Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Bài giảng kỹ thuật nguội nghề điện công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.09 MB, 63 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN LẠNH

MÔ ĐUN: KỸ THUẬT NGUỘI
MĐ 14
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Trình độ Cao đẳng nghề
(Tài liệu dùng chung cho trình độ Trung cấp nghề / Cao đẳng nghề)

Vũng Tàu – 2012
(Tài liệu lưu hành nội bộ)


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Khoa Điện – Điện Lạnh

Page 2


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

MỤC LỤC

GIỮ NGĂN NẮP CÔNG NGHIỆP................................................................................................................................................



LÀM GÌ KHI XẢY RA TAI NẠN/SỰ CÔ.........................................................................................................................................
BÀI SÔ 1...................................................................................................................................................................................
1.Thước lá...........................................................................................................................................................................
1.1.Công dụng.................................................................................................................................................................

1.2.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
2.Thước cặp.........................................................................................................................................................................
2.1.Công dụng.................................................................................................................................................................
2.3.Cách sử dụng.............................................................................................................................................................

2.4.Chọn lựa và bảo quản:...............................................................................................................................................
3.Pan – me (Micrometer)....................................................................................................................................................
3.1.Công dụng.................................................................................................................................................................
3.2.Cách sử dụng.............................................................................................................................................................

3.3.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
4.Thước thủy ( Level)...........................................................................................................................................................
4.1.Công dụng.................................................................................................................................................................

4.2.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
5.Thước góc.........................................................................................................................................................................
5.1.Công dụng.................................................................................................................................................................
5.2.Cách sử dụng.............................................................................................................................................................

5.3.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
BÀI SÔ 2...................................................................................................................................................................................
1.1.Công dụng.................................................................................................................................................................
1.2.Phân loại....................................................................................................................................................................


1.3.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
2.1.Công dụng.................................................................................................................................................................
2.2.Phân loại....................................................................................................................................................................

2.3.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 3


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

3.1.Công dụng.................................................................................................................................................................
3.2.Phân loại....................................................................................................................................................................

3.3.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
4.1.Công dụng.................................................................................................................................................................
4.2.Phân loại....................................................................................................................................................................

4.3.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
5.2.Phân loại....................................................................................................................................................................

5.3.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
6.1.Công dụng.................................................................................................................................................................
6.2.Phân loại....................................................................................................................................................................


6.3.Chọn lựa và bảo quản................................................................................................................................................
BÀI SÔ 3...................................................................................................................................................................................
1.Đục kim loại......................................................................................................................................................................
1.1.Khái niệm..................................................................................................................................................................
1.2.Dụng cụ đục kim loại.................................................................................................................................................

1.3.Phương pháp đục kim loại.........................................................................................................................................
2.Giũa kim loại.....................................................................................................................................................................
2.1.Khái niệm..................................................................................................................................................................
2.2.Các loại giũa..............................................................................................................................................................
2.3.Kỹ thuật giũa..............................................................................................................................................................

2.4.Kiểm tra mặt phẳng giũa...........................................................................................................................................
2.5.Bài tập ứng dụng.......................................................................................................................................................
1.CƯA KIM LOẠI...................................................................................................................................................................
1.1.Khái niệm..................................................................................................................................................................
1.2.Cấu tạo cưa cầm tay..................................................................................................................................................

1.3.Tư thế thao tác, động tác khi cưa bằng tay................................................................................................................
1.4.Kỹ thuật cưa..............................................................................................................................................................
1.5.Bài tập ứng dụng.......................................................................................................................................................
2.KHOAN KIM LOẠI..............................................................................................................................................................
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 4


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam


Khoa Điện – Điện Lạnh

2.1.Khái niệm..................................................................................................................................................................
2.2.Dụng cụ khoan..........................................................................................................................................................
BÀI SÔ 5...................................................................................................................................................................................
1.Khái niệm.........................................................................................................................................................................
2.Dụng cụ vạch dấu.............................................................................................................................................................
2.1. Mũi vạch dấu............................................................................................................................................................

2.2. Đục nhọn ( núng tâm)...............................................................................................................................................
2.3.Com-pa......................................................................................................................................................................

3.Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối.......................................................................................................

3.1.Phương pháp vạch dấu mặt phẳng............................................................................................................................

3.2.Phương pháp vạch dấu khối......................................................................................................................................
4.Dụng cụ đo kiểm tra.........................................................................................................................................................
5.Bài tập ứng dụng..............................................................................................................................................................

5.1. Nhiệm vụ thực hành 1:............................................................................................................................................

5.1. Nhiệm vụ thực hành 2:.............................................................................................................................................
BÀI SÔ 6...................................................................................................................................................................................
BÀI SÔ 7...................................................................................................................................................................................
BÀI SÔ 8...................................................................................................................................................................................
1.Khái niệm.........................................................................................................................................................................
2.Dụng cụ cắt ren................................................................................................................................................................
2.1.Ta rô...........................................................................................................................................................................

2.2. Bàn ren.....................................................................................................................................................................
3.Kỹ thuật cắt ren................................................................................................................................................................
3.1.Cắt ren trong.............................................................................................................................................................
3.2.Cắt ren ngoài.............................................................................................................................................................
4.Bài tập ứng dụng..............................................................................................................................................................
4.1.Cắt ren trong.............................................................................................................................................................
4.2.Cắt ren ngoài.............................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................................................
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 5


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Khoa Điện – Điện Lạnh

Page 6


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh


Vị trí/ ý nghĩa, vai trò của mô đun
Mô đun này tạo điều kiện cho học viên làm quen với các loại dụng cụ cầm tay, dụng cụ trợ
lực dùng trong các công việc của thợ Điện và Điện lạnh. Giúp học viên rèn luyện các kỹ
năng sử dụng dụng cụ đúng phương pháp, chức năng và đảm bảo an toàn. Thông qua đó học
viên sẽ ứng dụng để chế tạo một số chi tiết ứng dụng trong lắp đặt Điện và Điện lạnh.
Mô đun này thực hành tại xưởng nên người học phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động để
đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
Mục tiêu của mô đun
+ Sử dụng được các dụng cụ đo như: thước cặp, pan-me, thước lá, thước góc.
+ Thực hiện phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối theo yêu cầu chi tiết
gia công (theo bản vẽ).
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ gia công nguội cầm tay như: đục, cưa, giũa...
+ Lựa chọn được các dụng cụ gia công cầm tay.
+ Thực hiện được quy trình gia công hoàn thiện một sản phẩm.
+ Gia công được sản phẩm đơn giản phục vụ ngành điện theo bản vẽ.
Thời gian:
Thời gian chuẩn cần thiết cho bài học này là 40 giờ đối với môi trường học trên lớp. Tuy
nhiên, thời lượng có thể được điều chỉnh nếu người học có điều kiện tự học ở nhà hay tại
nơi làm việc.
Nội dung chính của mô đun:
THỜI GIAN
BÀI

NỘI DUNG

Tổn
g


thuyết


Thực
hành

Kiểm tra

1

Sử dụng dụng cụ đo

4

3

1

0

2

Dụng cụ cầm tay

4

3

1

0


3

Đục và giũa kim loại

4

2

2

0

4

Cưa và khoan kim loại

4

2

2

0

5

Kỹ thuật vạch dấu, khai triển trên trên
4
thép tấm.
Chế tạo giá đỡ thiết bị bằng thép tấm

8
S = 0,7mm
Chế tạo giá đỡ thiết bị bằng thép định
8
hình V3

1

2

1

1

6

1

1

6

1

4

2

2


0

40

15

22

3

6
7
8

Cắt ren

Tổng

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 7


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

Các hình thức dạy – học chính trong mô đun

 Học lý thuyết về các loại dụng cụ đo, dụng cụ kiểm tra tại xưởng thực hành Điện.
 Thực hành sử dụng dụng cụ cầm tay, gia công sản phẩm tại xưởng nguội ( yêu
cầu trang bị bảo hộ lao động, nút tai, kính bảo hộ)
Sự chuẩn bị của người học
Để hoàn thành nội dung học tập cũng như các công việc cần phải thực hiện của nội dung
đặt ra trong tài liệu này, người học cần phải chuẩn bị những thứ sau:
1. Bút, thước kẻ….
2. Sách vở phục vụ học tập

Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn học/ mô đun
+ Tham dự dầy đủ số giờ thực hành tại xưởng
+ Phần lý thuyết : vấn đáp
+ Phần thực hành: năng lực thực hành của bạn sẽ được đánh giá thông qua việc
hoàn thành các nhiệm vụ thực hành cũng như hoàn thành các câu hỏi ôn tập trong
sách của bạn.

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 8


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

GIỮ NGĂN NẮP CÔNG NGHIỆP
Trong công nghiệp, giữ ngăn nắp có nghĩa là mọi khu vực phải sạch sẽ và ngăn nắp. điều
này cần phải làm mọi lúc, thường xuyên và được mọi người thực hiện.

Giữ ngăn nắp kém đồng nghĩa với tai nạn. Bạn có thể vấp vào những vật còn sót lại trên
sàn, trượt chân trên sàn trơn ướt. một lý do nữa là chúng ta làm việc năng suất hơn trong
khu vực vệ sinh sạnh sẽ và giữ ngăn nắp.
Giữ ngăn nắp tốt có nghĩa là:
Ít tai nạn
Tinh thần làm việc tốt hơn
Ít hư hỏng nguyên vật liệu
Năng suất/ hiệu quả cao hơn

Ít nguy cơ cháy
Bạn không cảm thấy mệt mỏi
Bạn cảm thấy tự hào về tổ chức của mình
Nhân viên hòa thuận với nhau hơn.

LÀM GÌ KHI XẢY RA TAI NẠN/SỰ CỐ
Trước hết là NHỮNG ƯU TIÊN – Sau đó mới đến ĐÁNH GIÁ
Cần có những người cứu hộ nào?
• Xe cứu thương
• Đội chữa cháy – thiết bị thở nhân tạo
Để ĐÁNH GIÁ, bạn cần:
• Biết điều gì đã xảy ra
• Biết các dấu hiệu
• Biết các triệu chứng.
Điều đã xảy ra – có thể thu thập thông tin từ:
• Những thương tổn
• Những nhân chứng hoặc những người đi qua
• Xung quanh
Các dấu hiệu – mà người sơ cứu có thể thấy:
• Màu sắc: trông vẻ bị đỏ, bị nhợt nhạt, bị xanh tím
• Thở: thở gấp, thở khò khè, thở hụt hơi

• Chảy máu: rớm máu, chảy liên tục, v.v.
• Sưng tấy: sưng phồng, trông bất thường.
Các triệu chứng – nhận biết được qua thương tổn:
• Tôi thấy tức ngực
• Tôi bị tê lưng
• Tôi thấy nóng quá
• Tôi bị choáng váng
BẤT TỈNH
Bất tỉnh là kết quả của sự cản trở chức năng bình thường của não.
Các nguyên nhân của bất tỉnh có thể được chia ra thành:
• Do thiếu oxy để thở
• Mất cân bằng về mặt hóa học
• Do chấn thương
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 9


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

Người bị quỵ xuống mà không có phản ứng với LẮC và HÉT cần phải được điều trị như
người bị bất tỉnh.
Những nguy hiểm mà người bị bất tỉnh gặp phải là:
• Không còn khả năng nhận biết nguy hiểm
• Nghẽn đường thở
Ví dụ: lưỡi bị tụt vào trong họng, thức ăn/vật lạ, gãy răng

• Đánh mất phản xạ tự vệ, ho hoặc nuốt
Vì vậy mà người BỊ NGẤT phải được đặt nằm nghiêng về một bên theo tư thế hồi sức
nghiêng.
Khi nạn nhân đó ở tư thế này:
• Hãy thông đường thở
• Hãy kiểm tra sự hô hấp
• Hãy kiểm tra sự tuần hoàn máu
Trong lúc đợi nhân viên y tế đến – hãy kiểm tra xem có bị chảy máu hay thương tật nào
không và tiếp tục theo dõi:
• Các phản ứng
• A.B.C. (đường thở, hô hấp, tuần hoàn máu)

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 10


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

BÀI SỐ 1
Tên bài: Sử dụng dụng cụ đo

MĐ14 – 01

Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức cơ bản để nhận dạng/
xác định và sử dụng một số dụng cụ đo trong nghề nguội để ứng dụng vào các môn học/

mô đun chuyên ngành Điện.
Mục tiêu bài học:
- Nhận dạng đúng các dụng cụ đo theo chức năng/ công dụng của chúng.
- Chọn/sử dụng được các loại dụng cụ đo phù hợp với công việc của nghề nguội.
- Thực hiện được các biện pháp an toàn khi sử dụng dụng cụ cầm tay.
Nội dung bài học:
1h)

Thời gian: 4h (LT: 3h; TH:

1. Thước lá
1.1. Công dụng.
+ Dùng để đo hoặc đánh dấu các chi tiết/ phôi rời bên ngoài, có không gian rộng để
thao tác.
1.1. Cách sử dụng.
+ Trên thân thước có ghi 2 loại dơn vị đo theo hệ đo lường Anh – Mỹ( inch) và hệ
do lường quốc tế (SI ) (hệ mét)
+ Thước lá được chế tạo bằng thép hợp kim, ít co giãn và không gỉ. Thước lá
thường có chiều dày: 0,9 -1,5 mm, rộng 10 - 25 mm dài 150 - 1000 mm. Trên
thước có vạch , các vạch cách nhau 1 mm.

Hình 1.1 – Thước lá
1.2. Chọn lựa và bảo quản.
+ Chọn loại thước phù hợp với vật cần đo: chiều dài, hệ đo lường, không gian thao
tác…
+ Bảo quản:
− Treo trên móc đối với loại thước thẳng/ dài, cất trong hộp với loại thước gấp.
− Không để chung thước với các dụng cụ cơ khí khác để tránh chầy xước các số/
chữ trên thân thước.
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội


Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 11


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

2. Thước cặp
2.1.

Công dụng.

+ Sử dụng đo chính xác kích thước các chiết tiết gia công/ sản phẩm nguội.
+ Kiểm tra kích thước các sản phẩm/ chi tiết gia công trong công việc nguội.
2.2. Cấu tạo:
Hàm đo trong

Vít hãm (khóa)
Du xích hệ inch

Hàm cố định

Du xích hệ mét

Đo hệ inch

Đo hệ mét


Thân thước

Đo độ sâu (đo lỗ)

Hàm động
Hàm đo ngoài

Hình 1.2 – Thước cặp
2.3.

Cách sử dụng.

Hình 1.3 – Sử dụng thước cặp
 Cách đo:
+ Trước khi đo cần kiểm tra xem thước còn chính xác hay không: di chuyển
hàm động sát vào hàm tĩnh và kiểm tra vạch “0” trên du xích trung với vạch
“0” trên thên thước.
+ Phải kiểm tra xem bề mặt vật đo có sạch không.

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 12


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh


+ Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của hàm đo song song với kích thước vật
đo.
+ Trong trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì phải vặn chặt vít hãm
trước khi lấy thước ra.
 Cách đọc trị số đo:
+ Khi đo xem vạch 0 của du xích ở vị trí nào trên thân thước chính ta đọc được
phần nguyên của kích thước đo.
+ Xem phần lẻ của du xích trùng với vạch nào của thước chính ta đọc được phần
lẻ của kích thước đo.( hình trên)
2.4.

Chọn lựa và bảo quản:
Không dùng thước cắp để đo vật đang quay.
Không đo các bề mặt thô, bẩn.
Không ép mạnh các hàm đo vào vật đo.
Hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo để đọc trị số đo.
Sử dụng thước cặp xong phải cất trong hộp riêng biệt, không để thước lên các
dụng cụ khác hoặc để dụng cụ khác đè lện thước.
+ Không để bụi bẩn bám vào thước nhất là bụi kim loại.
+ Hết ca sử dụng phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ.
+
+
+
+
+

3. Pan – me (Micrometer)
3.1. Công dụng.
+ Micrometer dùng để đo chiều dày hay đường kính của chi tiết. Có nhiều loại

Micrometer với các kích thước khác nhau:0-25, 25-50, 50-75, 75-100mm... . Vì vậy
tùy theo kích thước của chi tiết mà ta lựa chọn loại Micrometer cho phù hợp.
3.2. Cách sử dụng.
 Cấu tạo pan-me
Mặt đo

Trục

ống trượt
ống xoay

Khóa

Núm xoay

đo

Khung

Hình 1.4 – Pan - me (Micrometer)
 Các bước kiểm tra trước khi tiến hành đo.
+ Kiểm tra bề mặt ngoài
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 13


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam


Khoa Điện – Điện Lạnh

-

Kiểm tra xem micrometer có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Đặc biệt nếu đầu
đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác.
- Kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay không, kiểm tra xem
ống trượt xem có chuyển động trơn tru hay không.
+ Vệ sinh bề mặt đo.
+ Kiểm tra điểm 0
Trước khi đo phải kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch thì dù có đo chính xác
cũng không cho kết quả đo chính xác.
- Đối với Micrometer từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo. Kiểm tra
điểm 0
- Đối với Micremeter từ 25-50,... thì ta dùng mẫu để kiểm tra điểm 0
 Cách đọc kết quả trên Panme (Micrometer)
1. Đọc giá trị đo đến 0.5mm
Đọc giá trị lớn nhất mà có thể thấy được trên thang đo của thân panme
VD: như hình là 55.5mm (A)
2. Đọc giá trị đo từ 0.01mm đến 0.5mm
Đọc tại điểm mà thang đo trên ống xoay và đường chuẩn trên thân panme
trùng nhau (B)
VD: như hình là 0.45mm
3. Tính toán giá trị đo:
Lấy giá trị ở 1 cộng với giá trị ở 2: 55.5 + 0.45 = 55.95mm

(1-ống trượt ; 2-ống xoay ; 3-Du xích 1mm ; 4-Đường chuẩn trên ống trượt ; 5Du xích 0.5mm)
1 VD khác:


Như hình: 12.5 + 0.16 = 12.66mm
3.3. Chọn lựa và bảo quản.
 Theo từng ứng dụng cụ thể như kích thước vật cần đo, kiểu đo ( kích thước
ngoài/ trong/ sâu…) chúng ta sẽ chọn loại Panme tương ứng.
 Phương pháp bảo quản

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 14


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

+ Chú ý tuyệt đối không làm rơi micrometer
- Khi mặt đo chạm vào chi tiết, dùng tay xoay núm xoay 3 lần
- Không được phép cầm thanh xoay để xoay khung
+ Sau khi sử dụng xong không xiết chặt 2 mặt đo mà để hở ra giữa 2 mặt đo
khoảng 1-2mm
+ Trong hộp đựng Micrometter luôn sẵn sàng túi chống ẩm
+ Sử dụng Panme xong phải cất trong hộp riêng biệt, không để thước lên các
dụng cụ khác hoặc để dụng cụ khác đè lên thước.
+ Không để bụi bẩn bám vào thước nhất là bụi kim loại.
+ Hết ca sử dụng phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ.
4. Thước thủy ( Level)
Kiểm tra cân bằng
theo phương đứng

Kiểm tra cân bằng
theo phương xiên
45o
Kiểm tra cân bằng
theo phương ngang

Hình 1.5 – thước thủy( Level
4.1.

Công dụng.
 Kiểm tra độ cân bằng của các chi tiết/ thiết bị / phụ kiện trong lắp đặt.
 Lấy dấu vẽ các đường thẳng song song với mặt dất, đường xiên 45 o, đường thẳng
đứng.
1.3. Cách sử dụng.
 Kiểm tra độ cân bằng theo phương ngang.
Quan sát bọt khí

Hình 1.6 – Kiểm tra cân bằng theo phương ngang
 Kiểm tra độ cân bằng theo phương đứng.
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 15


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh


Quan sát bọt
khí



Hình 1.7 – Kiểm tra cân bằng theo phương đứng
Kiểm tra độ cân bằng theo phương xiên 45o

Quan sát bọt khí

Hình 1.8 – Kiểm tra cân bằng theo phương xiên 45o
4.2.

Chọn lựa và bảo quản
 Theo từng ứng dụng cụ thể như kích thước vật cần đo, kiểu đo chúng ta sẽ chọn
loại Level tương ứng.
 Phương pháp bảo quản
+ Chú ý tuyệt đối không làm rơi Level
+ Sử dụng Level xong phải treo lên khu vực riêng biệt, không để thước lên các
dụng cụ khác hoặc để dụng cụ khác đè lên thước.

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 16


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam


Khoa Điện – Điện Lạnh

+ Không để bụi bẩn bám vào thước nhất là bụi kim loại.
+ Hết ca sử dụng phải lau chùi thước bằng giẻ sạch.
5. Thước góc
Thước đo góc vạn năng

Thước góc (90o/ 45o)

Hình 1.9 – Thước đo góc

Thước đo góc vạn năng

Thước đo góc hiển thị số

5.1.

Công dụng





5.2.

Kiểm tra góc độ của các chi tiết/ thiết bị / phụ kiện trong lắp đặt.
Lấy dấu vẽ các đường thẳng vuông góc, đường xiên…
Khai triển trong gia công chi tiết nguội
Xác định các góc độ để phục vụ gia công chi tiết.
Cách sử dụng

+ Kẹp trực tiếp vào vật cần kiểm tra để kiểm tra
độ vuông góc
+ Sử dụng cùng với mũi vạch dấu/ bút để xác định
các góc vuông, đường thẳng vuông góc với đường
cho trước
+ Tạo góc 45o/ đường phân giác của góc vuông.

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 17


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

+ Kẹp trực tiếp vào vật cần kiểm tra để kiểm tra
độ vuông góc và các góc bất kì ≤ 180o
+ Sử dụng cùng với mũi vạch dấu/ bút để xác định
các góc vuông, đường thẳng vuông góc với đường
cho trước và các góc bất kì ≤ 180o

+ Điều chỉnh vít vặn để kiểm tra vuông góc và xác định
các góc độ bất kỳ khi gia công các chi tiết sản phẩm.

5.3.

Chọn lựa và bảo quản

 Theo từng ứng dụng cụ thể như kích thước vật cần đo, kiểu đo chúng ta sẽ chọn
loại thước góc tương ứng.
 Phương pháp bảo quản
+ Chú ý tuyệt đối không làm rơi thước để tránh cong vênh, không chính xác khi
đo
+ Sử dụng thước góc xong phải treo lên khu vực riêng biệt, không để thước lên
các dụng cụ khác hoặc để dụng cụ khác đè lên thước.
+ Không để bụi bẩn bám vào thước nhất là bụi kim loại.
+ Hết ca sử dụng phải lau chùi thước bằng giẻ sạch.

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 18


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

BÀI SỐ 2
Tên bài: Dụng cụ cầm tay

MĐ14 – 02

Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức cơ bản để nhận dạng/
xác định và sử dụng một số dụng cụ cầm tay trong nghề Nguội/ Điện để ứng dụng vào
các môn học/ mô đun chuyên ngành Điện.
Mục tiêu bài học:

- Nhận dạng đúng các dụng cụ cầm tay theo chức năng/ công dụng của chúng.
- Chọn/sử dụng được các loại dụng cụ cầm tay phù hợp với công việc của nghề
điện.
- Thực hiện được các biện pháp an toàn khi sử dụng dụng cụ cầm tay.
Nội dung bài học:

Thời gian: 4h (LT: 3h; TH: 1h)

1. Kìm điện (Pliers)
1.1. Công dụng.
 Dùng cắt, nối, giữ, buộc dây dẫn điện, tạo đầu cáp/dây trong quá trình lắp đặt/
đấu nối dây.
1.2. Phân loại
 Kìm bằng:
+ Có 3 loại kìm bằng theo kích thước: 150mm,
175mm, 200mm.
+ Kiểm tra vỏ cách điện trước khi sử dụng kẹp/
nối dây đang mang điện.
+ Không để trầy xước/ rách lớp vỏ cách điện
của kìm.
 Kìm cắt
+ Có 3 loại kìm cắt theo kích thước: 150mm, 175mm,
200mm.
+ Dùng để cắt lõi dây, các dây dẫn dẻo, dây bọc cách
điện.
+ Kiểm tra vỏ cách điện trước khi sử dụng cắt các dây
đang mang điện.

 Kìm mỏ nhọn


+ Không để trầy xước/ rách lớp vỏ cách điện của kìm.
+ Dùng để uốn, giữ các lõi dây hoặc đưa
các lõi dây vào các vị trí hẹp.
+ Kiểm tra vỏ cách điện trước khi sử
dụng cắt các dây đang mang điện.
+ Không để trầy xước/ rách lớp vỏ cách
điện của kìm.

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 19


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam


Khoa Điện – Điện Lạnh

Kìm tuốt dây điện.
+ Dùng để tách lớp vỏ cách điện của các dây điện đơn
mềm có tiết diện nhỏ
+ Khi sử dụng chú ý các kích cỡ dây phù hợp được ghi
trên miệng kìm tuốt dây( 1.0mm2, 1.5 , 2.0, 2.5, 4.0 ….)

 Kìm bấm đầu cos

+ Sử dụng để tạo các đầu cáp/dây điện khi đấu nối với các thiết bị/khí cụ điện.
+ Trên miệng kìm bấm có ghi các kích thước tương ứng với kích cỡ dây/ cáp

điện, khi sử dụng phải tuân thủ theo các kích thước này để đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.
1.3. Chọn lựa và bảo quản.
 Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại kìm phù hợp
cho công việc.
 Không để chung các loại kìm cách điện với các dụng cụ cơ khí khác để tránh trầy
xước hoặc ướt lớp vỏ cách điện dẫn đến nguy hiểm khi sử dụng.
2. Tuốc – nơ – vít ( Screw Driver)
2.1. Công dụng
Dùng để vặn các vít khi tháo/lắp/ đầu dây cho các thiết bị hoặc khí cụ điện.
2.2. Phân loại
 Tuốc - nơ -vít cách điện

+ Sử dụng cho các công việc liên quan khi không ngắt được nguồn điện.
+ Về kích thước: có nhiều kích thước khác nhau (L100 mm, L150, L200,
L300…)
+ Về hình dạng đầu vặn: đầu dẹt, đầu 4 cạnh, đầu 8 cạnh, đầu 6 cạnh…
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 20


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

+ Về độ lớn( đường kính): Φ2; Φ3; Φ4; Φ5; Φ6; Φ8….
 Tuốc - nơ –vít thông thường( không cách điện)

+ Sử dụng cho các công việc liên quan khi ngắt được nguồn điện hoặc các
công việc cơ khí.
+ Các kích thước, hình dạng độ lớn tương đương với loại cách điện.

2.3. Chọn lựa và bảo quản.
 Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại Tuốc-nơvít phù hợp cho công việc.
 Không để chung các loại Tuốc-nơ-vít cách điện với các dụng cụ cơ khí khác để
tránh trầy xước hoặc ướt lớp vỏ cách điện dẫn đến nguy hiểm khi sử dụng.
3. Dụng cụ cơ khí
3.1. Công dụng.
 Dùng trong công việc tháo/ lắp hoặc cố định các thiết bị điện/ cơ khí.
3.2. Phân loại
 Cờ lê

 Các loại cờ lê cơ bản:
+ Loại hở
+ Loại vòng
+ Loại đui
+ Loại ống
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 21


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh


 Các loại cờ lê được phân chia theo số (đường kính miệng) qui định chung,
đơn vị tính là milimet (mm): 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13,14,17,19, 21, 24, 27,
30, 32, 36……
 Mỏ lết: thuộc loại cờ lê đặc biệt có thể điều chỉnh được độ rộng của miệng vặn.

 Kìm bấm
+ Sử dụng để giữ các bulon/ ống thép trong quá trình sửa chữa, lắp đặt thiết bị.

3.3. Chọn lựa và bảo quản.
 Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại cờ lê/ mỏ
lết phù hợp cho công việc.
 Sau khi sử dụng xong phải lau chùi sạch sẽ, tránh ẩm ướt làm gỉ sét dụng cụ.
 Sắp xếp các dụng cụ theo từng loại để dễ dàng khi sử dụng.
4. Uốn ống
4.1. Công dụng.
 Sử dụng để uốn ống trong khi lắp đặt ống luồn dây điện.
4.2. Phân loại
 Uốn ống nhựa( PVC Bending Spring)

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 22


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh


+ Lò xo uốn ống có nhiều kích cỡ khác nhau: Ф12, Ф16, Ф25, Ф32 …
+ Chọn loại tương ứng với kích cỡ ống nhựa để khi uốn ống không bị móp méo.
+ Sử dụng lực uốn tăng dần để ống nhựa kịp giãn nở, không bị gẫy.
 Uốn ống kim loại( Conduit Bender)

Dụng cụ uốn ống bằng thủy lực

Dụng cụ uốn ống bằng tay

Hình 2.1 – Uốn ống kim loại dùng dụng cụ uốn ống bằng tay
+ Sử dụng dụng cụ uốn ống kim loại dùng thủy lực để uốn các ống có kích thước, độ
dày lớn.
+ Sử dụng dụng cụ uốn ống kim loại bằng tay để uốn các ống nhỏ có đường kính <
30mm.
+ Các dụng cụ uốn ống kim loại thường lấy đơn vị theo hệ đo lường của Anh nên kích
thước ghi là inch( 25.4mm), VD: ½ inch, ¾ inch, 1”, 2” ……

4.3. Chọn lựa và bảo quản.
+ Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại uốn ống
phù hợp cho công việc.
+ Sau khi sử dụng xong phải lau chùi sạch sẽ, tránh ẩm ướt làm gỉ sét dụng cụ.
+ Sắp xếp các dụng cụ theo từng loại/ kích cỡ để dễ dàng khi sử dụng.
5. Máy khoan.
5.1. Công dụng
Sử dụng để khoan các lỗ trên các ứng dụng lắp đặt điện như gỗ, kim loại, tường
gạch, bê tông …
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ


Page 23


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

5.2. Phân loại
 Khoan bàn
+ Cấu tạo Hộp bảo vệ dây Curroa
Động cơ truyền động

Đầu lắp mũi khoan

Thân máy khoan

Giá đỡ vật gia công
Chân đế máy khoan

Hình 2.2 – Khoan bàn
+ Sử dụng

 Trước khi sử dụng máy khoan phải trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân:
giầy bảo hộ, kính, quần áo…
 Kiểm tra máy khoan trước khi vận hành để đảm bảo an toàn.
 Tùy theo độ dày của phôi và kích thước lỗ khoan để điều chỉnh tốc độ
khoan cho phù hợp (tốc độ khoan tỷ lệ nghịch với độ dày phôi và kích
thước lỗ khoan) bằng cách điều chỉnh dây Curroa để thay đổi tỷ số truyền
động của động cơ theo bảng hướng dẫn trên máy.
 Chuẩn bị nước để làm giảm nhiệt độ mũi khoan khi khoan các mũi khoan

lớn có thời gian khoan dài.
 Gia cố phôi chắc chắn trên giá đỡ để tránh tai nạn khi khoan.
 Trong khi khoan giữ tay với lực vừa đủ, không đè quá mạnh/ đột ngột làm
ảnh hưởng tới máy và lỗ khoan.
 Khoan cầm tay

Khoan pin

Khoan điện (thông thường)

Khoan bê tông

 Sử dụng trong việc lắp đặt điện như tháo lắp các vít, khoan lỗ để gắn thiết bị
….
 Trước khi sử dụng máy khoan phải kiểm tra độ cách điện của máy: dây dẫn
điện, vỏ máy…
MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 24


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

 Chọn mũi khoan/ chế độ khoan phù hợp với công việc/ ứng dụng; VD:mũi
khoan Φ8, chế độ khoan sắt
 Đeo bao tay cách điện khi sử dụng máy khoan để đảm bảo an toàn điện.

 Không sử dụng dây dẫn điện của máy khoan để xách/ kéo máy khoan di
chuyển.
 Sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ máy và cất vào hộp bảo quản.
5.3. Chọn lựa và bảo quản.
 Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại máy khoan
phù hợp cho công việc.
 Sau khi sử dụng xong phải lau chùi sạch sẽ, tránh ẩm ướt làm gỉ sét dụng cụ.
 Sắp xếp các dụng cụ theo từng loại/ kích cỡ để dễ dàng khi sử dụng.
6. Máy mài/ cắt.
6.1. Công dụng.
 Mài các cạnh phôi/ mối hàn khi gia công; cắt thép định hình, ống kim loại khi
lắp đặt…
6.2. Phân loại.
a. Máy mài
 Máy mài gắn cố định
+ Cấu tạo
Động cơ
điện
Nắp bảo vệ
Đá mài mịn
Tấm chắn tia lửa
Đá mài thô
Chân đế
Công tắc điện

+ Sử dụng

 Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: bao tay,
tạp dề, kính ….
 Chuẩn bị chỗ thao tác gọn gàng, vệ sinh.

 Kiểm tra máy trước khi vận hành.
 Chọn đá mài theo ứng dụng: mài phá thì
chọn đá thô, mài chi tiết chọn đá mịn.
 Vệ sinh sạch sẽ máy sau khi vận hành.

 Máy mài cầm tay

MĐ 14 - Mô đun Kỹ thuật nguội

Ks: Nguyễn Văn Vụ

Page 25


×