưa ra từ thế kỷ
XVIII để đối lập với “man rợ”, xã hội văn minh khác xã hội nguyên thủy vì nó
được ổn định, đô thị hoá và có học vấn. Khái niệm văn minh được hiểu theo
nghĩa số nhiều tức là các nền văn minh.
Thứ hai, ông phân chia các nền văn minh khác nhau căn cứ vào rất nhiều đặc
điểm như chủng tộc, ngôn ngữ, lịch sử, lối sống, huyết thống, tín ngưỡng, văn
hóa... “Văn minh có thể là một sự hoà trộn phức tạp các mức cao của đạo đức, tôn
giáo, học vấn, nghệ thuật, triết học, công nghệ, phồn thịnh và có thể còn nhiều tố
chất khác”, nhưng theo ông yếu tố quan trọng nhất là tôn giáo. Ông cho rằng,

những nền văn minh lớn trong lịch sử nhân loại thường hiện diện trong mối quan
hệ chặt chẽ với các tôn giáo lớn của thế giới ví dụ như Thiên chúa giáo gắn với
văn minh phương Tây, Khổng giáo gắn với văn minh Trung Hoa, đạo Hồi gắn với
văn minh Hồi giáo... Những người khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ và lịch sử
nhưng có thể rất đoàn kết với nhau do cùng chung tôn giáo. Ngược lại, những
người khác nhau về tôn giáo rất có thể xung đột dữ dội với nhau mặc dù họ cùng
chủng tộc với nhau.
Thứ ba, văn minh mang tính toàn diện, có nghĩa là người ta không thể hiểu đầy
đủ một thành tố của văn minh mà không xem xét quan hệ của nó trong tổng thể


của nền văn minh bao trùm. Khái niệm văn minh rộng hơn khái niệm văn hoá, do
đó, khi xem xét một nền văn minh chúng ta phải xem xét trong phạm vi phổ quát
của nó. Theo Huntington, các nền văn minh không có ranh giới hữu hình, không
có điểm xuất phát và điểm kết thúc một cách rành mạch như ranh giới địa lý, lãnh
thổ hay lịch sử. Đường ranh giới giữa các nền văn minh không thực sự rành mạch
nhưng có thực.
Thứ tư, nền văn minh không phải là cái cố định, bất biến, nó có thể chết nhưng
cũng có thể sống rất lâu; chúng tiến hoá, điều chỉnh, biến đổi tùy theo các điều
kiện xã hội cụ thể. So với các thể chế chính trị hay các nhà nước thì nền văn minh
thường tồn tại dài hơn. Văn minh phương Tây, văn minh Hồi giáo, Trung Hoa…
là những nền văn minh như vậy, có nhiều thể chế chính trị đã ra đời, lụi tàn và thể
chế khác hình thành trên nền văn minh đó. Văn minh Khổng giáo kéo dài hơn hai
nghìn năm và nó chứng kiến rất nhiều những thể chế chính trị của Trung Quốc
trên đó.
Thứ năm, nền văn minh khác nhà nước, chúng không mang các bản chất, chức
năng như nhà nước. Nhà nước là các thực thể chính trị cấu thành của các nền văn
minh. Một nền văn minh có thể chứa đựng một hoặc nhiều đơn vị chính trị. Các
đơn vị này có thể là các bang, tiểu bang, các bộ tộc, dân tộc hay các nhà nước.
Nhật Bản, Ấn Độ là một nền văn minh và đồng thời là một nhà nước. Các nền

văn minh còn lại như phương Tây, Chính thống, Hồi giáo, Khổng giáo, Mỹ
Latinh có nhiều hơn một nhà nước.
Diện mạo của các nền văn minh được Hutington xác định ở năm đặc điểm
trên nhưng xuyên suốt tác phẩm ta thấy ông nhấn mạnh đặc điểm thứ hai đó là tôn
giáo. Các nền văn minh khác nhau là do theo các tôn giáo khác nhau, xung đột
giữa các nền văn minh cũng là xung đột tôn giáo, liên kết quốc tế cũng được hình
thành chủ yếu dựa trên sự tương đồng về tôn giáo.

B.

NỘI DUNG

Phần I MỘT THẾ GIỚI CÁC NỀN VĂN MINH.
Chương 1. Kỷ nguyên mới trên thị trường quốc tế.
Chương 2. Các nền văn minh trong lịch sử và đương đại.
Chương 3. Một nền văn minh phổ cập? Hiện đại hóa và phương Tây hóa.
Ở phần I, xuyên suốt ba chương đầu của cuốn sách tác giả bàn về bản chất các
nền văn minh, quan hệ giữa các nền văn minh và phản ứng của các nền văn minh


khác đối với nền văn minh phương Tây. Phần này đặc biệt đề cập đến diện mạo
mới của nền văn minh nhân loại. Cùng với đó là sự xuất hiện của nền chính trị
toàn cầu vừa đa cực vừa đa văn minh. Theo đó, các quốc gia có văn hoá giống
hoặc tương đồng sẽ ngày càng gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau phát triển. Sự
thay đổi trong hàng loạt lĩnh vực, như ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa,…cũng được
tác giả đề cập khi cán cân thăng bằng giữa các nền văn minh đang thay đổi. Tác
giả còn đưa ra nhận định: “các xung đột trong tương lai sẽ được châm ngòi bằng
những yếu tố văn hoá chứ không phải kinh tế hay ý thức hệ tư tưởng. Những
xung đột nguy hiểm nhất sẽ xảy ra ở những phân giới sai lệch nhất giữa các nền
văn minh”.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới bị phân chia thành Thế giới thứ
Nhất, Thế giới thứ Hai và Thế giới thứ Ba. Tuy nhiên, cách phân chia đó không
còn thích hợp nữa. Hungtington cho rằng sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu phân nhóm
các nước theo các tiêu chí văn hóa và văn minh chứ không căn cứ vào hệ thống
chính trị hay kinh tế, hoặc theo trình độ phát triển kinh tế của chúng.
Ông nhận định văn minh là một thực thể văn hóa nào đấy. Làng xóm, khu
vực, nhóm sắc tộc, dân tộc, cộng đồng tôn giáo, tất cả đều mang sắc thái văn hóa
đặc thù của mình, phản ánh những mức độ khác nhau của tính không đồng nhất
về văn hoá. Về văn hóa, một làng phía Nam có thể khác với một làng phía Bắc
Italia, song chúng vẫn là những xóm làng Italia, bạn không thể lẫn lộn chúng với
những xóm làng người Đức. Về phần các nước Châu Âu có những đặc tính văn
hóa chung phân biệt chúng với thế giớl Trung Quốc hay Ảrập.
Vậy bản chất của vấn đề là vì thế giới Phương Tây, vùng Ảrập và Trung
Quốc không phải là những phần của một cộng đồng văn hóa lớn hơn. Chúng là
những nền văn minh. Có thể xác định văn minh là một cộng đồng văn hóa cao
nhất, là trình độ cao nhất của tính đồng nhất văn hóa của con người. Cấp độ tiếp
theo sẽ là những gì phân biệt loài người với các loài động vật khác. Các nền văn
minh được xác định bởi sự hiện hữu những nhân tố chung khách quan như ngôn
ngữ, lịch sử, tôn giáo, phong tục, thể chế và cả bởi những đặc tính chủ thể của
con người.
Nền văn minh có thể bao hàm một lượng người đông như Trung Quốc mà
như Lucian Pye đã nói, đó là một nền văn minh đóng vai trò nhà nước, hoặc một
nhóm người rất nhỏ như cộng đồng người Carribe nói tiếng Anh. Một nền văn


minh có thể bao hàm một số nhà nước dân tộc như các nền văn minh Phương
Tây, Mỹ Latinh, Ảrập, hoặc có thể chỉ gồm một nhà nước như nền văn minh Nhật
Bản. Rõ ràng, các nền văn minh có thể bị pha trộn, chồng lấn lẫn nhau và bao
gồm nhiều tiểu văn minh. Nều văn minh Phương Tây có hai biến thể chủ yếu
châu Âu và Bắc Mỹ, còn nền văn minh Hồi giáo thì có các tiểu văn minh Ảrập,

Thổ Nhĩ Kỳ và Mã Lai. Dầu sao, các nền văn minh cũng là những chỉnh thể xác
định và những ranh giới giữa chúng tuy ít khi rạch ròi nhưng có thực. Các nền
văn minh rất năng động với những bước thăng trầm, tách nhập.
Ở Phương Tây người ta cho rằng nhà nước dân tộc là những nhân vật chủ
yếu trên sân khấu quốc tế. Nhưng chúng đóng vai trò này chỉ trong mấy trăm
năm. Một phần lớn lịch sử loài người là lịch sử các nền văn minh. Theo tính toán
của A. Toynbee, lịch sử loài người đã biết tới 21 nền văn minh.
Nói tóm lại, thế giới hậu Chiến tranh Lạnh là thế giới của bảy hoặc tám nền
văn minh lớn. Những tương đồng và khác biệt về văn hóa sẽ định hình quyền lợi,
sự đối kháng và liên kết của các quốc gia. Những cuộc xung đột cục bộ có chiều
hướng leo thang thành chiến tranh thường là những xung đột giữa các quốc gia có
nền văn minh khác nhau. Các phương thức phát triển kinh tế và chính trị thống trị
cũng khác nhau từ nền văn minh này sang nền văn minh khác. Những vấn đề
quốc tế mấu chốt cũng kéo theo những bất đông giữa các nền văn minh khác
nhau. Sức mạnh lâu nay vẫn thuộc nền văn minh phương Tây giờ đây đang
chuyển sang các nền văn minh phi phương Tây. Cũng từ đó chính trường quốc tế
trở nên đa cực và đa văn minh.
Sau cùng, các học giả nói chung đồng ý với nhau trong cách xác định các
nền văn minh lớn trong lịch sử mà thế giới tồn tai trên đó. Các nền văn minh
đương đại bao gồm:
Văn minh Trung Hoa. Tất cả các học giả thừa nhận sự tồn tại hoặc một nền văn
minh Trung Hoa độc nhất có từ 1500 TCN và có thể trước đó một nghìn năm,
hoặc hai nền văn minh Trung Hoa kế tiếp nhau trong những thế kỷ đầu của kỷ
nguyên Cơ đốc giáo.
Nhật Bản. Hầu hết các học giả nhìn nhận Nhật bản là một nền văn minh riêng có
cội nguồn từ nền văn minh Trung Hoa, xuất hiện từ 100 đến 400 năm sau CN.
Hindu. Một hoặc nhiều nền văn minh kế tiếp nhau đã tồn tại trên Tiểu lục địa Ấn
Độ ít nhất từ 1500 năm TCN. Người ta thường nói đến nền văn minh này là nền



văn minh Ấn Độ, hoặc Ấn Độ giáo- trở thành trung tâm của nền văn hóa Tiểu lục
địa này kể từ thiên niên kỷ thứ hai TCN.
Hồi giáo. Tất cả các học giả lớn đểu công nhận sự tồn tại của một nền văn minh
Hồi giáo. Xuất xứ từ bán đảo A rập vào thế kỷ VII sau CN, Hồi giáo nhanh chóng
lan tràn qua Bắc Phi và Đông Nam Á.
Chính thống giáo. Một số học giả phân biệt một nền văn minh Chính thống giáo
riêng biệt có trung tâm ở Nga tách biệt khỏ Cơ đốc giáo phương Tây do hàm
lượng văn minh Byzantin, tôn giáo rõ nét, 200 năm thống trị của Tatar, chủ nghĩa
chuyên quyền và ít tiếp xúc với các sự kiện khác của trung Tây Âu.
Mỹ Latinh. Nền văn minh Mỹ Latinh có bản sắc khác biệt rõ nét so với phương
Tây. Có thể coi Mỹ Latinh hoặc là nền văn minh nằm trong nền văn minh phương
Tây hoặc một nền văn minh riêng biệt liên quan chặt chẽ với nền văn minh
phương Tây, nhưng bị chia rẽ về quan điểm coi nó có thuộc nền văn minh
phương Tây không.
Châu Phi (có khả năng). Hầu hết các học giả lớn về văn minh trừ Braudel không
thừa nhận có một nền văn minh châu Phi rõ rệt.
Phần II. THAY ĐỔI CÁN CÂN GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH.
Chương 4. Sự thoái trào của phương Tây: sức mạnh, văn hóa và quá trình bản
địa hóa.
Chương 5. Kinh tế, dân số và các nền văn minh cạnh tranh.
Tiếp sau, ở phần II là hướng phân tích mới về cán cân thăng bằng giữa các
nền văn minh đang thay đổi: ảnh hưởng của phương Tây sẽ ngày càng suy giảm
trong khi các nền văn minh châu Á đang bành trướng sức mạnh kinh tế, quân sự
và chính trị. Và sự biến đổi lớn giữa các nền văn minh lớn của thế giới trên nhiều
phương diện.
Sức mạnh của phương Tây: Sự thống trị và suy thoái.
Sự sụp đổ của Liên Xô đã loại bỏ một thách thức lớn nhất đối với phương Tây,
thế giới đã và sẽ được định hình bởi những mục đích, ưu tiên, và lợi ích của
những nước phương Tây chủ đạo, và có thể thỉnh thoảng có sự tham gia của Nhật
Bản.



Phương Tây là nền văn minh duy nhât có nhiều sự quan tâm tới các nền văn minh
hay các khu vực khác và có khả năng gây ảnh hưởng về chính trị, kinh tế và an
ninh đối với mọi nền văn minh hay khu vực khác.
Xã hội thuộc các nền văn minh khác thường cần sự trợ giúp của phương Tây
nhằm thực hiện mục tiêu và bảo vệ quyền lợi của họ, các nước phương Tây có:
- Sở hữu và vận hành hệ thống ngân hàng quốc tế.
- Kiểm soát tất cả các loại ngoại tệ mạnh.
- Là những khách hàng chủ yếu của thế giới.
- Cung cấp phần lớn sản phẩm của thế giới.
- Thống trị thị trường vốn quốc tế.
- Tạo ra ảnh hưởng đáng kể về đọa đức trong nội bộ nhiều xã hội.
- Có khả năng tiến hành can thiệp quân sự với quy mô lớn
- Kiểm soát các tuyến hàng hải
- Thống lĩnh ngành công nghiệp vũ trụ.
- Thống linh giao thông liên lạc quốc tế.
- Thống lĩnh ngành công nghiệp vũ khí kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, trong bức tranh tương phản về vị thế của phương Tây. Sự thống lĩnh
của phương Tây suy giảm, phần lớn sức mạnh của nó đơn giản sẽ biến mất và
phần còn lại sẽ bị phân tán theo từng khu vực giữa các nền văn minh lớn và các
quốc gia hạt nhân của chúng. Những sự chuyển dịch về sức mạnh của các nèn văn
minh đang mang lại và sẽ mang lại sự hồi sinh và khẳng định mạnh mẽ về văn
hóa của các xã hội ngoài phương Tây và ngày càng dẫn dễn sự bài trừ văn hóa
phương Tây.
Sự đi xuống của phương Tây có ba đặc điểm chính.
1. Là một quá trình diễn ra chậm chạp. Sự hình thành của các cường quốc
phương Tây mất 400 năm. Sự xuống dốc của nó có thể cũng có thể cũng sẽ
kéo dài như vậy.
2. Sự đi xuống không theo một đường thẳng, nó diễn ra rất bất thường với

những lúc tạm ngưng, đảo ngược.
3. Sức mạnh là khả năng của một người hay một nhóm người làm thay đổi
hành vi của một người hay một nhóm người khác.
Sự khẳng định của người châu Á.


Phát triển kinh tế của vùng Đông Á thật sự là tiến triển có ý nghĩa của thế giới
trong nủa sau thế kỷ XX. Sự phát triển này đang làm thay đổi cán cân lực lượng
giữa châu Á và phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Khi người châu Á càng thành công về kinh tế, họ không ngần ngại khẳng định
tính đặc thù của văn hóa và càng quảng bá cho tính siêu việt của hệ giá trị và lối
sống của ho đối với xã hội phương Tây cũng như các xã hội khác.
Xã hội châu Á ngày càng có khả năng kháng cự lại sức ép của Mỹ và các nước
phương Tây khác.
Phục sinh của Hồi giáo
Rất đông người Hồi giáo gần như nhất loạt hướng về Hồi giáo để khẳng định bản
sắc và tìm lấy ý nghĩa, sự ổn định, phát triển, sức mạnh và hi vọng, niềm hi vọng
được kết tinh trong khẩu hiệu “Hồi giáo là giải pháp”.
Sự phục sinh của Hồi giáo là một nỗ lực của người Hồi giáo nhằm đạt mục đích
này. Đó là một phong trào chính trị, xã hội, văn hóa và trí thức rộng rãi của thế
giới Hồi giáo.
Sự hồi sinh của Hồi giáo cũng là một “sản phẩm của phương Tây đang suy thoái
về sức mạnh và uy tín..Khi phương Tây từ bỏ toàn bộ uy lực của mình thì các
thiết chế và lý tưởng của nó cũng đồng thời thời đánh mất ánh hào quang.”
Những thách thức đang thay đổi
Sự bùng nổ kinh tế châu Á cũng sẽ suy giảm khoảng đầu thế kỷ XXI.
Vào một thời điểm nào đó phong trào phục sinh Hồi giáo cũng sẽ phai nhạt và
chìm vào lịch sử. Vào lúc đó, vị trí của các chiến sỹ Hồi giáo tiên phong, chiến
binh Hồi giáo và di dân sẽ không còn, và xung dột ở mức độ cao trong lòng Hồi
giáo và giữa người Hồi giáo với các cộng đồng khác cũng sẽ giảm đi. Quan hệ

giữa Hồi giáo và phương Tây vẫn không gần gữi những sẽ ít xung đột hơn và
chiến tranh nửa vời có khả năng nhường chỗ cho một cuộc Chiến tranh Lạnh,
thậm chí hòa bình lạnh.
Phần III. TRẬT TỰ MỚI CỦA CÁC NỀN VĂN MINH
Chương 6. Tái định hình nền chính trị toàn cầu bằng văn hóa
Chương 7. Nhà nước chủ chốt, vòng tròn đồng tâm và một trật tự theo nền văn
minh.


Phần III, đặc biệt lưu ý đến cơ sở của những mối liên kết mới: cơ sở nền văn
minh và văn hoá hình như đang thay thế cho cơ sở ý thức hệ tư tưởng.
Trật tự thế giới mới đang xuất hiện: những xã hội chung nhau giá trị văn hoá đang
hợp tác với nhau, các quốc gia đang tập hợp lại xung quanh quốc gia chủ chốt của
nền văn minh của họ.Những cố gắng chuyển đổi một xã hội từ nền văn minh này
sang nền văn minh khác không thành công.
Hình thành nhóm mới: chính trị về bản sắc
Nền chính trị toàn cầu được khích lệ bởi hiện đại hóa, đang được tái định hình
trên cơ sở các dòng văn hóa. Các dân tộc và các quốc gia có các nền văn hóa
tương đồng thì nhóm lại với nhau.
Những mối liên kết được xác lập theo hệ tư tưởng và các mối quan hệ siêu cường
quốc đang nhường chỗ cho nhường mối liên kết dựa trên cơ sở văn hóa và văn
minh.
Bản sắc văn hóa của từng quốc gia, sẽ xác định vị trí của quốc gia đó trong hệ
thống chính trị toàn cầu, các nước bạn bè hay kẻ thù của quốc gia đó.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO,
Bungari và Rumani là thành viên của khối hiệp ước Vascxava. Nhưng ngày nay
những sự liên kết đó đang nhường chỗ cho các mối liên kết trên cơ sở các nền văn
minh có nguồn gốc đạo Hồi hay Chính thống giáo.
Với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh, các nước tên toàn thế giới đã bắt đầu hình
thành những mối liên kết và thù địch mới và cũ.

Sự tương đồng văn hóa thúc đẩy hợp tác và sự gắn kết giữa con người, còn sự
khác biệt văn hóa lại thúc đẩy chia rẽ và xung đột.
Văn hóa và hợp tác kinh tế
Sự kết thúc Chiến tranh Lạnh đã kích thích các nỗ lực hình thành các tổ chức kinh
té mới và cũ. Sự thành công của các nỗ lực này phụ thuộc đáng kể vào sự đồng
nhất văn hóa của các nước tham gia.
Cấu trúc của các nền văn minh
Trong chiến tranh Lạnh, các nước đều có liên quan đến hai siêu cường quốc như
là những nước đồng minh, các nước vệ tinh, các nước khách hàng, các nước trung
lập và các nước không liên kết.
Trong thế giới hâu Chiến tranh Lạnh, các nước liên quan đến cùng nền văn minh
coi mình là các quốc gia thành viên, các nước đơn độc, các nước bị chia rẽ và các
nước bị giằng xé.


Các nước bị văn minh giằng xé: thất bại trong chuyển đổi nền văn minh
Đối với một đất nước bị giằng xé về văn minh, để xác định lại bẳn sắc văn minh
của mình, ít nhất cần phải có ba yếu tố. quá trình xác định lại bản sắc sẽ có thể
kéo dài, có lúc ngắt quãng, có tổn thương về mặt chính trị, xã hội, thể chế và văn
hóa. Tuy nhiên đến nay thì sự chuyển đổi này đã không thành công.
Các nền văn minh và trật tự
Trong bối cảnh hệ thống chính trị toàn cầu mới, các nhà nước chủ chốt của những
nền văn minh lớn đang thay thế các siêu cường quốc của thười kỳ Chiến tranh
lạnh với vai trò là các cực hút và đẩy mạnh mẽ đối với các quốc gia khác. Những
thay đổi này có thể thấy rất rõ ở các nền văn minh phướng Tây, Chính thống giáo
và nền văn minh Trung Hoa.
Các khối liên minh nổi lên kéo theo các nhà nước chủ chốt, các nhà nước thành
viên, các dân tộc tương đồng về mặt văn hóa ở các quốc gia kế cận, và điều gây
tranh cãi hơn cả là gồm cả các dân tộc thuộc các nền văn hóa khác ở các nước
láng giềng.

Ranh giới thế giới dựa trên cơ sở các nền văn minh lớn.
1/ Giữa Kito giáo phương Tây với Đông chính giáo và Hồi giáo.
2/ Giữa các nền văn minh phương Tây với Hồi giáo.
3/ Giữa người Hồi giáo với người Hindu ở Tiểu lục địa Ấn Độ.
4/ Giữa Mỹ với Trung Quốc: khía cạnh văn hóa trong các lĩnh vực như nhân
quyền, thương mại và phổ biến vũ khí giết người hàng loạt.
5/ Giữa Nhật Bản với Mỹ: hai xã hội cách xa nhau về các giá trị.
6/ Giữa Mỹ với châu Âu: những bất đồng nghiêm trọng về kinh tế, nhưng văn hoá
Mỹ và văn hóa châu Âu không mâu thuẫn gay gắt như giữa Nhật Bản với Mỹ.

Phần IV. SỰ VA CHẠM CỦA CÁC NỀN VĂN MINH
Chương 8. Phương Tây và phần còn lại của thế giới, các vấn đề giữa các nền
văn minh.
Chương 9. Chính trị học toàn cầu về các nền văn minh.
Chương 10. Từ các cuộc chiến tranh quá độ đến các cuộc chiến tranh do phân
giới văn minh bất hợp lý.
Chương 11. Động cơ các cuộc chiến tranh do phân giới văn minh bất hợp lý.


Ở phần này, Hungtington đã gợi ra nhiều ý kiến khác nhau phản bác khái niệm
về tính phổ cập của văn minh phương Tây để lý giải về sự va chạm giữa những
nền văn minh lớn của thế giới. Từ những giả định về tính phổ cập của phương
Tây khiến nó mâu thuẫn với các nền văn minh khác, nghiêm trọng nhất là với Hồi
giáo và văn minh Trung Hoa.
Đặc biệt mối liên kết giữa các nước “anh em” trong thế giới Hồi giáo ngày càng
trở thành vấn đề cần cả thế giới quan tâm. Thế giới đương đại đang chứng kiến
những xung đột khốc liệt do những nguyên nhân không giống thời kỳ Chiến tranh
Lạnh.
Tại sao các nền văn minh không tránh khỏi đụng độ với nhau?
Tính đồng nhất ở cấp độ nền văn minh sẽ ngày càng quan trọng và diện mạo

thế giới sẽ được định hình ở mức độ đáng kể trong tiến trình tương tác giữa bảy
hoặc tám nền văn minh lớn. Chúng bao gồm các nền văn minh: Phương Tây,
Khổng giáo, Nhật Bản, Hồi giáo, Ấn Ðộ, Slave Ðông chính giáo, Mỹ Latinh và
có thể cả Phi Châu, những xung đột quan trọng nhất trong tương lai sẽ nổ ra dọc
theo các đường ranh giới phân cách các nền văn minh này.
Trước hết, những khác biệt giữa các nền văn minh không những hiện thực mà còn
cơ bản. Các nền văn minh khác nhau về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống
và quan trọng nhất là tôn giáo. Con người thuộc các nền văn minh khác nhau nhìn
theo cách khác nhau về các quan hệ giữa Chúa và Con người, cá nhân và nhóm,
công dân và nhà nước, cha mẹ và con cái, vợ và chồng, có các quan niệm khác
nhau về tầm quan trọng tương quan giữa các quyền và nghĩa vụ, tự do các cưỡng
bức, bình đẳng và đẳng cấp. Những khác biệt này là sản phẩm của nhiều thế kỷ.
Chúng sẽ không nhanh chóng biến mất. Chúng cơ bản hơn so với những khác biệt
về hệ tư tưởng chính trị và chế độ chính trị. Đương nhiên khác biệt không nhất
thiết có nghĩa là xung đột. Song qua nhiều thế kỷ, chính là những khác biệt giữa
các nền văn minh đã gây ra những xung đột dai dẳng nhất và đẫm máu nhất.
Thứ hai, thế giới đang trở nên bé đi. Tác động qua lại giữa các dân tộc thuộc các
nền văn minh khác nhau tăng lên. Ðiều đó làm tăng tự ý thức văn minh, làm sâu
thêm sự nhận biết về những khác biệt giữa các nền văn minh cũng như những
điểm tương đồng trong khuôn khổ một nền văn minh. Làn sóng người Bắc Phi
nhập cư vào Pháp gây ra thái độ thù địch trong người Pháp nhưng đồng thời làm


tăng thiện cảm đối với những người nhập cư khác: những tín đồ Thiên chúa giáo
và người Châu Âu ngoan đạo từ Ba Lan. Người Mỹ phản ứng trước sự đầu tư của
Nhật một cách bệnh hoạn hơn nhiều so với những khoản đầu tư ở mức lớn hơn
của Canada và các nước Châu Âu. Tác động qua lại giữa những đại biểu của các
nền văn minh khác nhau củng cố ý thức về văn minh của họ vì điều đó, đến lượt
nó, lại làm gay gắt thêm những bất đồng và thù hận đã đi vào chiều sâu của lịch
sử hay ít ra là được tiếp nhận theo kiểu đó.

Thứ ba, những quá trình hiện đại hoá kinh tế và biến đổi xã hội trên toàn thế giới
đang phá vỡ tính đồng nhất truyền thống của con người nơi địa bàn cư trú, đồng
thời làm suy giảm vai trò của nhà nước dân tộc với tính cách là nguồn gốc của sự
đồng nhất. Những khoảng trống hình thành như vậy phần lớn được tôn giáo,
thường là dưới dạng các phong trào chính thống, lấp vào. Những phong trào này
xuất hiện không chỉ trong Hồi giáo, mà cả trong Kito giáo Phương Tây, Do Thái
giáo, Phật giáo, Ấn Ðộ giáo. Ở hầu hết các nước và hầu hết các tôn giáo, trào lưu
chính thống được sự ủng hộ của những người trẻ tuổi có học vấn, các chuyên gia
có chuyên môn cao trong tầng lớp trung lưu, những người làm nghề tự do, các
nhà doanh nghiệp. Như George Weigel đã nhận xét: Phi thế tục hóa thế giới là
một trong những hiện tượng xã hội nổi bật ở cuối thể kỷ XX. Sự phục sinh của
tôn giáo, hay như Gilles Kepel nói, sự phục thù của Chúa tạo cơ sở cho sự đồng
nhất và gắn bó với tính chung, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, và cho sự thống
nhất của các nền văn minh.
Thứ tư, sự phát triển của tự ý thức văn minh (mà tác giả gọi là bản sắc: sự trỗi dậy
của ý thức văn minh) được quyết định bởi vai trò hai mặt của Phương Tây. Một
mặt, Phương Tây đứng trên đỉnh cao quyền lực của mình, nhưng mặt khác, và có
thể là vì vậy trong các nền văn minh phi Phương Tây đang diễn ra hiện tượng trở
về cội nguồn. Người ta nghe thấy đề cập ngày càng nhiều tới những xu hướng
hướng nội và Châu Á hoá ở Nhật, tới sự kết thúc ảnh hưởng Nehru và Hindu hóa
Ấn Ðộ, tới tư tưởng về sự sụp đổ của các tư tưởng Phương Tây về Chủ nghĩa Xã
hội và Chủ nghĩa dân tộc và Hồi giáo hóa Trung Ðông, và gần dây nhất là cuộc
tranh cãi về Phương Tây hóa hay là Nga hóa. Một Phương Tây ở đỉnh cao quyền
lực của mình đối dầu với các nước phi Phương Tây ngày càng có mong muốn,
quyết tâm và nguồn lực để hình thành thế giới theo mô hình phi Phương Tây.


Thứ năm, các đặc tính và khác biệt văn hoá ít thay đổi hơn so với các đặc tính và
khác biệt về kinh tế và chính trị và do vậy việc giải quyết và đưa chúng tới thỏa
hiệp cũng phức tạp hơn. Ở Liên Xô trước đây, những người cộng sản có thể trở

thành người giàu, nhưng người Nga dù có muốn bao nhiêu cũng không thể trở
thành người Estonia, và người Azerbaizan không thể trở thành người Armenia.
Tôn giáo chia rẽ con người còn khắt khe hơn cả tính quy thuộc sắc tộc. Một người
có thể lai nửa Pháp, nửa Ảrập và thậm chí có thể là công dân của cả hai nước này,
nhưng sẽ phức tạp hơn nhiều nếu một nửa là tín đồ Thiên chúa giáo, một nửa là
tín đồ Hồi giáo.
Cuối cùng, chủ nghĩa khu vực kinh tế đang tăng lên. Tỷ lệ chu chuyển thương
mại bên trong khu vực trong thời kỳ năm 1980-1989 ở Châu Âu tăng từ 51 lên
59%, ở Ðông Á từ 33 lên 37% và ở Bắc Mỹ từ 32 lên 36%. Nhìn chung, vai trò
của các mối liên hệ kinh tế khu vực sẽ được tăng cường. Một mặt, chủ nghĩa khu
vực kinh tế thành công sẽ củng cố ý thức quy thuộc về một nền văn minh. Mặt
khác chủ nghĩa kinh tế khu vực chỉ có thể thành công khi nó bắt rễ sâu vào tính
chung của nền văn minh. Cộng đồng Châu Âu dựa vào các cơ sở chung của văn
hóa Châu Âu và Kito giáo Phương Tây.
Trái lại, tính cộng đồng văn hóa rõ ràng đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển mau chóng những mối quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
với Hồng Kông, Ðài Loan, Singapore và những cộng đồng người Hoa ở các nước
Châu Á khác. Với sự kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh, tính cộng đồng văn hóa
nhanh chóng lấn át những bất đồng về hệ tư tưởng.
Tính tương đồng văn hóa tôn giáo cũng tạo thành nền tảng của Tổ chức Hợp tác
Kinh tế, liên kết 10 nước Hồi giáo không thuộc khối Ảrập: Iran, Pakistan, Thổ
Nhĩ Kỳ, Azebaizan, Kazakhstan, Kirgizitan, Turmenia, Tadzhikistan, Uzbekistan
và Afghanistan.
Bởi vậy, sự đụng độ giữa các nền văn minh diễn ra ở hai cấp độ. Ở cấp vi
mô các nhóm nước lân cận dọc đường ranh giới giữa các nền văn minh đấu tranh,
thường là đổ máu, để giành quyền kiểm soát đất đai và kiểm soát lẫn nhau. Ở cấp
vĩ mô, các nước thuộc những nền văn minh khác nhau cạnh tranh giành ảnh
hưởng trong lĩnh vực kinh tế và quân sự, tranh giành quyền kiểm soát các thể chế
quốc tế và các nước thứ ba, đồng thời ra sức khẳng định các giá trị tôn giáo và
chính trị của mình.



Phần V. TƯƠNG LAI CÁC NỀN VĂN MINH
Chương 12. Phương Tây, các nền văn minh và văn minh
Phần cuối, tác giả phác họa tương lai của các nền văn minh, trong đó ông
đặc biệt đến nền văn minh phương Tây trong thời đại ngày nay- “phương Tây
cách tân”. Tiếp sau là đưa ra những biện pháp hạn chế chiến tranh giữa các nền
văn minh, các nhà lãnh đạo thế giới cần chấp nhận và hợp tác để duy trì tính chất
đa văn minh của nền chính trị toàn cầu.
Nền văn minh phương Tây được nhắc đến ở chương cuối được đặt trong sự
phân tích và tổng hợp từ những lý lẽ đưa ra xuyên suốt tác phẩm. Từ sức mạnh,
sự ảnh hưởng của văn minh phương Tây cho đến những biến đổi, sự suy yếu của
nó. Chính vì vậy mà, Hungtington đã tóm lại phương Tây trở thành một xã hội
trưởng thành bước vào cái mà những thế hệ tương lai, trong khuôn mẫu có tính
tuần hoàn của các nền văn minh, sẽ nhìn lại như “thời kỳ vàng son”, một thời địa
hòa bình.
Từ những lập luận về nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa các nền văn
minh, cũng như xung đột giữa các nước trên thế giới, Hungtington cho rằng “cái
gì cũng có thể xảy ra nhưng không gì là không thể tránh được”. Từ đó ông đưa ra
các lý giải về các cách thức để giảm thiểu mâu thuẫn này.
Chương cuối cùng của cuốn sách kết luận: “Trong kỷ nguyên sắp tới, những va
chạm giữa các nền văn minh là mối đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giưới,
và một trật tự quốc tế dựa trên các nền văn minh là một đảm bảo an toàn chắc
chắn nhất để chống lại chiến tranh thế giới”.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên của Hungtington xoay quanh vấn đề văn minh thế
giới có thể thấy rằng ông đã đưa ra những luận điểm rất sâu sắc, mới mẻ về
văn minh, sự xung đột văn minh, cũng như những vấn đề liên quan đến văn
minh. Tác phẩm “Sự va chạm giữa các nền văn minh” nhận được sự đánh giá
cao của nhiều học giả lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhìn lại, ta thấy

những luận điểm chính được ông đưa ra, gồm có:
Thứ nhât, phát hiện về sự thay đổi cục diên chính trị thế giới thành “thế
giới đa cực và đa văn minh”. Ban đầu một thế giới với sự thông lĩnh của văn
C.


minh phương Tây, nhưng với những cố gắng vươn lên của các nền văn minh
khác để được sánh ngang với nền văn minh phương Tây, mà các quốc gia đại
diện cho nền văn minh ấy ngày càng khẳng định vai trò của mình trên trường
quốc tế trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực.
Thứ hai, lý giải về những cuộc xung đột xảy ra trong những năm cuối thể
kỷ XX, đầu thế ký XXI. Nhiều cuộc xung đột đã có sự trùng hợp với lý giải
của Hungtington mặc dù chúng ta đều biết đó là một hiện tượng khách quan.
Chính vì vậy mà quan điểm của Hungtington được nhiều người đánh giá cao.
Từ những dự báo, ông đưa ra những nguyên nhân xảy ra xung đột. Thật là một
sự nhìn nhận sâu sắc, nếu đơn giản chỉ coi sự khác biệt về văn minh, đặc biệt
là tôn giáo là nguồn gốc của xung đột thì điều đó không mang tính thuyết phục
nhưng Hungtington đã lý giải cặn kỹ và sâu xa hơn.
Thứ ba, một liên kết quốc tế mới được hình thành trên cơ sở những tương
đồng về văn hóa và liên kết này được đánh giá là có mức độ bền chặt hơn so
với những liên kết khác.
Mặc dù, Hungtington đưa ra rất nhiều những nhận định có ý nghĩa quan
trọng nhưng trong đó cũng còn chứa định một vài điểm chưa hợp lý.
Quan điểm của ông bị cho rằng đã quá nhấn mạnh đến sự khác biệt của các
nền văn minh và coi đó là nguyên nhân chính của các xung đột trên thế giới.
Ông đi ngược với những học thuyết Mác-lenin về nguồn gốc sâu xa của xung
đột cũng chỉ vì lợi ích. Ngoài ra những xung đột liên quan đến văn hóa, văn
minh thì vẫn còn nhiều xung đột khác liên quan đến lãnh thổ, biên giới, cũng
như tranh chấp biển đảo, các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.


2.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Quyết, 2008, Quan điểm của Samuel P.Hungtington về văn
minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các
nền văn minh, Luận văn Thạc sĩ Triết học, ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia
Hà Nội.
Nguyễn Phương Sửu và cộng sự (dịch), Sự va chạm của các nền văn minh,
NXB Lao động.



×