Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.1 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
_____________

_____________

VŨ THỊ HẰNG HẢI
LKT 12-02

NĂNG LỰC BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Ngành Luật Kinh tế
Mã số: 52380107

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: ThS. PHẠM HÙNG CƯỜNG

Hà Nội, 5/2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Phạm Hùng Cường. Các thông tin và dữ liệu tác
giả sử dụng trong bài khóa luận này là trung thực và được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài tiệu tham khảo. Ngoài ra trong khóa
luận này tác giả còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá từ các tác giả khác có
trích dẫn rõ ràng.


Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Sinh viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.Tính thiết yếu của đề tài. ................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. ............................................................................. 1
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài. ........................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài......................................................................... 2
5. Kết cấu của khóa luận. ..................................................................................... 2
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
NGOÀI HỢP ĐỒNG ............................................................................................. 3
1.1.Khái niệm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. .............................................. 3
1.2.Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. .......................... 4
1.2.1.Có thiệt hại xảy ra. ................................................................................... 5
1.2.2.Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. .......................................... 8
1.2.3.Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. ............ 9
1.2.4. Người gây thiệt hại có lỗi. ..................................................................... 10
1.3.Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo
hợp đồng. ........................................................................................................... 13
1.4.Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. ....................... 14
1.4.1.Khái niệm cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. ............................................................................................................... 14
1.4.2. Điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. ............................................................................................................... 15
1.5. Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt
Nam qua từng giai đoạn. .................................................................................... 17
1.5.1. Giai đoạn trước năm 1959. .................................................................... 17

1.5.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến 1995. .......................................................... 20
1.5.3. Giai đoạn từ năm 1995 đến 2005. .......................................................... 21
1.5.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay. ............................................................ 21
Chương 2. NĂNG LỰC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ........................... 22
2.1.Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 18 tuổi trở lên. ...................... 22
2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên. ........................... 24
2.2.1. Năng lực bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi. ........................... 25
2.2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi. ................................................................................................................ 29


2.3. Năng lực bồi thường thiệt hại của người được giám hộ................................ 32
2.3.1.Trường hợp người được giám hộ là người chưa thành niên. ................... 33
2.3.2.Năng lực bồi thường thiệt hại của người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự. ............................................................................................................ 34
2.4. Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là người của pháp nhân. ............. 37
2.5. Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự. ................................................................................................... 38
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 42


MỞ ĐẦU
1.Tính thiết yếu của đề tài.
Quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của người
gây thiệt hại (về tài sản, sức khỏe, tinh thần,...) cho mình là một quyền được áp
dụng với tần số lớn nhất trong các quyền về yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định
bởi luật dân sự tại xã hội hiện đại. Theo đó tại Nhật Bản, số vụ yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại do hành vi sai trái (Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) chiếm tới

61% tổng số vụ việc tranh chấp dân sự. Con số này nói lên mức độ quan trọng của
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái trong đời sống dân sự.
Giáo sư John Gillespie, giáo sư thỉnh giảng của trường Đại học Luật Deakin một trong những trường đại học danh tiếng của nước Úc, khi nghiên cứu về hệ
thống pháp luật Dân sự Việt Nam đã nhận định rằng: “Người dân Việt Nam không
biết đến quyền yêu cầu nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ bồi thường thiệt hại cho
mình do hành vi sai trái của nhà sản xuất nói riêng và quyền yêu cầu người khác bồi
thường thiệt hại do hành vi sai trái của người đó nói chung”. Thật vậy, trong nền
kinh tế thị trường hiện nay khi mà cạnh tranh được coi là một mặt để thúc đẩy các
quan hệ xã hội đồng thời cũng tạo ra nhiều khả năng gây thiệt hại cho người khác từ
phía các hành vi cá nhân, có nghĩa là ai cũng có có thể gây thiệt hại cho xã hội. Do
đó, ở Việt Nam quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái đã được luật
hóa tại Bộ luật dân sự, tại chương XXI: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng (từ Điều 604 đến Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2005) và một số văn bản
pháp luật dưới Bộ luật dân sự khác.
Tuy nhiên, việc xác định năng lực chủ thể trong trách nhiệm BTTHNHĐ
luôn đặt ra cho các nhà làm luật, những nhà thực thi pháp luật cũng như những nhà
nghiên cứu luật pháp các vấn đề nan giải khi tiếp cận. Xuất phát từ đó tôi quyết định
chọn đề tài: “Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo
pháp luật dân sự Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Hiện nay, trên các diễn đàn nghiên cứu luật pháp ở nước ta xuất hiện khá là
nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, như “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự” của tiến sỹ Lê Mai Anh. Nhưng đối với vấn
đề về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn khá ít và chưa có tính
chuyên sâu cao.
1


3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài.

Đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu quy định về trách nhiệm Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng mà cụ thể là “năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
nhân” mà không đi vào nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
và năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các chủ thể khác.
Bài khóa luận cũng hướng tới làm rõ các quy định của pháp luật về năng lực
bồi thường thiệt hại của cá nhân trong các trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó đưa ra
những kiến nghị để từ đó hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Có sự kết hợp giữa quan
điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi cũng đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp chứng minh.
5. Kết cấu của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Chương 2: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo
pháp luật dân sự Việt Nam.

2


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
NGOÀI HỢP ĐỒNG
1.1.Khái niệm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Xã hội luôn luôn là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp,
nên nó luôn cần đến sự điều chỉnh của pháp luật. Chính từ sự đa dạng và phức tạp

của các quan hệ xã hôi nên yêu cầu pháp luật cũng cần có cơ chế điều chỉnh đa dạng
và phù hợp. Từ đây, nhiều quan hệ pháp luật đã ra đời trong đó có quan hệ về nghĩa
vụ dân sự. Trong quan hệ về nghĩa vụ dân sự, khi chủ thể tham gia không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết kể cả khi thực hiện không đúng
các nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định thì phải gánh chịu về mình những hậu quả
bất lợi. Hậu quả bất lợi này thể hiện thông qua việc giải quyết “trách nhiệm dân sự”
giữa người có quyền với người có nghĩa vụ và được thực hiện theo nguyên tắc bên
nào có hành vi vi phạm và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Vậy trách nhiệm dân
sự là gì? Theo Tạp chí dân chủ và pháp luật, chuyên đề về Bộ luật dân sự 2005, tại
phần thuật ngữ pháp luật dân sự, có đưa ra khái niệm trách nhiệm dân sự như sau:
“Trách nhiệm dân sự, theo nghĩa rộng, là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp
dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm.
Trách nhiệm dân sự, theo nghĩa hẹp, là các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây ra
thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục các hậu quả xấu bằng tài sản của mình”.
Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải gánh chịu các hậu quả
bất lợi là do chính những hành vi sai trái của mình. Hành vi sai trái của các chủ thể
có thể là hành vi vi phạm hợp đồng (không thực hiện, thực hiện không đúng, không
đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết) hoặc do hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, trách
nhiệm dân sự có thể chia làm hai loại là trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và trách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Quyền nhân thân (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín) và
quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân, của chủ thể khác luôn được pháp luật bảo vệ
và nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến. Nhưng trên thực tế lại xảy ra nhiều thiệt
hại về các quyền này. Nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại này cũng rất đa dạng,
có thể là do tác động của các yếu tố tự nhiên bên ngoài, tác động bởi hoàn cảnh
khách quan hay đơn giản hơn là do hành vi của con người... mà trong đó phần lớn là
do các hành vi trái pháp luật của con người mang lại. Trước các hành vi xâm phạm
đó, nhà nước cần có những biện pháp để ngăn chặn và khắc phục hậu quả. Tại Điều
3



604 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Điều này có nghĩa là, khi một người gây
thiệt hại cho người khác thì sẽ làm phát sinh mối quan hệ bồi thường thiệt hại giữa
họ với người bị hại. Quan hệ bồi thường này phát sinh từ hành vi trái pháp luật của
một bên chủ thể nhưng giữa các bên không tồn tại quan hệ hợp đồng, hoặc nếu có
thì vi phạm này không phải là vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
Vậy, qua những phân tích trên, ta có thể rút ra kết luận trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì. “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đókhông có quan
hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại
không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết giữa các bên”.
1.2.Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là các quyền cơ bản của mỗi công dân, luôn
được Nhà nước bảo hộ. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi gây thiệt hại đến tài sản,
tính mạng, sức khỏe,... cho công dân một cách bất hợp pháp. Pháp luật quy định
những biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại phải có
trách nhiệm trước hậu quả mà mình gây ra cho người khác, đó là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố
ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của
pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, trách
nhiệm bồi thường chính là hậu quả bất lợi về tài sản mà người có hành vi gây thiệt
hại cho người khác phải gánh chịu.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi
tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì việc quy định trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do hành vi gây thiệt hại cho người khác không thể xác định một cách tùy
tiện, thiếu chính xác. Pháp luật dân sự quy định việc giải quyết vấn đề bồi thường
thiệt hại phải dựa trên các điều kiện nhất định. Các điều kiện này là cơ sở cho việc
xác định trách nhiệm bồi thường một cách chính xác.
Trong Bộ luật dân sự 2005 của nước ta không có một quy định nào quy định
cụ thể về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
4


số 01/2004/NQ – HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2004 hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì có 4 điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Có thiệt hại xảy ra.
- Có hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại.
- Người gây thiệt hại có lỗi.
1.2.1.Có thiệt hại xảy ra.
Mục đích của việc bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục, bù đắp lại những
tổn thất, mất mát cho người bị thiệt hại cho nên khi không có thiệt hại xảy ra thì
cũng không tồn tại vấn đề bồi thường kể cả khi đáp ứng đủ các điều kiện còn lại. Từ
đây có thể thấy, để quyết định xem có phát sinh trách nhiệm bồi thường hay không
thì điều kiện có thiệt hại xảy ra là điều kiện tiên quyết, bắt buộc phải có của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, những thiệt hại này phải
khách quan, chân thực và không suy diễn ra thiệt hại.
Thiệt hại được hiểu là những tổn thất, những mất mát xảy ra đối với đối
tượng cụ thể hoặc quan hệ cụ thể, làm cho đối tượng hoặc quan hệ đó không còn
được nguyên vẹn như lúc ban đầu trước khi có hành vi xâm phạm xảy ra. Những
tổn thất trên đều được tính bằng tiền, bao gồm những mất mát, hư hỏng, hủy hoại về
tài sản, nguồn thu nhập bị mất, các chi phí khắc phục hậu quả xấu xảy ra khi mất tài

sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm... Nhìn từ góc độ nào thì hành
vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại đều xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp
luật bảo vệ. Cho nên, các quy định về bồi thường thiệt hại do pháp luật dân sự quy
định là rất chính xác, cần thiết để kịp thời ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại và
buộc những người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường. Người có hành vi
gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra là
đúng. Nhưng việc giải quyết mức bồi thường thiệt hại cần phải hợp tình, hợp lý,
mức bồi thường phải phù hợp với thiệt hại. Điều này đòi hỏi người có trách nhiệm
giải quyết bồi thường thiệt hại phải xem xét đến tích chất của thiệt hại xảy ra. Bởi
lẽ, có những thiệt hại có thể tính toán, quy đổi thành tiền được nếu nó chỉ đơn thuần
là thiệt hại về vật chất, tài sản. Còn với thiệt hại về tinh thần, tính mạng, sức khỏe
của con người thì khó xác định hơn. Bản chất của hai loại thiệt hại này là khác
nhau. Việc phân chia và nghiên cứu rõ những thiệt hại này sẽ giúp cho việc xác định
bồi thường thiệt được chính xác hơn.
5


* Thứ nhất thiệt hại về vật chất.
Thiệt hại về vật chất là thiệt hại có thể tính toán, định lượng ra tiền được.
Theo Thông tư 173 UBND/TANDTC ngày 23/3/1997 thì thiệt hại về vật chất là sự
mất mát, giảm sút về một lợi ích vật chất có thể tính toán được bằng tiền, bao gồm
các khoản: Những hư hỏng, mất mát về tài sản, những chi phí bỏ ra để sửa chữa, và
những thu nhập bị mất do bị thiệt hại.
Điều 608 BLDS năm 2005 đã quy định rõ: Trường hợp tài sản bị xâm hại thì
thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị hủy hại hoặc hư hỏng;
3. Lợi ích được gắn liền với sử dụng và khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Ngoài ra, các thiệt hại trên muốn được bồi thường thì phải thỏa mãn một số

điều kiện sau: Thiệt hại phải chắc chắn, thực tế và chưa được bồi thường.
Thiệt hại phải chắc chắn nghĩa là người bị thiệt hại phải đưa ra được những
thiệt hại mà mình phải gánh chịu và có thể tính toán được. Thiệt hại phải thực tế
nghĩa là đã có thiệt hại xảy ra, nhưng có những trường hợp tính thực tế của thiệt hại
không được biểu hiện ở việc nó đã xảy ra mà có thể là thiệt hại trong tương lai.
Thiệt hại trong tương lai cũng được coi là có tính thực tế nếu chắc chắn rằng nó sẽ
xảy ra và có thể tính toán trước được. Do vậy hậu quả trong tương lai của một thiệt
hại thực tế có thể được xem xét để định ra mức bồi thường thiệt hại. Đương nhiên
một thiệt hại không chắc chắc và mang tính giả định thì không thể xem xét để bồi
thường.
Từ những phân tích trên cho thấy khi tính toán đến vấn đề bồi thường cho
người bị thiệt hại, các nhà làm luật không chỉ tính đến những thiệt hại trực tiếp đã
xảy ra mà còn tính đến thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai.
Liên quan đến việc xác định bồi thường thiệt hại thì việc thiệt hại đã được bồi
thường chưa cũng là một vấn đề phức tạp. Nếu thiệt hại đã được bồi thường thì
người bị thiệt hại không thể khởi kiện đòi bồi thường một lần nữa. Song trên thực tế
việc xác định xem một thiệt hại đã được bồi thường hay chưa không hề dễ một chút
nào. Đó là trong trường hợp bảo hiểm. BLDS quy định quan hệ bảo hiểm có 3 loại,
gồm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tính mạng và bảo hiểm tài sản.
Trong quan hệ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nếu nạn nhân – người bị hại đã
được công ty bảo hiểm bồi thường thì họ không thể khởi kiện người gây ra thiệt hại
6


để đòi bồi thường thêm lần nữa. Lúc này công ty bảo hiểm đang đóng vai trò là đại
diện cho người gây ra thiệt hại. Vấn đề này sẽ càng phức tạp hơn khi đặt trong quan
hệ bảo hiểm tính mạng và bảo hiểm tài sản.
Khi có thiệt hại xảy ra người được bảo hiểm đã được công ty bảo hiểm bồi
thường rồi thì có được tiếp tục yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi thường nữa
không? Số tiền mà công ty bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm, đó có phải là

tiền bồi thường thiệt hại hay không và công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu người
gây ra thiệt hại phải thanh toán khoản tiền đó không? Điều này đã được giải quyết
theo Điều 577 BLDS 2005 về chuyển yêu cầu hoàn trả thì Bên bảo hiểm có quyền
yêu cầu bên thứ ba (người gây thiệt hại) hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho
người được bảo hiểm và người được bảo hiểm cũng có quyền yêu cầu bồi thường
thêm khoản chênh lệch mà người bảo hiểm hoặc người gây thiệt hại bồi thường.
*Thứ hai thiệt hại về tinh thần.
Không có một khái niệm nào giải thích cụ thể thế nào là “thiệt hại về tinh
thần”, chúng ta có thể hiểu nôm na rằng thiệt hại tinh thần là sự xúc phạm đến các
giá trị tinh thần, tình cảm như là sự mất danh dự nhân phẩm, sự lo lắng suy sụp về
tinh thần. Khoản 3 Điều 307 chỉ quy định một cách khái quát: “Người gây thiệt hại
về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạnh, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín cuẩ người đó tì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính
công khai còn phải bồi thường,một khoản tiền để bù đáp tổn thất về tinh thần co
người bị thiệt hại”.
Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xúc phạm là vấn đề
nhạy cảm và phức tạp, bởi thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất,
thuộc về nội tâm con người nên rất khó để định lượng, cân đo, đong đếm những
thiệt hại này. Sự bù đắp về tinh thần chỉ có giá trị an ủi, động viên người bị thiệt hại
mà thôi. Có thể nói đây là một vấn đề khó, cho đến nay các nhà làm luật vẫn chưa
ban hành quy định hướng dẫn cụ thể vấn đề này.
Hiện có hai quan điểm khác nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại tinh thần.
Quan điểm thứ nhất cho rằng thiệt hại về tinh thần là thiệt hại không thể bù đắp
được, như sự mất đi người thân, tình cảm bị xúc phạm... là những tổn thất vô giá
không thể quy đổi thành tiền được. Quan điểm thứ hai lại cho rằng dù là thiệt hại về
tinh thần hay vật chất thì đều phải được bồi thường vì suy cho cùng thiệt hại chỉ
mang tính chất tương đối mà thôi. Sự bồi thường, đền bù là mang tính khắc phục,
sửa chữa thiệt hại đã xảy ra, làm sao nó có thể khôi phục nguyên vẹn như trước khi
có thiệt hại. Mỗi quan điểm có những diễn giải riêng của mình. Giả sử ta cho rằng
7



quan điểm thứ nhất là đúng thì chẳng lẽ người gây ra thiệt hại không phải chịu trách
nhiệm cho hành vi gây ra tổn thất cho người khác hay sao? Người bị thiệt hại lại
phải đương nhiên chịu tổn thất mà đáng lẽ họ không phải chịu sao? Như thế phải
chăng là quá thiệt thòi và không công bằng với người bị hại. Có lẽ quan điểm thứ
hai sẽ hợp lý hơn. Tuy thiệt hại về tinh thần là loại thiệt hại mang tính trừu tượng,
không dễ tính toán được nhưng sự bồi thường cũng an ủi phần nào người bị hại và
cũng là cơ hội cho người gây thiệt hại chuộc lại lỗi lầm mà mình gây ra. Thiệt hại
về tinh thần thường gắn liền với nhân thân của người bị hại, và không thể chuyển
giao quyền yêu cầu bồi thường cho người khác do đó chỉ có người bị hại mới có
quyền hưởng bồi thường. Tuy nhiên với người gây thiệt hại thì khác, nếu người gây
ra thiệt hại chết thì không đồng nghĩa với việc chấm dứt trách nhiệm bồi thường.
Người gây thiệt hại mà chết không thực hiện được nghĩa vụ tài sản của mình thì
người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi di sản
người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 1 Điều 137).
1.2.2.Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Theo quy định tại các Điều 19, 20, 21 Hiến pháp 2013: Quyền được bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản là quyền bất khả xâm
phạm của mọi công dân, tổ chức. Mọi người phải tôn trọng những quyền đó, không
được thực hiện bất kỳ hành vi trái pháp luật nào xâm phạm đến các quyền tuyệt đối
đó. Vây “hành vi trái pháp luật” được hiểu như thế nào? Khoản 2 Điều 1 Phần 1 của
Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP có quy định: “Hành vi trái pháp luật là những
xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành
động trái với các quy định của pháp luật”. Ta có thể thấy hành vi trái pháp luật
được cấu thành bởi hai bộ phận là “xử sự cụ thể của con người” được thể hiện thông
qua “hành động hoặc không hành động”.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi gây thiệt
hại phải là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến các khách thể được pháp luật bảo
vệ như tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người bị thiệt

hại. Như vậy hành vi trái pháp luật có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, dân
sự, hành chính, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước, vi phạm các quy tác trong cộng đồng dân cư.
Là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật, nếu hành vi có
gây ra thiệt hại nhưng không trái pháp luật thì không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt
hại. Trên thực tế có nhiều chủ thể gây ra thiệt hại nhưng hành vi gây ra thiệt hại đó
8


lại không phải là vi phạm pháp luật mà là hợp pháp nếu hành vi đó được thực hiện
nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc nghề nghiệp buộc họ phải làm như vậy. Trong
trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại không đặt ra với người gây thiệt
hại. Ngoài ra người gây thiệt hại gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính
đáng, tình thế cấp thiết hay trường hợp bất khả kháng thì cũng không bị coi là vi
phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp
thiết thì cần phải xem xét xem hành vi gây thiệt hại có vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng hay vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết hay không, nếu vượt quá thì
người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường.
1.2.3.Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thiệt hại
xảy ra là kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật. Mối quan hệ nhân quả
có chức năng gắn kết giữa hai yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Quan hệ nhân quả là một diễn biến trong một khoảng thời gian cụ
thể. Do vậy, thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật và ngược lại, hành
vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Theo quy định tại khoản 1 Điều
604 BLDS năm 2005: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm... mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường”. Đây chính là mối quan hệ của sự vân động nội tại, trực
tiếp, tồn tại khách quan, về nguyên tắc nguyên nhân luôn tồn tại trước kết quả trong
khoảng thời gian xác định. Nếu có hành vi trái pháp luật và có thiệt hại nhưng

không có mối quan hệ nhân quả giữa chúng thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Một thiệt hại xảy ra có thể do một hoặc nhiều hành
vi trái pháp luật tác động và một hành vi trái pháp luật có thể gây ra nhiều thiệt hại.
Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại nên hành vi đó
luôn xảy ra trước thiệt hại nên trong một số trường hợp việc xác định mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra gặp nhiều khó khăn.
Trong trường hợp thiệt hại do nhiều nguyên nhân gây ra thì cần xác định đâu
là nguyên nhân chính hay tất cả nguyên nhân đều dẫn đến thiệt hại. Người có trách
nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại cần xác địn rõ đâu là nguyên nhân chính trực
tiếp dẫn đến thiệt hại. Cũng có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra do hành vi trái
pháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế
làm phát sinh gây thiệt hại. Ví dụ: A đâm B bị thương, trên đường đi cấp cứu C do
uống rượu đã lái xe đâm vào, làm B bị chấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Kết
quả giám định pháp y cho thấy: B chết không phải vì vết thương do A đâm, vết
thương đó vẫn có thể cứu chữa được nếu cấp cứu kịp thời, với điều kiện là trong
9


trường hợp không bị xe của C đâm. Như vậy, tuy hành vi của A có khả năng gây
nguy hại cho tính mạng của B nhưng lại bị hành vi trái pháp luật của C xen vào phá
vỡ và tạo ra mối quan hệ mới, trong mối quan hệ này hành vi trái pháp luật của C đã
gây thiệt hại là tính mạng của B.
Còn trong trường hợp một nguyên nhân gây ra nhiều thiệt hại thì lại cần xác
định rõ kết quả nào là hậu quả trực tiếp của nguyên nhân là hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại trực tiếp ở đây không nhất thiết phải là hậu quả ngay lập tức của nguyên
nhân gây thiệt hại mà chỉ cần là hậu quả tất nhiên của hành vi gây thiệt hại.
Tóm lại, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất phức tạp, dễ dẫn đến sai lầm. Vì vậy khi
xem xét mối quan hệ này cần hết sức thận trọng, thu thập đầy đủ các tài liệu chứng
cứ liên quan, phân tích đánh giá một cách khách quan, toàn diện để đưa ra được kết

luận chính xác, xác định đúng trách nhiệm của người gây ra thiệt hại.
1.2.4.Người gây thiệt hại có lỗi.
Đối với một chủ thể, hành vi và nhận thức để thực hiện một hành vi là hai
vấn đề khác nhau. Hành vi là những gì thể hiện ra bên ngoài còn nhận thức là những
gì thể hiện bên trong. Con người hành động theo ý chí của mình và nhận thức dẫn
tới hành vi. Nhưng cũng có những trường hợp nhận thức và hành vi không trùng
nhau, đó là những người bị bệnh tâm thần, những người mắc các bệnh có thể dẫn tới
việc không có khả năng điều khiển nhận thức hoặc hành vi của bản thân.
Khi một chủ thể có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi lựa
chọn cách xử sự không phù hợp với pháp luật, gây thiệt hại cho người khác thì khi
đó họ bị coi là có lỗi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005: “
Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm... mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”,
hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP: “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng chỉ phátt sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: ..... phải có lỗi
cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại”. Như vậy người gây thiệt hại phải chịu trách
nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Việc áp dụng lỗi làm căn cứ để xác định trách nhiệm
được Bộ luật dân sự 2005 quy định tại Điều 308, trong đó nhấn mạnh lỗi là căn cứ
xác định trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định. Khoản 2 Điều 308 chia lỗi thành hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý
được quy định như sau: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ
hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn
hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”. Về mặt khách
quan, quy định này đã dự liệu trước người gây thiệt hại đã nhận thức rõ hành vi của
10


mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện dù người thực hiện hành vi
có thái độ mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc thiệt hại xảy ra. Do
vậy, người đó phải chịu trách nhiệm trước hành vi có lỗi của mình. Về mặt chủ
quan, người gây thiệt hại thực hiện hành vi nhằm mục đích gây thiệt hại cho người

khác và được thể hiện dưới hai mức độ, một là mong muốn nó xảy ra, hai là không
mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp người cố ý gây
thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình gây thiệt hai cho người khác mà vẫn thực
hiện thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Với lỗi vô ý: “Vô ý gây thiệt hại là
trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại,
mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi
của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn chặn được”. Người gây thiệt hại không mong muốn, không để mặc cho
thiệt hại xảy ra nhưng họ không kiểm soát được sự việc họ hành vi vô ý của mình
nên họ vẫn phải chịu trách nhiệm trước hậu quả xảy ra.
Mặc dù trong Bộ luật dân sự 2005 không định nghĩa rõ “lỗi” là gì mà chỉ đi
vào định nghĩa “lỗi cố ý” và “lỗi vô ý”. Nhưng qua định nghĩa về hai loại lỗi trên ta
có thể nhận thấy một điểm chung giữa chúng là đều có “nhận thức” về thiệt hại của
ngươi gây ra thiệt hại. Trong hai trường hợp người gây thiệt hại đều biết (hoặc phải
biết) là có thiệt hại xảy ra. Như vậy, người gây thiệt hại có lỗi khi họ có nhận thức
và điều khiển hành vi của mình.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung nhưng yếu tố “lỗi” trong
quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không ảnh hưởng nhiều tới nghĩa vụ
bồi thường của người gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại. Nếu trong trách nhiệm
hình sự, lỗi và mức độ lỗi là yếu tố quan trọng trong việc xác định tội danh và
khung hình phạt nên bắt buộc phải có sự phân biệt khác nhau giữa các hình thức lỗi
thì lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dù là cố ý hay vô ý mà
có thiệt hại xảy ra thì đều phải bồi thường và mức bồi thường cũng không phụ thuộc
vào mức độ lỗi. Người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả
năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Nên, những người không có khả
năng nhận thức và điều khiển được hành vi thì không có lỗi trong việc thực hiện
hành vi gây thiệt hại và không phải chịu trách nhiệm. Trẻ em, người bị bệnh tâm
thần hoặc các bệnh khác do không có khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi nên
không phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ và hậu quả của hành vi đó. Nhưng

trên thực tế, kể cả khi không có yếu tố “lỗi” thì vẫn làm phát sinh trách nhiệm bồi
11


thường thiệt hại ngoài hợp đồng (theo khoản 2 Điều 604 BLDS 2005). Quy định
như vậy tạo điều kiện cho người bị hại đòi bồi thường thiệt hại vì trách nhiệm bồi
thường phát sinh không cần yếu tố lỗi. Điều đó có nghĩa là, chỉ cần có thiệt hại xảy
ra, có hành vi vi phạm pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại
thì sẽ tồn tại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Một vấn đề quan trọng khác khi nghiên cứu “lỗi” là một trong bốn điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là xác định đúng
mức độ lỗi của các bên để đưa ra quyết định bồi thường chính xác và thỏa đáng. Bởi
lẽ trong các trường hợp hỗn hợp lỗi hoặc lỗi là của người bị hại thì việc xác định lỗi
gặp nhiều khó khăn. Với trường hợp lỗi hỗn hợp, nghĩa là cả người gây thiệt hại và
người bị thiệt hại đều có lỗi. Điều 617 có quy định về bồi thường thiệt hại trong
trường hợp người bị thiệt hại có lỗi: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc
gây thiệt hại thì gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức
độ lỗi của mình”, trong điều luật này có đề cập đến mức độ lỗi do vậy việc xác định
trách nhiệm bồi thường khi cả hai bên có lỗi là mỗi bên phải chịu trách nhiệm tương
xứng với mức độ lỗi của mình. Nhưng Bộ luật dân sự nước ta không quy định rõ
mức độ lỗi, vậy căn cứ vào đâu để xác định mức độ lỗi cho từng bên? Với trường
hợp lỗi là của người bị thiệt hại, Điều 617 cũng quy định rất rõ ràng: “Nếu thiệt hại
xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi
thường”. Tuy nhiên, thế nào là người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi và lỗi ở đây là lỗi
cố ý hay vô ý. Có thể đưa ra một số vấn đề sau khi xác định lỗi của người bị thiệt
hại:
Nếu người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn trong việc để thiệt hại xảy ra thì dù là
lỗi cố ý hay vô ý mà người gây ra thiệt hại không có lỗi thì người gây thiệt hại
không phải bồi thường.
Nếu người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại có lỗi cố ý trong việc

để xảy ra thiệt hại thì người gây ra thiệt hại cũng không phải bồi thường.
Như vậy, việc pháp luật quy định về lỗi thuộc hoàn toàn người bị thiệt hại đã
loại trừ khả năng chịu trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại. Do đó người
gây thiệt hại muốn giải thoát trách nhiệm bồi thường thì phải chứng minh mình
không có lỗi hoặc lỗi thuộc về người bị thiệt hại (Điều 606 Bộ luật dân sự 2005).
Ngoài ra, khi xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ta không chỉ
xác định mỗi chủ thể có lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại mà còn quan tâm đến việc xác
định trách nhiệm của người không trực tiếp gây ra thiệt hại để quy định trách nhiệm

12


bồi thường cho họ. Đó là trường hợp lỗi của người giám hộ, lỗi của pháp nhân
trước hành vi trái pháp luật do người của pháp nhân gây ra.
1.3.Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo
hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì trách nhiệm dân sự được chia làm hai
loại là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhệm dân sự theo hợp đồng. Trách
nhệm dân sự theo hợp đồng là trách nhiệm phát sinh do một bên đã không thực hiện,
thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp
đồng. Điều cơ bản nhất để hình thành nên loại trách nhiệm này là giữa các bên phải có
quan hệ hợp đồng, hợp đồng đó phải có hiệu lực và thiệt hại xảy ra do hành vi không
thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng.
Tuy hai loại trách nhiệm này có những điểm giống nhau nhất định vì đều là
trách nhiệm dân sự nhưng giữa chúng vẫn tồn tai những điểm khác nhau cơ bản như:
Về cơ sở phát sinh: trách nhệm dân sự theo hợp đồng chỉ phát sinh khi tồn tại
quan hệ hợp đồng, do hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ của hợp đồng. Trong khi đó trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát
sinh từ một hành vi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho người khác, hành vi đó không
liên quan đến bất kỳ một quan hệ hợp đồng nào giữa người gây thiệt hại và người bị

thiệt hại.
Trong trách nhệm dân sự theo hợp đồng thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi
thường những thiệt hại trực tiếp hay những thiệt hại có thể tiên liệu trước khi ký
hợp đồng. Còn trong trách nhệm dân sự ngoài hợp đồng thì người gây thiệt hại phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại kể cả thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại gián tiếp.
Việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ làm chấm dứt
nghĩa vụ giữa các bên, còn việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng chưa chắc đã làm chấm dứt nghĩa vụ của người gây thiệt hại.
Về lỗi: Trong trách nhệm dân sự theo hợp đồng trách nhiệm chỉ phát sinh do
lỗi của người không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp đồng trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Còn trong
trách nhệm dân sự ngoài hợp đồng kể cả khi không có lỗi vẫn phải bồi thường thiêt
hại theo quy định của pháp luật.
Về chủ thể: Trong trách nhệm dân sự theo hợp đồng, chủ thể là các bên tham
gia ký kết hợp đồng, còn trong trách nhệm dân sự ngoài hợp đồng là người có hành
vi trái pháp luật và người giám hộ, người đại diện.
13


Khi so sánh hai loại trách nhiệm này, ta cần phân biệt rõ thời điểm phát sinh
trách nhiệm giữa hai loại trách nhiệm này để xác định đâu là trường hợp bồi thường
thiệt hại theo hợp đồng và đâu là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trường hợp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh kể từ thời
điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ. Còn trong trường hợp bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trách nhiệm từ thời điểm xảy ra hành vi
gây thiệt hại. Ta cũng cần phải lưu ý là không phải giữa các bên có quan hệ hợp
đồng thì mọi thiệt hại gây ra đều dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng và ngược lại khi các bên không có quan hệ hợp đồng thì thiệt hại xảy ra sẽ dẫn
đến trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.
1.4.Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

1.4.1.Khái niệm cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Khi có thiệt hại xảy ra thì bên cạnh việc xác định mức độ thiệt hại, các điều
kiện cấu thành trách nhiệm của người gây thiệt hại thì việc xác định rõ ai là người
phải đứng ra gánh vác và chịu trách nhiệm bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho
người bị thiệt hại là một vấn đề quan trọng. Cơ quan tòa án có thẩm quyền khi nhận
được đơn kiện có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cũng phải hết sức thận trọng
trong vấn đề này.
Hiểu một cách chung và khái quát nhất thì ai gây ra thiệt hại thì người đó
phải bồi thường. Tuy nhiên, điều kiện để trở thành một chủ thể tham gia vào một
quan hệ pháp luật thì người đó phải có đầy đủ năng lực chủ thể theo quy định của
pháp luật. Trong thực tế có rất nhiều hành vi gây thiệt hại cho người khác và hành
vi gây thiệt hại này cũng có thể là của bất kỳ cá nhân nào, kể cả những người không
đủ, không có hoặc bị hạn chế năng lực tham gia vào các quan hệ pháp luật. Khi một
người đã gây ra thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát
sinh. Nhưng nếu người gây ra thiệt hại lại không có năng lực tham gia vào quan hệ
pháp luật bồi thường thiệt hại thì ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường để đảm
bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại.
Như vây, khi thiệt hại xảy ra cần phải xác định rõ trách nhiệm bồi thường
thuộc về ai. Đây là một vấn đề rất quan trọng, bởi nếu không xác định được người
bồi thường thì quyền lợi của người bị thiệt hại không được đảm bảo. Chính vì vậy
vấn đề cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra.
Vậy, cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc xác
định người có trách nhiêm bồi thường thiệt hại chính trong từng trường hợp gây thiệt
hại cụ thể bất luận người đó có phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại hay không.
14


Việc cá thể hóa trách nhiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nó sẽ giúp cho việc giải quyết vấn đề bồi thường
thiệt hại dễ dàng hơn, xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường sẽ tạo tính

khả khi cho công tác thi hành án sau này; cá thể hóa trách nhiệm để xác định trách
nhiệm thuộc về ai giảm bớt nguy cơ lạm dụng việc mất năng lực hoặc không đầy đủ
khả năng nhận thức của người khác mà kích động họ gây thiệt hại bất chính, đồng
thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người có nghĩa vụ trông nom, giáo
dục những người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi một phần.
1.4.2. Điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
Để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật dân sự thì người tham gia cần
đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một quan hệ pháp luật dân sự do vậy để trở
thành chủ thể của quan hệ này người tham gia cần có đầy đủ những điều kiện về
năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung. Do đặc thù riêng của quan hệ
pháp luật này mà người tham gia cần có thêm một số điều kiện nhất định.
Khi một chủ thể phải chịu trách nhiềm bồi thường thiệt hại nghĩa là chủ thể
đó đang tham gia vào một quan hệ pháp luật, do vậy chủ thể đó cần có đầy đủ năng
lực chủ thể để tham gia vào một quan hệ pháp luật, đó là độ tuổi và nhận thức (năng
lực hành vi).Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhiều khi người
thực hiện trách nhiệm bồi thường lại không phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại
mà họ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường do lỗi của mình trong việc quản lý để
xảy ra thiệt hại. Do vậy, mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải
bồi thường cũng là điều kiện để quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của chủ thể.
Như vậy, để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho
một chủ thể cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Thứ nhất là độ tuổi: Khi một chủ thể tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt
hại nghĩa là chủ thể đó đang tham gia vào một quan hệ pháp luật. Và để tham gia
vào quan hệ này chủ thể cần đáp ứng các yêu cầu về năng lực chủ thể theo quy định
của pháp luật. Theo quy định của pháp luật năng lực chủ thể được cấu thành từ hai
yếu tố là năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Khoản 3 Điều 14 Bộ luật dân sự
2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra

và chấm dứt khi người đó chết đi”. Theo quy định này, năng lực pháp luật dân sự
của mỗi cá nhân luôn tồn tại trong suốt cuộc đời, nghĩa là họ luôn có khả năng có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự thì ngược lại.
15


Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ hình thành khi đáp ứng các điều kiện nhất
định về độ tuổi và nhận thức. Mặt khác, năng lực hành vi dân sự lại được chia thành
các mức khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi mỗi cá nhân. Điều 19 Bộ luật dân sự quy
định: “ Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy
định tại Điều 22, Điều 23 của Bộ luật này”. Điều 18 cũng quy định: “Người từ đủ
18 tuổi trở lên là người thành niên”. Như vậy, người từ 18 tuổi trở lên là người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được tham gia vào các quan hệ dân sự, và tự mình
gánh vác mọi nghĩa vụ dân sự.
Việc quy định độ tuổi là điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng là hoàn toàn chính xác và hợp lý. Độ tuổi là yếu tố đáp ứng điều
kiện tự mình gánh vác mọi nghĩa vụ dân sự, bao gồm cả trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Từ những phân tích trên có thể khảng định rằng độ tuổi là điều kiện không
thể thiếu khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho bất kỳ
chủ thể nào. Độ tuổi góp phần vào việc quyết định người có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong từng trường hợp.
- Thứ hai là nhận thức: Bên cạnh độ tuổi, khả năng nhận thức cũng là một
yếu tố tạo nên năng lực hành vi dân sự cho chủ thể. Khi phân tích về khả năng nhận
thức của chủ thể ta thấy giữa khả năng nhận thức và độ tuổi có mối quan hệ với
nhau. Chúng đều là yếu tố hình thành nên năng lực hành vi dân sự nhưng khả năng
nhận thức của con người lại phụ thuộc vào độ tuổi. Con người chỉ có khả năng nhận
thức đầy đủ khi đạt đến độ tuổi nhất định, khi chưa đạt đến độ tuổi này thì con
người hoặc chưa có khả năng nhận thức hoặc khả năng nhận thức còn hạn chế.
Cũng có trường hợp, người không có khả năng nhận thức nhưng không phải do

chưa đạt đến độ tuổi nhất định mà do họ bị “mất” khả năng nhận thức của mình.
“Mất” có thể được hiểu là một sự vật, hiện tượng đang tồn tại nhưng sau đó sự vật,
hiện tượng đó không còn nữa. Nếu một người đang có khả năng nhận thức nhưng
lại bị mất đi thì nguyên nhân có thể là do họ bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh
khác dẫn đến hậu không thể nhận thức và làm chủ bản thân. Do vậy họ bị mất đi
năng lực hành vi, năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ xã hội.
Như vậy, để tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định thì chủ thể phải có
đầy đủ ý chí cũng như lý trí để điều khiển hành vi của mình, phải nhận thức được
những gì mà mình đang làm và hậu quả của nó. Không có nhận thức đồng nghĩa với
việc họ không biết mình đang làm gì và sẽ có hậu quả gì xảy ra từ việc làm đó. Việc
quy định nhận thức là điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là rất cần thiết. Người chịu trách nhiệm chính trong quan hệ bồi thường
16


thiệt hại ngoài hợp đồng có thể là người gây ra thiệt hại hoặc có thể không phải là
người gây ra thiệt hại. Việc thực hiện bồi thường ảnh hưởng đến chính quyền lợi
của họ nên họ phải nhận thức được việc mình đang làm và trách nhiệm bồi thường
sẽ không đặt ra với người không có khả năng nhận thức
- Thứ ba là mối quan hệ pháp lý giữa người gây ra thiệt hại và người phải bồi
thường:
Thông thường khi đạt độ tuổi do luật định và có khả năng nhận thức thì một
chủ thể hoàn toàn có thể tham gia vào một quan hệ pháp luật, mà cụ thể ở đây là
quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi có đầy đủ năng lực chủ thể thì
người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường được đặt ra
để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại để giải quyết các tình huống người
gây thiệt hại không có khả năng bồi thường. Việc xem xét mối quan hệ pháp lý giữa
người gây thiệt hại và người phải bồi thường nhằm xác định đúng người đại diện
cho người gây thiệt hại để thực hiện nghĩa vụ. Họ phải thực hiện việc bồi thường dù

họ không gây thiệt hại nhưng họ có lỗi trong việc quản lý, trông nom, giáo dục
người gây thệt hại. Nếu họ thực hiện đúng công việc của mình thì thiệt hại đã không
xảy ra.
Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường ở
đây có thể là mối quan hệ người chưa thành niên dưới 15 tuổi với cha mẹ; giữa
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự với người giám hộ, với
trường học, bệnh viện, với tổ chức khác.
Việc xác định đúng mối quan hệ pháp lý giữa người gây ra thiệt hại và người
phải bồi thường là để tránh việc xác định nhầm trách nhiệm bồi thường của người
có trách nhiệm, chỉ những người có trách nhiệm quản lý nhưng không thực hiện
đúng trách nhiệm của mình để thiệt hại xảy ra thì mới phải bồi thường.
1.5. Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt
Nam qua từng giai đoạn.
1.5.1. Giai đoạn trước năm 1959.
* Theo pháp luật phong kiến:
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định
phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Pháp luật từ thời phong kiến cũng có những quy
định về vấn đề này. Ở đây chúng ta chỉ xem xét năng lực bồi thường trong hai bộ
luật tiêu biểu của thời kỳ phong kiến là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long. Để
phù hợp với quan hệ lập pháp thời đó, các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng
17


luật hình, nhằm thiết lập một trật tự xã hội theo những chuẩn mực hà khắc có lợi
cho sự thống trị của nhà nước phong kiến, giữa luật dân sự và luật hình sự chưa có
sự phân chia rõ ràng. Do đó, trong các quy định về hành vi tội phạm và hình phạt
lẫn các quy định về dân sự đều bao gồm cả các quy định về bồi thường do thiệt hại.
Trong Bộ luật Hồng Đức ghi nhận những quy định về bồi thường thiệt hại
cùng với chế tài hình sự, ví dụ Điều 435: “Những kẻ thừa cơ lúc có trộm, cướp,
cháy, lụt mà lấy trộm của cải của người ta, mà hay là giữa ban ngày mà đoạt lấy

tiền tài của một người, cũng là lấy của đánh rơi, mà lại đánh lại người mất của, thì
cũng phải tội như tôi ăn trộm thường mà giảm một bậc. Lột lấy những quần áo và
đồ vật của trẻ con, người điên, người say thì phải tội đồ và bồi thường gấp đôi”. Và
còn rất nhiều quy định khác quy định về việc bồi thường như Điều 436 quy định về
việc dọa nạt nguời để lấy của, Điều 438 quy định về việc lấy trộm đồ của sứ thần
nước ngoài hay Điều 455 lại có dự liệu phong phú về việc đánh trộm ao cá nhà
người khác. Ngoài ra, đối với tổn thất về tinh thần Bộ luật Hồng Đức cũng có quy
định rõ về việc bồi thường thiệt hại, như Điều 472 quy định về trường hợp kẻ dưới
đánh quan lại, quan lại đánh lẫn nhau thì khi một người đánh quan chức bị thương,
ngoài việc phải chịu phạt, phải đền bù thương tổn còn phải đền tiền tạ. Giống như
vậy, Điều 473 quy định khả năng kẻ dưới mắng nhiếc quan lại, quan lại mắng nhiếc
nhau không chỉ đưa ra hình phạt còn phải đền tiền tạ. Các quy định trên đều xác
định rõ trách nhiệm của một người về hành vi vi phạm của chính bản thân.
Trong một số trường hợp đặc biệt, Bộ luật Hồng Đức còn xác định một người
phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hành vi của người khác, đó là trong trường
hợp cha phải chịu trách nhiệm thay con, chủ phải chịu trách nhiệm thay đầy tớ.
Theo Điều 457 người cha phải chịu trách nhiệm về hành vi của con cái còn ở chung,
dù đã trưởng thành hay chưa, mà phạm tội trộm cắp. Theo đó, người cha là trụ cột
trong nhà mà lại không giáo dục, răn dạy con cái thì phải chịu tội thay cho con cái:
“Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thị cha bị xử tội biếm; ăn cướp thì
cha bị xử tội đồ; nặng thì xử tăng thêm tội; và đều phải bồi thường thay con những
tang vât ăn trộm, ăn cướp. Nếu con đã ở riêng, thì cha bị xử phạt hay biếm; cha đã
báo quan thì không phải tội; nhưng đã báo quan rồi mà vẫn để con ở nhà thì cũng
xử như chưa báo”. Việc quy định người cha phải bồi thường cho con ngay cả khi
người con đã trưởng thành là một điểm khác biệt hoàn toàn giữa Bộ luật Hồng Đức
với luật hiện đại. Bộ luật dân sự 2005 quy định người đã thành niên phải tự chịu
trách nhiệm trước thiệt hại do mình gây ra. Và việc người cha báo quan thì sẽ không
phải chịu tội vậy không phải chịu tội thì người cha có phải bồi thường không? Nếu
người cha không phải bồi thường thì ai là người chịu trách nhiệm bồi thường?
18



Tương tự vậy, Điều 456 cũng thể hiện rõ vai trò của người chủ đối với đầy
tớ. Nếu người chủ không trông coi, dạy dỗ đầy tớ cẩn thận để đầy tớ gây tổn thất
cho người khác thì người chủ phải chịu trách nhiệm thay cho đầy tớ. “ Đầy tớ đi ăn
trộm mà chủ nhà không báo quan, thì thay xứ đồ làm chủng điền binh và đều phải
bồi thường thay cho tang vật ăn trộm hay ăn cướp. Nếu chủ giấu giếm nhận của ăn
trộm ăn cướp thì phải đồng tội. Đã báo quan mà sau lại bao dung những đầy tớ ăn
trộm ăn cướp ấy, thì xử như tội biết mà không trình”.
Từ việc phân tích những quy định trên, ta thấy Luật Hồng Đức đã dự định
trước những trường hợp quy định về năng lực bồi thường đặc biệt là người có trách
nhiệm đứng ra đại diện cho người mà mình có trách nhiệm quản lý gây thiệt hại.
Đây chính là điểm tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức, nhưng có vẻ như quy định về việc
bồi thường thay cho người mà mình quản lý vẫn xuất phát từ đạo đức phong kiến
chứ không phải do năng lực chủ thể của người gây ra thiệt hại.
Khác với Luật Hồng Đức, trong Luật Gia Long vấn đề tiền bồi thường lại
không được nhắc đến. Trong Luật Gia Long chỉ có quy định về tiền bồi thường cho
gia đình nạn nhân trong trường hợp phạm tội giết người. Luật Gia Long quy định
chế tài do gây thương tật cho người khác khá tỉ mỉ các hình phạt nhưng đó chỉ là
chế tài về hình sự chứ không thấy đề cập đến trách nhiệm bồi thường như Điều 466
Luật Hồng Đức: “...luật nói: sưng, phù thì phải đền tiền thương tổn 3 tiền, chảy máu
thì một quan; gãy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan; đâm chém bị thương thì
đền 15 quan...”. Điều 271 Luật Gia Long chỉ dự liệu bồi thường thiệt hại trong các
trường hợp nặng như gãy tay chân, làm hỏng mắt, hỏng bộ phận trong cơ thể... thì
ngoài những chế tài hình sự còn phải đền tiền cho người bị thiệt hại nuôi thân.
* Thời kỳ Pháp thuộc.
Đây là thời kỳ phát triển mới của pháp luật dân sự Việt Nam vì trong thời
gian này ta đã có bộ luật riêng dù còn chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật chính
quốc mà cụ thể là bộ Dân luật của Cộng hòa Pháp. Trong thời kỳ này, nước ta tồn
tai hai bộ dân luật, đó là Dân luật Bắc Kỳ 1931 và Dân luật Trung Kỳ 1936. Cả hai

bộ luật này đều có những quy định về năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân.
Đặc biệt, hai bộ luật này còn quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha
mẹ do con cái thực hiện, về trách nhiệm của người thợ cả và về trách nhiệm của
người dạy học.
Thứ nhất, về trường hợp cha mẹ bồi thường thay con cái: pháp luật quy định
rằng người cha người mẹ phải chịu trách nhiệm về những tổn hại mà người con gây
ra. Nhưng việc cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thay cho con cần phải đáp ứng
các điều kiện sau: con còn vị thành niên, nếu người con đã trưởng thành thì các điều
19


khoản quy trách nhiệm bồi thường cho cha mẹ là không thể thi hành; con còn ở với
cha mẹ, nghĩa là nếu người con đã ra ở riêng thì cha mẹ sẽ không phải chịu trách
nhiệm trước các tổn hại do người con gây ra. Tuy nhiên, nếu việc không ở chung
mà không có lý do chính đáng hoặc dù không có sự ở chung, cha mẹ vẫn có thể
trông nom con cái được thì cha mẹ vẫn phải chịu trách nhiệm, sự gây thiệt hại của
người con là lỗi do không trông nom cẩn thận của cha mẹ.
Thứ hai, về trách nhiệm của người thợ cả: tại khoản 4 Điều 714 của Dân luật
Bắc Kỳ và khoản 3 Điều 764 của Dân luật Trung Kỳ quy định thì các người thợ cả
phải chịu trách nhiệm về những tổn hại mà các người thợ bạn gây ra trong khi đang
làm những công việc mà họ giao cho, hoặc trong khi người thợ bạn này thuộc dưới
quyền trông coi của họ. Theo quy định của hai bộ luật này người thợ bạn phải gây
tai nạn trong thời kỳ trông coi của người thợ cả, hoặc đang trong thời kỳ làm công
việc của thợ cả giao cho. Và người thợ cả chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự thay
người thợ bạn nếu đáp ứng hai yêu cầu sau: dậy dỗ một nghề cho người thợ bạn và
giao một công việc cho một người thợ bạn làm.
Thứ ba, về trách nhiệm của những người dạy học: khoản 5 Điều 714 của Dân
luật Bắc Kỳ và khoản 2 Điều 764 Dân luật Trung Kỳ quy định người dạy học chỉ
phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do học trò gây nên trong thời gian học trò
thuộc quyền trông coi của mình.

1.5.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến 1995.
Tại miền bắc Việt Nam, vào ngày 10 tháng 7 năm 1959, Tòa án tối cao ra chỉ
thị số 772/TATC để “đình chỉ việc áp dụng luật pháp cũ phong kiến đế quốc”. Từ
thời điểm đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu hẳn bộ một bộ luật dân sự thực thụ.
Cho nên trong giai đoạn này ta chỉ phân tích những quy định về năng lực bồi
thường theo Dân luật Nam Kỳ 1972.
Trong Dân luật Nam Kỳ 1972 cũng đã xây dựng những quy định về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng và năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân. Điều
729 quy định: bất kỳ hành vi nào gây ra thiệt hại cho người khác đều làm cho người
chủ động có lỗi phải bồi thường. Và bộ luật này cũng quy định rõ các trường hợp
cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động của con cái vị thành niên còn ở cùng
cha mẹ (Điều 732); người gia chủ chịu trách nhiệm về hành vi của gia bộc; người
chủ phải chịu trách nhiệm về hành vi của kẻ thừa sai; người thợ cả phải chịu trách
nhiệm về hành vi của công nhân và người học nghề (Điều 733). Sở dĩ những người
này phải chịu trách nhiệm vì họ đã không làm tròn trách nhiệm trông coi, quản lý
đói với những người gây ra thiệt hại, lỗi của họ là lỗi quản lý và họ phải chịu trách
nhiệm cho lỗi của mình. Đồng thời Điều 734 cũng quy định: cha mẹ, gia chủ, chủ
20


ủy, thợ cả muốn được miễn trách thì phải chứng minhrằng họ đã làm hết cách mà
không ngăn cản được hành vi đã gây ra thiệt hại. Điều 735 cũng đã quy định trách
nhiệm của thầy học các trường phải chịu trách nhiệm về hành vi của học trò trong
thời gian học trò dưới sự kiểm soát của mình, nhưng chỉ chịu trách nhiệm nếu đã có
lỗi, được chứng minh theo thường luật. Nếu là trường công, trách nhiệm của quốc
gia sẽ thay thế trách nhiệm của đương sự.
1.5.3. Giai đoạn từ năm 1995 đến 2005.
Năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông
qua Bộ luật dân sự. Có thể nói đây là một bộ luật dân sự khá hoàn thiện của nước ta
từ trước cho tới năm 1995. Bộ luật dành hẳn một chương riêng (chương 5) quy định

về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chương này quy định khá hoàn
thiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và năng lực bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong chương này quy định rõ ràng từng trường hợp bồi
thường cụ thể và xác định rõ ai là người có trách nhiệm phải bồi thường. Điều 611
quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân và có sự
phân tách cụ thể. Có một điểm khác giữa Bộ luật dân sự 1995 với luật của các thời
kỳ trước là trong Bộ luật dân sự 1995 có những quy định về bồi thường thiệt hại do
người mất năng lực hành vi gây ra. Có thể nói, Bộ luật này là sự hoàn thiện, khắc
phục được những thiếu xót của pháp luật về vấn đề chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong các quy định của pháp luật trước đó.
1.5.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay.
Qua gần 10 năm thi hành Bộ luật dân sự 1995 đã góp phần vào việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ dân sự. Nhưng với xu thế
hội nhập cùng với sự phát triển kinh tế trong nước và quốc tế, các quy định của Bộ
luật dân sự 1995 trở nên bất cập. Vì vậy, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội đã
thông qua Bộ luật dân sự 2005. Giống Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005
cũng dành hẳn một chương quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng (Chương 21, gồm 27 điều, từ Điều 604 đến Điều 630). Kế thừa và pháp điển
hóa các quy định về bồi thường thiệt hại Bộ luật dân sự 2005 đã quy định cụ thể
hơn các vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và năng lực bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.

21


×