Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu ôn thi môn Quan hệ quốc tế cao cấp chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.65 KB, 6 trang )

Câu 1: Phân tích vai trò của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế giai
đoạn 1945-1991
Trả lời
Thứ nhất, khái quát về phong trào cộng sản QT
Sự ra đời
- PTCS quốc tế là sản phẩm của trình đấu tranh của g/c công nhân chống chế độ
áp bức bóc lột và XD Xã hội mới – XH không còn chế độ người bóc lột người.
- PT ra đời là sản phẩm tất yếu của quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác của
g/c vô sản, được thể hiện qua phong trào công nhân quốc tế, là sự kết hợp nhuần
nhuyễn CN Mác với PT công nhân quóc tế.
Khái quát quá trình vận động
- G/c vô sản quốc tế hình thành vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII và là sản phẩm
của nền đại công nghiệp.
- Đến những năm 40 của TK XIX, sự phát triển của PT công nhân đã đặt ra đòi
hỏi bức bách cần có lý luận khoa học – cách mạng dẫn đường. CN M-L ra đời đã đáp
ứng được đòi hỏi ấy.
- Tháng 11/1917, CM tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi; đã mở ra thời đại mới
– thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
- Từ 1917 đến 1945, PTCS quốc tế phát triển mạnh mẽ khắp các châu lục, với
vai trò là trung tâm của thời đại mới.
- Từ sau chiến tranh TG đến những năm 70 của TK XX, phát triển và trở thành
một trong những lực lương chính trị, tư tưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất TG.
- Từ thập kỷ 80 của TK XX lâm vào thời kỳ khủng hoảng nặng nề; sau đó, một
loạt quốc gia XHCN lần lượt chấm dứt tồn tại.
- Sau khủng hoảng, 1 số quốc gia còn lại thực hiện cải cách, đổi mới thopats khỏi
khủng hoảng và hiện đang phát triển như: TQ, VN
Thứ hai, vai trò của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế giai đoạn
1945-1991: 3
Một là: đưa CNXH khoa học thành CNXH hiện thực; Hình thành hệ thống các
nước XHCN trên thế giới
- Thành công của CM tháng Mười Nga, biến CNXH khoa học thành CNXH hiện


thực. Hệ thống XHCN thế giới được mở rộng từ 1 nước, trở thành 1 lực lượng TG
hùng hậu với 15 quốc gia, chiếm 26% diện tích và 32% dân số toàn cầu; có thực lực
quân sự, kinh tế hùng mạnh đối trọng 1 cách hữ hiệu với CNTB, CNđế quốc trên phạm
vi toàn cầu.
- Thành công của hệ thống các nước XHCN về mọi mặt kinh tế, KHKT…cũng
như tính ưu việt trong chính sách XH đã buộc CNTB phải điều chỉnh về chiến lược,
chính sách phát triển kinh tế - XH. Buộc CNTB, CNĐQ phải thừa nhạn nguyên tắc
cùng tồn tại hòa bình giữa các dân tộc, tôn trọng chủ quyền quốc gia, sự bình đẳng,
không can thiệp vào công việc của nhau trong quan hệ quốc tế.
Hai là, thể hiện vai trò đi đầu là chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc


- Định hướng cho PT GPDT: Trên cơ sở những tư tưởng khoa học và cách mạng,
giúp cho nhiều Đảng CS các nước thuộc địa nắm bắt thời cơ lịch sử để lãnh đạo CM
trong nước đấu tranh lật đổ chính quyền thực dân PK và thiết lập nhà nước XHCN.
- Tạo ra xu hướng kết hợp giữa ĐLDT và CNXH: Sự kết hợp PTCS quốc tế với
PT giải phóng dân tộc tạo thành 1 xu hướng vận động của XH loài người trong thời đại
ngày nay là ĐLDT gắn liền với CNXH.
Ba là, góp phần vào công cuộc vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội
- Tích lũy bài học kinh nghiệm đấu tranh: Thông qua thực tiễn đấu tranh, PTCS
quốc tế tích lũy được những bài học thành công và thất bại, những kinh nghiệm lịch sử
làm phong phú thêm học thuyết M-L.
- Là người lãnh đạo là chỗ dựa tin cậy của PT: các Đảng CS và CN thực sự là
người lãnh đạo, là chỗ dựa tin cậy của các dân tộc trong đấu tranh vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ, tiến bộ XH và CNXH.
Câu 2: Từ thực trạng của các nước XHCN hiện nay, đồng chí hãy phân tích
để làm rõ thành công của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong quá trình đổi mới,
cải cách và xây dựng CNXH. Đồng chí thu nhận được gì cho địa phương, đơn vị
mình đang công tác.
Trả lời

Thứ nhất, khái quát về phong trào cộng sản QT
Sự ra đời
- PTCS quốc tế là sản phẩm cuarquas trình đấu tranh của g/c công nhân chống
chế độ áp bức bóc lột và XD Xã hội mới – XH không còn chế độ người bóc lột người.
- PT ra đời là sản phẩm tất yếu của quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác của
g/c vô sản, được thể hiện qua phong trào công nhân quốc tế, là sự kết hợp nhuần
nhuyễn CN Mác với PT công nhân quóc tế.
Khái quát quá trình vận động
- G/c vô sản quốc tế hình thành vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII và là sản phẩm
của nền đại công nghiệp.
- Đến những năm 40 của TK XIX, sự phát triển của PT công nhân đã đặt ra đòi
hỏi bức bách cần có lý luận khoa học – cách mạng dẫn đường. CN M-L ra đời đã đáp
ứng được đòi hỏi ấy.
- Tháng 11/1917, CM tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi; đã mở ra thời đại mới
– thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
- Từ 1917 đến 1945, PTCS quốc tế phát triển mạnh mẽ khắp các châu lục, với
vai trò là trung tâm của thời đại mới.
- Từ sau chiến tranh TG đến những năm 70 của TK XX, phát triển và trở thành
một trong những lực lương chính trị, tư tưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất TG.
- Từ thập kỷ 80 của TK XX lâm vào thời kỳ khủng hoảng nặng nề; sau đó, một
loạt quốc gia XHCN lần lượt chấm dứt tồn tại.


- Sau khủng hoảng, 1 số quốc gia còn lại thực hiện cải cách, đổi mới thoát khỏi
khủng hoảng và hiện đang phát triển như: TQ, VN, Cu ba…
- Hiện nay, thông qua các cuộc cải cách, đổi mới về đướng lối chiến lược, sách
lược, các Đảng CS trong các nước XHCN còn lại đã lãnh đạo đất nước vượt qua khó
khăn để tồn tại và từng bước phát triển. Những mưu toan xóa bỏ CNXH trong thế kỷ
XX của các nước thế lực thù địch, phản động, đế quốc đã thất bại.
Thứ hai, thực trạng của các nước XHCN

Một là: Cải cách, mở cửa của Trung Quốc.
- Đảng CS TQ hiện giữ vững vai trò lãnh đạo sự nghiệp cải cách, mở cửa, XD
CNXH đặc sắc TQ.
- Trong tư duy lý luận, TQ đã có những đột phá quan trọng, đó là việc đưa ra
những lý luận về kinh tế thị trường; về giai đoạn đầu của CNXH..
- Cuộc cải cách và mở cửa của TQ đến nat đã đạt được những kết quả to lớn:
tổng GDP đứng thứ 2 TG sau Mỹ; tốc độ tăng trưởng GDP dẫn đầu TG; địa vị và ảnh
hưởng của TQ ngày càng tăng trên trường quốc tế.
Hai là, đổi mới của Việt Nam
- Về thực tiễn: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-XH; có sự thay đổi cơ bản, toàn
diện trên các lĩnh vực; vị thế trên trường qwuoocs tế không ngừng được nâng lên.
- Về lý luận: nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ
hơn.
Ba là, tình hình của các nước CNDCND Lào, Cu Ba, CHDCND Triều Tiên
- Lào: Đổi mới trên cơ sở “…chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế hàng
hóa, vận dụng cơ chế thị trường, tăng cường quản lý nhà nước, mở rộng hội nhập, hợp
tác”. Thay đổi toàn diện về vật chất, tinh thần; nâng cao vị thế trong KV, quốc tế.
- Cu ba: Thực hiện cải cách. Đạt nhiều thành tựu trong kinh tế, VHXH…
- Triều Tiên: Nhìn chung, chính sách kinh tế của Triều Tiên đã có những bước đi
đổi mới và thu được những thành quả bước đầu. Với quyết tâm và nỗ lực đổi mới của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Triều Tiên, nền kinh tế của Triều Tiên sẽ có thêm sức
mạnh để đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong những năm tới.
Thứ ba, đánh giá thành công của các ĐCS khu vực các nước XHCN
- Từng bước đấu tranh để trụ vững và phát triển: những thành tựu cải cách, đổi
mới của các ĐCS khu vực các nước XHCN là 1 thực tế sinh động, đã chứng minh cho
sức sống và khả năng đổi mới để đi lên CNXH.
- Tìm tòi, sáng tạo mô hình xây dựng CNXH phù hợp với điều kiện thực tiễn mỗi
nước. Sự tìm tòi, khai phá con đường đi lên XHCN của các Đảng CS cầm quyền là 1
đóng góp có giá trị cả về lý luận và thực tiễn cho việc phát triển CNXH, CN M-L trong
hoàn cảnh mới; góp phần tìm kiếm những phương thức hoạt động hiệu quả của PT hiện

nay.
+ Lãnh đạo đất nước thu được nhiều thành công trên các lĩnh vực toàn diện về
kinh tế, chính trị, VHXH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Từ đó, góp phần không nhỏ
tăng cường thế và lực trên trường QT.
Liên hê cho địa phương


Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng
phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”(Đảng
Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
quốc gia - Sự thật, H. 2011, tr.68).
Từ những đặc điểm cơ bản và xu hướng vận động của CNTB hiện đại, đồng
chí hãy phân tích để làm rõ nhận định trên.
Câu hỏi này không làm theo đề cương đáp án; chỉ trình bày theo ý hiểu, nên các
đ/c chỉ dùng để tham khảo!
Trả lời
1. Đặc điểm của CNTB ngày nay (hay chính là sự điều chỉnh của CNTB ngày
nay).
* Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất
Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ.
Nó khởi nguồn từ các nước phương Tây là bước nhảy vọt mang tính lịch sử to lớn của
sự phát triển KH-KT, là kết quả của sự tích luỹ KH-KT lâu dài của các nước TBCN
Thứ hai, giáo dục được tăng cường và tố chất của người lao động được nâng cao
rõ rệt.
Thứ ba, kinh tế tăng trưởng nhanh, năng suất lao động được nâng cao.
* Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển dịch từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế
tri thức
Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức và kĩ thuật đã cao hơn các yếu tố như
nguồn tài nguyên tự nhiên,…và trở thành yếu tố quan trọng nhất. Sáng tạo kĩ thuật và
sáng tạo cơ chế đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của kinh tế tri thưc. Cùng với

sự chuyển đổi loại hình kinh tế, kết cấu ngành nghề của CNTB cũng được điều chỉnh
và nâng cấp hơn, chuyển dịch sang dịch vụ hoá và công nghệ cao hoá
* Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp
Thứ nhất, quan hệ sở hữu có những thay đổi biểu hiện nổi bật là sự phân tán
quyền nắm cổ phiếu tăng lên
Thứ hai, kết cấu giai cấp cũng có những biến đổi lớn. Các giai cấp, tầng lớp,
đoàn thể xã hội và tập đoàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Nổi bật là sự xuất hiện
của tầng lớp trung lưu hay còn gọi là giai cấp trung sản, chiếm 40-50%. Trên thực tế,
phần lớn trong số này có cổ phiếu hoặc một phần vốn rất nhiều trong số họ là phần tử
tri thức hoặc nhân viên chuyên ngành có địa vị nghề nghiệp khá tốt, đã không còn là
giai cấp vô sản theo quan niệm truyền thống nữa.
Thứ ba, thu nhập bảng tiền lương của người lao động cũng có
được mức tăng trưởng khá lớn
* Thể chế kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn
Thứ nhất, doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, xoá bỏ hệ thống tập trung quá
lớn quyền lực, thay thế bằng hệ thống kiểu mạng lưới phân quyền.
Thứ hai, dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất. Doanh nghiệp
thiết lập hệ thống sản xuất linh hoạt.


Thứ ba, thực hiện cải cách quản lý lao động, lấy con người làm gốc, yêu cầu đối
với công nhân chủ yếu không phải là thể lực mà phải có kỹ năng và tri thức cao hơn, để
họ phát huy tính chủ động và sang tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động và tăng
cường thế cạnh tranh của DN.
Thứ tư, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, xuất hiện xu thế loại hình lớn
hoá và nhỏ hoá cùng hỗ trợ lẫn nhau và cùng tồn tại. Các DN lớn đã không ngừng mở
rộng ưu thế về quy mô, tăng cường sức mạnh thị trường của công ty. Đồng thời, các
DN nhỏ cũng linh hoạt hơn và phát triển mạnh mẽ làm cho kinh tế TBCN có sức sống
và hiệu quả cao
* Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường

Thứ nhất, kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, nhằm nâng
cao sức cạnh tranh tổng thể của quốc gia.
Thứ hai, sự lựa chọn chính sách thực dụng: Những năm 90 của thế kỉ XX, Mỹ
hay châu Âu áp dụng chính sách “Con đường thứ ba”, dung hoà quan niệm giá trị
truyền thống và chủ trương chính trị của chủ nghĩa tự do với một số biện pháp của chủ
nghĩa bảo thủ mới
* Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống
kinh tế CNTB, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hoá
Các công ty xuyên quốc gia là các công ty tư bản độc quyền, bành trướng thế lực
ra nước ngoài. Hiện tại, các công ty xuyên quốc gia được nhà nước ở các nước TBCN
nâng đỡ, thông qua trực tiếp đầu tư ra nước ngoài trên quy mô lớn, các công ty xuyên
quốc gia mua và thôn tính các tài sản ở nước ngoài, không ngừng tăng cường thực lực,
mở rộng thị trường
* Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường.
Những năm gần đây, hợp tác và phối hợp quốc tế được tăng cường rõ rệt, hiệu
quả không ngừng được nâng cao như sự phối hợp giữa các nước tư bản về chính sách
tài chính, tiền tệ sau sự kiện 11/09/2001, sự phối hợp giữa Mỹ, EU và Nhật để tìm lối
thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên quy mô toàn cầu năm 2008
2. Mặc dù CNTB có sự thay đổi và điều chỉnh nhưng bản chất không thể thay
đổi, không thể điều hoà được những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng KH-KT và công nghệ, trong giai đoạn mà
lực lượng sản xuất có bước phát triển mạnh mẽ cả về tính chất và trình độ, làm cho
quan hệ sản xuất TBCN có sự biến đổi thích ứng. Từ đó làm nảy sinh những đặc điểm
mới, đồng thời làm cho mâu thuẫn của CNTB ngày càng thêm gay gắt, tạo tiền đề vật
chất cho sự phủ định của nó
Nguyên nhân: Do CNTB chứa đựng những mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa
tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân
TBCN về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn tư bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn
cụ thể sau
- Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động

Mâu thuẫn này thể hiện trong sự phân cực giàu nghèo và tình trạng bất công xã
hội tăng lên. Sự bần cùng hoá tuyệt đối lẫn tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang


tồn tại. Thu nhập của 358 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập hàng năm của hơn
45% dân số thế giới
Trong xã hội tư bản ngày nay, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hôi đang ngày
càng gia tăng và phổ biến
- Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc
Ngày nay, mâu thuẫn này được chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm
phát triển bị lệ thuộc với những đế quốc, trở thành mâu thuẫn giữa các nước và tầng lớp
thượng lưu giàu có
- Mâu thuẫn giữa các nước TBCN với nhau, chủ yếu là giữa 3 trung tâm kinh tế
chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia
- Mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH
Đây là mâu thuẫn xuyên suốt thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi
toan thế giới. Do điều kiện quốc tế thay đổi, do giữa một số nước TBCN và XHCN đã
thiết lập quan hệ chính thức về mặt nhà nước, có quan hệ vừa hợp tác lại vừa đấu tranh
về nhiều mặt nên mâu thuẫn này được biểu hiện dưới hình thức mời, chủ yếu bằng
“diễn biến hoà bình” và chống lại “diễn biến hoà bình”.
 Những mâu thuẫn trên đây cho thấy phương thức sản xuất TBCN sẽ bị thủ
tiêu và một số phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ
ra đời và phủ định phương thức sản xuất TBCN. Và những điều chỉnh mới của CNTB
cho thấy CNTB vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển dù không phải là vĩnh hằng. Vì vậy có
thể khẳng định rằng: CNTB đang có sự điều chỉnh nhưng nó không thể vượt qua được
giới hạn lịch sử của nó. Đúng như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng
Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng
về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”.




×