Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

bộ đề ôn thi công chức kèm đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.62 KB, 93 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

Họ và tên thí sinh: ..................................................
Số báo danh: ..............................................................

ĐỀ CHÍNH THỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Tiếng Anh
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát
đề)
I. MULTIPLE CHOICE: Choose the best answer and blacken your choice (15 points)
1. She is one of the famous architects in our country. She often ..................beautiful houses.
A. designs
B. is designing
C. has designed
D. designed
2. Pick out the words whose underlined part is pronounced differently from that of the other
words.
A. decide
B. collect
D. celebrate
D. certain
3. Do you believe that such a problem can...?
A. solve
B. be solving
C. is solved
D. be solved
4. When I arrived home last night, I discovered that Jane...................


A. had gone
B. went
C. has gone
D.
goes 5. “Thank you for your help, Mary.” - “..................” .
A. With all my heart B. Never remind me
C. All it is for you
D.It’s my pleasure
6. When I came, an experiment .................. in the lab.
A. was being holding B. has been held
C. was being held
D. has held
7. “Why did you buy this watch?” - “It was .................. I could find.”
A. cheapest
B. cheapest one
C. the cheapest one
D. the most cheapest
8. When my children were little, we .................. hours playing in the garden.
A. used to spending B. used to spend
C. are used to spending D. are used to
spend
9. This soup is .................. hot for her to eat.
A. too
B. so
C. very
D. much
10. If I .................. the lottery, I would give most to charity.
A. win
B. won
C. will win

D. had won
11. The teacher told her students to concentrate .................. what she was saying.
A. on
B. at
C. to
D. about
12. I turned on the electric fan .................. the room was hot.
A. because
B. despite
C. although
D. so
13. Mr Black has coughed a lot and he has to .................. smoking.
A. look up
B. wash up
C. give up
D. hold up
14. “Have you got any plans for the weekend?” - “Yes, I .................. my grandparents”
A. visit
B. am going to visit
C. will visit
D. may visit
15. Would you like .................. that for you?
A. me doing
B. me to do
C. be
D. to being
II. READING
1. Read the following passage and choose the best answer for the gaps (15 points)
What is life like for today students? As the university and college terms began, I talked
to a few students about their lives.

Sarah James is a second year biology student. “Money is a big problem” said Sarah. “I
1


can eat quite cheaply at the university, but I spend quite a lot on transport. I also spend much
on clothes, as I like to wear things that are in fashion.”

2


Colin Peters, who is studying engineering, disagrees. “I don’t spend anything on
clothes, unless you count my climbing boots.” he said. “I’m very keen on climbing, and I do
need special equipment, some of which is very expensive. Luckily, my parents gave me the
money for my birthday in November. Not much of my money goes on transport, because I
have a bicycle.”
Diana Bell is a first year fashion students. “I make all my own clothes. This should
save me money, but in fact, the materials are very expensive. I don’t know how I would
manage if I didn’t sell some of the dresses and hats I made to the other students. Everything is
expensive.” she said. “That includes the rent, food, transport and heating for the flat in
winter.”
Jack is a science student in his final year. “What do I spend my money on? Well, not on
clothes, and not a lot on going out in the evening. My rent is expensive, and I suppose I spend
quite a lot on books.”
1. This reading passage is from ………………..
A. A student’s notebook.
C. A magazine article.
B. A letter to friend.
D. An advertisement.
2. The aim of the writer is to …………………
A. show how students live.

C. explain that students work hard.
B. give advice to students.
D. complain about students’ way of life.
3. The students’ main problem is………………….
A. deciding on what to wear.
C. finding enough time to study.
B. living on the money they receive.
D. cooking their own food.
4. Colin is different from Sarah because……………………
A. He has generous parents who help him.
C. He is not a second year student.
B. He doesn’t need to study very hard.
D. His clothes and transport cost less.
5. Which of the following is TRUE for Diana?
A. “I haven’t bought any clothes this year but I will have to next year when I start
work.”
B. “I’m going to buy a new pair of boots this winter, after my birthday.”
C. “I bought a new jacket and trousers yesterday, so I haven’t any money.”
D. “A friend is going to pay me to make a jacket for her, so I will have enough money
after all.”
2. Read the following passage and choose the best answer (20 points)
Lucky Escape
After having saved for years the Clarke family were finally in a position to see their
dream come true. They (1)................. ready to travel from Scotland to start a new life (2) ....
............ America.
The (3) .................. family were very excited about their (4) .................. by ship across
the Atlantic. However, just days before their departure, one of their sons was bitten by a dog.
Their plans fell through when they were told they (5) ................. not be able to travel because
of the possibility (6) ... ............... boy could have rabies.
The family were devastated and the father went to the docks to watch the ship that he

had hoped would (7) .................. them to their new life depart. As he stood on the harbour
thinking about his son, he watched the ship and wondered (8) .................. the family would
ever get to make the journey.
However, soon (9) ..................... this disappointment the father discovered how
fortunate the family had been. The son did not have rabies and a few days later the news came
(10) ................. the ship the Clarke family should have been on had sunk. The Titanic had
gone down with hundreds of people losing their lives.
3


1. A. was
2. A. on
3. A. total
4. A. trip
5. A. could
6. A. some
7. A. move
8. A. why
9. A. since
10. A. that

B. been
B. at
B. whole
B. going
B. had
B. one
B. take
B. how
B. when

B. which

C. were
C. in
C. all
C. travel
C. would
C. a
C. …
C. if
C. until
C. when

D. Had
D. To
D. Altogether
D. Journey
D. Should
D. The
D. Drive
D. Because
D. After
D. how

III. USE OF ENGLISH
1. Guided Sentence Building: Make complete sentences from the cues given (20 points)
Example:
What time / you / get up?
What time do you often get up?
1. She / decided / go out / because / bad weather.

2. When / I / in primary school / I / used/ ride / bicycle to school.
3. I / meet / one of my old friends / when / I / walking / street.
4. I / look forward / hear about / results / my exams.
5. The suitcase / so / heavy / I could / carry / it.
2. Transformation (20 points)
Complete the second sentence so that it means the same as the
first. Write only the missing words on your answer sheet.
Example: The bus station is near the new shopping centre.
→The bus station isn't far from the new shopping centre.
1. 'Do you know where Tony is?' I asked my brother.
→ I asked my brother if he knew ....................
2. She had no intention of insulting
you. She didn't .................... you.
3. They've postponed the wedding until the spring.
→ The wedding .................... off until the spring.
4. It is impossible to sit on the grass because it is too wet.
→ The grass isn't .................... sit on.
5. He is often given bottles of wine as presents.
→ People often .................... bottles of wine as presents.
IV. WRITING (10 points) An English friend of yours, Jeff gave a party yesterday, which

you enjoyed. Write an email (35-45 words) to send to Jeff. In your email, you should:




thank him for the party.
say what you liked best.
suggest when you could both meet again.


The
end

4


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đáp án và biểu điểm môn: Tiếng Anh

I. MULTIPLE CHOICES: Choose the best answer and blacken your choice (15 points)
1. * B C D
6. A B * D
11. * B C D

2. A * C D
7. A B * D
12. * B C D

3. A B C *
8. A * C D
13. A B * D

4. * B C D
9. A * C D
14. A * C D


5. A B C *
10. A * C D
15. A * C D

II. READING
1. Read the following passage and choose the best answer (15 points)
1. A

B *

D

2. *

B C

D

3. A

*

C

D

4. A

B C


*

5. A

B C

*

2. Read the following passage and choose the best answer for the gaps (20 points)
1. A
6. A

B * D
B C *

2. A B * D
7. A * C D

3. A
8. A

* C D
B * D

4. A B C
9. A B C

*
*


5. A B * D
10. * B C D

III. USE OF ENGLISH
1. Guided sentence building (20 points)
Make complete sentences from the sets of words given.
1. She decided not to go out because of the bad weather.
2. When I was in primary school, I used to ride a bicycle to school
3. I met one of my old friends when I was walking in the street.
4. I am/ have been looking forward to hearing about the results of my exams.
5. The suitcase was so heavy that I couldn’t carry it.
2. Transformation (20 points)
Complete the second sentence so that it means the same as the first.
Write only the missing words on your answer sheet.
0. far from
3. has been put

1. where Tony was
4. dry enough to

2. mean to insult
5. give him

IV. WRITING (10 points)

5


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Kiến thức chung
Câu 1 (6 điểm)
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là nâng cao chất lượng thực thi công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Anh (chị) hiểu thế nào là chất lượng thực
thi công vụ. Để thực thi tốt công vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì? Chất lượng thực thi
công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào các yếu tố nào và hãy đề xuất một số giải pháp nâng
cao chất lượng thực thi công vụ trong thời gian tới?
Dự kiến cơ cấu điểm:
Có 4 nội dung cần nêu:
- Nội dung I có 2 ý, mỗi ý được 0,25 điểm
- Nội dung II, có 2 ý
+ Ý 1 có 10 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm
+ Ý 2 có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm
- Nội dung III có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm
- Nội dung IV có 4 ý,
+ Ý 1 được 0,45 điểm
+ Ý 2 có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,3 điểm
+ Ý 3 được 0,45 điểm
+ Ý 4 được 0,4 điểm
Đáp án:
Nội dung I. Khái niệm hoạt động công vụ và chất lượng thực thi công vụ:
1. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có
liên quan.

2. Chất lượng thực thi công vụ là kết quả hoạt động, hiệu quả quản lý, phục vụ đạt
được của một tổ chức hành chính nhà nước thông qua sự hài lòng của người dân, niềm tin của
người dân, được xác định thông qua tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực.
Nội dung II. Để thực thi tốt công vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì:
Ý 1. Nghĩa vụ chung
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân
6


dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
5. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
6. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan,
tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
7. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị.
8. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
9. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái
pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người
ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp
hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp
trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về quyết định của mình.
10. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


Ý 2. Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các
nghĩa vụ sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức.
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng
phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền
quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền,
gây phiền hà cho công dân.
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung III. Chất lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào 03 yếu
tố:
Ý 1. Phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc của bản thân cán
bộ, công chức, viên chức.
Ý 2. Phụ thuộc vào công tác tổ chức, môi trường tổ chức. Đó là sự phân công công
việc, tính chất công việc, môi trường làm việc, điều kiện làm việc của CBCCVC.
Ý 3. Sự động viên, khuyến khích của người lãnh đạo, quản lý, tạo động lực cho
CBCCVC từ chế độ, chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến phát triển đối với CBCCVC.
Nội dung IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ:
7


Ý 1. Từng bước đổi mới công tác quản lý CBCCVC. Trước hết là đổi mới trong tuyển
dụng CBCCVC. Tổ chức thi tuyển hay xét tuyển phải dựa vào tiêu chí năng lực phù hợp và

cạnh tranh một cách khách quan thì mới tìm và tuyển được người giỏi, có tài năng vào công
vụ. Những người tham gia tuyển dụng phải công tâm, khách quan và không chịu bất cứ áp
lực nào can thiệp vào kết quả tuyển dụng.
Ý 2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo hướng hiệu quả, thiết thực.
Có 4 nội dung quan trọng cần được chú trọng cải cách:
1. Thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo - Lập kế hoạch đào
tạo - Tổ chức đào tạo - Đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu, phương
pháp đào tạo theo hướng đổi mới, cập nhật, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) trên cơ
sở năng lực thực tiễn làm việc, chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi công vụ.
2. Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về
phương pháp đào tạo.
3. Xây dựng phát triển một số cơ sở đào tạo CBCC ngang tầm, có đủ các điều kiện để
đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi giảng viên với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4. Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác ĐTBD.
Ý 3. Sử dụng CBCCVC hợp lý, hiệu quả. Từng bước triển khai mỗi vị trí công việc
phải có mô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện
công việc. Đổi mới công tác đánh giá CBCC hướng tới đánh giá dựa trên kết quả thực thi
công vụ. Xác định vai trò của người đứng đầu, chú trọng vai trò của người thủ trưởng trong
phân công, sử dụng, đánh giá và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của cán
bộ, công chức, viên chức.
Ý 4. Tạo động lực cho CBCCVC trong thực thi công vụ. Thực hiện đổi mới công tác
thi đua khen thưởng, các chính sách về lương và đãi ngộ.

Câu 2 (4 điểm).
Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 đã chính thức
luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể được quy định tại Điều 15, Mục
3, Chương II; đây được xem là bước tiến mới trong việc đề cao và cụ thể hoá quy định về
đạo đức công vụ thành quy định của luật. Theo anh (chị), vì sao cần thiết phải quy định đạo
đức công vụ vào Luật Cán bộ, công chức? Nếu được trở thành công chức nhà nước, anh
(chị) cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định ?

Dự kiến cơ cấu điểm:
Có 2 nội dung:
- Nội dung I có 6 ý, mỗi ý được 0,25 điểm
- Nội dung II có 5 ý, mỗi ý được 0,5 điểm
Đáp án:
Nội dung I. Vì sao cần thiết phải quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ,
công chức
Ý 1. Vấn đề đạo đức trong nền công vụ là một nội dung quan tâm chung của tất cả
các nhà nước. Bởi vì, mọi quyền lực của nhà nước được thực thi phản ảnh qua nền công vụ,
và hoạt động công vụ nếu không có những tiêu chuẩn đạo đức làm chuẩn mực thì uy tín của
8


nhà nước sẽ không thể có. Chính vì vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra các chuẩn
mực đạo đức trong nền công vụ của mình.
Ý 2. Đạo đức là thành tố cơ bản của nhân cách công chức, góp phần nâng cao hiệu
quả công tác, sự tín nhiệm của nhân dân đối với CBCC, qua đó, niềm tin vào chế độ chính
trị được củng cố.
Ý 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, khẳng định đạo đức là cái gốc của người
cách mạng, của cán bộ, công chức. Xây dựng nhà nước pháp quyền càng phải chú trọng tới
đạo đức công chức. Vì vậy, việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực
pháp lý cao để xác định rõ những chuẩn mực đạo đức và phương cách ứng xử mà công chức
phải tuân thủ trong quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ là một việc hết sức cần thiết;
đồng thời, còn định hướng phương thức ứng xử của công chức, công khai hoá những yêu
cầu và đòi hỏi về chuẩn mực đạo đức và phương cách ứng xử mà công chức cần phải có để
nhân dân giám sát.
Ý 4. Xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, CBCC có thể có những căn bệnh như quan liêu,
lười biếng, hiếu danh, tham nhũng…Đây là nguyên nhân gây ra sự yếu kém của bộ máy nhà
nước và nền công vụ.
Ý 5. Trước đây, đạo đức công vụ chưa được phản ánh một cách cụ thể trong khuôn

khổ pháp lý nên rất khó xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc để điều
chỉnh hành vi của tất cả cán bộ, công chức. Điều này dễ dẫn đến sự tùy tiện, không minh
bạch trong quá trình giải quyết công vụ.
Ý 6. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng vẫn đang diễn ra nghiêm
trọng, chưa được ngăn chặn triệt để.
Công chức là lực lượng có vị trí, vai trò quyết định trong việc thể hiện và giữ vững
bản chất chính trị của Nhà nước. Muốn thể hiện được vị trí và vai trò quyết định đó, công
chức phải hội đủ 02 yếu tố: đạo đức và tài năng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Nội dung II. Phần liên hệ của thí sinh (cần phải làm gì để đảm bảo những
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định):
Để xây dựng được nền công vụ hiện đại, dân chủ, chuyên nghiệp…, đội ngũ cán bộ,
công chức cần có những chuẩn mực đạo đức công vụ. Đạo đức công vụ thể hiện trong các
hành vi cụ thể qua công việc của mỗi cán bộ, công chức. Đạo đức công vụ cần có những
quy tắc, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải tuân thủ. Đạo
đức công vụ được thể hiện trong những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ bản sau:
Ý 1: Phải thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” (Điều 15 của Luật
cán bộ, công chức).
Trong bất cứ việc gì, ở cương vị nào, cán bộ, công chức cũng phải có ý thức tiết
kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng; không vụ lợi cá nhân, xây dựng một lối
sống lành mạnh, lạc quan, yêu đời, có nếp sống giản dị, khiêm tốn, có tình cảm, cởi mở,
quan tâm đến mọi người, học tập bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp.
Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Công chức làm việc trong các
công sở có ít nhiều quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên
hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Về cần, làm việc phải đảm bảo thời gian quy định, không đến trễ, về sớm; làm khẩn
9



trương, hoàn thành chu đáo, tăng năng suất trong công tác…
Về kiệm, không lãng phí thời gian của mình và của nhân dân.
Về liêm, không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân.
Về chính, là việc phải làm dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh.
Ý 2. Phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần
trách nhiệm. Khi được giao việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh
thần, lực lượng ra làm đến nơi đến chốn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm
cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi… là không có tinh thần trách nhiệm.
Là cán bộ không nên suy bì xem công việc của mình có quan trọng hay không. Công
việc nào cũng cần thiết. Vấn đề là ở chỗ khi đã làm việc gì dù gặp khó khăn, trở ngại cũng
phải quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ý 3. Chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ.
Mỗi người phải chấp hành nghiêm những quy định của cơ quan, của tổ chức. Mỗi cán
bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cần phải gương mẫu về đạo đức, tự giác tuân
thủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nề nếp công tác. Tinh thần sáng tạo trong công việc cũng
là một chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ, công chức phải phát huy.
Ý 4. Có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc.
Người cán bộ, công chức phải luôn có chí tiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ; phải học tập
suốt đời để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Ý 5. Có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc.
Mọi người trong một tập thể cần phải đoàn kết, hợp tác chặt chẽ thì công việc mới
hoàn thành. Nếu trong một tập thể mà các thành viên có thành kiến, dè dặt, đối phó với
nhau thì không thể hoàn thành được công việc được giao. Tuy nhiên, thân ái, hợp tác ở đây
không phải là bao che khuyết điểm cho đồng nghiệp mà để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và
kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm kỷ luật trong thi hành công vụ và
trong cuộc sống.
Những chuẩn mực đạo đức công vụ này có sự quan hệ, tác động lẫn nhau trong một
hệ thống chuẩn mực thống nhất.
Đạo đức công vụ không phải tự thân mà có; mỗi cán bộ, công chức, viên chức nếu

tích cực tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức công vụ, chắc chắn nền công vụ
sẽ có một đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chú ý:
- Đáp án trên có tính chất tương đối. Tùy theo cách trình bày bài viết, có thể thay đổi
mức điểm giữa các ý (ý nào được phân tích sâu sẽ được chấm điểm cao).
- Khuyến khích những bài viết được trình bày theo đúng bố cục (mở đầu, giải quyết
vấn đề và kết thúc vấn đề), phần phân tích nêu được ví dụ minh họa và có liên hệ bản thân.
Nếu không thực hiện như vậy sẽ không chấm điểm tuyệt đối.

1
0


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2015
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2015
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Công thương
Câu 1 (2 điểm).
Trình bày quyền của người sản xuất, quyền của người bán hàng, quyền của người tiêu dùng đối với chất
lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007.
Có 3 ý lớn,
- Ý I, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý nhỏ được 0,8 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm,
- Ý II, có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm,
- Ý III, có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm.

Ý I. Quyền của người sản xuất
1. Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp.
2. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm.
3. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản
phẩm, hàng hóa.
Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản
xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
6. Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Ý II. Quyền của người bán hàng
1. Quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định hàng hóa.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hóa.
4. Được giải quyết tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này và yêu cầu người sản xuất,
người nhập khẩu đã cung cấp hàng hóa bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này.
5. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Ý III. Quyền của người tiêu dùng
1. Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo
quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
1
1



2. Được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách
phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
3. Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật.
4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực hiện trách nhiệm về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trợ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy
định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Câu 2 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu việc kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường và xử lý vi phạm trong quá
trình kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày
31/12/2004 của Chính phủ?
Có 2 ý lớn,
- Ý I, có 2 ý,
+ Ý 1, được 0,4 điểm
+ Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý II, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,4 điểm.
Ý I. Kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xây dựng phương thức thu thập thông tin, phân tích nội
dung không phù hợp và đối tượng hàng hoá không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hoá trên
thị trường để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hằng năm, đối tượng hàng hoá phải kiểm tra.
2. Căn cứ vào kế hoạch và diễn biến chất lượng hàng hoá trên thị trường, cơ quan kiểm tra chất lượng sản
phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn hàng hoá, việc thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và
các tài liệu đi kèm hàng hoá cần kiểm tra; thông tin, cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hoá;
b) Sau khi kiểm tra các yêu cầu quy định tại điểm a khoản này hoặc xét thấy có dấu hiệu không bảo đảm chất
lượng thì tiến hành thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn
kỹ thuật tương ứng bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách
quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

Ý II. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị
trường theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 39 và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hoá. Kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra phải thông báo các nội dung không phù họp và thời
gian khắc phục các nội dung không phù hợp cho người bán hàng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc
phục trước khi tiếp tục bán hàng và người bán hàng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại
điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quyếtđịnh thông báo trên đài
phát thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện thông tin đại chúng khác.
3. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan
có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra
1
2


biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
Câu 3 (2 điểm).
Trình bày quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện; quyền của khách hàng sử dụng điện quy định tại Luật
Điện lực năm 2004.
Có 2 ý,
- Ý I, có 2 ý,
+ Ý 1, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý nhỏ được 0,6 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ 0,1 điểm.
+ Ý 2, có 8 ý nhỏ, nêu đủ 8 ý nhỏ được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ 0,15 điểm.
- Ý II, có 8 ý nhỏ, nêu đủ 8 ý nhỏ được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ 0,15 điểm.
Ý I. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện
Ý 1. Đơn vị bán lẻ điện có các quyền sau đây:
a) Hoạt động bán lẻ điện theo giấy phép hoạt động điện lực;
b) Cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện lực;

c) Định giá bán trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong khung giá điện thuộc biểu giá bán lẻ điện do Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này;
d) Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị trường điện lực;
đ) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;
e) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán lẻ điện;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Ý 2. Đơn vị bán lẻ điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;
b) Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan;
c) Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá bán lẻ điện sinh hoạt nông thôn, miền núi,
hải đảo ở những khu vực mà việc sản xuất, cung cấp điện theo cơ chế thị trường không đủ bù đắp chi phí cho
đơn vị bán lẻ điện;
d) Niêm yết công khai tại trụ sở và nơi giao dịch biểu giá điện đã được duyệt; văn bản hướng dẫn thủ tục
thực hiện cấp điện, đo đếm điện, ghi chỉ số công tơ, lập hoá đơn, thu tiền điện và kết thúc dịch vụ điện; nội dung giấy
phép và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực về bán lẻ điện; văn
bản quy định về thời gian và chi phí cần thiết để cấp điện cho khách hàng mới đấu nối vào hệ thống điện; các quy
định về ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 của Luật này;
đ) Hướng dẫn về an toàn điện cho khách hàng sử dụng điện;
e) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến lượng điện bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ý II. Quyền của khách hàng sử dụng điện
Khách hàng sử dụng điện có các quyền sau đây:
a) Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;
b) Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thoả thuận trong hợp
đồng;
1
3



c) Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện;
d) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;
đ) Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền
điện phải thanh toán;
g) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện;
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 4 (2 điểm).
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định việc ghi nhãn thực phẩm như thế
nào?
Có 2 ý lớn,
- Ý I, có 3 ý, mỗi ý được 0,25 điểm
- Ý II, có 3 ý,
+ Ý 1 và ý 3, mỗi ý được 0,25 điểm
+ Ý 2, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 0,75 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm.
Ghi nhãn thực phẩm:
Ý I. Ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm
1. Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức
năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất
và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có
thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm.
2. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường
khi đã quá thời hạn này.
3. Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép bán
trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà sản
xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ
bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.

Ý II. Nội dung bắt buộc ghi nhãn
1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm.
2. Tùy từng loại thực phẩm bao gói sẵn, ngoài các quy định tại Khoản 1 Điều này, nội dung bắt buộc ghi
nhãn còn phải đáp ứng một số quy định sau đây:
a) Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm cho
người sử dụng;
b) Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, trên nhãn phải thể hiện được
các nội dung chính sau: Công bố thành phần dinh dưỡng; hoạt chất tác dụng sinh học; tác dụng đối với sức khỏe; chỉ
rõ đối tượng, liều dùng, cách dùng, cảnh báo nếu có;
c) Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, chất vi lượng không nhằm
phổ cập cộng đồng như thức ăn công thức dành cho bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi và thức ăn qua ống
thông cho người bệnh phải công bố mức đáp ứng so với nhu cầu dinh dưỡng, liều lượng sử dụng của từng đối tượng
và hướng dẫn của bác sĩ;
d) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, một số thực phẩm
1
4


biến đổi gen (thuộc đối tượng phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen)
phải ghi rõ thành phần và hàm lượng có trong thực phẩm;
đ) Khi lấy thành phần nào đó trong sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ hàm lượng thành phần đó bên
cạnh tên sản phẩm;
e) Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ khác trên nhãn;
g) Khi chuyển dịch nhãn phải đảm bảo không sai lệch nội dung so với nhãn gốc.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn chi
tiết việc ghi nhãn thực phẩm.
Câu 5 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Quản lý thị trường và công chức kiểm soát thị trường
quy định tại Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ; Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008
của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 10/NĐ-CP của Chính phủ?

Có 2 ý lớn,
- Ý I, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,25 điểm.
- Ý II, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,25 điểm.
(Chú ý: Trong đáp án này đã đưa các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 27/2008/NĐ-CP vào (phần
chữ in nghiêng) và xóa bỏ những nội dung đã bị sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 10/NĐ-CP. Thí sinh sẽ không cần
phải viết những nội dung cũ mà làm ghép cả hai Nghị định luôn)

Ý I. Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh
chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh giao. Chi cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5:
"1. Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa
bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hoá theo
pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ
chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương
mại trên địa bàn tỉnh".

2. Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch
kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt
động thương mại.
3. Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.
4. Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động
giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn
lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
Ý II. Công chức kiểm soát thị trường được giao trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc
thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Khi thừa hành công
vụ phải tuân thủ pháp luật và quy chế công tác về quản lý thị trường, chịu trách nhiệm về

hoạt động của mình. Khi thấy có dấu hiệu vi phạm thì công chức làm công tác kiểm soát thị
trường được quyền:
1
5


1. Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, tài liệu cần thiết
có liên quan đến việc kiểm tra.
2. Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất dấu hàng hoá, tang vật vi phạm.
3. Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật; xử lý
vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các
vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 6:
"4. Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định của
pháp luật (kể cả ô tô, xe mô tô phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra".

1
6


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN

Môn thi viết: chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư
Câu 1 (2 điểm)
Đầu tư là gì? Trình bày các quyền của nhà đầu tư quy định tại Luật Đầu tư năm 2005.
Có 2 ý lớn,
- Ý I, được 0,15 điểm
- Ý II, có 7 ý
+ Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1
+ Ý 3, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1
+ Ý 4, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1
+ Ý 5, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1
+ Ý 6, được 0,15 điểm
+ Ý 7, có 5 ý nhỏ, nêu đủ 5 ý được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm
Ý I. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để
hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Ý II. Quyền của nhà đầu tư:
1. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
a. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn,
quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án.
b. Đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề; thành lập doanh nghiệp theo quy
định pháp luật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký.
2. Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư
a. Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ; sử
dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật.
b. Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án
đầu tư.
c. Thuê lao động trong nước; thuê lao động nước ngoài làm công việc quản lý, lao
động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy

định của điều ước quốc tế đó.
1
7


3. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan
đến hoạt động đầu tư
a. Trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu
và hàng hóa cho hoạt động đầu tư; trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu và tiêu thụ
sản phẩm.
b. Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình và trực tiếp ký hợp đồng quảng
cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng cáo.
c. Thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm; đặt gia công và gia công lại
trong nước, đặt gia công ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về thương mại.
4. Quyền mua ngoại tệ
a. Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được quyền kinh doanh ngoại tệ
để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của
pháp luật về quản lý ngoại hối.
b. Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan
trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải.
5. Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư
a. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư. Trường
hợp chuyển nhượng có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập
theo quy định của pháp luật về thuế.
b. Chính phủ quy định về điều kiện chuyển nhượng, điều chỉnh vốn, dự án đầu tư
trong những trường hợp phải quy định có điều kiện.
6. Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Nhà đầu tư có dự án đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án theo
quy định của pháp luật.

7. Các quyền khác của nhà đầu tư
a. Hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
b. Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.
c. Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của
nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên
quan đến hoạt động đầu tư; góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư.
d. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về
đầu tư theo quy định của pháp luật.
e. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 2 (2 điểm)
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định về hỗ trợ
chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư như thế
nào?
Có 3 ý,
- Ý I, có 4 ý, nêu đủ 4 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm
- Ý II, có 3 ý,
+ Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm
1
8


+ Ý 2 và ý 3, mỗi ý được 0,1 điểm
- Ý III, có 3 ý,
+ Ý 1, có 3 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm
+ Ý 2, được 0,2 điểm
+ Ý 3, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý nhỏ được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ 0.1 điểm
Ý I. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
1. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ để thực hiện các dự án

đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về chuyển giao
công nghệ.
Giá trị của công nghệ dùng để góp vốn hoặc giá trị của công nghệ được chuyển giao
do các bên thoả thuận và được quy định tại hợp đồng chuyển giao công nghệ.
2. Chính phủ khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công
nghệ nguồn và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực
cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu,
năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao
năng lực quản lý và sử dụng công nghệ.
3. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao công nghệ, quy trình và thủ tục
chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Ý II. Hỗ trợ đào tạo
1. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ nhà đầu tư lập quỹ hỗ trợ đào tạo từ nguồn vốn
góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài như sau:
a) Quỹ hỗ trợ đào tạo được thành lập không vì mục đích lợi nhuận; được miễn, giảm
thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Chi phí đào tạo của tổ chức kinh tế được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác
định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các tổ chức
kinh tế thông qua chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực.
3. Chính phủ có kế hoạch, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Ý III. Hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư
1. Chính phủ hỗ trợ đầu tư phát triển đối với dự án đáp ứng các điều kiện sau:
a) Dự án thuộc ngành, lĩnh vực quan trọng trong chương trình kinh tế lớn có tác động
trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng
không được ngân sách nhà nước cấp phát và không được ngân hàng thương mại cho vay
theo điều kiện thông thường vì có yếu tố rủi ro;

b) Phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1
9


2. Việc hỗ trợ tín dụng đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước.
3. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân không phân biệt thành
phần kinh tế thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đầu tư sau:
a) Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý;
b) Tư vấn về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
c) Dạy nghề, đào tạo kỹ thuật và kỹ năng quản lý;
d) Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học - kỹ thuật, công nghệ và các
thông tin kinh tế, xã hội mà nhà đầu tư yêu cầu;
đ) Tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại;
e) Thành lập, tham gia các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật;
g) Thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
Câu 3 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu các dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2013-2015, được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày
0501/2013 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Có 5 ý lớn,
- Ý I, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
- Ý II, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
- Ý III, có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm
- Ý IV, được 0,2 điểm
- Ý V, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm

Ý I. Các dự án trong KCN, CCN:
1. Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN, CCN: KCN Phong
Điền, KCN công nghệ cao thuộc KKT Chân Mây - Lăng Cô; CCN Tứ Hạ, Bắc An Gia.
2. Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ
đồng trở lên tại các KCN và từ 50 tỷ đồng trở lên tại các CCN được quy định tại khoản 1,
mục I Phụ lục này nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng.
Ý II. Các dự án trong khu công nghệ thông tin tập trung, khu ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ thông tin:
1. Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng: khu công nghệ thông tin tập
trung, khu ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin nằm trong quy hoạch được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin tại các khu công nghệ
thông tin tập trung, khu ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin được quy định tại khoản
1, mục II Phụ lục này nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng.
Ý III. Các dự án công nghiệp:
2
0


1. Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời (chế biến sâu sản phẩm và nâng cao giá
trị nguồn cát trắng nguyên liệu).
2. Nhà máy sản xuất kính an toàn (chế biến sâu sản phẩm và nâng cao giá trị nguồn
cát trắng nguyên liệu).
3. Tổ hợp năng lượng mặt trời (sản xuất năng lượng sạch bổ sung nguồn điện lưới
quốc gia).
4. Tổ hợp năng lượng gió (sản xuất năng lượng sạch bổ sung nguồn điện lưới quốc
gia).
5. Nhà máy sản xuất bông xơ sợi tổng hợp (sản xuất bông xơ sợi từ nhựa tổng hợp
làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sợi, vải).
6. Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may (phục vụ cho các

nhà máy dệt, may xuất khẩu trên địa bàn và khu vực).
Ý IV. Các dự án du lịch:
Xây dựng khu du thuyền và các dịch vụ đi kèm tại KKT Chân Mây - Lăng Cô.
Ý V. Các dự án thuộc lĩnh vực khác:
1. Đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KKT, CCN.
2. Vườn địa đàng tại xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy.
3. Phát triển chăn nuôi lợn (sử dụng công nghệ tiên tiến).
4. Nhà máy xử lý nước thải tại các KCN, KKT, CCN.
Câu 4 (2 điểm)
Theo quy định tại Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư vào tỉnh Thừa
Thiên Huế được hưởng các chính sách hỗ trợ như: Hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng
trong và ngoài hàng rào, hỗ trợ giao đất sạch, giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn, hỗ
trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến đầu tư. Anh (chị) hãy nêu rõ các chính sách hỗ trợ nêu trên.
Có 4 ý,
- Ý I, có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý II, có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý III, có 2 ý, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý IV, có 2 ý, mỗi ý được 0,2 điểm.
Ý I. Hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào
1. Các dự án thuộc danh mục hỗ trợ đầu tư ghi tại Điều 4 Quy định này được Tỉnh hỗ
trợ các công trình giao thông, điện, nước ngoài hàng rào dự án như sau:
a) Về giao thông: Đảm bảo đầu tư công trình giao thông phù hợp với quy hoạch được
duyệt, quy mô đầu tư đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ dự án của nhà đầu tư được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
2
1


b) Về điện phục vụ thi công: Đảm bảo đầu tư hạ tầng công trình điện đến chân hàng

rào dự án.
c) Về nước: Đảm bảo đầu tư hạ tầng công trình nước đến chân hàng rào dự án.
UBND tỉnh xem xét cụ thể quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định
của pháp luật hoặc đề nghị Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước
Thừa Thiên Huế đầu tư tùy theo dự án cụ thể.
2. Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công
nghiệp được Tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư cụm công trình đầu mối nhà máy xử lý nước
thải.
3. Các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp
không được tính các khoản chi phí hỗ trợ đầu tư của Nhà nước vào giá cho thuê đất và phí
hạ tầng.
Ý II. Hỗ trợ giao đất sạch, giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn
1. Các dự án thuộc danh mục hỗ trợ đầu tư ghi tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 4 Quy
định này được Tỉnh hỗ trợ giao đất sạch để thực hiện dự án.
2. Các dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Quy định này được Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng tối
đa không quá 5 tỷ đồng/dự án, riêng đối với các dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN
hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án. Phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn
lại do nhà đầu tư tự bỏ vốn thực hiện và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải
nộp.
Trường hợp Nhà đầu tư có thực hiện bảo đảm đầu tư dự án thì được sử dụng kinh phí
bảo đảm này để chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
UBND tỉnh sẽ xem xét, điều chỉnh, bổ sung danh mục và công bố các dự án trọng
điểm, ưu tiên đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
3. Các dự án thuộc danh mục hỗ trợ đầu tư ghi tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 4
Quy định này được Tỉnh hỗ trợ về rà phá bom, mìn, vật nổ.
Ý III. Hỗ trợ đào tạo
Nhà đầu tư tuyển dụng lao động là người dân trên địa bàn tỉnh để phục vụ các dự án
tại địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp thường xuyên sử dụng từ
200 lao động trở lên (có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên và tham gia đóng bảo hiểm xã

hội cho người lao động theo quy định) được Tỉnh hỗ trợ với thời gian và mức hỗ trợ như
sau:
- Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/khóa. Mỗi lao động được hỗ trợ đào tạo 1 lần
trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
- Thời gian hỗ trợ: trong thời gian thi công và 3 năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt
động.
Nguồn hỗ trợ được cấp từ nguồn kinh phí đào tạo hàng năm của Tỉnh và được hỗ trợ
trực tiếp cho doanh nghiệp theo quy định hỗ trợ như trên.
Ý IV. Hỗ trợ xúc tiến đầu tư

2
2


Các doanh nghiệp có dự án thuộc danh mục hỗ trợ đầu tư ghi tại Khoản 1 và Khoản
3, Điều 4 Quy định này được hỗ trợ chi phí đi lại để tham gia xúc tiến đầu tư ở nước ngoài
theo Kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh, cụ thể như sau:
- Không quá 50 triệu đồng/lượt/doanh nghiệp.
- Mỗi doanh nghiệp không quá 04 lượt trong suốt quá trình hoạt động tại tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Nguồn hỗ trợ được cấp từ nguồn kinh phí xúc tiến đầu tư hàng năm của Tỉnh.
Câu 5 (2 điểm)
Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ gì trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân
tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định tại
Thông tư Liên tịch số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 05/8/2009 của Liên Bộ Kế hoạch
và Đầu tư - Bộ Nội vụ?
Có 3 ý,
- Ý 1, có 6 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý 3, được 0,2 điểm

Nhiệm vụ trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Ý 1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; kế hoạch xúc
tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối
tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính;
b) Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình
hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều
hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước
do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh
nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế
trên địa bàn tỉnh;
d) Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của
Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
e) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh
đối với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng, Phòng Tài chính –
Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo
phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ý 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của
2
3



Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức,
đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
c) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp.
Ý 3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin,
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án,
đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành
hoặc phê duyệt.

2
4


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Khoa học và Công nghệ
Câu 1 (2 điểm)
Các từ “Khoa học”, “Công nghệ” được hiểu như thế nào? Hãy nêu nguyên tắc hoạt
động và trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000.
Có 4 ý lớn,

- Ý I và II, mỗi ý được 0,25 điểm,
- Ý III, có 5 ý, mỗi ý được 0,15 điểm
- Ý IV, có 2 ý,
+ Ý 1, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
+ Ý 2, được 0,25 điểm.
Ý I. Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã
hội và tư duy;
Ý II. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm;
Ý III. Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ
Trong hoạt động khoa học và công nghệ, phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Hoạt động khoa học và công nghệ phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
2. Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với
việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với
thực tiễn Việt Nam;
3. Kết hợp chặt chẽ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với khoa học
xã hội và nhân văn; gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với giáo dục và đào
tạo, với hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường công nghệ;
4. Phát huy khả năng lao động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân;
5. Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm.
Ý IV. Trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ
1. Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách và biện pháp sau đây để phát triển
2
5


×