Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Dàn ý thuyết minh về chơ nổi Ngã Bảy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.21 KB, 2 trang )

*đặc điểm
- là hình thưc sinh hoạt độc đáo.
- Là chợ nổi tiếng về rộng lớn và độc đáo nhất trong ba khu chợ nổi tiếng của đồng bằng song Cửu
Long : chợ nổi Cái Răng ( Cần Thơ), chợ Ngã bảy ( hâu giang), chợ cái bè tiềng giang.
-Là nơi tổng hợp mua bán sỉ lẻ các loại hang hóa đặc trưng của vùng sống nước nam bộ. hang hóa của
chợ nổi cực kì phong phú không kém gì những khu chợ sầm uất trên bờ .Từ những loại nông sản chở
từ miệt dưới về : ghe chôm chôm đỏ tươi; ghe sầu riêng thơm nức mũi;ghe cam quýt, bưởi, măng cụt,
mãng cầu “ vàng trắng xanh đủ loại”; đến các loại hàng thủ công mỹ nghệ làm tinh xảo, khéo léo, đồ
gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản..
- Chợ nổi khác với các khu chợ trên bờ, mỗi ghe chỉ bán một loại hang duy nhất. Để thay cho biển
quảng cáo, người ta dung một cây bẹo treo trước mũi ghe, trên đó lại treo món hang mà ghe mình bán.
Những chiếc xuồng ba lá nhỏ xíu treo lên cây bẹo nào chùm bánh tét gói đẹp mắt, nào bánh cuốn bánh
xèo nóng hổi, nào quả khóm quả xoài vàng lịm thơm ngon.
- Tầm 3, 4 h sang chợ nổi đã nhóm. Ghe thương hồ từ cà mau, bạc lieu, sóc trăng đã tụ về đây. Và đến
chiều tối thì chợ mới tan.
- Đặc trưng mua bán ở chợ nổi là sang chuyến: những xuồng hoặc ghe nhỏ chở khách đi chợ tham
quan, dễ dàng len lỏi, ngang dọc trên chợ. ghe qua ghe, xuồng qua xuồng, nhưng không gây ùn tắt
hay va quẹt vào nhau. Ngoài ra, còn có hàng chục tàu đò, vỏ lãi đậu ở bến sông, sẵn sàng đưa du
khách tham quan chợ nổi. Chủ tàu, chủ ghe đò thường là người địa phương nên có thể kiêm luôn vai
trò thuyết minh, hướng dẫn khách.
- Chợ nổi ngày xuân cũng là một nét tết quê khó lẫn lộn bởi có thêm nhiều ghe chở trái cây ngày têt
hay hoa kiểng như hoa cúc, vạn thọ, mai vàng, bonsai.. khoe sắc cả một đoạn sông. Cảnh thuyền đông
đúc cặp mạn mua bán nhộn nhịp vui mắt.
*chợ nổi trong thơ ca:
Anh từ Xà No đến
Em từ Ba Láng sang
Sợi tình yêu ai dệt
Trên mặt nước mênh mang
Bảy sông dồn nước, cuồn cuộn nước
Phù sa lớp lớp, quyện phù sa[5]
Hay câu hò tha thiết của anh chàng bán chiếu ngày xưa của sạn giả Viễn Châu đã đi vào long


người bao thế hệ.
*nhận xét :
Năm 2001, một nhà nghiên cứu văn hóa Australia đã từng tấm tắc với đoàn làm phim VTV: “Đây là
thương trường lộ thiên kỳ diệu, là sự bùng nổ của sắc màu, âm thanh, hương vị thiên nhiên, con người
và xứ sở làm người ta chìm đắm trong một biểu cảm của sắc thái Việt. Một thứ văn hóa cộng đồng
chứa đầy tính duy cảm…”
*suy tàn:


Sau gần 100 năm phát triển và sung túc, hiện nay, chợ nỗi Ngã Bảy đã được di dời về Ba Ngàn trên sông Cái Côn, cách vị
trí cũ hơn 3 cây số, nơi chỉ có một nhánh chính từ sông Kế Sách, Vì vậy, sự sầm uất và nét đẹp đặc trưng cũng giảm đi
đáng kể .Nguyên nhân là do quá sầm uất, tấp nập nên khu chợ cũ đã ảnh hưởng đến giao thông thuỷ và làm ô nhiễm môi
trường do lượng rác thải trên sông quá lớn.. Hơn nữa tên chợ Ngã Bảy đã gắn liền với tên đoạn sông nơi họp chợ và đã
trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều khách du lịch tỏ ra thất vọng với ngôi
chợ mới, giới thương hồ và người dân cũng không mặn mà với chợ Ba Ngàn. Vì thế cuối năm 2006, chợ nổi Ngã Bảy đã
được đưa về vị trí cũ. Hiện nay, Bộ Thương mại Việt Nam và chính quyền tỉnh Hậu Giang đang ra sức khôi phục lại chợ nổi
đặc trưng này. Hiện tại, Ngã Bảy đang được quy hoạch, ưu đãi khuyến khích đầu tư để trở thành đô thị loại 3 đến năm
2015, là một trung tâm thương mại - du lịch thứ hai của tỉnh Hậu Giang sau thành phố Vị Thanh.



×