Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng ®¹i häc n«ng nghiÖp I
------------o0o-----------PGS.TS.VŨ THỊ BÌNH (Chủ biên)
PGS.TS.NGUYỄN THỊ VÒNG, THS. GV.ðỖ VĂN NHẠ
GIÁO TRÌNH
QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Hµ Néi - 2005
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------1
PHẦN MỞ ðẦU
Phát triển nông thôn là vấn ñề quan trọng ñược ðảng ta luôn quan tâm. ðại Hội ðảng
toàn quốc lần thứ 9 ñã nhấn mạnh: “ðẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp và
nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị
trường và ñiều kiện sinh thái của từng vùng”.
Khu vực nông thôn Việt Nam có diện tích chiếm trên 92% lãnh thổ toàn quốc, hiện
nay có khoảng 75% dân cư ñang sinh sống. Mức sống thấp, ñói nghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém,
tài nguyên bị suy thoái... ðó là những vấn ñề bức xúc, ñòi hỏi mọi người, mọi tổ chức cùng
ñóng góp công sức ñể tháo gỡ dưới sự lãnh ñạo và hỗ trợ của Chính phủ.
Cuốn giáo trình này hệ thống hoá những lý luận về phát triển nông thôn và những
nguyên lý quy hoạch vận dụng vào phát triển nông thôn toàn diện và bền vững. Quy hoạch
phát triển nông thôn bao gồm cả quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành và thực hiện các dự án
ñầu tư về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, nhằm nâng cao chất lượng ñời sống
của người dân nông thôn.
Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn ñược biên soạn chỉnh lý bổ sung ñể tái bản
lần thứ hai, dùng cho việc giảng dạy và học tập ở bậc ñại học ngành Quản lý ñất ñai, ngành
Môi trường. Giáo trình này cũng có thể ñược sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các
chương trình ñào tạo khác có liên quan và các cán bộ làm công tác phát triển nông thôn.
- Cấu trúc cuốn giáo trình:
Cấu trúc của giáo trình ñã ñược biên soạn và thể hiện theo Quyết ñịnh số 90/Qð-NNI
ngày 28 tháng 01 năm 2005 của Hiệu trưởng Trường ðại học Nông nghiệp I về việc quy ñịnh
cấu trúc của giáo trình.
Giáo trình ñược bố trí thành 6 chương. Mở ñầu mỗi chương ñều có lời nói ñầu giới thiệu
những nội dung kiến thức chính của chương, tiếp ñó là nội dung chi tiết của từng mục trong
chương, cuối mỗi chương là những câu hỏi ôn tập, thảo luận.
Danh mục tài liệu tham khảo ñược ñánh số theo quy ñịnh và ñể ở phần cuối của giáo
trình.
- Sơ lược các kiến thức ñược trình bày trong giáo trình
Chương 1 trình bày những lý luận cơ bản về phát triển nông thôn, cơ sở ñánh giá mức
ñộ phát triển, ñối tượng, nhiệm vụ của môn học. Chương 2 là những ñặc trưng của vùng nông
thôn, sự ñói nghèo và ảnh hưởng của nó ñến phát triển nông thôn; phần cuối của chương 2
bàn ñến vấn ñề dân số, văn hoá giáo dục với môi trường và phát triển. Các vấn ñề lớn trong
phát triển kinh tế xã hội và những giải pháp có tính chất chỉ ñạo vĩ mô ñược trình bày một
cách hệ thống trong chương 3. Trong chương này ngoài việc xem xét vấn ñề phát triển nông
nghiệp, trong kinh tế nông thôn còn ñề cập ñến quá trình và xu hướng phát triển công nghiệp
hoá, ñô thị hoá nông thôn. Chương 4 thể hiện các vấn ñề lý luận cơ bản của quy hoạch, những
nguyên lý, nguyên tắc của quy hoạch. ðiểm nổi bật trong chương này là việc trình bày nội
dung, tiến trình và phương pháp lập quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn. Chương 5 ngoài
những khái niệm cơ bản về dự án còn ñi sâu vào nội dung lập, phân tích và ñánh giá dự án
ñầu tư phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Chương 6 nói về vấn ñề phát triển nông thôn và
bảo vệ môi trường. Nội dung trong chương này ñược soạn thảo ñể bổ trợ thêm kiến thức về
môi trường cho quá trình làm quy hoạch phát triển nông thôn, ñồng thời cũng làm tài liệu
tham khảo cho các ngành khác có liên quan. Những kiến thức chủ yếu ñược ñề cập ñến là vấn
ñề môi trường chung của thế giới; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực nông
thôn Việt Nam; phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi với bảo vệ môi trường.
- Những ñiểm mới của giáo trình
Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn lần này so với giáo trình ñã xuất bản năm
1999 có một số ñiểm mới là:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------2
+ Làm rõ hơn những lý luận cơ bản về phát triển nông thôn trên cơ sở tiếp cận các
phương pháp, quan ñiểm mới trong phát triển nông thôn và kinh nghiệm của một số nước trên
thế giới vận dụng vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nông thôn nước ta;
+ Cập nhật các thông tin, tài liệu nghiên cứu, chính sách của ðảng, Nhà nước ta về Phát
triển nông thôn với những giải pháp cụ thể và thiết thực phù hợp với vùng nông thôn;
+ Về nội dung quy hoạch và thực hiện các dự án ñầu tư phát triển nông thôn, bên cạnh
các mục tiêu phát triển kinh tế, giáo trình ñã làm rõ hơn nội dung và phương pháp ñánh giá
tác ñộng xã hội, tác ñộng môi trường theo quan ñiểm phát triển nông thôn bền vững;
+ Phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường là hai nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình
phát triển ñã ñược ñưa vào giáo trình với các nội dung khá chi tiết, ñặc biệt ñi sâu về việc khai
thác sử dụng tài nguyên ñất trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn với cải thiện môi trường,
nhất là ñối với nông thôn miền núi.
- Hướng dẫn sử dụng:
Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn ñược sử dụng làm tài liệu giảng dạy và học
tập cho ngành Quản lý ñất ñai, ngành Môi trường, ngoài ra có thể làm tài liệu tham khảo cho
các cán bộ phát triển nông thôn ở Trung ương và ñịa phương. Trong quá trình học tập sau mỗi
chương sinh viên cần chia thành các tổ nhóm từ 5 - 8 người ñể thảo luận theo chủ ñề bài
giảng, cần có liên hệ thực tế ñể hiểu rõ thêm về lý thuyết. Có thể tổ chức các buổi Seminar
hoặc ñi dã ngoại ñể bổ túc thêm kiến thức thực tế. Sinh viên cần viết báo cáo theo yêu cầu bài
tập chuyên ñề. Sinh viên ngành Quản lý ñất ñai phải làm bài tập ñồ án môn học theo ñề cương
hướng dẫn.
Người ñọc có thể tham khảo thêm các tài liệu có liên quan ñến môn học như:
- Các chủ trương ñường lối phát triển kinh tế xã hội, phát triển nông thôn của ðảng Nhà
nước ta trong các giai ñoạn phát triển trước mắt và lâu dài.
- Michael Dower: Bộ Cẩm nang ðào tạo và thông tin về Phát triển nông thôn toàn diện
(4 tập). Trọn Bộ Cẩm nang có thể tìm thấy trên mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn www.agroviet.gov.vn
Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn do PGS. TS. Vũ Thị Bình làm chủ biên. ðây
là công trình của Bộ môn Quy hoạch ðất, khoa ðất và Môi trường do một số tác giả sau ñây
biên soạn:
- PGS. TS. Vũ Thị Bình biên soạn chương I, II, III và chương VI.
- PGS. TS. Nguyễn Thị Vòng biên soạn chương V.
- GV. Th.S. ðỗ Văn Nhạ biên soạn chương IV.
Quy hoạch phát triển nông thôn là vấn ñề mới và phức tạp. Giáo trình này ñược biên
soạn bổ sung và chỉnh lý cho phù hợp với chủ trương, chính sách của ðảng và Chính phủ về
thực hiện công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên trước những diễn
biến phức tạp của cơ chế thị trường trong thời kỳ ñổi mới nền kinh tế, trình ñộ của các tác giả
còn nhiều hạn chế, vì vậy cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Bộ môn Quy hoạch ñất
và tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn những ñóng góp của bạn ñọc.
Hà Nội tháng 12 năm 2005
BỘ MÔN QUY HOẠCH ðẤT
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------3
Chương I. ðẠI CƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chương 1 là những kiến thức ñại cương về PTNT, nhằm trang bị cho sinh viên những lý
luận cơ bản về sự phát triển và cách tiếp cận PTNT trên cơ sở biết phân tích các phạm trù
phát triển và các chỉ số ño lường sự phát triển nông thôn toàn diện. Những nội dung chính
trong chương là:
Khái niệm và ý nghĩa của dự án phát triển và tầm quan trọng của nó trong sự phát triển
kinh tế xã hội của ñất nước;
Bản chất các chỉ số ñánh giá sự phát triển và phương pháp xác ñịnh hệ thống các chỉ
tiêu phát triển;
ðối tượng, phạm vi nghiên cứu PTNT, những nội dung cơ bản và phương pháp nghiên
cứu quy hoạch PTNT.
1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
1.1. Khái niệm chung về phát triển
Phát triển học (Development studies) là một lĩnh vực khoa học mới mẻ. Nó mới chỉ ra
ñời trong thập kỷ 40 - 50 và tiến mạnh trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX (Nguyễn Ngọc Lưu).
Môn phát triển học trong các thập kỷ 40 - 50, về cơ bản có nội dung chủ yếu là môn kinh tế
học phát triển (Development economics). Càng về sau các nhà khoa học càng nhận ra rằng ñể
có thể ñương ñầu với những vấn ñề phát triển kinh tế xã hội cần phải có sự chung sức của
nhiều ngành khoa học. Môn phát triển học càng ngày càng trở nên có tính liên ngành, vì thế ta
chứng kiến sự ra ñời của xã hội học phát triển (Development sociology) và của hành chính
học phát triển (Development administration).
Trong thuật ngữ khoa học, “phát triển” ñược biểu thị như diễn trình (process) ñưa một
xã hội lên trình ñộ an lạc cao hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiểu như thế, quá trình phát
triển của một xã hội bao gồm cả phát triển kinh tế (ñem lại phúc lợi vật chất cao hơn) lẫn phát
triển văn hoá, xã hội, và chính trị (ñem lại những thoả mãn tinh thần cao hơn).
Nếu ñại ña số dân chúng trong xã hội ñược thụ hưởng trình ñộ an lạc cao hơn này thì ta
mới có thể gọi thăng tiến ñó là phát triển. Còn nếu như nó chỉ dành cho một thiểu số nào ñó
trong xã hội thì ta không thể coi ñó là phát triển ñược, hoặc chỉ có thể coi ñó như “phát triển
không ñồng ñều” (uneven development). Trường hợp phát triển của một số nước Châu Mỹ La
tinh trong thập kỷ 60 rơi vào loại “phát triển” này: Phúc lợi do tăng trưởng kinh tế ñem lại rơi
vào tay tầng lớp có thế lực ở thành thị, trong khi ñại ña số dân chúng nông thôn hay dân
nghèo thành thị vẫn chịu nghèo khó. ðây là tình huống có tăng trưởng kinh tế nhưng không
ñạt tới ñược phát triển.
Do ñó, ta cần nhận thức rõ rằng tăng trưởng kinh tế không thể ñược ñồng hoá với phát
triển. Ngay cả phát triển kinh tế (economic development), bao gồm cả tăng trưởng kinh tế cộng
với thay ñổi cấu trúc của nền kinh tế, cũng không thể ñồng hoá với phát triển ñược. Lý do là
phát triển kinh tế, ngay cả trong trường hợp tốt ñẹp nhất, cũng chỉ ñáp ứng ñược khía cạnh vật
chất chứ chưa thể mang lại những thăng tiến về an lạc tinh thần cho ñại ña số dân chúng.
Nhìn vào lịch sử và kinh nghiệm của các nước khác ta có thể ghi nhận rằng phát triển
kinh tế chỉ là ñiều kiện cần, mà chưa phải là ñiều kiện ñủ cho sự phát triển toàn diện của một
xã hội. Có khi chính những chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế nhưng lại ngáng trở sự thăng
tiến về mặt văn hoá, xã hội và chính trị. Những nước Châu Mỹ la tinh nói trên, có nước ñạt
thành tích tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhưng tăng trưởng này lại dẫn ñến gia tăng nghèo
khó tuyệt ñối và bất bình ñẳng xã hội gay gắt hơn.
Mỗi cá nhân, mỗi cộng ñồng dân cư, mỗi quốc gia có thể nhìn nhận sự phát triển theo
những cách khác nhau. Trong xã hội, sự phát triển của mỗi cá thể, mỗi tổ chức ñều có thể làm
ảnh hưởng ñến những cá thể khác và ảnh hưởng ñến sự phát triển của toàn xã hội. Mặt khác,
những chủ trương, ñường lối, chính sách, những chương trình phát triển của một quốc gia
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------4
cũng ñều có tác ñộng mạnh mẽ ñến mỗi cá thể trong xã hội. Những tác ñộng qua lại ñó có thể
ñẩy nhanh tốc ñộ phát triển của một quốc gia, một cộng ñồng, nhưng cũng có thể làm ngưng
trệ sự phát triển hoặc ñẩy lùi sự phát triển.
Ta có thể xem xét một số ví dụ sau ñây ñể chứng minh sự ảnh hưởng ñó:
Thí dụ 1: Mỗi cá thể trong xã hội ñều mong muốn sự phát triển kinh tế, tăng thêm thu
nhập bằng việc quyết ñịnh sản xuất thêm một mặt hàng nào ñó. Giả sử trong cộng ñồng nông
thôn, mỗi người nông dân ñều tích cực sản xuất ñể tăng thêm sản lượng lúa (bằng cách sử
dụng giống lúa mới có năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất…),
khi ñó trong xã hội sẽ có thêm nhiều lúa và giá lúa sẽ giảm xuống. Như vậy thu nhập bằng
tiền của người nông dân không ñược tăng thêm, nông dân không có chút lợi ích nào do sản
xuất thêm lúa, nhưng những người mua lúa gạo ñể ăn sẽ có lợi cao vì giá lúa rẻ, họ sẽ tiết
kiệm ñược một lượng tiền nhất ñịnh và họ sẽ dùng lượng tiền ñó ñể mua các thứ hàng hoá tiêu
dùng khác. Khi nhu cầu về các mặt hàng khác tăng lên kéo theo giá của chúng cũng tăng lên,
những người nông dân cũng cần phải dùng các mặt hàng ñó nên cũng phải chấp nhận mua với
giá cao. Kết quả cuối cùng là người nông dân sẽ bị thiệt thòi lớn - thay vì việc tăng thêm thu
nhập do sản xuất ra nhiều lúa, họ sẽ bị lỗ vì phải dùng tiền bán lúa gạo ñể mua các mặt hàng
tiêu dùng khác.
Tình trạng giả ñịnh trên có thể không thường xuyên xảy ra nếu một ñất nước có chính
sách hợp lý và luôn có sự ñiều tiết kịp thời. Ví dụ ñơn giản này cho thấy sự hoạt ñộng của các
cá thể, các ngành, các khu vực sản xuất và xã hội… tác ñộng ñến nhiều vấn ñề và tác ñộng lẫn
nhau như thế nào. Sở dĩ như vậy là vì các cá thể, các tổ chức… không phải ñộc lập với nhau
trong một cộng ñồng xã hội.
Thí dụ 2: Chính phủ quyết ñịnh xây dựng một con ñường lớn chạy qua khu vực của một
vùng dân cư nông thôn, ñiều này sẽ ñem lại một số lợi ích cho người dân trong vùng như:
giao thông ñi lại thuận tiện, có ñiều kiện tốt ñể phát triển các hoạt ñộng sản xuất, hoạt ñộng
văn hoá, y tế, giáo dục, hàng hoá thông thương… Nhưng mặt khác, sự hiện diện của con
ñường cũng có thể gây những tác ñộng không có lợi cho nhân dân trong vùng, chẳng hạn như:
Việc vận chuyển lưu thông hàng hoá từ ngoài vào có thể sẽ làm ảnh hưởng ñến sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp ñịa phương; những tư tưởng, lối sống không phù hợp sẽ ñược du nhập
từ nơi khác ñến làm ảnh hưởng ñến tiêu chuẩn, ñạo ñức xã hội của ñịa phương; những người
giàu từ nơi khác có thể xâm nhập ñến làm cho người dân bị thiếu ñất sản xuất…
Qua những thí dụ trên ñây có thể rút ra là: sự phát triển tác ñộng ñến chúng ta theo cách
này hay cách khác không ñơn thuần là mỗi cá thể mong muốn tự mình cải thiện. Chính vì hiểu
thế nên các tác nhân xã hội (social actors) như Nhà nước và các tổ chức xã hội nỗ lực bằng
những chính sách, chương trình, hoặc dự án tìm cách ảnh hưởng ñến hướng tiến và tốc ñộ tiến
của xã hội. Các chính sách, chương trình hay dự án này nhằm can thiệp ñể thúc ñẩy quá trình
phát triển của xã hội. Mục ñích của sự phát triển là nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của
con người, vì vậy chúng ta cần cố gắng ñể ñạt ñược sự phát triển theo cách mà nó ñem lại sự
an lạc cho hầu hết người dân trong xã hội.
ðịnh nghĩa sự phát triển
Sự phát triển bao hàm nhiều vấn ñề rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên ta có thể ñi ñến
một ñịnh nghĩa tổng quát là:
Phát triển là một quá trình thay ñổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người
và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội (Raanan Weitz, 1995).
Mục tiêu chung của phát triển, ñó là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn
hoá xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân, không phân biệt nam, nữ, các dân tộc,
các tôn giáo, các chủng tộc, các quốc gia. Mục tiêu này không thay ñổi nhiều kể từ ñầu những
năm thập kỷ 50 của thế kỷ trước, khi mà ña số các nước ñang phát triển thoát khỏi chủ nghĩa
thực dân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------5
Nếu những thành quả tăng trưởng trong xã hội không ñược phân phối công bằng, hệ thống
giá trị của con người không ñược ñảm bảo thì sẽ dẫn ñến những xung ñột, những cuộc ñấu tranh
có thể xảy ra làm ngưng trệ sự phát triển hoặc ñẩy lùi sự phát triển (Raanan Weitz, 1995).
1.2. Những phạm trù của sự phát triển
Sự phát triển ñược hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một quá trình thay ñổi phức tạp.
Trong khuôn khổ của giáo trình này chúng ta không thể ñề cập ñến tất cả các khía cạnh của sự
phát triển mà chỉ tập trung vào những khía cạnh quan trọng, ñó là: những ñiều kiện sống của
người dân và giá trị cuộc sống của họ nhằm thúc ñẩy sự phát triển.
Những phạm trù của sự phát triển có thể khái quát là:
- Phạm trù vật chất, bao gồm: lương thực, thực phẩm, nhà ở, quần áo, ñồ dùng, tiện nghi
sinh hoạt…
- Phạm trù tinh thần, bao gồm những nhu cầu về dịch vụ xã hội như: giáo dục ñào tạo
nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, sinh hoạt văn hoá, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng, nhu
cầu du lịch, vui chơi giải trí, tiêu khiển…
- Phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống của con người thể hiện ở những mặt:
Sống tự do bình ñẳng trong khuôn khổ nền chuyên chính xã hội, ñó là quyền tự do về chính
trị, tự do công dân, bình ñẳng về nghĩa vụ, quyền lợi và cơ hội. Sống có niềm tin vào chế ñộ,
vào xã hội, vào bản thân, có hoài bão và lý tưởng sống. Sống có mối quan hệ tốt ñẹp giữa con
người với con người về phương diện ñạo ñức và nhân văn.
Như vậy phát triển (development) và kém phát triển (underdevelopment), một mặt có
thể xem như là những tình trạng (sates) ñược mô tả bằng những chỉ số như: tổng sản phẩm
quốc nội tính theo ñầu người (GDP per capital); chỉ số phát triển con người (human
development indicators) v.v. Mặt khác, phát triển và kém phát triển phải ñược nhìn nhận như
diễn trình (process) biến chuyển của xã hội, nghĩa là chuỗi những biến chuyển có tương quan
lại với nhau. Vì thế muốn hiểu ñược những vấn ñề có liên quan ñến phát triển hay kém phát
triển cần phải nghiên cứu cơ chế (mechanism) của diễn trình, phân tích sự tương tác giữa các
yếu tố và các tác nhân tạo nên những ñộng thái trong quá trình.
2. Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phát triển nông thôn
2.1.1. Phát triển nông thôn là gì?
Một ñịnh nghĩa về phát triển nông thôn ñược nêu ra: Phát triển nông thôn là một quá
trình thay ñổi bền vững có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao
chất lượng ñời sống của người dân ñịa phương.
ðể diễn ñạt ñịnh nghĩa này cần lưu ý ñặc biệt những ñiểm sau:
+ Quá trình: Phát triển nông thôn không phải là một công việc làm trong một thời gian
ngắn. Nó cần phải ñược theo ñuổi trong một thời gian dài nhiều năm và có chủ ý.
+ Thay ñổi: Phát triển nông thôn là sự thay ñổi có chủ ý ñề làm cho mọi việc tốt hơn lên.
+ Các cụm từ: xã hội, kinh tế, văn hoá, môi trường - chỉ ra phạm vi của chủ ñề phát triển
và cần phải nhìn nó một cách toàn diện.
+ Bền vững: Quá trình phát triển phải bền vững, sự phát triển của ngày hôm nay không
ảnh hưởng ñến yêu cầu phát triển của ngày mai.
+ Nâng cao ñời sống của người dân ñịa phương: Một số chương trình phát triển “ñịa
phương” (hoặc khu vực) trước ñây ñược khuyến khích do nhu cầu quốc gia (như ñiện, nước
hoặc quốc phòng), hơn là nhu cầu của bản thân người dân ñịa phương. Nhu cầu quốc gia tất
nhiên có thể ñáp ứng thông qua phát triển nông thôn, và bất cứ sự ñáp ứng thành công nào
nhu cầu ñịa phương cũng sẽ ñóng góp cho sự phồn thinh quốc gia. Nhưng khái niệm hiện ñại
về phát triển nông thôn nhấn mạnh hàng ñầu vào ñáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------6
2.1.2. Cách tiếp cận ñối với phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn ñang ñược theo ñuổi ở hầu hết các nước trên thế giới. Rất nhiều
người tham gia trong lĩnh vực này cho rằng phát triển nông thôn có một số ñặc ñiểm, ñó là:
toàn diện, dựa vào cộng ñồng và bền vững. Chúng ta hãy giải thích 3 ñặc ñiểm này.
1, Phát triển nông thôn toàn diện
Phát triển nông thôn toàn diện cần nhấn mạnh vào khía cạnh xã hội, kinh tế và môi
trường. Phát triển phải là cả “từ trên xuống” và “từ dưới lên”, nó bao trùm chính sách, tiền tệ,
và hỗ trợ của Chính phủ (ở mọi cấp) và năng lực, tài nguyên ñịa phương với sự tham gia của
người dân. Phát triển phải dựa trên tinh thần hợp tác và cộng tác với sự tham gia của mọi khu
vực (nhà nước, tư nhân, tình nguyện viên).
Toàn diện có thể coi là 4 cột trụ của phát triển nông thôn, ñó là:
- Con người cùng với kỹ năng của họ;
- Kinh tế;
- Môi trường;
- Ý tưởng và tổ chức.
Các yếu tố trên phải ñược giữ trong thế cân bằng với nhau như các cột trụ của một toà nhà.
2, Phát triển nông thôn dựa vào cộng ñồng
Chúng ta ñã nhấn mạnh phát triển nông thôn là “... một quá trình thay ñổi có chủ ý,
nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân ñịa phương”
Với ý nghĩa này, phát triển nông thôn là cho người dân, nhưng cũng phải ñược theo
ñuổi với con người và do con người.
Tóm lại phát triển nông thôn phải dựa trên cộng ñồng. ðiều này có nghĩa là phát triển
nông thôn phải dựa trên lợi ích, sự tham gia của cộng ñồng sống trong khu vực ñó. Họ là cơ
sở cho phát triển nông thôn bền vững, vì:
+ Họ biết rất rõ những khó khăn và nhu cầu của mình;
+ Họ quản lý sử dụng nguồn tài nguyên như ñất ñai, nhà xưởng, sản phẩm ñịa phương...
mà quá trình phát triển phải dựa vào ñó;
+ Kỹ năng truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính ñể phát triển;
+ Sự cam kết của họ là sống còn của kế hoạch phát triển (nếu như họ không ủng hộ một
kế hoạch nào thì kế hoạch ñó sẽ không thực hiện ñược).
Hơn thế nữa, một cộng ñồng phát triển và năng ñộng thì càng có khả năng thu hút người
dân ở lại và giữ họ không di chuyển ñi nơi khác.
3, Phát triển nông thôn bền vững
Hội ñồng thế giới về môi trường và phát triển WCED (World Commission on
Environment and Development) ñã ñưa ra ñịnh nghĩa là:
“Phát triển bền vững là phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà
không làm hại ñến khả năng ñáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Một ñịnh nghĩa khác về phát triển bền vững cũng ñược sử dụng thường xuyên là: “ Phát
triển tạo ra dòng chảy liên tục các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường” (Báo cáo
Brundtland 1987).
Các ñịnh nghĩa trên có thể là một ñiểm xuất phát có ích ñể suy nghĩ về sự bền vững có ý
nghĩa gì trong phát triển nông thôn. Nhưng chúng ta không ñưa ra một cơ sở ñể ñánh giá một
chương trình hoặc một dự án cụ thể có thực sự bền vững hay không. Chúng ta cần một ñịnh
nghĩa có thể hỗ trợ cho việc ñánh giá ñó, và phản ánh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn
diện và phát triển dựa vào cộng ñồng.
Bền vững không chỉ là vấn ñề tôn trọng môi trường. Nó còn liên quan ñến 4 trụ cột của
phát triển nông thôn: Con người; Kinh tế; Môi trường và Tổ chức.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------7
Các tiêu chí sau có thể ñược áp dụng vào các chương trình hoặc dự án phát triển nông
thôn, thể hiện tầm nhìn rộng ñể phát triển bền vững:
* Con người: ðể bền vững, phát triển phải tuân theo nguyên tắc:
- Dân chủ và an toàn;
- Bình ñẳng và ñối xử công bằng với tất cả, bao gồm cả sự trợ giúp ñặc biệt ñối với
người nghèo, và sự quan tâm ñến phụ nữ, trẻ em và các dân tộc thiểu số;
- Chất lượng cuộc sống cho mọi người dân;
- Hành ñộng của người dân trong hợp tác với Chính phủ;
- Tôn trọng ñối với tổ tiên và quyền lợi của thế hệ tương lai.
* Kinh tế: ðể bền vững, phát triển phải:
- Hỗ trợ ñể tăng cường và ña dạng hoá nền kinh tế nông thôn;
- ðảm bảo cho người dân có lợi ích ñáng kể từ hoạt ñộng ñịa phương;
- Thúc ñẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn, hơn là vào lợi ích trước mắt;
- Tránh gây tác ñộng xấu ñến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân và ñến các
khu vực và ñịa phương khác trên lãnh thổ ñịa lý.
* Môi trường: ðể bền vững, phát triển phải:
- Tôn trọng nguồn tài nguyên và tính toàn vẹn của môi trường;
- Giảm thiểu nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo;
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên với tốc ñộ không nhanh hơn là thiên nhiên có thể tái tạo;
- Sử dụng tài nguyên có hiệu quả;
- Tránh gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu ñến môi trường.
* Tổ chức: ðể bền vững, phát triển phải:
- Nằm trong giới hạn năng lực của các tổ chức kinh tế ñể khống chế và quản lý, ñể có
thể ñáp ứng các tiêu chí trên;
- Không gây ra loại chi phí không ñược hỗ trợ trong tương lai.
2.2. Tầm quan trọng của phát triển nông thôn
Xét trên những mặt kinh tế, xã hội, môi trường thì nông thôn là vùng hết sức quan trọng
ñể phát triển của mỗi nước. Nhận thức một cách ñầy ñủ về sự phát triển không phải chỉ ñơn
thuần là phát triển kinh tế mà là sự phát triển về con người và những nhu cầu cơ bản của họ.
Chính vì vậy mà phương hướng, mục tiêu phát triển phải thay ñổi, ñặc biệt là trong phát triển
nông thôn.
Thực tế những năm qua Việt Nam cũng ñã có sự thay ñổi về quan ñiểm và cách nhìn
nhận sự phát triển, ñã có sự ñổi mới về chính sách và chương trình hành ñộng, sửa chữa
những sai lầm ñã mắc phải và chú ý hơn ñến sự phát triển toàn diện con người.
2.2.1. ðặc ñiểm phát triển nông thôn Việt Nam
1, Người dân - vai trò trung tâm của phát triển nông thôn
Người dân sống ở các vùng nông thôn vừa là những người thụ hưởng chính, ñồng thời
cũng là những người hoạt ñộng chủ yếu trong phát triển nông thôn.
75% dân số ñất nước sống ở các vùng nông thôn và mỗi năm dân số nông thôn tăng hơn
1%. ðiều quan trọng nhất là làm thế nào ñể hầu hết những người này có thể và ñược khuyến
khích ở lại xây dựng nông thôn ñể tránh tình trạng quá ñông dân ở các thành phố. Tình trạng
này cũng ñã gây ra sự nghèo khổ ở các nước khác trong khu vực ðông Nam Á.
Mức thu nhập bình quân ở các vùng nông thôn còn thấp nhiều so với các thành phố.
Hàng vạn người ñang sống trong cảnh nghèo túng, bao gồm những người không có ñất ñai và
những người nông dân sống trên những vùng ñất xấu. Trên 7 triệu dân nông thôn hiện ñang
không có công ăn việc làm hoặc không có ñủ việc làm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------8
Trong những năm gần ñây, Chính phủ ñã có nhiều nỗ lực ñể giải quyết những vấn ñề xã
hội này ở nông thôn. Chiến lược tới năm 2010 ñã ñề ra cần phải nỗ lực hơn nữa ñể giảm
nghèo và tăng mức thu nhập bình quân của dân cư nông thôn.
2, Các dân tộc thiểu số
Một ñặc ñiểm rõ nét nhất trong ñời sống nông thôn Việt nam là ở một số vùng có nhiều
dân tộc thiểu số sinh sống, tất cả có trên 6 triệu người trong tổng số 54 dân tộc khác nhau.
ðại bộ phận các dân tộc thiểu số họ sống ở các vùng núi phía bắc và vùng cao nguyên
miền Trung. Họ có những ñặc ñiểm rất khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ và phong tục tập
quán. Ở nhiều vùng các dân tộc thiểu số có truyền thống du canh du cư, họ phát quang những
mảnh ñất rừng và canh tác vài năm trên những nương ñã ñược ñốt cây rồi bỏ hoang chúng
trong một thời gian ñể ñất phục hồi ñộ màu mỡ. Những nơi ñất ñặc biệt xấu, thì người dân
sống theo kiểu bán du cư, ñôi khi nếu cần họ chuyển bản làng ñi hẳn nơi khác.
Nhiều dân tộc thiểu số vùng cao sống trong cảnh nghèo nàn và thiếu dinh dưỡng. Có 12
trong số 64 tỉnh là thuộc vùng cao. Trong 12 tỉnh này các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3/4
số dân. Mặc dầu trong những năm gần ñây ñã có nhiều cải thiện, nhưng mức sống bình quân
của các dân tộc thiểu số còn rất thấp. Họ chịu rất nhiều thiệt thòi, họ ít ñược học hành và ít có
ñiều kiện tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, y tế và tín dụng so với các dân tộc ña số.
Chính phủ ñã có nhiều chính sách ñể cải thiện thu nhập và mức sống của các dân tộc
thiểu số, coi ñó như một phần của các nỗ lực rộng lớn ñể xoá ñói giảm nghèo ở các vùng nông
thôn. Tuy nhiên mọi cố gắng này vẫn chưa thể một sớm một chiều giải quyết ngay ñược các
vấn ñề ñưa miền núi tiến kịp miền xuôi, ñòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa ñể ñáp
ứng ñược yêu cầu bình ñẳng về cơ hội phát triển cho dân cư miền núi.
3, Những yêu cầu phát triển nông thôn
Cần phải nhận thức rõ ràng là: mọi chương trình phát triển, dự án ñầu tư cho phát triển
nông thôn phải ñược ñặt ra trên quan ñiểm vì dân, do dân, ñồng thời ñáp ứng các yêu cầu sau:
* Phát triển nông thôn là sự thay ñổi ñem lại việc cải thiện ñời sống cho ñại bộ phân dân
cư nông thôn;
* Phát triển nông thôn phải tính ñến hiệu quả lâu dài và lợi ích so sánh giữa ñầu tư và
kết quả mang lại;
* Phát triển nông thôn phải phù hợp với nhu cầu của người dân nông thôn (nghĩa là có sự
tham gia và tính chấp nhận của người dân), ñảm bảo sự tồn tại bền vững và sự tiến bộ lâu dài;
* Phát triển nông thôn phải gắn với việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
2.2.1. Vai trò của nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển của ñất nước
ðối với nước ta hiện nay, nông nghiệp vẫn ñang ñóng vai trò chủ ñạo trong nền kinh tế,
ñịa bàn nông thôn càng trở nên ñặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của ñất nước
theo hướng công nghiệp hoá, hiện ñại hoá. Vai trò, vị trí của nông thôn trong sự nghiệp phát
triển thể hiện ở các mặt sau:
+ Nông thôn, nông nghiệp sản xuất ra những nông sản phẩm thiết yếu cho ñời sống con
người mà không một ngành sản xuất nào có thể thay thế ñược. Ngoài ra nông thôn còn sản
xuất ra những nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Trên ñịa bàn nông thôn có khoảng 70% lao ñộng xã hội, ñó là nguồn cung cấp lao ñộng
cho các ngành kinh tế quốc dân, ñặc biệt là công nghiệp và dịch vụ. Số lao ñộng ñó nếu ñược
nâng cao trình ñộ, ñược trang bị công cụ thích hợp sẽ góp phần nâng cao năng suất lao ñộng
ñáng kể, tạo ñiều kiện chuyển dịch cơ cấu lao ñộng hợp lý trong phân công lao ñộng xã hội.
+ Nông thôn có khoảng 75% dân số của cả nước, ñó là thị trường tiêu thụ rộng lớn, nếu
ñược mở rộng sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi ñể thúc ñẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.
+ ðịa bàn nông thôn nước ta 54 dân tộc khác nhau, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành
phần, mỗi biến ñộng tích cực hay tiêu cực ñều sẽ tác ñộng mạnh mẽ ñến tình hình kinh tế,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------9
chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng. Sự ổn ñịnh tình hình nông thôn sẽ góp phần quan trọng
bảo ñảm tình hình ổn ñịnh của ñất nước.
+ Nông thôn chứa ñựng ñại ña số tài nguyên ñất ñai, khoáng sản, ñộng thực vật, rừng,
biển… có ảnh hưởng to lớn ñến việc bảo vệ môi trường sinh thái, ñến việc khai thác, sử dụng
có hiệu quả tiềm năng các nguồn tài nguyên, bảo ñảm cho việc phát triển lâu dài và bền vững
của ñất nước.
3. CƠ SỞ ðÁNH GIÁ MỨC ðỘ PHÁT TRIỂN
Khi nói ñến sự phát triển cần phải có biện pháp ño lường sự phát triển. Ví dụ, ta muốn
biết một số nước tiến bộ có phát triển hay không thì phải ño lường ñược mức ñộ phát triển ở 2
thời ñiểm khác nhau (thường thì khoảng thời gian giữa 2 thời ñiểm, có thể 1 năm hay dài hơn
nữa). Chúng ta cũng có thể ñánh giá mức ñộ phát triển của nước này so với nước khác hoặc
vùng này so với vùng khác trong cùng một nước.
ðể ñánh giá mức ñộ phát triển trước hết cần phải xây dựng một cách tổng quát các
phương pháp ñánh giá sự phát triển. Phương pháp ñược sử dụng tương ñối rộng rãi ñể ñánh
giá sự phát triển là ñánh giá sự phồn thịnh của một nước, một vùng, một ñịa phương. Các tiêu
chí ñánh giá sự phát triển ngoài chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế còn có hàng loạt các
chỉ tiêu khác phản ánh sự tiến bộ xã hội như: vấn ñề giáo dục ñào tạo, trình ñộ dân trí, vấn ñề
nâng cao sức khoẻ cộng ñồng, tình trạng dinh dưỡng, tuổi thọ bình quân, nâng cao giá trị cuộc
sống, công bằng xã hội, cải thiện môi trường… Có thể tổng hợp các yếu tố về sự phát triển
con người ñể ñánh giá sự tiến bộ trong phát triển của một xã hội, một quốc gia.
3.1. Các chỉ số phản ánh sự phát triển
ðể phản ánh mức ñộ phát triển người ta dùng các nhóm chỉ số sau:
+ Các chỉ số thể hiện sự gia tăng về quy mô (khối lượng) hàng hoá và dịch vụ của nền
kinh tế - tăng trưởng kinh tế.
+ Các chỉ số về cơ cấu kinh tế - xã hội;
+ Các chỉ số thể hiện sự phát triển xã hội;
+ Các chỉ số thể hiện sự cải thiện môi trường.
3.1.1. Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thường ñược quan niệm là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản
lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất ñịnh. ðó là kết quả của tất cả các hoạt ñộng sản
xuất và dịch vụ trong nền kinh tế tạo ra.
Có 2 chỉ số cơ bản biểu thị sự tăng trưởng kinh tế: Tổng thu nhập và thu nhập bình quân
theo ñầu người.
a/ Tổng thu nhập:
Tổng thu nhập phản ánh một cách khái quát nhất quy mô sản lượng hàng hoá, dịch vụ
ñã làm ra trong năm mà nhân dân một nước có thể thu ñược. Người ta hay dùng chỉ tiêu tổng
sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hay thu nhập quốc dân thuần (NI)
ñể phản ánh tổng thu nhập của một nước. Tuy nhiên chỉ số mức tăng thêm của tổng thu nhập
(GNP) hay (GDP) chỉ là một thước ño thô, chưa nói lên ñược hết ý nghĩa của sự tăng trưởng.
b/ Thu nhập bình quân ñầu người:
Chỉ số thu nhập bình quân ñầu người nói lên rằng khả năng nâng cao phúc lợi vật chất
cho nhân dân cư một nước không chỉ là gia tăng sản lượng của nền kinh tế, mà còn liên quan
ñến vấn ñề dân số - con người. Nó tỷ lệ thuận với quy mô sản lượng và tốc ñộ tăng trưởng
kinh tế và tỷ lệ nghịch với dân số và tốc ñộ tăng dân số tự nhiên hàng năm. Do vậy chỉ số thu
nhập bình quân ñầu người là một chỉ số thích hợp hơn ñể phản ánh sự tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù vậy nó vẫn chưa nói lên mặt “chất” mà sự tăng trưởng kinh tế ñưa lại. Tăng trưởng
không phải là tất cả, không ñồng nghĩa với sự tự do, hạnh phúc của mọi người, sự văn minh
của xã hội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------10
3.1.2. Các chỉ số về cơ cấu kinh tế - xã hội
Sự phát triển kinh tế xã hội còn biểu hiện trong biến ñổi về cơ cấu của các ngành, các
lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội theo các chỉ số:
a/ Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Chỉ số này phản ánh tỷ lệ của các nhóm ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong
GDP. Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ sản lượng của công nghiệp và dịch vụ ngày càng
cao trong GDP, còn tỷ lệ của nông nghiệp giảm ñi tương ñối.
Bảng 1.1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam qua một số năm
ðơn vị tính: %
Nhóm ngành
Tổng GDP
Trong ñó:
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1990
100
1995
100
1996
100
1997
100
2000
100
2003
100
40,4
22,8
36,8
30,5
31,0
38,5
29,2
27,0
23,2
20,4
32,6
31,0
35,4
38,6
38,2
42,0
41,4
41,0
Nguồn: Thời báo kinh tế; Niên giám Thống kê
b/ Chỉ số về cơ cấu hoạt ñộng ngoại thương (X - M)
Tỷ lệ của giá trị sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu thể hiện sự mở cửa của nền kinh tế
ñối với thế giới. Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròng trong GDP tăng
lên. Thu nhập ròng từ (X - M) tăng lên, nghĩa là hiệu số giữa xuất khẩu X (Export) và nhập
khẩu M (Import) tăng.
c/ Chỉ số về mức tiết kiệm - ñầu tư (I)
Tỷ lệ tiết kiệm - ñầu tư trong tổng GNP thể hiện rõ hơn về khả năng tăng trưởng kinh tế
trong tương lai. ðây là một nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng. Những nước có tỷ lệ ñầu tư
cao (từ 20 - 30% GNP) thường là các nước có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên tỷ lệ này còn
phụ thuộc vào quy mô của GNP và tỷ lệ giành cho tiêu dùng (C) theo cơ cấu:
I = GNP - C + X - M
d/ Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị
Sự biến ñổi rõ nét ở bộ mặt xã hội của quá trình phát triển là mức ñộ thành thị hoá các
khu vực trong nước. Người ta biểu thị nội dung này ở tỷ lệ lao ñộng và dân cư sống ở thành
thị trong tổng số lao ñộng và dân số. Sự tăng lên của dân cư và lao ñộng sống và làm việc ở
thành thị là một tiến bộ do công nghiệp hoá ñưa lại, nó nói lên sự văn minh trong ñời sống của
nhân dân trong nước.
e/ Chỉ số về sự liên kết kinh tế
Chỉ số này biểu hiện ở mối quan hệ trong sản xuất và giao lưu kinh tế giữa các ngành và
các khu vực trong nước. Sự chặt chẽ của mối liên kết ñược ñánh giá thông qua trao ñổi các
yếu tố ñầu vào - ñầu ra trong các ma trận liên ngành, liên vùng. ðiều ñó thể hiện sự tiến bộ
của nền sản xuất trong nước bằng việc ñáp ứng ñược ngày càng nhiều các yếu tố sản xuất do
trong nước khai thác.
3.1.3. Các chỉ số về phát triển xã hội
ðể làm rõ sự tiến bộ xã hội do tăng trưởng ñưa lại, người ta sử dụng các chỉ số nói lên
sự tiến bộ xã hội, mà xoay quanh là sự biến ñổi của con người, bao gồm các chỉ số sau:
a/ Tuổi thọ bình quân trong dân số
Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở mỗi thời kỳ nhất ñịnh phản ánh một
cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư trong nước. Trong ñó bao hàm sự văn minh
trong ñời sống, sự trong sạch về môi trường và mức sống sinh hoạt vật chất, tinh thần ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------11
nâng cao. Hầu hết các nước có mức sống thấp do kinh tế kém phát triển, môi trường ô nhiễm
ñều có tuổi thọ bình quân thấp (dưới 50). Ở các nước phát triển chỉ số ñó ñều trên 70 tuổi.
b/ Mức tăng dân số hàng năm
Mức tăng dân số tự nhiên hàng năm là một chỉ số ñi liền với chỉ số tăng thu nhập bình
quân ñầu người. Trên thực tế cho thấy hiện tượng mức tăng dân số cao luôn ñi ñôi với sự lạc
hậu và ñói nghèo. Các nước phát triển ñều có mức tăng dân số tự nhiên thấp (dưới 2 hoặc
1%), còn các nước kém phát triển ñều ở mức từ 2 - 3% thậm chí trên 3%.
c/ Số calo bình quân ñầu người (calo/người/ngày)
Chỉ số này phản ánh mức cung ứng các loại nhu cầu thiết yếu với mọi người dân về
lương thực thực phẩm hàng ngày ñược quy ñổi thành calo. Nó cho thấy một nền kinh tế giải
quyết ñược nhu cầu cơ bản như thế nào. Với nền kinh tế ñã phát triển thì chỉ tiêu này ít có ý
nghĩa, hơn nữa nó có những hạn chế trong cách tính toán.
d/ Trình ñộ học vấn (tỷ lệ người biết chữ ) trong dân số
(Ngược lại tỷ lệ người mù chữ trong dân số)
Cùng ñi với chỉ số này còn dùng chỉ số tỷ lệ trẻ em ñến trường trong ñộ tuổi ñi học, hay
trình ñộ phổ cập văn hoá của người lao ñộng trong dân số. Các chỉ số này phản ánh trình ñộ
phát triển và sự biến ñổi về chất của xã hội. Xã hội hiện ñại ñã coi việc ñầu tư cho giáo dục và
ñào tạo là lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dại hạn. Tỷ lệ người biết chữ và trẻ
em ñi học cao ñồng nghĩa với sự văn minh xã hội, và nó thường ñi ñôi với nền kinh tế có mức
tăng trưởng cao. Do vậy nó là một chỉ tiêu quan trọng trong ñánh giá trình ñộ phát triển kinh
tế xã hội của một nước.
e/ Các chỉ số khác về phát triển kinh tế xã hội
- Ngoài các chỉ số cơ bản nêu trên người ta còn dùng các chỉ số ñánh giá sự phát triển xã
hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ như: số giường bệnh, số bệnh viện, viện an dưỡng, số
y bác sĩ tính bình quân cho nghìn hoặc triệu dân. Về giáo dục và văn hoá thì có: tổng số các
nhà bác học giáo sư, tiến sĩ số lớp và trường học, viện nghiên cứu, nhà văn hóa, bảo tàng, thư
viện… tính bình quân cho nghìn hoặc triệu dân.
- Sự công bằng xã hội cũng ñược coi là tiêu chuẩn ñánh giá sự tiến bộ của xã hội hiện ñại.
- Các tiêu thức về sự ñộc lập hay phụ thuộc về kinh tế, chính trị của quốc gia, sự tự do
dân chủ của công dân, sự tiến bộ trong thể chế chính trị xã hội cũng ñược coi như một nội
dung quan trọng ñể ñánh giá sự phát triển của một nước.
3.1.4. Các chỉ số thể hiện cải thiện môi trường
ðó là các chỉ số phản ánh sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường sống
của cộng ñồng dân cư, làm giàu và phong phú thêm môi trường sinh thái.
Một số chỉ số cơ bản về bảo vệ môi trường gồm: Môi trường thiên nhiên; Môi trường ñô
thị và công nghiệp; Môi trường nông thôn.
a/ Môi trường thiên nhiên:
Sử dụng ñi ñôi với bảo vệ và tái tạo sức sản xuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
ñất, nước, rừng, biển...; bảo vệ ña dạng sinh học, chống suy thoái tài nguyên.
b/ Môi trường ñô thị và công nghiệp: Quan tâm ñến vấn ñề xử lý các loại chất thải: khí
thải, nước thải, chất thải rắn; chống ô nhiễm và tiếng ồn...
c/ Môi trường nông thôn: Cần quan tâm ñến 3 vấn ñề: Việc sử dụng các hoá chất trong
nông nghiệp; Vấn ñề ô nhiễm do hoạt ñộng tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; Vấn ñề nước
sạch và vệ sinh nông thôn.
3.2. Các ñại lượng ño lường sự tăng trưởng kinh tế
3.2.1. Bản chất các chỉ tiêu biểu hiện sự tăng trưởng kinh tế
Sự tăng trưởng của nền kinh tế ñược biểu hiện ở sự tăng thêm sản lượng hàng năm do
nền kinh tế tạo ra. Do vậy thước ño của sự tăng trưởng thường là các ñại lượng sau: Tổng sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------12
phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNP), sản phẩm quốc dân thuần (NNP) và
một số chỉ tiêu thu nhập khác.
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội ñược hiểu là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới ñược tạo ra
trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
ðại lượng này thường ñược tiếp cận theo các cách khác nhau:
* Về phương diện sản xuất: GDP ñược xác ñịnh bằng toàn bộ giá trị gia tăng của các
ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước.
n
GDP =
∑ VAi
i=1
VAi là giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất.
Giá trị gia tăng VA (Value Added) ñược xác ñịnh dựa trên cơ sở hạch toán các khoản
chi phí, các yếu tố sản xuất và lợi nhuận của các cơ sở sản xuất và dịch vụ.
Giá trị gia tăng ñược tính theo công thức sau:
VA = GO - IE
Trong ñó:
GO là giá trị sản xuất (Gross Output)
IE là chi phí các yếu tố trung gian (Intermediate Expenditure)
(chi phí ñầu vào)
* Về phương diện tiêu dùng: GDP biểu hiện là toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng
tính theo giá hiện hành của thị trường ñược tạo ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gia hàng năm.
Xác ñịnh GDP theo tiêu dùng thường dựa trên cơ sở thống kê thực tế về tổng các khoản
tiêu dùng của hộ gia ñình (C), tổng ñầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp (I), các khoản
chi tiêu của Chính phủ (G) và phần xuất khẩu ròng (X - M) trong năm.
GDP = C + I + G + (X - M)
Tính GDP tiêu dùng theo giá hiện hành của thị trường tức là ñã bao gồm cả thuế gián
thu (Tc), cho nên GDP tính theo giá thị trường sẽ chênh lệch với GDP tính theo chi phí các
yếu tố sản xuất một lượng giá trị là Tc.
GDPsản xuất = GDPtiêu dùng - Tc
* Về phương diện thu nhập: Xác ñịnh theo phương diện thu nhập thì GDP là toàn bộ giá
trị mà các hộ gia ñình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước thu ñược từ giá trị gia tăng
ñem lại. ðó là các khoản mà các hộ gia ñình ñược quyền tiêu dùng (Cp); các doanh nghiệp
tiết kiệm ñược dùng ñể ñầu tư bao gồm cả khấu hao (Ip) và chi tiêu của Nhà nước từ các
nguồn thu thuế (T).
GDPthu nhập = Cp + Ip + T
Về mặt nguyên tắc thì các phương pháp tiếp cận GDP ñó ñều ñưa lại kết quả bằng nhau,
nhưng trên thực tế chúng chỉ có thể xấp xỉ hoặc có những chênh lệch nhất ñịnh, do những sai
lệch về giá cả sử dụng ñể tính, hoặc sai sót do thống kê, tính toán.
GDP theo các cách xác ñịnh trên ñã thể hiện là một thước ño sự tăng trưởng kinh tế do
các hoạt ñộng sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo ra, không phân biệt sở hữu trong
hay ngoài nước ñối với kết quả sản xuất ñó. Do vậy GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất
của nền kinh tế của một nước.
Tuy nhiên trên thực tế với nền kinh tế mở, việc tạo ra sản lượng gia tăng không hoàn
toàn do các yếu tố sản xuất ở trong nước tạo ra. Nhất là với nền kinh tế ñang phát triển thì một
phần quan trọng của các yếu tố sản xuất (vốn, công nghệ) ñược ñầu tư từ bên ngoài vào.
Ngược lại sức lao ñộng lại ñược ñưa từ trong nước ra. Cùng với những hiện tượng ñó thì một
phần sản lượng ròng ñược chuyển từ trong nước ra nước ngoài và cũng có một phần từ nước
ngoài chuyển về. Hiệu số các khoản thu nhập chuyển dịch này gọi là chênh lệch thu nhập ròng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------13
với nước ngoài mới ñược tính vào nguồn thu nhập mà công dân của ñất nước ñó có thể nhận
ñược. Kết quả của cách tính này gọi là tổng thu nhập quốc dân (GNP).
2. Tổng thu nhập quốc dân (GNP)
Tổng thu nhập quốc dân (GNP) là toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng mà tất cả công dân của một nước tạo ra và có thể thu nhập trong năm, không phân biệt
sản xuất ñược thực hiện ở trong hay ngoài nước.
Như vậy GNP là thước ño sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước thực sự thu
nhập ñược. So với GDP thì GNP chênh lệch một khoản thu nhập tài sản với nước ngoài.
Thu nhập nhân tố từ nước
Thu nhập nhân tố chuyển ra
GNP = GDP +
ngoài chuyển về
nước ngoài
(Thu nhập nhân tố chuyển vào và chuyển ra còn ñược gọi là thu nhập tài sản ròng, ñó là
các khoản thu nhập chuyển dịch với nước ngoài).
ðối với một nước ñược nước ngoài ñầu tư nhiều, hoặc vay nợ nhiều thì thu nhập nhân tố
chuyển ra nước ngoài sẽ lớn hơn thu nhập nhân tố chuyển về, vì thế GNP sẽ nhỏ hơn GDP, và
ngược lại.
Với ý nghĩa thước ño tổng thu nhập của nền kinh tế, sự tăng thêm GNP thực tế ñó chính
là sự tăng trưởng nền kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt ñộng kinh tế ñem lại.
3. Sản phẩm quốc dân thuần NNP (Net National Product)
Ngoài hai chỉ số GDP và GNP, người ta còn dùng chỉ số sản phẩm quốc dân thuần NNP
hay còn gọi là sản phẩm quốc dân ròng. ðó là giá trị còn lại của tổng sản phẩm quốc dân sau
khi ñã trừ ñi giá trị khấu hao tài sản cố ñịnh (Depreciation - Dp) trong kỳ:
NNP = GNP - Dp
NNP là phần của cải thực sự mới tạo ra hàng năm. Do vậy có lúc người ta gọi chỉ số ñó
là thu nhập quốc dân thuần NI (Net Income).
Bảng 1.2: So sánh tổng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội ở Việt Nam
(theo giá thực tế)
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng sản phẩm quốc gia
(GNP) (tỷ ñồng)
39.284
72.620
106.757
134.913
174.017
226.391
267.736
307.875
354.368
394.614
435.319
474.855
527.387
Tổng sản phẩm trong
Tỷ lệ GNP / GDP
nước (GDP) (tỷ ñồng)
(%)
41.955
93,6
76.707
94,7
110.532
96,6
140.258
96,2
178.534
97,5
228.892
98,9
272.036
98,4
313.623
98,2
361.016
98,2
399.942
98,7
441.646
98,6
481.295
98,7
535.762
98,4
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm
Mục ñích ñưa ra các thước ño là ñể tiếp cận với các trạng thái phát triển kinh tế. GDP,
GNP hay NNP ñược tính toàn bộ hay tính theo ñầu người (theo tổng dân số, theo lao ñộng)
ñều có những ý nghĩa nhất ñịnh và ñược sử dụng tuỳ mục ñích nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp xác ñịnh sự tăng trưởng kinh tế
Trong một quốc gia thường có nhiều hoạt ñộng kinh tế khác nhau, một số người lo sản
xuất hàng hoá, phân phối và tiêu dùng, một số người khác lại tập trung vào thực hiện những
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------14
dịch vụ nhất ñịnh ñáp ứng nhu cầu ñời sống vật chất và tinh thần cho con người như thương
mại, du lịch... ðó chính là những hoạt ñộng cấu thành nên nền kinh tế của một quốc gia.
Những hoạt ñộng này có thể liên quan ñến các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông,
xây dựng, giáo dục, y tế, buôn bán, du lịch... Tất cả những hoạt ñộng này ñều ñóng góp vào
tốc ñộ tăng trưởng nền kinh tế của một quốc gia. Các hoạt ñộng cấu thành nền kinh tế có thể
quy tụ lại trong 3 nhóm ngành chủ yếu là:
Nhóm ngành I: Nông nghiệp (bao gồm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản)
Nhóm ngành II: Công nghiệp (bao gồm các loại hình công nghiệp và xây dựng)
Nhóm ngành III: Dịch vụ (bao gồm các loại hình dịch vụ, thương mại và du lịch)
Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ñược ñánh giá bằng tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân
hàng năm, người ta biểu thị tốc ñộ tăng trưởng kinh tế bằng giá trị phần trăm ñể tiện cho việc
so sánh những thay ñổi diễn ra qua các năm.
Cách tính tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ta có thể áp dụng công thức sau:
(GDP)n - (GDP)n-1
Rn =
x 100
(GDP)n-1
Trong ñó:
Rn là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của năm thứ n tính bằng %
(GDP)n là tổng sản phẩm quốc dân trong năm thứ n
(GDP)n-1 là tổng thu nhập quốc dân của năm trước
Bảng 1.3: Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam
ðơn vị tính: %/năm
Hạng mục
Tổng GDP
1997
8,2
1998
5,8
1999
4,8
2000
6,8
2001
6,9
2002
7,0
2003
7,1
I. Nông, lâm, ngư nghiệp
4,3
3,5
5,2
4,6
3,0
4,1
3,4
II.Công nghiệp + xây dựng
12,6
8,3
7,7
10,1
10,4
9,4
10,0
III. Dịch vụ
7,1
5,1
2,3
5,3
6,1
6,5
6,5
Nguồn: Niên giám Thống kê hàng năm
ðể ñánh giá một cách chính xác sự phát triển nền kinh tế của một nước thì phải tính tốc
ñộ tăng trưởng của GNP bình quân trên ñầu người, hoặc tổng sản phẩm quốc nội trên ñầu
người (GDP trên ñầu người). ðó là chỉ tiêu ñược sử dụng phổ biến ñể so sánh mức ñộ phát
triển của các nước khác nhau.
GNP (GDP)
GNP (GDP) trên ñầu người =
Tổng dân số trong nước
Nếu sự tăng trưởng của nền kinh tế chỉ bằng sự gia tăng dân số thì ñiều kiện kinh tế của
ñất nước không ñược cải thiện. Nếu sự gia tăng dân số cao hơn sự tăng trưởng kinh tế thì thực
trạng của ñất nước sẽ dần dần bị xấu ñi. Chỉ có sự tăng trưởng kinh tế lớn hơn sự gia tăng dân
số thì mới có sự cải thiện và phát triển. Tương tự cách tính như công thức trên, ta có thể tính
tốc ñộ tăng trưởng của chỉ số GDP/ñầu người ñể xem xét mức ñộ phát triển kinh tế của một
nước trên cơ sở cân ñối với tốc ñộ tăng dân số của nước ñó.
3.3. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
3.3.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trong kinh tế học người ta phân biệt hai khái niệm: tăng trưởng và phát triển.
* Tăng trưởng:
Tăng trưởng là sự gia tăng của cải vật chất ñược biểu hiện bằng sự gia tăng của một
hoặc nhiều chỉ tiêu kinh tế, hoặc của cả nền kinh tế quốc dân trong một thời gian, ñược ñánh
giá bằng chỉ số % tăng thêm của tổng thu nhập hàng năm hay từng thời kỳ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------15
* Phát triển:
Phát triển là sự thay ñổi của cấu trúc kinh tế trong sự tăng trưởng và liên quan ñến nó là
sự chuyển biến của các lĩnh vực văn hoá, xã hội khác.
Phát triển phản ánh toàn diện cả khía cạnh tăng thêm về lượng và thay ñổi về chất của
một xã hội, bao gồm: gia tăng thu nhập, thay ñổi về cơ cấu kinh tế xã hội, phân phối công
bằng việc sử dụng của cải vật chất, ñảm bảo tiến bộ xã hội, cải thiện môi trường sống.
Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới luôn lưu ý chúng ta rằng tăng trưởng chưa phải
hoàn toàn là phát triển, song tăng trưởng là một cách cơ bản ñể có ñược phát triển.
3.3.2. Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội
Phát triển toàn diện với ý nghĩa rộng hơn còn ñược hiểu là bao gồm cả những thuộc tính
quan trọng có liên quan ñến hệ thống giá trị của con người, ñó là sự bình ñẳng hơn về cơ hội,
sự tự do về chính trị (political freedom) và các quyền tự do công dân (civil liberties) ñể củng
cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng
ñồng… (W.B,1991).
Phát triển toàn diện là việc nâng cao hạnh phúc của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải tiến giáo dục, sức khoẻ và bình ñẳng về cơ hội… Tất cả những ñiều kiện ñó là
những thành phần cốt yếu của sự phát triển, ñiều kiện tiên quyết cho sự phát triển này phải là
sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra việc bảo ñảm các quyền chính trị và tự do công dân là mục
tiêu phát triển rộng lớn hơn.
Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản ñể có ñược phát triển, nhưng bản thân nó
chỉ là một ñại diện rất không toàn vẹn của sự tiến bộ. Vì vậy, ñể xem xét sự phát triển ta
không chỉ ñề cập ñến phát triển kinh tế mà phải phân tích kỹ cả về phương diện tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trường.
Thông thường người ta nghĩ rằng sự phát triển của một quốc gia ñem lại lợi ích cho mọi
người dân trong nước. Vì vậy việc tính GNP trên ñầu người ñã ñược sử dụng phổ biến như là
một phương pháp hữu hiệu ñể ñánh giá sự phát triển của một nước. Một số ý kiến khác cho
rằng muốn phát triển ñất nước thì trước hết cần phải tăng trưởng kinh tế rồi sau một thời gian
mới tính ñến mục tiêu ñảm bảo công bằng xã hội. Nói theo hình tượng mà giới kinh tế hay sử
dụng thì trước tiên cần phải làm sao cho “cái bánh” của quốc gia to hơn, sau ñó mới tính ñến
chuyện chia nó sao cho công bằng. Với cách nhìn nhận này, kinh tế sẽ phải là lĩnh vực mà
Nhà nước chú ý tập trung trước hết. Cũng cần nhận xét rằng trên thế giới hiện nay các nước
ñã phát triển cao cũng có cách nhìn nhận theo con ñường như thế.
Tuy nhiên, ngày nay người ta nhận thấy rằng GNP trên ñầu người không phải là một chỉ
tiêu duy nhất hoàn toàn phù hợp ñể biểu hiện mức sống của nhân dân trong một nước. Chẳng
hạn Kowet là một nước nhỏ thuộc vùng Trung cận ñông có GNP trên ñầu người vào loại cao
trên thế giới (năm 1977 ñã ñạt ñược 17000 USD/người) do việc bán dầu. Bình thường ta có
thể nghĩ rằng ñây là một nước phát triển, nhưng thực tế thì có rất nhiều người nghèo và có thể
xếp vào nước chậm phát triển.
Một vấn ñề khác là khi sử dụng GNP trên ñầu người sẽ không ñánh giá ñược sự phát
triển một cách toàn diện. Thí dụ: một nước có GNP trên ñầu người cao nhưng lại sử dụng vào
các mục ñích khác như chiến tranh, an ninh quốc phòng…, do vậy việc xây dựng ñời sống
kinh tế phúc lợi cho nhân dân bị hạn chế, người dân vẫn phải chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu,
tình trạng suy dinh dưỡng, trẻ em thất học vẫn thường xuyên xảy ra, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh
cao, tuổi thọ bình quân thấp do thiếu phương tiện chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh môi trường…
Như vậy có thể thấy rõ rằng ñể ñánh giá sự phát triển cần phải xem xét kỹ vấn ñề
nghèo nàn trong nhân dân. Nhà nước phải có các chính sách tác ñộng ñồng thời tới cả hai mặt
kinh tế và xã hội ñể ñảm bảo một sự phát triển cân ñối nhất ñịnh và bền vững của toàn xã hội
và của các cộng ñồng dân cư khác nhau trong nước.
Trong tất cả các lĩnh vực, quy hoạch phát triển ñều nhằm mục tiêu là ñạt ñược tốc ñộ
tăng trưởng kinh tế cao hơn. Theo quan ñiểm của những nhà lãnh ñạo, nhà quy hoạch thì tất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------16
cả chúng ta ñều cần phải làm bằng mọi biện pháp ñể tạo ra tổng sản phẩm quốc dân ngày càng
lớn hơn cho xã hội và mức thu nhập bình quân ñầu người cũng ngày càng cao hơn. Họ cho
rằng ñất nước sẽ trở nên giàu mạnh hơn, nguồn sản phẩm thu ñược sẽ phân phối ñều cho tất
cả mọi người và mức sống của mọi người dân sẽ cao hơn. Ý tưởng về sự ñạt ñược mức tăng
trưởng kinh tế cao hơn là ñúng nhưng chỉ dựa vào cái ñó ñể xem xét sự phát triển thì chưa
toàn diện và không cụ thể.
Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản ñể có thể có ñược sự phát triển, nhưng
bản thân nó chỉ là một ñại diện, chưa phản ánh ñầy ñủ sự tiến bộ của xã hội. Có một số người
trong khi xem xét sự phát triển với tăng trưởng, quy lý luận phát triển vào việc giải quyết các
vấn ñề tăng trưởng, giải thích một cách ñơn giản rằng mục tiêu của sự phát triển là sự tăng thu
nhập, ñiều ñó hoàn toàn không có cơ sở vững chắc trong thực tế. Cần thấy ñược nguy hại của
tăng trưởng mà không có phát triển, sự nguy hại ñó tồn tại ở các nước ñang phát triển khi hoạt
ñộng kinh tế ñược tập trung xung quanh những ngành của các hãng nước ngoài hoặc những
công trình công cộng lớn mà không có tác dụng ñối với mọi người dân trong nước.
Vì vậy, ñể có sự phát triển thực sự thì Chính phủ phải có những chính sách ñầu tư thoả
ñáng, ñặc biệt cần chú ý ñến ñầu tư xây dựng cơ bản, kiến thiết cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng
lưới giao thông, hệ thống thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy, trung tâm y tế, cơ sở giáo dục ñào tạo
và nhiều thứ khác ñể phục vụ cho việc sản xuất nông, công nghiệp, cung cấp những ñiều kiện
thuận lợi và các dịch vụ cần thiết cho sự phát triển con người ở khắp mọi miền ñất nước.
Chính phủ luôn hướng chính sách ñầu tư cho sự phát triển nhưng phải cân nhắc ñầu tư phát
triển một cách phù hợp, không chỉ cho lợi ích trước mắt mà phải vì tương lai phát triển lâu
dài, mặc dù có thể phải chịu ñựng sự hy sinh nhất ñịnh hiện thời.
Mục tiêu và phương hướng phát triển ñúng ñắn, hợp lý phải là ñem lại nguồn lợi cả về
kinh tế, văn hoá, tinh thần cho hầu hết mọi người dân trong nước, mặc dù họ sống ở thành thị
hay các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. ðó là cả một quá trình phấn ñấu nhằm cải thiện ñiều
kiện sống của con người mà mỗi người dân trong nước ñều là các thành viên có nghĩa vụ
tham gia trong quá trình này.
Bảng 1.4: Số liệu kinh tế - xã hội các nước ASEAN và một số nước khác
Nước
Mỹ
Nhật
Singapore
Trung Quốc
Hàn Quốc
Malaysia
Thái Lan
Indonesia
Philippines
Việt Nam
Brunei
Myanmar
Campuchia
Lào
Xuất khẩu
12 tháng
(tỷ USD)
655
411
127
187
140
78,5
56,7
53,6
26,1
8,0
2,3
1,0
0,6
3,3
Mức tăng
GDP
%
4,2
-0,2
5,6
7,2
-3,8
7,1
-0,4
4,6
4,7
8,8
3,5
5,0
2,0
7,2
Mức tăng
dân số
%
1,0
0,3
2,0
1,2
0,9
2,4
1,5
1,6
2,3
2,2
3,2
2,1
2,5
2,9
Lạm
Tỷ lệ dân
Tỷ lệ dân
phát
biết chữ
ñô thị
%
%
%
1,4
95,5
76
22,0
100
78
1,0
92,2
100
-0,3
81,5
30
8,8
97,4
81
5,1
89,3
47
10,1
93,8
36
45,0
84,4
34
7,9
94,0
46
8,8
91,9
21
3,2
89,2
67
29,3
82,0
26
16,7
37,8
21
19,5
56,6
22
Nguồn: Theo Asiaweek, tháng 6/1997
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------17
Bảng 1.5: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của một số nước trên thế giới
Tên nước
Tỷ lệ Tuổi Tỷ lệ tử
GNP/ng.
sinh thọ BQ vong trẻ
(USD)
TFR (tuổi) sơ sinh
Tỷ lệ tăng Tỷ lệ HS Tỷ lệ HS
dân số tự
tiểu học trung học
nhiên
ñến trường ñến trường
(%)
( %)
(%)
Các nước ñang phát triển
Ấn ðộ
300
3,3
62
70
1,7
102
49
Nêpal
190
5,3
54
96
2,4
107
21
Trung Quốc
550
1,9
69
30
1,1
120
55
Việt Nam
220
3,1
67
42
2,2
103
35
Philippin
900
3,8
65
40
2,1
110
64
Thái Lan
2110
2,0
69
36
1,2
98
37
Tanzania
90
5,8
52
84
2,9
70
3
Ethiopia
120
7,0
48
116
3,0
28
12
Cameroon
820
5,6
57
60
2,9
87
32
Ghana
430
5,3
58
74
2,7
76
36
Zimbabwe
520
4,0
58
54
2,3
119
45
Nam Phi
3000
3,9
64
50
2,2
111
77
Các nước phát triển
Israel
15000
3,8
77
8
1,4
98
90
Anh
19500
1,8
76
6
0,4
112
92
Hà Lan
21000
1,6
78
6
0,7
97
93
Mỹ
25000
2,0
77
8
1,0
107
97
Thuỵ Sĩ
35900
1,5
78
6
0,8
101
91
Chú thích: - Tỷ lệ sinh TFR (Toal Fertility Rate) - số con trung bình trên ñầu một phụ
nữ ở ñộ tuổi sinh ñẻ.
- Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh IMR (Infant Mortality Rate) - số trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) bị
chết trong năm tính trên 1000 dân.
- Tỷ lệ họ sinh bậc tiểu học, bậc trung học ñến trường (Primary School Enrollment,
Secondary school Enrollment ) là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh ñến trường ở bậc tiểu học,
trung học so với số trẻ em trong ñộ tuổi.
Nguồn: “Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 1994” Ngân hàng thế giới (The World Tables 1995).
4. ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
4.1. ðối tượng, phạm vi nghiên cứu phát triển nông thôn
- Xây dựng và phát triển nông thôn là một vấn ñề phức tạp và rộng lớn. Nó liên quan
ñến nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Sự tuỳ
tiện, chủ quan và chắp vá trong việc xây dựng và phát triển nông thôn sẽ gây nên những lãng
phí to lớn về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, sức lao ñộng, làm ảnh hưởng ñến hiệu quả
và tốc ñộ phát triển kinh tế xã hội nói chung.
- Phát triển nông thôn ñược thể hiện trên nhiều mặt như: kinh tế nông thôn, xã hội nông
thôn, ñịa lý tự nhiên và môi trường nông thôn. Việc nghiên cứu nông thôn có thể ñi sâu vào
các khía cạnh cụ thể hơn như: vấn ñề hoạt ñộng của nông nghiệp và công nghiệp hoá nông
thôn, dân số và lao ñộng nông thôn, ñời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn.
- Khoa học phát triển nông thôn nghiên cứu các vấn ñề chủ yếu về kinh tế xã hội nông
thôn ở tầm vĩ mô như: toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện, ñảm bảo sự phát triển tổng hoà trên các
lĩnh vực hoạt ñộng kinh tế, xã hội, môi trường, thể hiện mối quan hệ phát triển tương hỗ giữa
các khu vực ñô thị và nông thôn trong phạm vi vùng nghiên cứu. Mặt khác phát triển nông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------18
thôn cũng có thể nghiên cứu ở tầm vi mô về kinh tế xã hội nông thôn như: xã, bản, làng, thôn,
xóm ñến các hộ gia ñình nông thôn.
- Phát triển nông thôn không thể tách rời nông thôn với ñô thị mà trái lại cần phải thể
hiện mối quan hệ chặt chẽ, cộng sinh giữa nông thôn và thành thị trong vùng nghiên cứu, dựa
theo các tiêu chí của phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
- Phát triển nông thôn tổng hợp là một khái niệm tổng quát, ña dạng và rộng khắp về sự
phát triển, một sự tiêu chuẩn hoá về cấu trúc và phương pháp luận cho sự phát triển. Nó thể
hiện mối liên kết chặt chẽ giữa nông thôn với tất cả các bộ phận khác trong nước từ các thành
phố lớn, ñô thị vừa ñến các thị trấn, thị tứ nông thôn trong mối quan hệ phát triển tổng hợp cả
về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và môi trường.
- Phát triển nông thôn cho ai? - ðó là ñiều rất quan trọng ñể xem xét ñối với các nước
ñang phát triển về những chương trình hành ñộng sẽ ñạt ñược trong sự phát triển tổng hợp
vùng nông thôn. Nó ñặt ra một sự nhấn mạnh ñặc biệt ñến việc thanh toán nạn ñói nghèo
trong dân chúng thông qua việc tăng cường sức sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện bộ mặt
nông thôn. ðồng thời khẳng ñịnh việc phân phối và tái phân phối công bằng mọi thành quả
tăng trưởng trong xã hội.
- Phát triển nông thôn chỉ có thể ñạt kết quả tốt trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Yếu tố
chính của sản xuất trong bước ñường tăng trưởng kinh tế là sức lao ñộng của con người. Vì
vậy, một trong những vấn ñề quan trọng nhất của phát triển nông thôn là tạo ñủ công ăn việc
làm cho số lao ñộng bán thất nghiệp (lao ñộng nông nhàn) ở nông thôn. ðó là những vấn ñề
chúng ta cần nghiên cứu trong phát triển nông thôn.
4.2. Nhiệm vụ của phát triển nông thôn
Quy hoạch phát triển nông thôn là một môn khoa học tổng hợp liên quan ñến các lĩnh
vực kinh tế, xã hội và nhân văn. Nó là quy hoạch tổng thể trên vùng không gian sống và sinh
hoạt của mọi sinh vật gồm loài người, ñộng vật, thực vật. Mục tiêu của quy hoạch là ñáp ứng
sự phát triển liên tục và bền vững của con người trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, môi
trường và nâng cao giá trị cuộc sống. ðể thực hiện ñược chức năng ñó nhiệm vụ của khoa học
phát triển nông thôn là:
- Nghiên cứu những phương hướng, giải pháp tăng trưởng và phát triển nhanh kinh tế
nông thôn một cách bền vững.
- Nghiên cứu xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý, nghiên cứu các hình thái kinh
tế thích hợp ở nông thôn, tăng cường kết cấu hạ tầng và các chính sách phát triển nông thôn.
- Nghiên cứu những giải pháp phát triển xã hội nông thôn dựa trên các chỉ số phát triển
con người HDI (Human Development Indicators), ñó là nâng cao mức sống của người dân,
ñảm bảo công bằng xã hội, nâng cao trình ñộ giáo dục ñào tạo, tri thức, sức khoẻ, nâng cao
tuổi thọ bình quân...
- Nghiên cứu các biện pháp khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài
nguyên, các loại nguồn lực, gắn với việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên, cải thiện môi trường
sinh thái ñể phát triển bền vững.
Tóm lại nhiệm vụ của phát triển nông thôn là phải tạo ra ñược sự cân ñối giữa các mục
tiêu của phát triển, ñó là: Hiệu quả; Công bằng ; và Bền vững:
Hiệu quả
Công bằng
Bền vững
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------19
4.3. Nội dung nghiên cứu phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn ñề cập ñến các lĩnh vực về tổ chức xã hội, chính trị, hoạt ñộng kinh
tế, bảo vệ môi trường, trả lời ñược những vấn ñề trong thực tế cuộc sống của người dân nông
thôn. Những nội dung cơ bản cần ñược ñề cập trong phát triển nông thôn là:
1. Nghiên cứu các phạm trù của sự phát triển và vai trò của nông thôn trong sự nghiệp
phát triển ñất nước.
2. Nghiên cứu những vấn ñề vĩ mô trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung
và phát triển nông thôn nói riêng.
3. Nghiên cứu nội dung và phương pháp làm quy hoạch tổng thể phát triển xã hội trên
các phạm vi lãnh thổ khác nhau trong ñó có ñịa bàn nông thôn. Nội dung quy hoạch phát triển
nông thôn bao gồm các vấn ñề:
- ðánh giá tiềm năng các nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, lao ñộng, vốn, cơ sở vật
chất kỹ thuật...) và khả năng khai thác một cách hữu hiệu các nguồn lực ñó trong hiện tại và
tương lai.
- ðánh giá ñiều kiện kinh tế, xã hội, môi trường trong vùng không gian sống, tìm những
giải pháp thích hợp cho sự phát triển bền vững.
- Xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn.
Phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nông thôn phải thể hiện ñược
chức năng là công cụ ñiều tiết mọi sự ñầu tư vào từng ngành, từng cấp, từng ñịa phương sao
cho phù hợp và hữu hiệu, ngăn chặn sự tự phát. Vì vậy, quy hoạch phải ñược tiến hành trên cơ
sở khoa học, tính toán cân ñối và ñánh giá hiệu quả.
4.4. Phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn
Quy hoạch Phát triển nông thôn là môn học mang nhiều ñặc trưng của khoa học xã hội,
nó ñòi hỏi phải ñược nghiên cứu trên các quan ñiểm duy vật biện chứng Mác-xit. Phương
pháp tiếp cận theo quan ñiểm duy vật lịch sử cũng ñược coi trọng khi xem xét các vấn ñề kinh
tế xã hội, kỹ thuật trong các thời kỳ.
Quy hoạch thường mang tính ñịnh hướng về tương lai và phải có mục tiêu rõ rệt nên ñòi
hỏi môn học phải vận dụng phương pháp khoa học dự báo và phương pháp tiếp cận hệ thống
ñể xem xét và lập phương án quy hoạch sát ñúng. Ngoài ra cũng cần vận dụng các phương
pháp nghiên cứu ñịnh lượng ñể phân tích các vấn ñề về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
Sự tiến triển của các bước tiếp cận tới phát triển, từ khái niệm “từ trên xuống dưới” tới
sự hợp tác thực sự giữa các Chính phủ và người dân, ñòi hỏi phải làm phong phú thêm “hộp
dụng cụ” của các phương pháp sử dụng trong các chương trình phát triển nông thôn.
Những phương pháp ñã ñược áp dụng tốt trong việc cung cấp cho người chuyên viên ý
kiến “từ bên ngoài” về các vấn ñề phát triển như:
- Các nghiên cứu về khả năng của ñất;
- Phân tích ñất;
- Kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi;
- Các dịch vụ khuyến nông;
- Phân tích chi phí - lợi ích của các dự án ñề nghị;
- ðánh giá tác ñộng môi trường.
Các phương pháp này vẫn còn có tác dụng và có giá trị trong thời ñại mới của công tác
phát triển nông thôn. Tuy nhiên, chúng cần ñược bổ sung bằng một bộ các phương pháp mới
ñể giúp cho người dân ñịa phương có thể tham gia vào việc hình thành và thực hiện các
chương trình phát triển. Chúng bao gồm:
- ðánh giá nhanh nông thôn (Rapit Rural Apprisal - RRA);
- Nghiên cứu hành ñộng với sự tham gia của người dân;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------20
- ðánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA);
- Huy ñộng ñịa phương;
- Các nhóm hành ñộng ñịa phương và những quan hệ hợp tác.
Nghiên cứu lựa chọn phương pháp quy hoạch “Trên xuống” (Top down) hoặc “dưới
lên” (Bottom up).
Sự khác nhau giữa “Top down’ và “ Bottom up”
Trên xuống (Top down)
Dưới lên (Bottom up)
1. Tăng trưởng về số lượng như là một 1. Tập trung trọng ñiểm vào các vấn ñề:
nguyên tắc
- Phân phối thu nhập
(Cực ñại hoá tỷ lệ tăng trưởng GDP)
- Bền vững môi trường
- Chất lượng cuộc sống
- Quan hệ phân công lao ñộng
- Làm thoả mãn các nhu cầu cơ bản của dân
chúng thông qua những hoạt ñộng tham gia
của cộng ñồng
2. Tạo ra hầu hết các nguồn nội lực
2. ðịnh hướng chiến lược phát triển dựa trên - Sự liên kết cơ cấu sản xuất trong vùng
sự cơ sở tài trợ, giúp ñỡ từ bên ngoài.
- Sự ràng buộc chặt chẽ hơn giữa các doanh
(ðầu tư nước ngoài, sự hỗ trợ từ ngoại vùng) nghiệp ñịa phương
- Tăng cường kiểm tra quá trình phát triển bởi
3. Chương trình phát triển lan toả dần dần từ các nhà hoạt ñộng ñịa phương
các ñiểm trung tâm ra xung quanh.
3. Nâng cao năng lực phát triển kinh tế ñịa
phương
Thúc ñẩy quyền và năng lực hành ñộng phát
triển kinh tế ñịa phương.
Câu hỏi ôn tập chương 1:
1. Thế nào là sự phát triển và phát triển bền vững? Phân tích các phạm trù của sự phát
triển?
2. Trình bày cách tiếp cận phát triển nông thôn và vai trò của nông thôn trong sự nghiệp
phát triển ñất nước?
3. Trình bày ý nghĩa và cách tính các chỉ tiêu ñánh giá mức ñộ phát triển kinh tế?
4. Trình bày ý nghĩa và cách tính các chỉ số phát triển xã hội và môi trường?
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------21
Chương 2. ðẶC TRƯNG CỦA VÙNG NÔNG THÔN VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mục ñích của chương 2 là nêu rõ những ñặc trưng cơ bản của vùng nông thôn, người
dân nông thôn và những vấn ñề (problems) của họ. PTNT là công việc chính của người dân
nông thôn với sự giúp ñỡ tích cực của Chính phủ. Những nội dung chính trong chương 2 là:
- Những khái niệm và ñặc trưng của vùng nông thôn ñặt bên cạnh sự tương phản của
thành thị. Thực trạng phát triển nông thôn từ khi ñổi mới nền kinh tế ñất nước;
- Vấn ñề ñói nghèo, nguyên nhân và ảnh hưởng của nó ñối với PTNT, những giải pháp
chính cho xóa ñói giảm nghèo;
- Vấn ñề dân số, văn hoá, giáo dục với môi trường và phát triển nông thôn;
- Sự cần thiết phải PTNT ñề cập ñến những quan ñiểm và nhận thức mới về PTNT,
những cơ hội và thách thức cho PTNT ở Việt Nam.
1. KHÁI NIỆM VÀ ðẶC TRƯNG CỦA VÙNG NÔNG THÔN
1.1. Khái niệm vùng nông thôn
Cho ñến nay, chưa có một ñịnh nghĩa chuẩn xác ñược chấp nhận một cách rộng rãi về
nông thôn. Khi nói về nông thôn, thường thì người ta hay so sánh nông thôn với thành thị. Có
ý kiến cho rằng có thể dùng chỉ tiêu dân số, mật ñộ dân cư ñể phân biệt nông thôn với thành
thị. Có ý kiến ñưa ra nên dùng chỉ tiêu trình ñộ kết cấu hạ tầng, chỉ tiêu về phát triển sản xuất
hàng hoá, lại có những ý kiến cho rằng nông thôn là vùng mà ở ñấy chủ yếu làm nông nghiệp.
Tất cả những ý kiến trên ñều ñúng nhưng chưa ñầy ñủ. Nếu dùng những chỉ tiêu riêng lẻ thì
chỉ thể hiện ñược từng mặt của nông thôn nhưng chưa thể bao trùm ñược khái niệm vùng
nông thôn một cách ñầy ñủ.
Nông thôn và ñô thị là những vùng lãnh thổ có những nét nổi bật cơ bản ở chỗ cả hai
không có một ranh giới rõ rệt, nhưng cả hai ñều có một mối liên hệ khăng khít với nhau. Các
khu vực nông thôn luôn gắn liền với một trung tâm của nó - ñó là những vùng ñô thị, hay chí
ít ra cũng mang những nét căn bản của ñô thị. Trong lòng các vùng nông thôn luôn tồn tại một
trung tâm như thế. Vì thế nảy sinh vấn ñề là cần ñịnh nghĩa xem ñâu là nông thôn và ñâu là ñô
thị, ñồng nghĩa với việc xác ñịnh ñâu thuộc về vùng nông thôn và ñâu thuộc về vùng ñô thị,
khi ñó cần chú ý ñến sự giáp ranh giữa hai khu vực này. Trong thực tế phát triển xã hội giữa
nông thôn và ñô thị có một vùng “mở” pha tạp giữa nông thôn và ñô thị, ñó là: vùng ñô thị
hoá, vùng ven ñô [Tống Văn Chung, 2000:114].
Ở mỗi quốc gia ñều có sự phân biệt khác nhau giữa nông thôn và ñô thị. Chẳng hạn ở
Mỹ cho rằng, một loạt những khu chung cư cao tầng ở nông thôn không ñược xếp vào ñô thị.
Ở Nga, người ta quan niệm ñô thị là những tụ ñiểm dân cư từ trên chục ngàn người trở lên.
Còn ở Việt Nam, khu vực ñược coi là ñô thị thấp nhất (ñô thị loại V) là những tụ ñiểm quần
cư với số dân 4000 người trở lên (Nghị ñịnh 72/2001/Nð-CP). Theo quan niệm của nhà xã
hội học Trung Quốc, thị trấn “ñầu là nông thôn, ñuôi là ñô thị”, và vì vậy thị trấn và thị tứ
không thuộc vào ñô thị [Tô Duy Hợp, 1977:177].
V. Staroverov - nhà xã hội học người Nga ñã ñưa ra một ñịnh nghĩa khá bao quát về
nông thôn, khi ông cho rằng: “Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu xã hội học về
một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác ñịnh ñã ñịnh hình từ lâu trong lịch sử. ðặc trưng của phân
hệ xã hội này là sự thống nhất ñặc biệt của môi trường nhân tạo với các ñiều kiện ñịa lý - tự
nhiên ưu trội, với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian. Tuy nhiên nông thôn
có những ñặc trưng riêng biệt của nó”. Cũng theo nhà xã hội học này thì nông thôn phân biệt
với ñô thị bởi trình ñộ phát triển kinh tế xã hội thấp kém hơn; bởi thua kém hơn về mức ñộ
phúc lợi xã hội, sinh hoạt. ðiều này thể hiện rõ trong cơ cấu xã hội và trong lối sống của cư
dân nông thôn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------22
Như vậy theo ý kiến phân tích của các nhà xã hội học và kinh tế học có thể ñưa ra khái
niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau:
Nông thôn là vùng khác với ñô thị là ở ñó có một cộng ñồng chủ yếu là nông dân, làm
nghề chính là nông nghiệp; có mật ñộ dân cư thấp hơn; có kết cấu hạ tầng kém phát triển
hơn; có mức ñộ phúc lợi xã hội thua kém hơn; có trình ñộ dân trí, trình ñộ tiếp cận thị trường
và sản xuất hàng hoá thấp hơn.
Tuy nhiên khái niệm trên cần ñược ñặt trong ñiều kiện thời gian và không gian nhất
ñịnh của nông thôn mỗi nước, mỗi vùng và cần phải tiếp tục nghiên cứu ñể có khái niệm
chính xác và hoàn chỉnh hơn.
1.2. ðặc trưng vùng nông thôn
1.2.1. Những ñặc trưng cơ bản
Khái niệm trên khắc hoạ những nét ñặc trưng cơ bản của vùng nông thôn như sau:
1. Nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao ñộng xã hội truyền thống, ñặc trưng và nổi
bật là hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp. ðiều này thể hiện ở chỗ, tư liệu sản xuất cơ bản và chủ
yếu của nông thôn là ñất ñai. Chính vì vậy, nó tạo ra sự gắn kết nghề nghiệp của người dân
nông thôn với nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình.
2. Nông thôn bao gồm những tụ ñiểm quần cư (làng, bản, buôn, ấp...) thường có quy mô
nhỏ về mặt số lượng.
3. So với ñô thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng chậm phát triển hơn, mức ñộ
phúc lợi xã hội thua kém hơn; trình ñộ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường thấp hơn. Vì
vậy nông thôn chịu sức hút của ñô thị về nhiều mặt, dân cư nông thôn thường hay di chuyển
tự do ra các ñô thị ñể kiếm việc làm và tìm cơ hội sống tốt hơn.
4. Nông thôn có thu nhập và ñời sống thấp hơn, trình ñộ văn hóa, khoa học công nghệ thấp
hơn ñô thị. Nông thôn có một lối sống ñặc thù của mình - lối sống nông thôn, lối sống của các
cộng ñồng xã hội ñược hình thành chủ yếu trên cơ sở của một hoạt ñộng lao ñộng nông nghiệp.
5. Nông thôn có mật ñộ dân cư thấp nhưng giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
như ñất ñai, nguồn nước, khí hậu, rừng, biển…, ở nông thôn có một môi trường tự nhiên ưu
trội, con người gần gũi với thiên nhiên hơn. Chính ñiều này ñã hình thành một ñặc trưng nổi
trội của nông thôn - tính cố kết cộng ñồng, ñó là văn hoá nông thôn, một loại hình văn hoá ñặc
thù mang ñậm nét dân gian, nét truyền thống dân tộc luôn gắn kết với thiên nhiên: cây ña, bến
nước, con ñò, dòng sông...
6. Xã hội nông thôn cũng rất ña dạng về ñiều kiện kinh tế xã hội, ña dạng về trình ñộ tổ
chức quản lý, ña dạng về quy mô và mức ñộ phát triển. Tính ña dạng ñó không chỉ khác biệt
với ñô thị mà ngay cả giữa các vùng nông thôn cũng có sự khác nhau. Cung cách ứng xử xã
hội nặng về tục lệ nhiều hơn là pháp lý. ðiều ñó có ảnh hưởng không nhỏ ñến khả năng khai
thác tài nguyên và các nguồn lực ñể ñáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
ðể phân biệt nông thôn và ñô thị các nhà xã hội học ñã ñưa ra nhiều tiêu chí, trong ñó
có một số tiêu chí nổi trội như sau:
Tiêu chí
Khu vực nông thôn
Khu vực ñô thị
1. Về
ða số những người ở nông thôn làm Phần lớn lao ñộng gắn với những
nghề nghiệp nghề nông nghiệp. Trong cộng ñồng nghề chế tạo, cơ khí, thương mại,
cũng có một số người làm nghề phi nghề tự do, quản trị các nghề phi
nông nghiệp
nông nghiệp khác
2. Về môi Môi trường tự nhiên ưu trội hơn môi Sự tách biệt với tự nhiên lớn hơn, môi
trường
trường nhân tạo, con người có mối trường nhân tạo ưu trội hơn, ít dựa
liên hệ trực tiếp với thiên nhiên
vào tự nhiên. Bê tông và sắt thép
3. Mật ñộ Mật ñộ dân cư thấp. Mật ñộ dân cư Mật ñộ dân cư cao hơn, mật ñộ dân
dân số
và và tính nông thôn là 2 khái niệm cư và tính ñô thị là 2 khái niệm tương
tương phản nhau
ứng với nhau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------23
Tiêu chí
4.Tính hỗn
tạp và tính
thuần
nhất
của dân cư
5. Tính chất
hoạt
ñộng
kinh tế
6. Hợp tác
lao ñộng
7. Chi tiêu
hàng ngày
8. Sự khác
biệt xã hội và
phân tầng xã
hội
Khu vực nông thôn
So với cộng ñồng ñô thị, dân cư ở
nông thôn mang tính thuần nhất cao
hơn về các ñặc ñiểm chủng tộc và
tâm lý.
Tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu, nền
kinh tế khép kín, năng lực dư thừa,
thị trường khó phát triển
Sự hợp tác mang tính chất ñổi công,
hỗ trợ nhau trong hoạt ñộng lao ñộng
sản xuất và trong các công việc khác
của cuộc sống
Chi tiêu tiết kiệm, nhưng ñôi khi
cũng vượt quá khả năng thu nhập do
những tục lệ chi phối
Có sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế
những không rõ rệt. Trong những xã
hội cổ truyền, phân tầng xã hội mang
tính ñẳng cấp nhiều hơn.
Thu nhập bình quân không cao, ở
khu vực nông thôn bình quân khoảng
100,000 ñ/người/tháng.
Khu vực ñô thị
Tính phức tạp (ña dạng) của dân cư
ñô thị so với những cộng ñồng nông
thôn
Mục ñích là tạo lợi nhuận, sự phát
triển ñô thị tạo ra quan hệ sản xuất tư
bản. Làm giàu bằng thị trường
Hợp tác mang tính chất trao ñổi theo
cơ chế thị trường- ngã giá, sòng
phẳng. Quan hệ hàng hoá là quan hệ
kinh tế nổi trội.
Chi tiêu có kế hoạch
Sự khác biệt và phân tầng xã hội là
những khái niệm tương ứng với tính
ñô thị. Khoảng cách xã hội lớn, mang
nét ñặc trưng của xã hội hiện ñại.
Phân tầng xã hội rõ rệt. Về mặt kinh
tế có sự phân tầng giàu, nghèo. Về
mặt giai cấp có sự phân tầng là vị thế
xã hội. Thu nhập bình quân khoảng
300.000 ñ/người/tháng.
“Nước ta căn bản là nước nông nghiệp, vì vậy nông dân, nông nghiệp, nông thôn luôn là
lực lượng và là cơ sở vật chất quan trọng tạo nên sự hưng thịnh của dân tộc” (Nông ðức
Mạnh 07/2001).
Ở nông thôn Việt Nam hiện nay, cơ chế kinh tế thị trường ñã ảnh hưởng lan truyền và
hoà nhập vào xã hội. Nông thôn từng bước chuyển từ chế ñộ tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường cùng với sự năng ñộng của kinh tế hộ gia ñình ñã có những biến ñổi
nhanh chóng về mọi mặt, nâng cao dần vị trí và vai trò của các hộ gia ñình trong sản xuất.
Phong trào thi ñua sản xuất kinh doanh giỏi trong nông nghiệp, các hộ nông dân ñã ñoàn kết
giúp nhau xoá ñói giảm nghèo và làm giàu hợp pháp. Phong trào nông dân xây dựng nông
thôn mới ñã khởi sắc và duy trì trên các mặt phát triển kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, nâng
cao dân trí, cải thiện ñời sống vật chất và tinh thần, xây dựng nếp sống cộng ñồng, gia ñình
văn hoá, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ môi trường nông thôn trong sạch.
Từ những ñặc trưng của vùng nông thôn trên ñây ñòi hỏi phải có những chương trình
hợp lý ñể dần cải tạo và phát triển nông thôn, rút ngắn khoảng cách nông thôn thành thị, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ngay từ ñịa bàn nông thôn trên cơ sở khai thác và sử dụng
tốt nhất tiềm năng các nguồn lực của từng ñịa phương.
1.2.2. Thực trạng nông thôn Việt Nam từ sau ñổi mới
Trong những năm thực hiện ñường lối ñổi mới, nông thôn ñã có những tiến bộ rõ rệt.
ðời sống của nhân dân ñược cải thiện hơn, số hộ nghèo giảm dần, số hộ giàu và khá tăng lên.
Dân cư nông thôn biết chữ chiếm khoảng trên 85%, số nhà ở kiên cố và bán kiên cố chiếm
70%, số hộ có nguồn nước sạch khoảng 30%. Trong nông thôn, ñường giao thông, thuỷ lợi và
ñiện ñược mở rộng hơn. Trình ñộ ñô thị hoá nông thôn ñược nâng lên.
Tuy nhiên nông thôn Việt Nam vẫn là nông thôn lạc hậu bởi những ñặc ñiểm chủ yếu
sau ñây:
- Kinh tế nông thôn còn mang nặng tính chất thuần nông. Nếu xét về cơ cấu lao ñộng,
cơ cấu vốn ñầu tư, cơ cấu sản phẩm và sản phẩm hàng hóa, cơ cấu xuất khẩu thì nông nghiệp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------24
vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt ñối, còn công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé. Tính chất
thuần nông ñó ñã làm cho năng suất lao ñộng thấp, thu nhập và ñời sống thấp.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa ñáp ứng ñược yêu cầu của sản xuất và ñời sống. Giao
thông, ñặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn gây trở ngại cho việc tổ
chức sản xuất và lưu thông hàng hóa. Mạng lưới thuỷ lợi tuy ñã ñược mở rộng nhưng không
ñồng bộ nên hiệu quả sử dụng còn thấp. Việc cung ứng ñiện cho nông thôn tuy có nhiều tiến
bộ, nhưng còn ít, mới chủ yếu phục vụ cho ñời sống và thuỷ lợi, chưa ñáp ứng ñược nhu cầu
ñiện cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mạng lưới ñiện chưa có quy hoạch
ñồng bộ, thiếu an toàn, giá thành ñiện năng cao. Cơ sở chế biến và bảo quản nông sản phẩm
còn yếu về mọi mặt nên ñã hạn chế ñến quá trình chuyên môn hoá, tập trung hoá sản xuất
hàng hoá trong nông nghiệp.
- Tình hình rừng bị tàn phá, ñất ñai bị xói mòn, diện tích ñồi núi trọc tăng lên. ðó là một
khó khăn lớn cho việc bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn bền vững.
- Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn còn khá cao gây nên sức ép trên nhiều mặt về
ruộng ñất, nhà ở và việc làm.
- ðời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn tuy có ñược cải thiện từ sau ñổi
mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhìn chung, số hộ trung bình và nghèo chiếm
ñại ña số, lương thực tuy có tạm ñủ nhưng chất lượng bữa ăn còn thấp. Tình hình giáo dục ở
nông thôn ñã ñược mở rộng, góp phần nâng cao trình ñộ dân trí, nhưng số mù chữ còn chiếm
khoảng 10%, tỷ lệ học sinh phổ thông trung học còn quá thấp, chất lượng giảng dạy còn nhiều
hạn chế. Mạng lưới y tế ở nông thôn tuy có phát triển, nhưng bệnh tật của nhân dân còn nhiều,
nhất là ở vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ suy dinh dưỡng, ñặc biệt ở bà mẹ, trẻ em còn khá cao.
- Tình hình an ninh, chính trị, xã hội nông thôn nói chung có ổn ñịnh hơn trước. Tuy
nhiên tình hình dân chủ, công bằng xã hội, luật pháp, kỷ cương chưa bảo ñảm, tệ nạn xã hội
chưa giảm, truyền thống tốt ñẹp về ñạo ñức và lối sống chưa ñược phát huy ñầy ñủ.
- Bộ máy quản lý hành chính và trình ñộ quản lý cán bộ ở nông thôn còn thấp, chưa ñáp
ứng ñược yêu cầu xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện ñại hoá.
2. NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN VÀ NHỮNG VẤN ðỀ KHÓ KHĂN CỦA HỌ
2.1. Sự khác biệt giữa cuộc sống ñô thị và nông thôn tác ñộng ñến người dân nông
thôn
Nhiệm vụ ñầu tiên của phát triển nông thôn là làm rõ con người nông thôn và phân biệt
họ với con người ñô thị, tiếp ñó là xác ñịnh tỷ lệ dân số nông thôn và ñô thị. Ở nhiều nước, tỷ
lệ này biểu thị sự tập trung toàn bộ mức sống của người dân, vì nó thể hiện tương quan giữa
công nghiệp, nông nghiệp và sự thịnh vượng của người dân. Hơn nữa, tỷ lệ ñó ảnh hưởng to
lớn ñến sự phân chia các tiện nghi xã hội trong một ñất nước. Do ñó, nó là một chỉ báo hướng
dẫn triển khai những chương trình phát triển xã hội thích hợp [Tô Duy Hợp, 1997:39].
Nhìn chung ở các khu vực ñô thị, ñặc biệt là các thành phố lớn thường có một kết cấu
hạ tầng hoàn thiện hơn, có nhà cửa kiên cố, có ñường phố khang trang, trường học, bệnh viện
tốt hơn, phương tiện giao thông, cơ sở hoạt ñộng văn hoá thể thao, tiêu khiển tốt hơn, hàng
tiêu dùng phong phú và ña dạng... và còn nhiều thứ khác mà các vùng nông thôn không có.
Mặt khác ở thành thị cũng có nhiều cơ hội kiếm việc làm hơn do có nhiều hoạt ñộng kinh tế
ña dạng và rộng khắp, còn ở nông thôn thì chỉ ñơn thuần là sản xuất nông nghiệp.
Sự khác nhau về cơ hội kiếm sống và hưởng thụ ñiều kiện sống giữa thành thị và nông
thôn ñược coi là sự chênh lệch thành thị - nông thôn. Sự chênh lệch này ñã có tác ñộng mạnh
mẽ ñến người dân nông thôn, họ luôn luôn so sánh ñiều kiện sống của họ với những thứ mà
người dân thành thị ñược hưởng thụ. ðiều ñó ñã thúc ñẩy người dân nông thôn ñặc biệt là lớp
thanh niên trẻ và thường những người có học muốn vươn ra thành phố ñể tìm kiếm cơ hội tốt
hơn cho cuộc sống. Tình trạng này ñã dẫn ñến dân số ñô thị tăng nhanh hơn tốc ñộ phát triển
ñô thị, ñặc biệt là ở những nước ñang phát triển, vấn ñề di cư tự do từ nông thôn ra thành phố
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------25