Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BAI SOAN ON TAP DIA CHAT CAU TAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 14 trang )

BÀI SOẠN ÔN TẬP MÔN ĐỊA CHẤT CẤU TẠO
CHƯƠNG 2
BẢN ĐỒ - BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT
1. Bản đồ địa chất là gì?
Bản đồ địa chất là loại bản đồ được xây dựng trên cơ sở bản đồ địa hình
được lược bỏ một số đường đồng mức, sông suối, đường sá… để làm nổi bật
các yếu tố địa chất của vùng, như: các tầng đá, thế nằm của các tầng đá, các
đới phá hủy kiến tạo,…
2. Bản đồ địa chất chuẩn quốc gia là gì?
Bản đồ địa chất chuẩn quốc gia là loại bản đồ được thành lập theo tiêu chuẩn
ban hành trong các bản quy chế, quy phạm do nhà nước về công tác đo vẽ
bản đồ địa chất. Kèm theo đó là các bản đồ, phụ lục, báo cáo cần thiết theo
đúng yêu cầu quy định của nhà nước. Tính chất chuẩn được xây dựng đối
với bản đồ địa chất tỉ lệ từ trung bình tới nhỏ.
3. Cấu trúc của một bản đồ địa chất?
Cấu trúc của 1 bản đồ địa chất hoàn chỉnh bao gồm:
- Phía trên khung: chính giữa gồm có tên bản đồ và danh pháp của bản đồ.
Góc trái trên cùng của bản đồ là sơ đồ chỉ vị trí của bản đồ trong nhóm bản
đồ để tiện cho việc ráp các bản đồ của vùng để khảo sát. Dưới đó là phần
chú thích các ký hiệu có trên bản đồ.
- Phía dưới khung: chính giữa là tỷ lệ thành lập bản đồ, thước tỷ lệ, lưu ý luôn
kèm theo 1 hoặc 2 mặt cắt địa
chất. Góc phải bản đồ là họ tên
người lập được xếp theo thứ tự
ABC, người chủ biên, Trưởng
đoàn,… Góc trái là nhà xuất
bản, hội đồng kiểm duyệt.
- Trong khung là bản đồ địa chất,
trên mỗi cạnh của khung thì
phải ghi danh pháp của tờ bản
đồ tiếp theo ráp vào để giúp


việc ráp bản đồ nhanh hơn. (như
hình bên)
4. Danh pháp của bản đồ địa chất là gì? Cơ sở đặt danh pháp của bản đồ địa
chất là gì?


5.

Dấu hiệu quy ước của bản đồ địa chất?
Thang địa tầng, tên địa tầng, ký hiệu các loại đá, các ký hiệu khác.

CHƯƠNG 3
LỚP & CÁC YẾU TỐ CỦA LỚP
1. Thế nào là lớp? phân biệt lớp, thớ lớp, vỉa, tấm?
Lớp là thể dạng tấm hoặc gần như thế gồm 1 loại đá gần như đồng nhất có
đặc tính thạch học, tính chất lí – hóa, màu sắc, kiến trúc, hóa đá chứa trong
đá giống nhau. Lớp được giới hạn bởi 2 mặt song song phân biệt với các lớp
kế cận.
2.

-


-

-

Thớ lớp: là đơn vị cơ bản nhất, gồm các thành phần thạch học đồng nhất
nhau và được lập lại nhiều lần trong 1 lớp.
Lớp: gồm nhiều thớ lớp có cùng thành phần thạch học và các đặc tính cơ lí

hóa.
Vỉa: là đơn vị lớn hơn lớp. Vỉa bao gồm 1 hay nhiều lớp có thời gian và điều
kiện thành tạo giống nhau.
Tấm: Đây là loại do khe nứt sinh ra.
Hãy nêu 4 kiểu phân lớp chính?
Phân lớp song song:
Hình dạng đặc trưng: sự song song của các
mặt lớp, bề
dày thực không đổi.
Môi trường và điều kiện thành tạo: thường
gặp ở môi
trường trầm tích biển, hồ rộng, nơi dưới mực
tác dụng của
sóng biển. Được thành tạo trong điều kiện trầm tích và hoạt động kiến tạo ổn
định.
Phân lớp hình sóng:
Hình dạng đặc trưng: đáy và nóc của
lớp có dạng lượn sóng nhưng không
song song nhau.
Môi trường và điều kiện thành tạo: trầm
tích sông, biển, hồ. Được thành tạo
trong điều kiện môi trường trầm tích
chuyển động theo hai hướng khác nhau,
nơi chịu tác động của sóng biển, hay nơi
có sự thay đổi chuyển động theo chu kì.



-


-


-

-

3.

-

Phân lớp xiên chéo:
Hình dạng đặc trưng: Trong 1 lớp có
các thớ lớp bắt chéo vào nóc và tường
của lớp. Các thớ lớp thường song song
nhau, và có hướng theo hướng dòng
chảy.
Môi trường và điều kiện thành tạo:
Thành tạo trong môi trường có hoạt
động động học phức tạp, chuyển động
theo 1 hướng. môi trường trầm tích
tam giác châu, cửa sông, trầm tích tại
khúc uốn của sông, môi trường gió,….
Phân lớp thấu kính:
Hình dạng đặc trưng: bề mặt rất cong, bề dày giảm đi nhanh chóng làm cho
nóc và đáy chập lại với nhau có dạng thấu kính. Tức là có xu hướng vát
nhọn mọi hướng.
Môi trường và điều kiện thành tạo: môi trường vùng sông, hồ, đầm lầy, vũng
vịnh, ven biển… môi trường nông. Thành tạo trong môi trường có sự thay
đổi hướng chuyển động nhanh chóng, nên ít gặp ở vùng nước sâu.

Hãy nêu các cấu tạo của mặt lớp? ý nghĩa các cấu tạo của mặt lớp?
Cấu tạo của mặt lớp:
Vết gợn: vết gợn dòng (a), vết gợn sóng (b), vết gợn gió (c).

a

b

c


-

Khe nứt nguyên sinh
Hình ảnh khe nứt nguyên
sinh của đá phun trào

-

Dấu vết giọt mưa

-

Dấu vết hoạt động của sinh vật


-

Ý nghĩa các cấu tạo mặt lớp:
Tìm hiểu về cấu tạo mặt lớp cho biết được môi trường và điều kiện trầm tích

của vùng khảo sát, giúp cho người nghiên cứu khoa học có thể nghiên cứu
về điều kiện cổ khí hậu và các yếu tố tự nhiên của vùng,…


4.

Hãy so sánh thế nằm biển tiến và biển thoái ( dựa vào bối cảnh, dạng nằm,
tướng đá) ?

Bối cảnh

Dạng nằm

Tướng đá

Thế nằm biển tiến (a)
Vùng bị sụt lún từ từ sau đó
được nâng lên nhanh chóng. Do
sụt lún nên biển lấn vào trong
lục địa và bắt đầu trầm tích.
Lớp thành lập sau là lớp trẻ,
càng xuống thì càng già. Tại
trung tâm của vùng bề dày lớn
nhất và đầy đủ các lớp trầm
tích.
Thô (dưới)  mịn (trên)

Thế nằm biển thoái (b)
Thành tạo trong vùng bị sụt
lún từ trước sau đó được nâng

lên từ từ và trầm tích liên tục.
Lớp thành tạo trên cùng ở
trung tâm thì trẻ, ở phần rìa là
lớp đá già. ở phần trung tâm
bề dày lớn nhất và đầy đủ các
lớp trầm tích.
Mịn (dưới)  thô (trên)

a
5.

b

Phân biệt tầng địa tầng và tầng thạch học? (hình minh họa)

Loại đá
Tuổi đá

CHƯƠNG 4

Tầng địa tầng ( I, II, III)
Gồm nhiều loại khác nhau
Cùng thời gian thành tạo

Tầng thạch học (1,2,3,4)
Chỉ 1 loại đá đồng nhất
Không cùng tuổi

THẾ NẰM NGANG & THẾ NẰM NGHIÊNG



1.
-

-

2.

-

Đặc điểm của lớp đá có thế nằm ngang? Thế nằm ngang có phải là thế nằm
ban đầu của các lớp đá hay không?
Đặc điểm: các mặt lớp nằm ngang có góc dốc là 0 o nhưng hiếm nên lớp nhỏ
hơn 1o là thế nằm ngang. Trên bản đồ thì lớp nằm ngang được thể hiện bởi
sự uốn lượn hay trùng với đường bình đồ của ranh giới địa chất. Đá trẻ nhất
lộ ở độ cao cao nhất, đá già nằm bên dưới. Trong bản đồ không có ranh giới
địa chất và đường bình đồ thì ta xác định dựa vào sự uốn lượn của dạng địa
hình bị chia cắt từ đó mỗi dạng địa hình bị chia cắt ta dựng lên được 1 ranh
giới địa chất, ngoài ra lớp nằm ngang được xác định vào 2 vết lộ của cùng 1
lớp ở cùng trị số độ cao thì là nằm ngang.
Thế nằm ngang là thế nằm ban đầu của tất cả các lớp đá. Ban đầu các vật
liệu được trầm tích lại thì chủ yếu trầm tích theo phương thẳng đứng nên các
lớp có thế nằm ngang. Các thế nằm còn lại chỉ là sự biến dạng dưới các hoạt
động kiến tạo của thế nằm ngang. Ví dụ hình bên dưới.

Chọn một mặt cắt địa chất trong vùng có thế nằm ngang như thế nào? Tại
sao?
Trong vùng các lớp có thế nằm ngang
thì cách chọn mặt địa chất:
Mặt cắt phải đi qua địa hình cao nhất và

thấp nhất trong bản đồ.
Đi qua tất cả các lớp, mặt cắt có tỷ lệ
đứng = tỷ lệ ngang.
Đường cắt đi từ mép này đến mép kia
của bản đồ.


Cần sử dụng triệt để tài liệu lỗ khoan, lúc này đường cắt của ta sẽ đi qua tất
cả các lỗ khoan  đường cắt gấp khúc chứ không thẳng.( như hình bên)


3.
-

-

-

B

Giải thích:
Thể hiện rõ địa hình và biên độ địa hình của vùng khảo sát.
Thể hiện rõ cấu trúc kiến tạo của vùng và các đặc trưng của vùng.
Sử dụng triệt để tài liệu lỗ khoan nhằm phục vụ cho việc dựng mô hình các
lớp trầm tích chính xác hơn, có thể là mô hình 3D.
Định nghĩa thế nằm, các yếu tố thế nằm là gì? Biểu diễn thế nằm 140<35
trên bản đồ.
Thế nằm là sự phân bố các lớp đất
đá trong không gian, các thể địa
chất, các thể có tính định hướng.

Yếu tố thế nằm của một lớp được
xác định bởi: góc phương vị đường
phương, góc phương vị hướng dốc,
góc dốc của lớp. Thông thường thì
ta chỉ cần xác định góc phương vị
hướng dốc (β) và góc dốc (α) là đủ.
Được viết là: β < α
Thế nằm 140<35 được biểu diễn:
140O


35


4.

Phân biệt thế nằm thật và thế nằm biểu kiến của các lơp?

β
α
5.
-

-

6.



-


Thế nằm thật
Góc thật. Đường dốc là hình
chiếu của hướng dốc thật lên mp
nằm ngang.
Góc thật

Thế nằm biểu kiến
Biểu kiến. Đường dốc là hình
chiếu của hướng dốc biểu kiến lên
mp nằm ngang.
Biểu kiến. α biểu kiến < α thật.

Chọn một mặt cắt địa chất như thế nào trong vùng có thế nằm nghiêng? Tại
sao?
Chọn 1 mặt cắt địa chất trên vùng thế đá nằm nghiêng chỉ cần đường cắt của
ta vuông góc với hệ thống đường phương chiếu là đủ. Nếu như muốn thấy rõ
hơn cấu trúc địa chất của vùng thì ta nên tìm đường cắt nào đi qua tất cả các
lớp, đi từ vùng cao nhất xuống thấp nhất và vuông góc với hệ thống đường
phương chiếu. nếu bản đồ ta không thể chọn như trên được thì chỉ cần mặt
cắt vuông góc với hệ thống đường phương là đủ.
Giải thích:
Đường cắt vuông góc với đường phương thì khi ta vẽ mặt cắt ta thu được
toàn bộ yếu tố thế nằm của lớp đó (thế nằm thật).
Thế nằm đảo là gì? Cách xác định thế nằm đảo?
Thế nằm đảo là khi các
lớp đá bị biến dạng, thay
đổi góc dốc vượt quá 90O
thì lớp đá bị đảo lộn tức
là đáy nằm trên nóc.

Cách xác định thế nằm
đảo:
Tuổi các lớp: xác định
tuổi tương đối dựa vào
hóa thạch của các sinh vật/ xác định tuổi tuyệt đối dựa vào đồng vị phóng
xạ. nếu ta xác định và nhận thấy lớp trên già hơn lớp dưới thì rõ ràng đây là
thế nằm đảo.


-

Dựa vào bề mặt của lớp: các mặt lớp khi bị mài mòn thì tạo ra các lỗ rỗng
chứa cuội, sỏi,.. nếu như khảo sát có sự ngược lại thì ta nhận định đó là thế
nằm đảo.

-

Dựa vào phân lớp xiên chéo: trong thế nằm đảo
thì phân lớp xiên chéo sẽ có dạng mặt lớp thoải
rồi chuyển sang dốc ở chân, còn thế nằm bình
thường thì do quá trình vận chuyển vật liệu thì sẽ
có dạng dốc chuyển sang thoải dần.

Dựa vào dấu vết khe nứt, dấu vết giọt mưa, dấu
vết sinh vật: thường thì các khe nứt trên mặt lớp
sẽ tách trên mặt và chụm lại ở phía bên dưới
nhưng ở thế nằm đảo thì khe nứt sẽ ngược lại,
tương tự với dấu vết giọt mưa cũng vậy.

-


-

Dựa vào các
phun trào ra
nhanh chóng
đá này lại bị

CHƯƠNG

5

dấu hiệu trên đá hỏa lập: khi
ngoài dung nham nguội lạnh
và có lẫn bọt khí, nhưng các thể
úp ngược lại nằm phí dưới.

KHÔNG CHỈNH HỢP


1.
-





2.
-


-

Không chỉnh hợp là gì? Các yếu tố không chỉnh hợp?
Không chỉnh hợp là thế nằm của các lớp đất đá thể hiện sự gián đoạn, không
liên tục các quá trình thành tạo.
Đối với đá trầm tích, cấu tạo
không chỉnh hợp đặc trưng
trưng bởi sự gián đoạn một
hoặc một vài phân vị địa tầng
hoặc tầng trầm tích.
Các yếu tố không chỉnh hợp:
Mặt không chỉnh hợp: là mặt
phân cách giữa hai lớp/loại đá có tuổi gián đoạn nhau. Ví dụ như lớp có tuổi
Carboniferous và lớp có tuổi Silur thì mặt phân cách giữa 2 lớp này đó chính
là mặt không chỉnh hợp. Lớp đá già hơn là lớp bị xói mòn.
Cuội kết cơ sở: là lớp nằm trên mặt bào mòn của lớp đá cổ. là tầng thấp nhất
hay có thể nói tầng cơ sở của một chu kì trầm tích mới và đầu của một chu
trình biển tiến. Thành phần chủ yếu là vật liệu phong hóa tại chỗ hoặc vật
liệu từ nơi khác vận chuyển tới.
Trên bản đồ địa chất mặt không chỉnh hợp thể hiện như thế nào?
Gồm có 3 dạng:
Không chỉnh hợp góc phương vị: đường
phương của lớp phủ không song song với đường
phương móng.

Không chỉnh hợp góc dốc: đường phương thì song song nhau nhưng góc dốc
của lớp phủ và móng khác nhau.


3.


Dạng tổng hợp của 2 dạng trên: đường phương và góc dốc của lớp đá phủ và
móng đều khác nhau.
Phân biệt không chỉnh hợp địa tầng và không chỉnh hợp kiến tạo? (yếu tố
nào)
Để phân biệt giữa không chỉnh hợp địa tầng và không chỉnh hợp kiến tạo cần
dựa vào các đặc điểm sau:

-

-

-

-

Về định nghĩa thì ta phải nắm rõ: không chỉnh hợp địa tầng là chỉ sự gián
đoạn trầm tích (tạm hiểu là “nhảy cóc” địa tầng nhá, nó không trầm tích liên
tục mà bị vắng mặt một số tầng) còn không chỉnh hợp kiến tạo thì nó do các
hoạt động kiến tạo gây ra như đứt gãy chẳng hạn.
Mặt không chỉnh hợp: không chỉnh hợp địa tầng thì mặt không chỉnh hợp thì
có các dấu vết bị bào mòn và mặt này chỉ cắt qua lớp đá móng còn không
chỉnh hợp kiến tạo thì mặt không chỉnh hợp có gương trượt kiến tạo (mặt
này thẳng nên gọi là mặt gương), và mặt này cắt xuyên quq tất cả các lớp.
Tướng đá ở mặt không chỉnh hợp: không chỉnh hợp địa tầng thì ở mặt không
chỉnh hợp thấy có nhiều cuội kết cơ sở ( giải thích cho sự xuất hiện cuội kết
cơ sở như sau: đầu tiên thì các quá trình trầm tích sẽ liên tục qua các thời kì.
Nhưng đến 1 thời điểm nào đó quá trình ngoại sinh, quá trình xâm thực bào
mòn diễn ra mạnh mẽ thì nó sẽ bào mòn mất đi 1 số lớp trên cùng sau đó nó
tái hoạt động trầm tích và theo thứ tự thì vật liệu hạt to (cuội cơ sở) sẽ nằm

dưới và các vật liệu mịn dần khi lên trên giống như thế nằm biển tiến.).
không chỉnh hợp kiến tạo thì xuất hiện có dăm kết kiến tạo(giải thích cho sự
có mặt của dăm kết kiến tạo: khi có đứt gãy/uốn nếp xảy ra thì các đá tại mặt
đứt gãy/uốn nếp bị vò nhàu, cà nát, các đá bị nóng lên do áp lực trượt tạo ra,
… tạo ra một đới chứa dăm kết kiến tạo.)
Thế nằm: không chỉnh hợp địa tầng thì càng lên trên đá càng trẻ, còn không
chỉnh hợp kiến tạo thì ngược lại đá già lộ ở trên. (Chỉ trong những trường
hợp cụ thể.)

CHƯƠNG 6
UỐN NẾP
1. Thế nào là nếp uốn? Các yếu tố cơ bản của một nếp uốn?
- Nếp uốn là sự uốn cong của các lớp đá trầm tích, phun trào phân lớp, đó là
kết quả biến dạng dẻo do tác động củacác lực kiến tạo.
- Các yếu tố cơ bản của nếp uốn:









Vòm nếp uốn: EAF
Điểm bản lề hay còn gọi điểm đỉnh vòm: A
Bản lề/đường trục nếp uốn: AB. Đây là đường nối 2 điểm bản lề/ 2 điểm
đỉnh vòm lại ta được đường trục nếp uốn. Thể hiện phương kéo dài của nếp
uốn.
Cánh nếp uốn: HE và FG

Mặt trục nếp uốn: là mặt phẳng chứa tất cả các đường trục.



2.







3.




Góc nếp uốn: là góc tạo bởi 2 cánh nếp uốn. trên hình là góc α.
Các kiếu uốn nếp theo động học. Cho ví dụ từng kiểu?
Kiểu uốn dọc: lực tác dụng song song hay tiếp tuyến với mặt lớp, các ngẫu
lực, các lực xoắn. kiểu uốn dọc làm cho các lớp trượt theo mặt lớp đồng thời
bị uốn cong, làm cho lớp bị ép nén. Phổ biến ở vùng nông của vỏ trái đất.
Kiểu uốn ngang: lực tác dụng vuông góc với mặt lớp, làm cho lớp bị căng
dãn tách. Phần nóc của lớp thường bị nứt nẻ, đứt gãy.
Kiểu uốn chảy: hiện tượng chảy theo mặt lớp, kiểu uốn này thường xảy ra
với những vật liệu dẻo, dễ chảy như các thể magma,biến chất,… hướng chảy
thì vuông góc với phương lực tác dụng. Do vật liệu chảy mà tạo nên nếp
uốn.
Kiểu uốn cắt: liên quan chủ yếu với quá trình chảy, biến dạng dẻo của vật
liệu tạo các mặt cắt song song nhau và vuông góc với phương lực tác dụng.

chủ yếu do quá trình trượt không đồng nhất ngoại sinh gây ra.
Thế nào là nếp uốn đồng sinh và hậu sinh?
Đồng sinh : là nếp uốn hình thành ngay trong quá trình trầm tích. Bề dày ở
vòm mỏng hơn nhiều so với cánh và ở phần lõm đỉnh nên đôi khi ở vòm lồi
thiếu đi vài lớp trầm tích. Kích thước hạt cũng khác từ lồi đỉnh xuống lõm
đỉnh thì hạt mịn dần. ít bị biến chất, nếu có thì thấp. sự thành tạo nếp uốn
này kéo dài. Gồm có: nếp uốn chìm(nếp uốn trọng lực), nếp uốn do chuyển
động thẳng đứng(nếp uốn cong ngang).
Hậu sinh: là nếp uốn hình thành sau khi quá trình trầm tích diễn ra. Gồm 2
loại là trên mặt và dưới sâu. Nếp uốn trên mặt thì phân bố trên mặt nó do
hoạt động kiến tạo của đá móng làm cho các đá trên mặt bị uốn cong theo
biến dạng đá móng, thành phần đá không thay đổi. Nếp uốn dưới sâu là do
sự tái kết tinh của đá dưới sâu dẫn đến đá trở nên dẻo có tính chảy tạo nếp
uốn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×