Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Báo cáo thực hành môn Vi sinh y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
KỸ THUẬT KHÁNG SINH ĐỒ ...................................................................3

A.

I. Phương pháp Kirby Bauer: ...............................................................................3
Phương pháp MIC: ........................................................................................5

II.

QUY TRÌNH ĐỊNH DANH CẦU KHUẨN GRAM DƢƠNG ...................7

B.

I. Thử Catalase: ....................................................................................................7
II.

Thử Coagulase:.............................................................................................8

III.

Thử nghiệm kháng Novobiocin: ...................................................................9

IV.

Xác định kiểu tiêu huyết:.............................................................................10

V.

Thử nghiệm Bile esculin: ...........................................................................10


VI.

Thử Bactrim: ...............................................................................................11

VII.

Thử nghiệm dung nạp NaCl 6.5%............................................................12

KỸ THUẬT ĐỊNH DANH PHẨY KHUẨN TẢ VIBRIO CHOLERAE ..13

C.

I. Khảo sát kính hiển vi ......................................................................................13
II.

Cấy phân lập trên môi trường MC và TCBS ..............................................14

III.

Thử nghiệm sinh hóa ...................................................................................16

1. Thử nghiệm Oxidase ...................................................................................16
2. Thử nghiệm KIA .........................................................................................17
3. Thử nghiệm IMViC .....................................................................................17
4. Thử nghiệm Urea .........................................................................................21
5. Thử nghiệm khả năng lên men các loại đường Mannitol, Succrose ...........22
1


6. Thử nghiệm khả năng di động.....................................................................25

KỸ THUẬT ĐỊNH DANH TRỰC KHUẨN MỦ XANH

D.

(PSEUSOMONAS AERUGINOSA) ......................................................................27
I. Đặc tính hình thể và nhuộm: ..........................................................................27
II.

Đặc tính nuôi cấy:........................................................................................27

III.

Đặc tính sinh hóa và định danh: ..................................................................28

1. Thử nghiệm KIA: ........................................................................................28
2. Thử nghiệm sinh hóa trên bộ Kit IDS 14 GNR: .........................................30
3. Thử nghiệm trên bộ Kit. ..............................................................................31
4. Thử nghiệm MOB: ......................................................................................32
5. Thử nghiệm LDC: .......................................................................................33
E.

KỸ THUẬT ĐỊNH DANH VI KHUẨN THƢƠNG HÀN SALMONELLA

TYPHI ......................................................................................................................35
I.

Khảo sát trực tiếp: ..........................................................................................35

II.


Cấy phân lập: ...............................................................................................36

III.

Thử nghiệm sinh hóa: ..................................................................................38

IV.

Tiến hành định danh bằng bộ kit IDS 14 GNR: ..........................................40

2


* PHA MÔI TRƢỜNG: Pha 100ml môi trường MHA
- Cách pha:
Cân 2,2g Muller histon brot cho vào 100ml nước cất.Lắc đều, sau đó bổ sung thêm
2g agar vào, đun trên lò viba đến khi tan agar và phòng thí nghiệm tiến hành hấp
khử trùng ở nhiệt độ 1210C/20phút.
A. KỸ THUẬT KHÁNG SINH ĐỒ
I.

Phƣơng pháp Kirby Bauer:

- Dụng cụ:
 Đĩa môi trường MHA.
 Dịch vi khuẩn thử nghiệm: Staphylococcus aureus (1-2.108CFU/ml).
 Nước muối 0,85%
 Tăm bông vô trùng để trải dịch khuẩn.
 Đĩa kháng sinh: Az: Azithromycin; Ge: Gentamocin;
Ak: Amikacin; Bt : Trimethoprime; Ci: Ciprofloxacin;

Nv: Novobiocin.
 Ống Mc Farland 0,5.
- Cách tiến hành:
 Pha dịch khuẩn thử nghiệm (Staphylococcus aureus) trong NaCl
0.85%, so với ống đục chuẩn 0,5Mac Farland.Tiến hành votex. Điều
chỉnh độ đục của ống nước muối chứa vi khuẩn tương đương với ống
0,5 Mc Farland.
 Dùng tăm bông vô trùng trải dịch khuẩn lên mặt thạch MHA:

3


 Dùng tăm bông vô khuẩn nhúng vào dịch vi khuẩn rồi lấy lên ép và
xoay nhẹ tăm bông trên thành ống nghiệm, trải đầy vi khuẩn từ tăm
bông lên mặt thạch MHA.
 Đặt các đĩa kháng sinh lên mặt thạch đã trải vi khuẩn (3đĩa kháng
sinh/ đĩa môi trường),sau đó ủ 370C/18-24h.
- Kết quả:

Hình: Thử nghiệm kháng sinh đồ bằng phương pháp Kirby Bauer.
- Dựa theo bảng các chuẩn mực biện luận đường kính vòng vô khuẩn của
Staphylococcus spp
Ge: d =40mm => nhạy

AK: d =40mm => nhạy

Bt: d =40mm => nhạy

Nv: d =40mm => nhạy


Az: d =40mm => nhạy

Ci: d =30mm =>nhạy

4


- Giải thích:
Khi tiến hành thí nghiệm pha loãng mẫu đúng nồng độ yêu cầu, mặt thạch
MHA khô , đĩa kháng sinh được đưa về nhiệt độ phòng trước khi làm thí
nghiệm => chỉ có một vòng vô khuẩn rõ ràng.Tuy nhiên, trang mẫu chưa đẹp
và khi thực hiện thao tác vẫn bị nhiễm vi sinh vật khác, nhưng không ảnh
hưởng đến vòng vô khuẩn.Từ kết quả thử kháng sinh đồ trên ta thấy
Staphylococcus aureus nhạy với tất cả các loại kháng sinh thử nghiệm.
II.

-

Phƣơng pháp MIC:

Dụng cụ:
 Kháng sinh Cefotaxime nồng độ 64µg/ml.
 Dịch vi khuẩn S.aureus nồng độ 106 tế bào/1ml.
 Môi trường NB.
- Cách tiến hành:
 Pha dịch khuẩn thử nghiệm có nồng độ 106 tế bào /mltương tự như
pha dịch vi khuẩn ở phương pháp Kirby Bauer.
 Đánh số ống nghiệm từ 1 đến 10.
 PTN đã chuẩn bị sẵn trong mỗi ống nghiệm từ 2-10 có chứa 0,5 ml
NB lỏng.

 Hút 0,5ml kháng sinh có nồng độ 64µg/ml cho vào không số 1.Pha
loãng kháng sinh liên tiếp theo tỉ lệ ½ từ ống số 2 đến ống số 9, hút
0,5ml từ ống số 9 bỏ, ống số 10 vẫn giữ nguyên không cho kháng
sinh.
 Cho vào mỗi ống từ ống 1-10, mỗi ống 0,5ml dịch vi khuẩn có nồng
độ 106 tế bào /ml.Lắc đều ống nghiệm và ủ trong 370C /18-24h.
- Kết quả và giải thích:
5


 Kết quả:Nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi sinh vật là 0,125µg/ml.

Hình: Kết quả thử kháng sinh đồ bằng phương pháp MIC
 Giải thích: Dãy ống từ 1-10 được sắp xếp theo nồng độ kháng sinh
giảm dần với ống đầu tiên có nồng độ 64µg/ml, không có chứa môi
trường đây là ống đối chứng để chứng tỏ dịch kháng sinh có thể ức chế
được vi sinh vật,các ống từ 2-9 có chứa môi trường và kháng sinh để
xác định nồng độ kháng sinh có thể ức chế được vi sinh vật , ống số 10
chỉ chứa dịch vi khuẩn để chứng minh vi khuẩn có thể mọc được.Từ
kết quả thí nghiệm ta thấy khi sắp xếp theo độ đục tăng dần từ ống 1-10
thì ống MIC là ống trong cuối cùng trong dãy và ở đây là ống số 8:
nồng độ kháng sinh ở ống số 8 là 0,125µg/ml và đây là nồng độ tối
thiểu của kháng sinh có khả năng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Còn ở ống số 9 vi khuẩn vẫn mọc và phát triển nên ống nghiệm đục
màu, chứng tỏ ở nồng độ này kháng sinh này không thể ức chế được sự
tăng trưởng của vi khuẩn.

6



B. QUY TRÌNH ĐỊNH DANH CẦU KHUẨN GRAM DƢƠNG:

Thực hiện thử nghiệm với ống cầu khuẩn Gram dương được PTN làm thuần
sẵn từ mẫu bệnh phẩm (1BP và 3BP).
I.

Thử Catalase:

- Cách tiến hành:
Dùng que cấy vòng lấy vi khuẩn từ mẫu 1BP phết trên lame. Nhỏ H2O2 lên
mẫu, đọc kết quả.
- Kết quả và giải thích:

Hình: Thử Catalase ở mẫu 1BP và 3BP.
 Kết quả: có hiện tượng sủi bọt khí  Catalase (+), tiến hành định danh
theo hướng Staphylococci.
 Giải thích hiện tượng: do Staphylococci tiết enzyme Catalase phân giải
H2O2 thành H2O và O2 làm xuất hiện bọt khí.
-

Làm tương tự với mẫu 3BP.

 Kết quả: không có hiện tượng  Catalase (-), tiến hành định danh theo
hướng Streptococci.
7


 Giải thích hiện tượng: do Streptococci không tiết enzyme Catalase phân
giải H2O2 thành H2O và O2 nên không xuất hiện bọt khí.
II.


Thử Coagulase:

- Mẫu 1BP có kết quả Catalase dương tính ,thực hiện thử nghiệm
coagulase trong ống nghiệm:
 Cho 0,5ml huyết tương thỏ cho vào ống nghiệm vô trùng, lấy 1vòng vi
khuẩn từ ống 1BP cho vào ống nghiệm chứa huyết tương thỏ, ủ 370C
trong vòng 4h.
 Kết quả: Phản ứng Coagulase âm tính. Định danh Staphylococcus theo
nhóm SCN.

Hình : Thử Coagulase
- Giải thích hiện tượng: Vì Staphylococcus có hơn 20 loài, nhưng trong
đó có 2 nhóm , 1 nhóm có khả năng làm đông huyết tương vì có khả
năng tiết ra enzyme coagulase có tác dụng làm đông huyết
tương(enzyme coagulase là protein enzyme được sinh ra bởi vi sinh
vật,nó có khả năng chuyển hóa fibrinogen thành fibrin gây đông huyết

8


tương), nhóm còn lại không tiết enzyme coagulase nên không thể làm
đông huyết tương .
III.

Thử nghiệm kháng Novobiocin:

- Dụng cụ:
 Đĩa môi trường MHA.
 Dịch vi khuẩn thử nghiệm (Mẫu 1BP) pha trong nước muối có nồng độ

108 CFU/ml.
 Đĩa kháng sinh Novobiocin.
- Cách tiến hành: Dùng tăm bông vô khuẩn nhúng vào dịch vi khuẩn rồi
lấy lên ép và xoay nhẹ tăm bông trên thành ống nghiệm, trải đầy vi
khuẩn từ tăm bông lên mặt thạch MHA.Dùng kẹp gắp,gắp đĩa kháng
sinh Novobiocin đặt lên đĩa MHA đã trải dịch vi khuẩn. Ủ 370C/1824h.
- Kết quả và giải thích:
 Kết quả: Đường kính vòng vô khuẩn là 40mm> 16mm, vi khuẩn nhạy
với Novobiocin.

Hình : Thử nghiệm kháng Novobiocin
9


 Giải thích: Staphylococcus có phản ứng Coagulase âm tính có thể là
Staphylococcus aureus hoặc là Staphylococcus nhóm SCN, để định
danh tiếp ta tiến hành thử nghiệm kháng Novobiocin , nếu kết quả
kháng Novobiocin là Staphylococcus saprophyticus, còn nhạy với
Novobiocin thì không phải S.saprophyticus.Từ kết quả thí nghiệm ta
thấy vi khuẩn nhạy với Novobiocin, đây không phải là S.saprophyticus
nên cho vòng kháng khuẩn lên đến 40mm.
IV.

Xác định kiểu tiêu huyết:

- Lấy ống nghiệm vi khuẩn cho kết quả Catalase âm tính (mẫu 3BP)cấy
phân lập trên đĩa BA để xác định kiểu tiêu huyết, ủ 370C/18-24h.
- Kết quả: không có hiện tượng tiêu huyết=> mẫu 3BP có kiểu tiêu huyết .
- Giải thích: Strept ococci nhóm D, và Streptococci nhóm khác không có
khả năng tiết enzyme hemolysin làm tan máu như Streptococci nhóm A,

nhómB. Ta tiến hành định danh tiếp theo hướng Streptococci có kiểu tiêu
huyết .
V.

Thử nghiệm Bile esculin:

- Dùng que cấy vòng lấy vi khuẩn Streptococci tiêu huyết  trên thạch máu
BA, cấy zic-zac trên mặt thạch Bile esculin, ủ trong t ủ CO2 trong v òng
18-24h.
 Kết quả: môi trường chuyển màu nâu đậm dương tính Streptococci
tiêu huyết gama thuộc nhóm D.

10


 Giải thích: Streptococci nhóm D có khả năng
thủy phân Esculin (dưới điều kiện môi trường
chứa 4% muối mật) để cho ra Glucose và
Esculetin. Esculetin sẽ phản ứng với muối Fe
cho ra màu nâu đậm trên môi trường.

Hình: Thử nghiệm Bile esculin.
VI.

Thử Bactrim:

- Dùng tăm bông vô trùng lấy vi khuẩn Streptococci tiêu huyết  trên thạch
máu BA, cấy zic- zac với các đường cấy dày và sát nhau trên mặt thạch,
dùng kẹp vô khuẩn lấy 1 đĩa Bactrim đặt lên giữa vùng cấy, ủ trong t ủ
CO2 trong vòng 18-24h.

 Kết quả: Không có vòng vô khuẩn.

 Giải thích: Thử nghiệm nhạy cảm Bactrim
dùng để xác định Streptococci không phải
nhóm A hay B, vì Streptococci nhóm A hay B
không nhạy cảm với Bactrim hay nó kháng với
Bactrim , do đó ta không thể thấy vòng vô
khuẩn khi đặt đĩa kháng sinh lên đĩa đã cấy vi
Hình: Thử nghiệm Bactrim.

khuẩn.

11


VII.

-

Thử nghiệm dung nạp NaCl 6.5%

Dùng que cấy vòng lấy vi khuẩn Streptococci tiêu huyết  trên thạch máu
BA cấy vào môi trường TSB bổ sung 6.5% NaCl, ủ tủ CO2trong vòng 1824h.
 Kết quả: Trên môi trường TSB bổ sung NaCl 6.5% có vi khuẩn mọc và
làm đục môi trường.
 Giải thích: Một số Streptococci có khả năng chịu được muối cao nên có
thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường có bổ sung muối.




Streptococci tiêu huyết  được nhóm định danh là Streptococcus faecalis.

12


C. KỸ THUẬT ĐỊNH DANH PHẨY KHUẨN TẢ VIBRIO CHOLERAE
Từ ống pepton kiềm đã tăng sinh bệnh phẩm mẫu số 4BP
I.

Khảo sát kính hiển vi

- Nhuộm Gram:
 Mục đích: Khảo sát về hình dạng và cách ăn màu của mẫu 4BP.
 Kết quả:
+ Hình dạng: Hình ảnh trên kính hiển vi không rõ ràng, nhận thấy hầu
hết là hình ảnh trực khuẩn ngắn, có xuất hiện hình phẩy khuẩn nhưng
không nhiều và rõ ràng.
+ Cách ăn màu: mẫu BP4 sau khi nhuộm ăn màu hồng => Gram âm.

Hình: Kết quả nhuộm gram mẫu BP4 xem dưới kính hiển vi
 Giải thích kết quả:
+ Do thao tác trong quá trình tiến hành nhuộm gram không tốt dẫn
đến kết quả vi khuẩn nhuộm dày, khó quan sát.
+ Hình ảnh xem dưới kính hiển vi nếu nhìn thấy toàn bộ vi khuẩn thì
thấy hình phẩy khuẩn, nếu chỉ nhìn thấy một phần vi khuẩn thì lại
thấy hình trực khuẩn. => Chưa thể khẳng định là trực khuẩn hay phẩy
khuẩn.
13



II.

Cấy phân lập trên môi trƣờng MC và TCBS

1. Cấy phân lập mẫu 4BP trên môi trường MacConkey Agar sau đó mang đi ủ
370C/18-24h:


Mục đích: Đây là môi trường chọn lọc cho vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn
đường ruột và các trực khuẩn Gram âm.



Kết quả: Môi trường phân lập từ màu hồng chuyển sang màu vàng.
Khuẩn lạc có màu cùng màu với môi trường.

Hình: Kết quả cấy phân lập mẫu 4BP trên môi trường MC
 Giải thích kết quả:
+ Ta thấy ban đầu màu môi trường MC là màu hồng, vi khuẩn ở mẫu
4BP thật ra có lên men được đường lactose trong môi trường MC =>
Cho khuẩn lạc hồng và môi trường vẫn giữ màu hồng.
+ Nhưng kết quả của tổ 10 cho môi trường màu vàng rất có thể do vi
khuẩn ở mẫu 4BP đã sử dụng hết nguồn Carbohydrat duy nhất là
đường lactose nên nó đã tiếp tục sử dụng nguồn Nitơ đó là peptone qua
đó giải phóng NH3 làm môi trường trở nên kiềm.
14


+ Lúc này, Neutral red đóng vai trò là chất chỉ thị màu, nếu pH môi
trường = 6.8 thì môi trường màu hồng/đỏ; nếu pH môi trường = 8 thì

môi trường màu vàng. Do môi trường MC lúc này đã trở nên kiềm
(giải thích trên) nên màu môi trường là màu vàng.
 Như vậy, thực chất là vi khuẩn ở mẫu 4BP có lên men đường lactose, cho
khuẩn lạc màu hồng nhạt. => Có thể là trực khuẩn Gram âm, khả năng lên
men lactose (+).
2. Cấy phân lập mẫu 4BP trên môi trường TCBS (Thiosulphate Citrate Bile salts
Sucrose) sau đó mang đi ủ 370C/18-24h:


Mục đích: đây là môi trường chọn lọc để phân lập các loài Vibrio. Các
loài Vibrio khác nhau được phân biệt bằng khuẩn lạc sinh ra trong môi
trường, cụ thể là chúng có lên men hay không lên men đường Succrose.

 Kết quả: Môi trường TCBS chuyển từ màu xanh lá cây chuyển sang màu
vàng. Khuẩn lạc màu vàng, lồi tròn.

Hình: Kết quả cấy phân lập mẫu 4BP trên môi trường TCBS

15


 Giải thích kết quả:
+ Nhờ vào chất chỉ thị màu là Bromothymol blue và Mothymol blue, có
thể nhận biết được vi khuẩn trong mẫu 4BP có lên men đường Succrose
hay không.
+ Môi trường màu vàng tương ứng với môi trường acid; pH = 6 =>
Nghi ngờ là Vibrio cholerae.
+ Môi trường màu xanh nước biển tương ứng với môi trường kiềm; pH
= 9.6 => Nghi ngờ là Vibrio parahemolyticus.
+ Ban đầu môi trường ở pH = 8.6 có màu xanh lá cây. Sau quá trình

nuôi cấy, vi khuẩn ở mẫu BP4 có khả năng lên men đường Succrose
làm môi trường acid nên màu môi trường là màu vàng.
 Có thể nghi ngờ mẫu 4BP là Vibrio cholerae.
 Chọn khuẩn lạc điển hình từ môi trƣờng phân lập trên TCBS cấy thử
nghiệm sinh hóa.
III.

Thử nghiệm sinh hóa
1. Thử nghiệm Oxidase

- Tiến hành: Dùng que cấy vòng lấy vi khuẩn của mẫu 4BP trong đĩa vi khuẩn
đã nuôi cấy trên TCBS phết lên đĩa thử Oxidase. Đọc kết quả trong 30-1
phút.
- Kết quả: Phản ứng Oxydase dương: đĩa thử Oxidase chuyển sang màu tím
đen. (Hình)

16


2. Thử nghiệm KIA
- Môi trường thử nghiệm: KIA chứa 2 loại đường 0.1 % glucose, 1% lactose.
Thao tác: Dùng que cấy thẳng lấy sinh khối ở mẫu 4BP cấy thẳng sâu vào
ống nghiệm, tránh chạm đáy ống, sau đó cấy ria trên bề mặt thạch nghiêng.
- Kết quả: Không có kết quả. Vi khuẩn lấy ở mẫu 4BP không lên trên môi
trường KIA, cả ở phần thạch sâu và thạch nghiêng. (Hình)

- Giải thích kết quả:
+ Kết quả này là do thao tác lúc cấy làm chết khuẩn lạc nên lúc cấy lên môi
trường KIAvi khuẩn không mọc.
+ Loại trừ trường hợp Glucose (-) và Lactose (-): vì màu môi trường không

thay đổi, nếu Glucose (-) và Lactose (-) thì vi khuẩn cũng phải sử dụng
nguồn Nitơ là peptone, ở đây kết quả này là do không có vi khuẩn trong môi
trường.
3. Thử nghiệm IMViC
 Khả năng tạo Indol:
- Môi trường: môi trường NB, thuốc thử Kowac’s
- Thao tác: Cấy vi khuẩn từ mẫu 4BP vào canh NB, ủ 370C/24h.
17


- Kết quả:
 Đọc kết quả: Nhỏ 3-5 giọt Kowac’s.
 Phản ứng Indol âm tính: môi trường có màu vàng nhạt.(-) (Hình)

- Giải thích kết quả: Do vi khuẩn trong mẫu 4BP không có khả năng tiết
ra enzyme Trytophan thành Indol. Nếu Indol sẽ kết hợp với para –
dimethylaminobenzaldehyd trong thuốc thử Kowac’s tạo phức chất
Rosindol màu đỏ.
 Phản ứng Methyl Red:
- Môi trường: MT Clark – Lubs, thuốc thử Methyl Red.
- Thao tác: Cấy vi khuẩn ở mẫu 4BP vào MT Clark – Lubs, ủ 370C/48h.
- Kết quả:
 Đọc kết quả: Lấy ra nhỏ 5-10 giọt Methyl Red.
 Phản ứng Methyl Red âm tính: dd Methyl Red trong môi trường
chuyển từ đỏ sang vàng. (-) (Hình)
18


- Giải thích kết quả:
 Do vi khuẩn trong mẫu 4BP không có khả năng chuyển hóa glucose

thành acid pyruvic, acid pyruvic sẽ không chuyển hóa thành ethanol,
acid acetic, acid lactic được. Dẫn đến pH môi trường không đổi
=> Methyl red không chuyển màu.
 Chất chỉ thị màu Methyl Red:
4.5
pH
Đỏ

Vàng

 Phản ứng Voges – Proskauer:
- Môi trường: MT Clark – Lubs, thuốc thử NaOH 40% và α – naphtol
10% trong cồn.
- Thao tác: Cấy vi khuẩn trong mẫu 4BP vào MT Clark – Lubs, ủ
370C/24h.

19


- Kết quả:
 Đọc kết quả: Cho α – naphtol 10% vào ống nghiệm, rồi cho NaOH
vào, hơ nóng nhẹ, lắc đều, để yên 5-10 phút.
 Phản ứng VP âm tính: môi trường có màu vàng đậm, gần giống màu
nâu đất.

- Giải thích kết quả: Vi khuẩn trong mẫu BP4 không có khả năng chuyển
hóa glucose thành acid pyruvic. Nếu sự chuyển hóa xảy ra, acid pyruvic
tiếp tục chuyển hóa acid pyruvic thành acetyl methyl carbinol (AMC).
AMC tác dụng với α – naphtol trong môi trường kiềm tạo thành
diacetyl. Diacetyl phản ứng với nhân guanidine có trong pepton để cho

hợp chất màu hồng đỏ.
 Khả năng sử dụng Citrate:
- Môi trường: MT Simomns Citrat, chỉ thị màu Bromothymol blue.
- Thao tác: Cấy vi khuẩn tron g mẫu BP4 vào MT theo đường zích –
zắc, ủ 370C/24h.
20


- Kết quả: Phản ứng citrate âm (-): xanh bromothymol vẫn giữ màu xanh
lục.

- Giải thích kết quả:
+ Do vi khuẩn trong mẫu 4BP không có enzym citrat permease có
khả năng sử dụng citrat trong môi trường có Natri citrat làm nguồn
các bon duy nhất. Khi sử dụng citrat chúng làm kiềm hóa môi trường
khi giải phóng ion Na+ và sử dụng NH4H2PO4 làm nguồn Nito sinh ra
NH3 cũng làm kiềm hóa môi trường. Do đó không có sự thay đổi pH
của MT nên xanh bromothymol vẫn giữ màu xanh lục.
+ Chất chỉ thị xanh bromothymol:
Nếu pH bé hơn hoặc bằng 6.8 => xanh lục
Nếu pH lớn hơn hoặc bằng 7.6 => xanh dương
 Trong thí nghiệm này do pH không đổi nên xanh
bromothymol vẫn giữ màu xanh lục.
4. Thử nghiệm Urea
- Môi trường: MT Christesen’s Urea bổ sung ure, chỉ thị màu Phenol Red.
- Thao tác: Cấy vi khuẩn trong mẫu 4BP vào MT, ủ 370C/24h.
- Kết quả: MT không đổi màu (-) (Hình)
21



- Giải thích kết quả: Do vi khuẩn ở mẫu 4BP không có khả năng phân giải
urê thành NH3. Sự giải phóng NH3 làm tăng pH MT, từ đó làm thay đổi
màu của chất chỉ thị.
 Phenol red chuyển từ hồng sang đỏ cánh sen (+)
 MT không đổi màu (-)
 Chất chỉ thị màu Phenol Red:
pH
6.8

7.0

7.2
Đỏ

Vàng

5. Thử nghiệm khả năng lên men các loại đƣờng Mannitol, Succrose
- Khả năng lên men các loại đường Mannitol:
+ Môi trường: MT Mannitol, chỉ thị màu Phenol Red, pH = 7 (Ở pH này
chất chỉ thị màu màu đỏ)
22


+ Tiến hành: Cấy vi khuẩn trong mẫu 4BP lên môi trường Mannitol, ủ
350C/24h.
+ Kết quả: Môi trường giữ nguyên màu đỏ của môi trường.(-) (Hình)

+ Giải thích kết quả:
 Vi khuẩn trong mẫu 4BP không có khả năng lên men đường
Mannitol, do đó đường Mannitol không bị lên men để tạo thành

acid => Không làm đổi pH của môi trường, màu đỏ của môi trường
giữ nguyên.
 Chất chỉ thị màu Phenol Red:
pH
6.8

7.0

7.2
Đỏ

Vàng
- Khả năng lên men các loại đường Succrose:

+ Môi trường: MT Succrose, chỉ thị màu Phenol Red, pH = 7.
23


+ Tiến hành: Cấy vi khuẩn ở mẫu 4BP vào môi trường Succrose, ủ
350C/24h.
+ Kết quả: Môi trường chuyển từ màu đỏ của môi trường sang màu vàng
đậm. (+) (Hình)
+ Giải thích kết quả:
 Vi khuẩn trong mẫu 4BP có khả năng lên men đường Saccrose, do
đó đường Saccrose bị lên men tạo thành acid => Làm giảm pH môi
trường, làm thay đổi màu của chất chỉ thị màu Phenol red (từ màu
đỏ ở pH = 7 sang màu vàng ở pH = 6.8)
 Chất chỉ thị màu Phenol Red:
pH
6.8


7.0

7.2
Đỏ

Vàng

24


6. Thử nghiệm khả năng di động
- Môi trường: Môi trường bán lỏng NA bổ sung TTC, để đứng.
- Thao tác: Dùng que cấy thẳng lấy vi khuẩn từ mẫu 4BP cấy sang môi
trường bán lỏng NA đã chuẩn bị, trích thẳng từ trên xuống dưới ngay từ
giữa ống MT. Ủ 370C/24-48h.
- Kết quả: Phản ứng di động âm (-): vi khuẩn chỉ mọc trên đường cấy.

-

Giải thích kết quả:
 Sử dụng môi trường NA có bổ sung TTC, nếu vi khuẩn có khả năng
khử TTC thì nó sẽ tạo ra formazan (màu đỏ), trước đó thì không có
màu đỏ. Dựa vào đó ta dễ dàng phát hiện ra vi khuẩn có di động hay
không.
 Kết quả cho thấy vi khuẩn chỉ mọc trên đường cấy, không nhận thấy
có hình giống rễ cây màu đỏ lan rộng ra khỏi đường cấy.

25



×