Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.22 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp
giúp học sinh lớp 1
viết đúng chính tả


A. PHẦN MỞ ĐẦU

I VỊ TRÍ - NHIỆM VỤ MÔN HỌC

Môn tiếng việt ở phổ thông vừa là bộ môn khoa học, vừa là phương
tiện để nắm chắc kiến thức khác, là công cụ để giao tiếp và tư duy, để giáo
dục tình cảm đạo đức cho các em học sinh. Ở bậc tiểu học, môn tiếng việt
nhằm trang bị cho các em công cụ giao tiếp, rèn luyện cho các em những kỹ
xảo sử dụng tiếng việt trong các hoạt động:
nghe- nói - đọc - viết.
Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định
hoá ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương tiện giao tiếp
quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói
riêng. nét chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy
vào óc thẩm mĩ của người viết. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con
người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết là một sự biểu hiện
của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp
phần rèn luyện các tính cận thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với
mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Vì vậy chữ viết cần
phải đúng, đẹp. Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm, gây hiểu
lầm trong giao tiếp và hậu quả khó lường trước được.


Trẻ em đến tuổi đi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc


học chữ. Trẻ biết chữ mới có phương tiện để học tiếng việt và các môn học
khác. Chính vì vậy học sinh phải được học chính tả.
Như chúng ta đã biết, chính tả là môn học viết đúng mặt chữ, viết
đúng những hình thức ngữ pháp (dù chỉ là hình thức trên mặt chữ). Chính tả
tiếng việt đã được quy phạm khá chặt chẽ, tuy vậy còn một vài lĩnh vực chưa
thực nhất trí hoặc đã được nhất trí nhưng chưa thực hiện đồng bộ như i/ y,
tên riêng Tiếng việt, tên riêng nước ngoài, thuật ngữ khoa học mượn từ các
ngôn ngữ châu âu. phân môn chính tả giúp học sinh:
- Rèn luyện ỹ năng viết chính tả và các kỹ năng nghe, đọc, nói cho
học sinh.
- Kết hợp rèn luyện một số kỹ năng sử dụng tiếng việt và phát triển
tư duy cho học sinh.
- Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành
nhân
cách con người mới.
Ở lớp 1, chính tả bắt đầu từ phần luyện tập tổng hợp. Các kỹ năng
chính tả ở lớp 1 là:
- Điền vần, điền chữ ghi phụ âm đầu.
- Tập chép ( khuyến khích viết chữ hoa ).
- Nghe - viết ( khuyến khích viết chữ hoa).


-Trả lời câu hỏi trong mục câu hỏi và bài tập .
Ở lớp 1, chủ yếu vẫn là kỹ năng: xác định vần và âm đầu và tập chép,
kỹ năng nghe – viết chỉ được yêu cầu 9 /26 bài chính tả ở lớp 1.
Như vậy, nhìn chung, chính tả lớp 1 vẫn là giúp học sinh tập viết và
luyện đọc cho chính xác, không có ý đánh đố các em về cách viết chữ, kể
các trong các bài chính tả nghe – viết.

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.

Cơ sở khoa học
Như chúng ta đã biết, mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có một ngôn

ngữ riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên
toàn đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết của tiếng việt thì nhà
trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
ngôn ngữ cả một quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là
nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó
dạy chính tả ở tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm
nâng cao chất lượng của môn tiếng việt trong nhà trường. Thông qua việc
học chính tả mà các em nắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ
năng, kỹ sảo về chính tả. Từ đó, mà nâng cao dần tình cảm quý trọng tiếng
mẹ đẻ và nền văn học dân tộc.
Trong những năm gần đây, phong trào vở sạch chữ đẹp đã và đang
được mọi người quan tâm và gạt hái được những thành tích đáng kể. được
tất cả giáo viên và học sinh chú trọng tham gia nhiệt tình với quyết tâm cao.


Bên cạnh đó còn được các bậc phụ huynh, các cấp các ngành quan tâm,
khuyến khích động viên. đó chính là động lực giúp giáo viên và học sinh
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra “ Giáo dục con người toan diện”.
2.

Cơ sở thực tiễn.
Đã là dân đất việt, ai cũng hiểu rằng: mọi người dân việt nam sinh ra

và lớn lên ở việt nam đều phải biết nói tiếng mẹ đẻ của mình - đó là Tiếng
Việt. Nhưng không ít người trong chúng ta lại hay nói phát âm một cách

chính xác từng tiếng, từng từ trong tiếng việt. Đặc biệt là học sinh lớp 1- lớp
học đầu tiên của bậc tiểu học. Khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế,
còn mang nặng tính trực quan. Trong suốt quá trình học từ tuần 1 đến tuần
24 học sinh mới được học vần ( môn Tiếng Việt). học sinh đọc, viết vần, từ
theo cỡ chữ vừa. sang tuần 25, học sinh được học Tiếng Việt với nội dung
tổng hợp trong đó có phân môn chính tả. Ở đây, yêu cầu từ sự hiểu biết, từ
thói quen có được trong phần học vần, trong các môn học khác, học sinh
phải vận dụng, phải chuyển từ viết chữ cỡ vừa sang cỡ chữ nhỏ để chép và
viết chính tả. Đó là một sự khó khăn đối với học sinh lớp 1. Các em còn lúng
túng trong khi viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và
mắc nhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao, đây là một vấn
đề thật khó.
Vậy, làm như thế nào để nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho
học sinh lớp một? Đó cũng chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này:
“ Một số biện pháp giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả”


B
I.

NỘI DUNG

Đối tượng nghiên cứu:
Năm học 2010-2011 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp

1A. So với lứa tuổi học sinh tiểu học thì ở lứa tuổi lớp 1 còn rất nhỏ tiếp thu
kiến thức còn hạn chế. Lớp 1A có 20 em trong đó có 5 em nữ và 15 em nam.
Các em nhìn chung đều có ý thức học tập tốt, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ
lẫn nhau trong học tập, gia đình quan tâm. đó là thuận lợi để tôi áp dụng
sáng kiến của mình.

II. Điều tra thực trạng.
Qua thực tế giảng dạy lớp 1, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:
- Học sinh lớp 1 viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo
qui định.
- Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp. chất lượng về vở
sạch chữ đẹp đều đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra.
Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn
trong giờ học chính tả. Cụ thể:
+ Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở
những bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh.
+ Một số học sinh còn ngọng: l- n, ch - tr, s - x… nên khi viết chính tả
hay mắc lỗi.


+ Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả: ng-ngh, g-gh, c-k
nên khi gặp bài chính tả nghe-viết, học sinh dễ viết sai.
+ Trong các buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hơn
khi làm bài kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kì.
+Học sinh không biết cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn,
đoạn thơ hay bài thơ). Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết
chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫu” của giáo viên để chép và khi thấy
giáo viên xuống dòng ở đâu ( ở chữ nào) thì học sinh cũng xuống dòng ở
chữ đó ( vì học sinh không hiểu bản chất của vấn đề).
VD: Dạy bài chính tả tập chép “ Trường em”
- Bài viết bảng của giáo viên:

Trường em
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè
bạn thân thiết như anh em.


+ Bài viết vở của học sinh:


Trường em
Trường học là ngôi nhà thứ hai của
em.
Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có
nhiều bè bạn thân thiết như anh em.

* Như ví dụ trên tôi đưa ra, với những giáo viên chưa giảng dạy ở lớp
1 thì thấy buồn cười và có thể cho là vô lí không bao giờ xảy ra. Nhưng đối
với giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy lớp 1 thì sẽ thấy ngay đó là thực
tế.
+ qua điều tra bài viết đầu tiên bài “ trường em” của các em tôi thu
được kết quả như sau:

Tổng
học sinh

20

số

G

K

TB


Y

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

4

20.0

7

35,0

7

35,0


2

10,0


Riêng về trình bày

Tổng
học sinh

24

số trình

bày trình bày đúng, trình bày sai

đúng, đẹp

nhưng chưa đẹp

SL

%

SL

%

SL


%

4

20.0

8

40,0

8

40,0

III. Nguyên nhân của thực trạng.
Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy:
+ Gia đình các em rất quan tâm đến việc học tập của các em. Đầu năm
học, phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng sách vở, đồ dùng học tập cho em.
Nhiều phụ huynh đã dành thời gian để kèm cặp thêm cho các em học tập ở
nhà.
+ Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bảo đảm cho việc dạy – học của
giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho môn
học…
+ Giáo viên nhìn chung có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề
mến trẻ, say sưa với sự nghiệp trồng người. giáo viên cùng học sinh luôn
luôn coi trọng công tác vở sạch – chữ đẹp.


+ Về phía học sinh: nhìn chung học sinh chăm ngoan học tập, luôn chú ý
đến chữ viết, đến sách vở của mình.

Vậy, tại sao vẫn còn những học sinh mắc lỗi chính tả như vậy ? Ở đây,
tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh
như sau:

1. Nguyên nhân trước hết phải nói đến là do bản thân các em:
+ Một số em phát âm chưa chuẩn( nói ngọng).
+ Chưa nắm chắc về âm – vần nên khi phân tích để viết một số tiếng
khó còn lúng túng, không phân tích được.
+ Các em nghe hiểu còn hạn chế. Còn nhiều em không nắm được
nghĩa các từ.
+ Một số học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút chưa đúng.
+ Đôi lúc học sinh còn viết ngoáy, ý thức chưa cao, chưa tự giác rèn
chữ viết.
+ Các em đa phần là con nông dân, tuy điều kiện vật chất đầy đủ
nhưng điều kiện đảm bảo giao tiếp ở nhà còn hạn chế, khi các em nói sai,
nói ngọng thì bố mẹ, anh em …chưa sửa cho các em. đến trường giáo viên
chú ý đến sửa lỗi cho học sinh nhưng trong giờ ra chơi các em vui đùa, nói
chuyện, khi nói ngọng, nói sai, các em không tự sửa cho nhau chưa ý thức tự
sửa cho mình.



×