Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nghị luận: Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh, họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất trong trái tim người khác.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.96 KB, 3 trang )

CON NGƯỜI SINH RA KHÔNG PHẢI ĐỂ TAN BIẾN ĐI
NHƯ MỘT HẠT CÁT VÔ DANH, HỌ SINH RA ĐỂ GHI
DẤU ẤN LÊN MẶT ĐẤT, LÊN TRÁI TIM NGƯỜI KHÁC.
Tất cả chúng ta đều chào đời bằng tiếng khóc vô tri, đều đi những bước đầu
tiên với ánh nhìn đầy lạ lẫm. Nhưng chúng ta sẽ là những bông hoa dâng cho
đời một hương thơm đặc biệt hay chỉ là một nhành cỏ dại thấp bé luôn sống
với những ngày núp dưới bóng râm của các loài cây và tạm biệt cuộc đời
bằng những tiếc nuối có chăng là những gì ta để lại cho cuộc đời này. Hãy
sống với những khát khao cống hiến, hãy là một con người sinh ra không
phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh, mà để lưu lại dấu ấn trên mặt
đất, trong trái tim người khác.
Hạt cat vô danh sẽ là gì trong một sa mạc rộng lớn. Một giọt nước có là
nhiều so với biển cả mênh mông. Chúng sẽ biến tan hòa lẫn hoặc sẽ tồn tại
mãi trong cõi thênh thang, tự giam mình trong sự an toàn nhưng hạn hẹp của
bản thân, mà mặc cho cuộc đời xô đẩy, suốt đời chúng chẳng dám vươn lên
mà lầm tưởng đó là sự sống lâu bền. Nhưng có lẽ là đúng thật. Đó là sự
sống, một sự sống chỉ dừng lại ở mức tồn tại mà thôi. Cuộc sống thật sự là
cuộc sống khi ta biết cống hiến., cho đi khi ta biết ghi danh lên cuộc đời và
trong trái tim mọi người. Điều đó đòi hỏi ở ta một ước mơ và lòng can đảm
để thực hiện ước mơ ấy. Ta không cần là một vĩ nhân của nhân loại, ta chỉ
cần là vĩ nhân của đời ta.Ta sống hết mình, biết yêu thương, vượt lên giới
hạn của bản thân, không ngại cống hiến cả khối óc, cơ bắp và con tim cho
cuộc sống tươi đẹp của đời mình và của người. Đó là ta đã để lại dấu ân trên
mặt đát và trong trái tim của người khác.
Cuộc đời thật ngắn ngủi nhưng nhà thơ Xuân Diệu đã nói:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Thà như một đóa hồng bừng lên sắc thắm giữa khung trời rực nắng rồi lại
héo hon, còn hơn một hạt mầm sợ khó khăn ngại vươn lên mà mãi chôn
mình trong chốn tối tăm lạnh lẽo. Thà đem hết toàn tâm toàn sức cống hiến
cho đời chỉ trong một ngày, còn hơn trở thành kẻ hèn nhát đeo bám xã hội


suốt trăm năm. Một người biết điều khiển con thuyền lí tưởng của mình đi
đúng hướng vượt qua giông bão mịt mù chính là người thoát khỏi sự thống
trị của thời gian, định mệnh và làm chủ được cuộc sống. Một tác người Anh
đã cống hiến hết mình cho những tác phẩm. Nhà khí tượng John Han von
Wolfgan đã qua đời ở tuổi 83 bên bàn làm việc. Cũng chính vì vậy mà chiếc
đèn điện qua hàng thế kỉ của Ê-đi-sơn mãi sáng, ngòi bút của Khổng Tử viết
mãi không ngừng, hộp màu của Đavinci chưa từng phai sắc.
Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi 20


Dù là khi tóc bạc
Sự cống hiến đóng góp cho xã hội chăng bao giờ là muộn, ta đã thấy nhà thơ
Thanh hải trước khi bước vào thế giới của người hiền vẫn chỉ nguyện làm
một mùa xuân nho nhỏ mà lặng lẽ góp thêm chút hương chút sắc cho vườn
đời. Vậy thì ta còn chần chừ gì nữa mà hãy sống hết mình và yêu thương,
sống cho ước mơ bà cho cộng đồng. Nghe tin nhà trường phát đọng học sinh
đóng gió cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt, các co cậu học trò về lúi húi lục
tìm ừng cái áo cũ, cái nón, từng quyển tập, hy vọng có thê góp chút sức chút
tình giúp đỡ đồng bào trong cơn nguy biến. Nếu không có những khát hao
được sống cho cộng đòng cho đất nước thì liệu thế giới này có còn những nụ
cười? Những người lính cứu hộ bất chấp nguy hiểm mà chui xuống lòng đất
băng qua lằn tên mũi đạn chỉ mong cứu được những sinh linh bé nhỏ chuẩn
bị đối mặt với tử thần.. Có bao thanh niên trẻ phải giã từ quê hương, giã từ
mẹ hiện mà mạnh bước cùng tổ quốc. Cớ những người hy sinh mà thân xác
không còn nguyên vẹn, có những chiến sĩ ngã xuống àm không được ai biết
đến tên. Họ không phải là những hạt cát vô danh, mà ngược lại họ được con
cháu đời sau nhắc đến bằng một cái tên tôn kính “người chiến sĩ”. Cái mỹ

danh ấy đã được khắc ghi tỏng cuộc đời và trong trái tim mọi người một
màu son oanh liệt.
Koch- một nhà sinh vật, bác sĩ người Đức , một hôm được triệu vào cung
điện khám bệnh cho đức vua, nhà vua nói với ông rằng: Khanh hãy khám
bệnh cho trẫm, đừng khám cho những người dân tầm thường ngoài kia”.Bác
sĩ Koch từ tốn đáp lời: “ Thưa bệ hạ, trong mắt hạ thần, tất cả bệnh nhân đều
được xem như một vì quốc vương”. Người bác sĩ không nói những lời làm
vui lòng nhà vua, ông nói những lời ngay thẳng, chân thật với lòng mình. Vị
bác sĩ ấy không để cho tâm hồn mình yếu hèn trước quyền uy hay tiền bạc,
chính vì vậy mà tên tuổi của ông luôn sáng mãi trong lòng người dân Đức.
Chúng ta có từng nhớ câu chuyện về sự hy sinh của sứ thần Giang Văn
Minh? Nhờ tài trí của mình, ông đã giúp cho đất nước thoát khỏi lệ cống nạp
lễ vật tượng vàng Liễu Thăng hằng năm. Nhưng cũng vì vậy, ông bị vua tôi
đế quốc hãm hại. Sau khi linh cữu được đưa về nước, vua Lê Thánh Tông đã
khóc ông rằng:
Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống..
Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống...
Cái mà bác sĩ Koch và sứ thần Giang Văn Minh theo đuổi không phải là sự
sung dướng cho bản thân mà là chân lí, là lợi ích chung của xã hội. Chỉ có
nhưng người sống vì số đong mới có tinh thần thép, không kinh sợ trước
cuồng phong, mới là một ngọn lửa bất diệt của chân lí tỏng trái tim người
khác.
Mỗi chúng ta đều là một hạt cát nhỏ giữa sa mạc. Nhưng chúng ta đừng tự ti
mà cho rằng mình quá tầm thường chẳng có cóng hiến gì cho xã hội. Bạn
không phải là ánh sáng của thế giới nhưng đối với một số người ánh sáng soi
đường cho cuộc đời họ chính là bạn. Thế nên hãy góp chút ánh sáng nhỏ


nhoi của mình vào cuộc đời chung yêu thương. Riêng tôi, cũng muốn ghi
danh mình lên cuộc đời, lên trái tim mọi người. Bởi thế môi ngày tôi không

ngừng học hỏi, bồi đắp thêm những khát khao cống hiến để có thể nuôi
dưỡng ý chí, nghị lức, đẻ mai sau trở thành người có ích cho xã hội.



×