Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

ĐỊNH KHUÔN ĐỊNH KIẾN KỲ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.71 KB, 31 trang )

CÂU CHUYỆN MỞ ĐẦU










Khái niệm
• Định kiến là một trong những hiện tượng tâm lý xã
hội đặc trưng của nhóm, phản ánh đời sống tâm lý
phức tạp trong mối quan hệ ứng xử và giao tiếp của
con người. Ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ mối tương tác
nào ta cũng có thể bắt gặp định kiến. Định kiến giữa
cá nhân này với cá nhân khác, giữa nhóm người này
với nhóm người khác, giữa dân tộc này với dân tộc
khác... (Theo Lã Thu Thuỷ - viện tâm lý học xã hội)


• Theo J.P Chaplin định kiến là thái độ tích cực
hoặc tiêu cực được hình thành trên cơ sở của
các yếu tố cảm xúc, là niềm tin một cách
không thiện cảm làm cho chủ thể có cách nghĩ
hoặc cách ứng xử tương tự đối với người
khác.


• Theo Kramer (1949) và Mann (1959) định kiến


là một thành tố của nhận thức, tình cảm, hành
vi. Nó là biểu hiện của trí tuệ, nó khơi dậy tình
cảm hoặc xúc cảm của con người, là sự thực
thi những suy nghĩ của mình về người khác
bằng những hành vi cụ thể.


• Fischer cho rằng định kiến có thể được định
nghĩa như những thái độ của cá nhân bao hàm
sự đánh giá một chiều. Sự đánh giá đó thường
là tiêu cực đối với cá nhân hoặc nhóm tuỳ
theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói
cách khác định kiến là một loại phân biệt đối
xử. Định kiến bao gồm hai thành tố chính đó
là nhận thức và ứng xử.


Thái độ định kiến gồm ba thành tố: nhận thức, xúc
cảm và hành vi. Thành tố xúc cảm được gọi là định
kiến, thành tố nhận thức (cũng là yếu tố duy trì thái
độ định kiến) được gọi là định khuôn còn thành tố
hành vi được gọi là kỳ thị.
Các tài liệu tâm lý học xã hội thường dùng một
thuật ngữ định kiến để bao hàm cả ba thành tố trên
(Knud S. Larsen và Lê Văn Hảo: 2010, tr. 256).


Nguồn gốc xã hội của định kiến
• Định kiến bắt nguồn từ sự bất bình đẳng xã hội. Định
kiến là một kiểu hợp lý hoá sự bất bình đẳng xã hội.

• Định kiến xã hội bắt nguồn từ những biểu tượng xã hội.
(Nhà tâm lý học da đen Mamie Clack đã tiến hành một
nghiên cứu khá thú vị về biểu tượng xã hội ở trẻ em da
đen Mỹ).
• Xã hội hóa và sự xuất hiện định kiến (tập quen)


Chức năng
• Dựa vào đặc tính quy gán các đặc điểm là phổ biến cho toàn
bộ một nhóm, định kiến giúp ta đơn giản hóa thế giới bên
ngoài, tạo ra sự thuận tiện trong việc hiểu rõ một cá nhân
trong nhóm đối tượng và từ đó, dự phòng những phản ứng
trước khi tương tác với người đó.
• Thông qua định kiến, các định khuôn được truyền tải và xã
hội hóa thông qua phương tiện truyền thông đại chúng,
thông qua truyền thống và hệ giáo dục.


Giải pháp
• Có thể nêu ra một số cách thức tác động nhằm thay
đổi định kiến như sau:
1. Thay đổi cách thức giáo dục trẻ
2. Loại bỏ một số chuẩn mực không phù hợp
3. Khắc phục hiện tượng bất bình đẳng xã hội.
4. Thay đổi một số chính sách ở cấp vĩ mô.
5. Tuyên truyền giáo dục những kiến thức và hiểu
biết đúng đắn cho đông đảo quần chúng nhân dân.


định khuôn


ĐỊNH KHUÔN


Định khuôn: thành tố nhận thức
• Tất cả các thái độ đều có một cấu trúc nhận
thức hỗ trợ chúng. Trường hợp các thái độ
mang tính định kiến, ta gọi chúng là các định
khuôn.
• Khi đã được hợp thành một cách chặt chẽ, các
định khuôn rất khó thay đổi. Các thông tin trái
chiều được coi là ngoại lệ, những gì định
khuôn đặt ra mới là “qui luật”.


• Định khuôn bỏ qua những điểm chung về
năng lực giữa các nhóm dân tộc và các điểm
khác nhau giữa các cá nhân.
• Định khuôn hạn chế tiềm năng của tất cả các
nhóm. Nạn nhân của định khuôn thường đi
đến chấp nhận niềm tin phổ biến.
• Các định khuôn về giới cũng làm hạn chế tiềm
năng của cả đàn ông và phụ nữ.


• Tác động của định khuôn vượt xa khía cạnh
nhận thức.
• Những định khuôn duy trì sự tồn tại của định
kiến, định khuôn ủng hộ kỳ thị.
• Định khuôn tạo ra hiện tượng “dự báo tự

thành ( self-fulfilling prophecy)” khi nạn nhân
ứng xử theo mong đợi xã hội.


• Định khuôn giúp con người quyết định nhanh
hơn, thời gian phản ứng ngắn hơn
• Tuy nhiên, chính vì định khuôn là sự khái quát
hóa, nó hạn chế xu hướng xem xét các khác
biệt và biến thể cá nhân. Nó tạo ra những sự
kỳ thị không đáng có và mối quan hệ trong
cách nhận thức của một cá nhân.


• Định khuôn rất khó thay đổi nên chỉ có cách
tiếp xúc và quan hệ có chất lượng mới có hiệu
quả.
• Phải cung cấp các thông tin trái chiều liên tục
và lâu dài làm thay đổi nhận thức và tư duy.


Kỳ thị


Kỳ thị là gì?
• “Kỳ thị là hiện tượng mà một cá nhân (hoặc
một nhóm người) có những thuộc tính khác
biệt và không được chấp nhận bởi các nhóm
xã hội thường là đa số và thống trị và bị chối
bỏ vì những thuộc tính đó”
• (nguồn: forum.hiv.com.vn)



×