Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất trong ngành ô tô của các doanh nghiệp sản xuất việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ....................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỰA
CHỌN NHÀ CUNG CẤP .......................................................................................10
1.1. Các khái niệm về chuỗi cung ứng và lựa chọn nhà cung cấp........................10
1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng .............................................10
a. Định nghĩa .................................................................................................10
b. Các thành phần trong chuỗi cung ứng ......................................................11
1.1.2. Lựa chọn nhà cung cấp ............................................................................12
a. Đấu thầu.....................................................................................................13
b. Lựa chọn nhà cung cấp tham gia vào chuỗi cung ứng ..............................14
1.2. Lựa chọn nhà cung cấp tham gia vào chuỗi cung ứng ..................................15
1.2.1. Tính chất của một nhà cung cấp phù hợp ................................................16
a. Khả năng cạnh tranh và Dịch vụ khách hàng ...........................................17
b. Tích hợp .....................................................................................................18
c. Hợp tác .......................................................................................................18
d. Nền tảng hoạt động ....................................................................................19
1.2.2. Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng .........................................................19
a. Sự tin tưởng của NCC ................................................................................21
b. Trách nhiệm của NCC ...............................................................................24
c. Khả năng linh hoạt của NCC .....................................................................25
d. Chi phí vận hành hoạt động cung ứng .......................................................28
HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

1




TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

e. Năng lực quản lý của NCC ........................................................................29
1.2.3. Các tiêu chí khác ......................................................................................30
a. Phản hồi về doanh nghiệp .........................................................................30
b. Văn hóa ......................................................................................................30
c. Yếu tố địa lý ...............................................................................................31
d. Yếu tố Chính trị xã hội ...............................................................................31
1.3. Quy trình, phương pháp lựa chọn nhà cung ứng ...........................................31
1.3.1. Giai đoạn đánh giá, lựa chọn tổng quát...................................................31
1.3.2. Giai đoạn đánh giá chi tiết và đưa ra quyết định lựa chọn .....................32
1.3.3. Giai đoạn đánh giá dịch vụ cung ứng và điều chỉnh thay đổi..................33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA NHÀ SẢN
XUẤT VÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CUNG ỨNG NỘI ĐỊA TRONG
NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM ..........................................................34
2.1. Tổng quan ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ................................................34
2.2. Chuỗi cung ứng cho ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam .................................39
2.2.1. Mô tả về các doanh nghiệp cung ứng cho hoạt động sản xuất ô tô ở Việt
Nam ..................................................................................................................39
2.2.2. Vai trò của nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô .........................43
2.2.3. Các sự khác biệt trong lựa chọn nhà cung cấp của một số doanh nghiệp ô
tô hàng đầu .........................................................................................................45
2.3. Điều tra, khảo sát ...........................................................................................46
2.3.1. Phiếu điều tra phát tới DNSX ô tô ............................................................51
2.3.2. Phiếu điều tra phát tới DN đang là NCC cho các DNSX ô tô .................56
2.3.3. Phiếu điều tra phát tới doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam có khả

năng/năng lực trở thành nhà cung cấp cho hoạt động sản xuất ô tô .................65
HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

2.3.4. Nhận xét, đánh giá chung .........................................................................71
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA
NHÀ SẢN XUẤT VÀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CUNG ỨNG NỘI
ĐỊA TRONG NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM ..................................78
3.1. Định hướng chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam................................78
3.2. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam......78
3.3. Đề xuất một số giải pháp ...............................................................................80
3.3.1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất ô tô ...................................80
3.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp hiện đang cung ứng cho các doanh
nghiệp sản xuất ô tô............................................................................................83
3.3.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có khả năng trở
thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô ..................................89
3.3.4. Nhóm giải pháp đối với các Hiệp hội, cơ quan quản lý thị trường..........97
3.3.5. Giải pháp tới từ Cơ quan quản lý nhà nước ............................................99
KẾT LUẬN ............................................................................................................101
THAM KHẢO .......................................................................................................103

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

3



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN

: Doanh nghiệp

DNSX

: Doanh nghiệp sản xuất

DNPT

: Doanh nghiệp phụ trợ

DNHT

: Doanh nghiệp hỗ trợ

NCC

: Nhà cung cấp

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


MMTB

: Máy móc thiết bị

NVL

: Nguyên vật liệu

KHCN

: Khoa học công nghệ

BTP

: Bán thành phẩm

TP

: Thành phẩm

PGĐ

: Phó Giám Đốc

GĐSX

: Giám Đốc Sản xuất

CBQL


: Cán bộ quản lý

SCOR

: Supply Chain Operations Reference

WTO

: World Trade Organization

TPP

: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement

VAMA

: VietNam Automobile Manufacturer’s Association

APEC

: Asia-Pacific Economic Cooperation

VDF

: VietNam Development Forum

TMV

: Toyota Motor VietNam


VPIC1

: Viet Nam Precision Industrial No.1 Co., Ltd.

EMTC

: Export Machinical Tool., JSC

TPS

: Toyota Production System

JIT

: Just in time

TPM

: Total Productive Maintenance

VCCI

: VietNam Chamber of Comerce and Industry

VINASME : VietNam Small and Medium-Sized Enterprises

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

4



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng biểu:
Bảng 1.1 – Các tiêu chí để đánh giá NCC ở các khía cạnh khác nhau .................... 21
Bảng 2.1 – Đơn vị cung ứng linh kiện nội địa và xuất khẩu của Toyota ................. 40
Bảng 2.2 – Một số nhà cung ứng cấp 1 của Toyota ................................................. 41
Bảng 2.3 – Các tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng trở thành NCC cho các DNSX ô
tô Việt Nam .............................................................................................................. 50
Bảng 2.4 – Một số linh kiện ô tô nội địa do VPIC1 cung cấp ................................. 58
Bảng 2.5 – Một số phụ kiện nội địa cho ô tô do EMTC cung cấp ........................... 58
Bảng 2.6 – Một số loại ắc quy nội địa cho ô tô do Pinaco cung cấp ....................... 59
Bảng 2.7 – Tổng ý đánh giá các đối tượng phỏng vấn theo tiêu chí ........................ 77
Hình vẽ:
Hình 1.1 – Các thành phần trong một chuỗi cung ứng ............................................ 11
Hình 1.2 – Sơ đồ các cấp độ nhà cung cấp .............................................................. 12
Hình 1.3 – Ảnh hưởng của chiến lược tới việc thiết lập các thành phần trong chuỗi
cung ứng ................................................................................................................... 16
Hình 1.4 – Yếu tố ảnh hưởng đến Tỷ lệ hoàn thành xuất sắc đơn hàng .................. 22
Hình 1.5 – Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành đơn hàng .................... 24
Hình 1.6 – Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng linh hoạt của doanh nghiệp khi có
biến động nội bộ hoặc từ phía khách hàng ............................................................... 27
Hình 2.1 – Sản lượng ô tô Việt Nam so với 05 quốc gia sản xuất ô tô lớn trên thế
giới tính đến hết năm 2014 ....................................................................................... 35
Hình 2.2 – Vị trí ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong khu vực tính đến hết năm
2014 .......................................................................................................................... 35

Hình 2.3 – So sánh cơ cấu chí phí sản xuất Inova tại Việt Nam và Indonesia ........ 36
Hình 2.4 – Doanh số bán hàng của các công ty ô tô tại Việt Nam năm 2014 ......... 38
Hình 2.6 – Chuỗi giá trị ngành ô tô Việt Nam ......................................................... 39
Hình 2.7 – Tỷ lệ nội địa hóa xe ô tô các nước khu vực Đông Nam Á tính đến hết
năm 2014 .................................................................................................................. 41
HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Hình 2.8 – Phạm vi ngành công nghiệp hỗ trợ cho hoạt động sản xuất .................. 44
Hình 2.9 – Mức độ khả năng trở thành NCC cho DNSX ô tô của các đơn vị sản
xuất của Việt Nam .................................................................................................... 71
Hình 3.1 – Hệ thống chuỗi giá trị ............................................................................. 82
Hình 3.2 - Kết quả cải tiến dây chuyền khoan taro .................................................. 86
Hình 3.3 – Kết quả cải tiến kho linh kiện ................................................................ 87
Hình 3.4 – Quan điểm tác động đến lợi nhuận thông qua chi phí ........................... 91
Hình 3.5 – Tồn kho làm triệt tiêu động lực cải tiến ................................................. 92

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

LỜI MỞ ĐẦU
Một quốc gia có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ giúp tăng khả năng
cạnh tranh của quốc gia đó. Tại Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những ưu tiên hàng
đầu của Đảng và Chính phủ. Trong đó, các DNPT cho ngành sản xuất ô tô trong
nước luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các Cơ quan chức năng liên quan.
Trong Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn năm 2020 là tỷ lệ nội địa hóa đối với các loại xe du lịch cao cấp
phấn đấu đạt 20-25% vào năm 2005 và 40-45% vào năm 2010. Tuy nhiên tại những
mốc thời gian này, tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu là thấp, chưa như mong muốn.
Vào đầu năm 2014, ngày 16/07/2014, chiến lược phát triển ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (1168/QĐ-TTg) được
Chính phủ phê duyệt. Tiếp đó ngày 24/07/2015, Quyết định phê duyệt quy hoạch
phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(1211/QĐ-TTg) được thông qua. Đây là minh chứng cho việc tái khẳng định quan
điểm của Chính phủ về việc phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong đó
nhấn mạnh vai trò của ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ là rất quan
trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia, tạo điều kiện cho công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, với tình hình nội
địa hóa ngành thấp như hiện tại thì rất khó để đạt được mục tiêu như chiến lược đề
ra. Cụ thể, tỷ lệ nội địa hóa xe con hiện nay của Thaco mới chỉ dừng ở con số 1518%, Toyota Việt Nam là 37% đối với riêng dòng xe Inova (Các dòng xe khác, tỷ lệ
này thấp hơn) và đối với dòng xe tải của Thaco là 33%, Vinaxuki là 50% (Nguồn:
Bộ Công Thương, Tọa đàm Đối thoại chính sách phát triển ngành Công nghiệp ô
tô). Hoạt động thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ cho hoạt động sản xuất ô tô
trong nước là hết sức cần thiết, với những chính sách và những ý tưởng nhằm giúp
các DNSX của Việt Nam nâng cao năng lực của mình tập trung vào những yếu
tố/giá trị cốt lõi mà các DNSX ô tô quan tâm, bên cạnh đó là tạo môi trường hợp tác


HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

thuận lợi để tăng khả năng hợp tác, phối hợp thành công giữa các DNSX ô tô và các
DNPT Việt Nam là những nhà cung cấp tiềm năng.
Nguồn: Bộ Công Thương, 27/04/2015, Tái khẳng định quan điểm của Chính phủ về
phát triển ngành công nghiệp ô tô
Luận văn với đề tài: “Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trở
thành NCC cho các DNSX ô tô của các DNSX Việt Nam” hy vọng sẽ giúp DNSX ô
tô và các DNSX Việt Nam có được cái nhìn toàn cảnh tình hình hoạt động cung ứng
trong ngành công nghiệp ô tô. Qua đó, có được thông tin và ý tưởng để tăng cường
khả năng hợp tác thành công, cụ thể là: các DNSX ô tô có thể lựa chọn được NCC
ưng ý hơn; các DNSX của Việt Nam có thể đánh giá được mình đã, đang làm được
gì và sẽ phải tiếp tục làm gì để có thể trở thành NCC cho các DNSX ô tô; các cơ
quan chức năng cần tạo điều kiện môi trường kinh doanh và hợp tác ra sao để các
DNSX ô tô và các DNPT Việt Nam có thể tìm đến được với nhau.
Luận văn đi vào nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động lựa
chọn đối tác trong chuỗi cung ứng nói chung và lựa chọn NCC nói riêng. Qua việc
nghiên cứu nhằm đưa ra một bộ tiêu chí phục vụ cho quá trình đánh giá năng lực
công ty và hoạt động cân nhắc, lựa chọn NCC. Bên cạnh đó, việc điều tra, khảo sát
mẫu là một số DNSX ô tô lớn tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cơ khí có
tiềm năng để trở thành NCC cho các DNSX ô tô sẽ giúp tinh gọn lại bộ tiêu chí trên
và giúp đánh giá mức độ đáp ứng bộ tiêu chí này của các doanh nghiệp cơ khí Việt

Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tuy nhiên luận văn sẽ chỉ
ra và phân tích thực trạng những yếu tố chính có tác động lớn nhất đến quyết định
của các DNSX ô tô trong việc lựa chọn NCC. Cụ thể ở đây là các DNSX ô tô và các
doanh nghiệp cơ khí với vai trò là các ứng viên trở thành NCC cho các DNSX ô tô
tại Việt Nam. Cụ thể, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn sẽ được
chia ra làm 03 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về quản lý chuỗi cung ứng và lựa chọn nhà
cung cấp

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Chương II: Thực trạng hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất ô tô
và các nhà cung cấp tiềm năng là các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại Việt
Nam
Chương III: Kiến nghị và đề xuất giải pháp giúp cải thiện khả năng kết nối
giữa các doanh nghiệp sản xuất ô tô và các nhà cung cấp là các doanh nghiệp sản
xuất vừa và nhỏ tại Việt Nam

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

9



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI CUNG
ỨNG VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP
1.1.

Các khái niệm về chuỗi cung ứng và lựa chọn nhà cung cấp

1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
a.

Định nghĩa
Trên thế giới, có rất nhiều cách tiếp cận và định nghĩa tương ứng của các học

giả khác nhau. Ta có thể điểm qua một vài định nghĩa như sau:
Theo Ganesham, Ran và Terry P. Harrison (1995) đề cập trong cuốn
“Introduction to Supply Chain Management”, chuỗi cung ứng là một mạng lưới các
lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu,
chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, sau đó phân phối
chúng tới khách hàng cuối cùng.
Lambert, Stock và Elleam (1998) lại nói đến chuỗi cung ứng trong cuốn
“Fundaments of Logistics Management” như là một sự liên kết của các công ty, tổ
chức nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường và đến với khách hàng cuối
cùng.
Năm 2001, trong cuốn “Supplychain Management: Strategy, planning and
operation”, Chopra Sunil và Peter Meindl lại có một cách đề cập khác về chuỗi
cung ứng. Đó là chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan (Trực tiếp

hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng). Chuỗi cung ứng không
chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả các nhà vận chuyển, kho
bãi, người bán lẻ và bản thân chính khách hàng cuối cùng.
Một quan điểm khác lại được Chistopher đưa ra vào năm 2005, Chuỗi cung
ứng là một mạng lưới các tổ chức liên kết với nhau theo chiều ngược hay chiều
xuôi, mỗi một tổ chức đảm nhận một hoạt động, quy trình khác nhau nhằm sản sinh
ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ trước khi đến tay khách hàng cuối cùng.

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Hình 1.1 – Các thành phần trong một chuỗi cung ứng
Nguồn: APICS, Supply Chain Council
Từ những quan điểm trên, ta có thể hiểu “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các
doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, thể hiện thông qua sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá
trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng”. Đó là tổng quan, nếu xét
bên trong mỗi một tổ chức, một mắt xích trong chuỗi thì “Chuỗi cung ứng bao gồm
tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Những chức năng này bao gồm: phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân
phối, tài chính và dịch vụ khách hàng”. Đi kèm với chuỗi cung ứng luôn là hoạt
động quản lý chuỗi. “Quản trị chuỗi cung ứng là quá trình thiết kế, vận hành và duy
trì các quy trình, hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm mục đích thỏa mãn các yêu
cầu của khách hàng cuối cùng một cách hiệu quả nhất” (James B.Ayers, 2001,

Hanbook of Supply Chain Management, c.1, p7).
b.

Các thành phần trong chuỗi cung ứng
Trong một chuỗi, các mắt xích sẽ là rất nhiều các tổ chức, đơn vị đến từ các

lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng tựu trung lại có thể phân loại các đơn vị, tổ
chức này thành một số nhóm dưới đây.
Nhà sản xuất (Manufacturers): là các công ty đảm nhận trách nhiệm sản xuất
những sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm chính của chuỗi, đáp ứng trực tiếp nhu cầu
của khách hàng cuối cùng.
Các đơn vị logistics (Logistics): là các công ty trong chuỗi thực hiện các hoạt
động vận chuyển (Transportation), kho bãi (Warehousing) nhằm đảm bảo luồng di
chuyển vật chất, hàng hóa được lưu thông một cách tối ưu trong chuỗi.
HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Nhà phân phối, bán lẻ (Distributors, Retailers): là các đơn vị đưa sản phẩm,
dịch vụ của chuỗi ra thị trường và đến trực tiếp tới khách hàng cuối cùng.
Nhà cung cấp (Suppliers): Đó là các công ty sản xuất và cung cấp linh kiện,
nguyên vật liệu, vật tư cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng, được đảm nhiệm bởi một hoặc một vài công ty sản xuất
chính trong chuỗi. Các nhà cung ứng cho thể ở các cấp độ khác nhau. Những công
ty cung ứng trực tiếp cho các nhà sản xuất trong chuỗi sẽ được coi là các nhà cung

cấp cấp 1. Các công ty là đơn vị cung ứng cho các nhà cung cấp cấp 1 sẽ là các nhà
cung cấp cấp 2 trong chuỗi (Các đơn vị cung cấp gián tiếp cho các nhà sản xuất). Ta
có thể hình dung rõ hơn qua sơ đồ sau:
Nhà cung
cấp (Cấp 2)
Nhà cung
cấp (Cấp 2)

...

Nhà cung
cấp (Cấp 3)

...

Nhà cung
cấp (Cấp 3)

Nhà cung
cấp (Cấp 2)

...

Nhà cung
cấp (Cấp 2)

Nhà cung
cấp (Cấp 1)

Nhà cung

cấp (Cấp 1)

Nhà sản
xuất

...

Khách hàng
cuối cùng

...

Nhà cung
cấp (Cấp 2)
Nhà cung
cấp (Cấp 2)

Nhà cung
cấp (Cấp 1)

...

Nhà cung
cấp (Cấp 2)

Nhà cung
cấp (Cấp 2)

...


...

Hình 1.2 – Sơ đồ các cấp độ nhà cung cấp
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.1.2. Lựa chọn nhà cung cấp
Trong chuỗi cung ứng, mắt xích tối quan trọng góp phần quyết định sự thành
bại của chuỗi là các DNSX. Nhưng để hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

được diễn ra hiệu quả, ổn định thì các DNSX cần quan tâm đến vai trò của hoạt
động cung ứng. Ở giai đoạn đầu, nếu việc lựa chọn NCC được thực hiện tốt sẽ là
tiền đề tốt và kết hợp với việc quản lý hiệu quả quá trình cung ứng của các NCC sẽ
giúp DNSX có được hệ thống cung ứng đầu vào đảm bảo chất lượng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Có 02 hình thức lựa chọn NCC được sử dụng chủ
yếu đó là (1) Đấu thầu nhằm tìm kiếm NCC ngắn hạn cho một hoặc một vài dự án
(2) Lựa chọn NCC tham gia vào chuỗi cung ứng để hợp tác lâu dài.
a.

Đấu thầu
Theo Luật đấu thầu 43/2013/QH13 do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

ký ban hành ngày 26/11/2013, “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết
và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng

hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư
theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm
cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
Trong đấu thầu có những hình thức được sử dụng để lựa chọn nhà thầu sau
đây:
Đấu thầu rộng rãi: là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó
không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
Đấu thầu hạn chế: là hình thức được áp dụng trong trường hợp gói thầu có
yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp
ứng yêu cầu của gói thầu.
Chỉ định thầu: là hình thức được áp dụng trong trường hợp gói thầu có tính
cấp bách, cần phải thực hiện ngay; gói thầu có đòi hỏi đặc biệt, đặc thù về mặt kỹ
thuật, chất lượng, công nghệ.
Chào hàng cạnh tranh: là hình thức được áp dụng đối với các gói thầu thông
thường, đơn giản không đòi hỏi yêu cầu đặc biệt về mặt kỹ thuật chuyên môn, chất
lượng.

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Mua sắm trực tiếp: áp dụng với những gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự
thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
Tự thực hiện: áp dụng với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong
trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài

chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu gói thầu.
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt: áp dụng với các
gói thầu đặc biệt mà không thể sử dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác thì
người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa
chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Tham gia thực hiện của cộng đồng: áp dụng với các trường hợp gói thầu
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo; gói thầu quy mô
nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
Thông thường với hình thức lựa chọn NCC thông qua đấu thầu, doanh
nghiệp ưu tiên lựa chọn đơn vị cung ứng hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất
định để phục vụ cho các dự án ngắn hạn, ví dụ như thay thế thiết bị văn phòng, thay
đổi đồng phục nhân viên, cải tiến hệ thống cơ sở vật chất hệ thống thông tin, các gói
thầu xây dựng…. Những dự án này mang tính thời điểm và không có tính lặp đi lặp
lại hoặc thời gian để lặp lại dài.
b.

Lựa chọn nhà cung cấp tham gia vào chuỗi cung ứng
Cũng giống với đấu thầu, việc lựa chọn NCC tham gia vào chuỗi cung ứng

cũng nhằm mục đích là lựa chọn đơn vị cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên, khác với đấu thầu, lựa chọn NCC tham gia vào chuỗi hướng đến việc tìm
kiếm và lựa chọn đối tác cung ứng ổn định trong dài hạn. Thông thường, đơn vị
cung ứng trong chuỗi sẽ cung cấp NVL, vật tư đầu vào và phương tiện MMTB của
quá trình sản xuất. Đây là những hàng hóa đòi hỏi sự ổn định về mặt chất lượng và
thời gian cung ứng vì liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm,
thời gian sản xuất, thời gian đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp. Lựa chọn đơn vị
cung cấp tham gia vào chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa hoạt động của toàn chuỗi

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1


14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Cụ thể là việc lựa chọn đúng
doanh nghiệp để tham gia vào chuỗi sẽ giúp cải thiện hoạt động vận chuyển, hoạt
động chia sẻ thông tin, hoạt động lập kế hoạch sản xuất…. Qua đó duy trì mối quan
hệ Win – Win giữa các bên trong chuỗi, giúp toàn chuỗi đạt được hiệu quả hoạt
động cao nhất với chi phí vận hành là tối ưu nhất.
Có được NCC tốt trong chuỗi, các DNSX sẽ có được (1) Nguồn lực đầu vào
ổn định về mặt chất lượng, số lượng, thời gian cung ứng để ổn định hoạt động sản
xuất kinh doanh với giá cả hợp lý (2) Thông tin chính xác về hoạt động cung ứng để
hỗ trợ cho việc ra các quyết định (3) Hoạt động vận chuyển được cải thiện qua đó
nâng cao khả năng, tốc độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng với hoạt động lưu kho
NVL, vật tư đầu vào được tối ưu qua đó giảm được rất nhiều chi phí phát sinh kèm
theo.
Các NCC khi được tham gia vào chuỗi cung ứng của các DNSX lớn sẽ có
được (1) Nguồn tiêu thụ đầu ra ổn định (2) Thông tin đầu vào chính xác giúp giảm
thời gian, tăng độ chính xác cho việc ra các quyết định, đặc biệt là các quyết định về
kế hoạch sản xuất cung ứng (3) Cơ hội nhận được sự hỗ trợ về mặt khoa học kỹ
thuật và tài chính (4) Hoạt động vận chuyển được cải thiện sẽ giúp các doanh
nghiệp cung ứng tối ưu hóa được hoạt động lưu kho TP giúp giảm rất nhiều chi phí
phát sinh kèm theo.
Ngoài những lợi ích đưa đến cho doanh nghiệp, thì việc NCC tốt sẽ giúp
chuỗi cung ứng được thiết lập và vận hành tốt. Qua đó đem lại rất nhiều lợi ích cho
xã hội, cụ thể là tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm ô nhiễm môi trường, giảm tiêu
hao năng lượng…. Bên cạnh đó, NCC tốt, chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ là tiền đề cho

sự phát triển của mạng lưới đường xá, cầu cảng, qua đó nâng cao chất lượng của
hoạt động vận chuyển với số lượng lớn hơn, thời gian vận chuyển ngắn hơn, rủi ro ít
hơn và chi phí thấp hơn.
1.2.

Lựa chọn nhà cung cấp tham gia vào chuỗi cung ứng
Do có nhiều ưu điểm phù hợp với xu hướng hợp tác trong quá trình hội nhập

kinh tế, việc lựa chọn đối tác cung ứng dài hạn tham gia vào chuỗi cung ứng luôn là
HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

sự lựa chọn ưu tiên của DNSX. NCC và DNSX sẽ hợp tác trên tinh thần cùng nhau
chia sẻ thông tin, nguồn lực để phát huy điểm mạnh, hạn chế và khắc phục những
điểm yếu của mỗi bên. Qua đó, mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi ích các bên thu
được thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Với lý do trên,
trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu phương pháp lựa
chọn NCC để tham gia vào chuỗi cung ứng của DNSX.
1.2.1. Tính chất của một nhà cung cấp phù hợp
Với vai trò quan trọng đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp, việc xây
dựng hệ thống NCC gồm các đơn vị cung ứng có chất lượng đảm bảo luôn nhận
được rất nhiều sự quan tâm. Để đảm bảo có được sự lựa chọn NCC hợp lý, các
DNSX cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau đây.


CHIẾN LƯỢC CHUNG

KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
H p tác

ch

m o
t
ng chia
thông tin
t
n thông

c

Năng

Tuân theo nh
ng chung

p

cam

t

cc t


i

NỀN TẢNG:
Năng

c công ng

, cơ

t ng công ng

thông tin, năng

c

n ...

Hình 1.3 – Ảnh hưởng của chiến lược tới việc thiết lập các thành phần trong chuỗi
cung ứng
Nguồn: Supply Chain Management and Advanced Planning, Hartmut Stadler,
Christoph Kilger, 4th edition, 2008

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Khả năng cạnh tranh và Dịch vụ khách hàng

a.

Với bất cứ một DNSX nào, việc đảm bảo và nâng cao khả năng cạnh tranh
của đơn vị của mình đối với đối thủ khác là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát
triển của đơn vị đó. Lựa chọn đúng NCC sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, qua
đó nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống nói chung và DNSX nói riêng
thông qua việc tăng cường khả năng đáp ứng dịch vụ khách hàng. Trong đó, nhu
cầu của khách hàng có thể phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau tại những thời
điểm khác nhau, được phân chia cụ thể như sau:
-

Giai đoạn trước khi giao dịch (Pre – Transaction): Ở giai đoạn này, chưa phát
sinh giao dịch, hợp đồng, các hoạt động cần được chú trọng là hoạt động
truyền bá, truyền thông.… để thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp có thể đến được với khách hàng một cách nhanh, chính xác
và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó là việc xây dựng, đa dạng hóa, chuẩn hóa
phương thức, lộ trình đặt hàng, thanh toán và linh hoạt trong việc tiếp xúc,
đàm phán cũng sẽ khiến khả năng khách hàng tìm đến với doanh nghiệp cao
hơn;

-

Giai đoạn giao dịch (Transaction): Khi hợp đồng đã được ký, xuất hiện giao
dịch giữa hai bên, việc hoàn thành đơn đặt hàng một cách nhanh, chính xác
và đầy đủ là rất quan trọng (Khả năng sẵn có của hàng hóa, cam kết và năng
lực hoàn thành đơn hàng, thời gian vận chuyển, thông tin cập nhật về tình

trạng đơn hàng.…);

-

Giai đoạn sau giao dịch (Post – Transaction): Giai đoạn này chủ yếu liên
quan đến việc cung cấp các hoạt động sau khi sản phẩm, dịch vụ đã đến tay
khách hàng, bao gồm: hoạt động sửa chữa, thay thế linh kiện, phụ tùng lỗi;
hoạt động đổi/trả hàng; bảo hành sau bán/sửa chữa; hoạt động tiếp nhận và
xử lý ý kiến phàn nàn.…
Đối với mỗi thời điểm, DNSX phải lựa chọn các NCC với những hàng

hóa/dịch vụ và đặc điểm hoạt động cung cấp phù hợp nhằm giúp vận hành toàn bộ
hệ thống sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả (Giảm thời gian và chi phí hoạt

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

động quảng bá, chuẩn bị sản xuất, chờ đợi, sản xuất, vận chuyển, khắc phục sự cố,
lưu kho, phát sinh khi sản xuất thừa/thiếu.…).
b.

Tích hợp
Các NCC được lựa chọn tham gia vào chuỗi cung ứng của DNSX sẽ đóng


vai trò như các mắt xích trong hệ thống. Đó là các doanh nghiệp riêng biệt cùng
nhau sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng về một hoặc một
nhóm sản phẩm/dịch vụ, dựa trên việc tích hợp các điểm mạnh/lợi thế của từng
doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống. Tất cả sự liên
kết, phối hợp đều dựa trên nền tảng các bên tham gia đều thu được lợi ích - mối
quan hệ “win – win”.
Năng lực cốt lõi: có rất nhiều hoạt động trong hệ thống nhằm mục đích là
đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Mỗi một NCC được lựa chọn sẽ đảm
nhận một hoặc một vài hoạt động. NCC được lựa chọn đúng đắn sẽ có năng lực
chuyên môn cốt lõi phù hợp với những hoạt động trong hệ thống mà họ đảm nhận.
Đó thông thường là năng lực công nghệ, năng lực sản xuất, năng lực thiết kế và phát
triển sản phẩm.
Mức độ cam kết: đây là yếu tố đánh giá sự đảm bảo gắn kết lâu dài của NCC
với hệ thống chuỗi cung ứng của DNSX. NCC được lựa chọn đúng đắn phải thỏa
mãn được yếu tố này thông qua việc thể hiện mong muốn hợp tác lâu dài và phải cụ
thể hóa mong muốn đó thành những cam kết bằng văn bản.
c.

Hợp tác
Việc đánh giá, lựa chọn ban đầu đạt được kết quả tốt nhưng để toàn hệ thống

vận hành hiệu quả theo kế hoạch và linh hoạt với những thay đổi, biến động liên tục
đến từ môi trường kinh doanh thì các nhà cung cấp được lựa chọn tham gia vào
chuỗi phải đảm bảo duy trì sự hợp tác và chia sẻ thông tin trong quá trình phối hợp
của mình với các đơn vị khác.
Đảm bảo hoạt động chia sẻ thông tin và truyền thông: mọi thông tin về kế
hoạch, thông tin trong quá trình thực hiện và thông tin về các sự thay đổi, điều
chỉnh phải được cập nhật chia sẻ trên chuỗi thông qua hệ thống công nghệ thông tin,
mạng lưới truyền thông. Thông tin từ phía NCC phải được đảm bảo cập nhật cho
HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1


18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

DNSX theo thời gian thực và được coi như dữ liệu đầu vào của quá trình ra các
quyết định của DNSX, và ngược lại.
Tuân theo định hướng chung: NCC khi tham gia vào chuỗi, trong một phạm
vi nhất định phải đảm bảo tuân theo định hướng chiến lược chung của chuỗi. Với
mục tiêu cuối cùng là đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng cuối cùng, các mắt
xích trong đó bao gồm các DNSX luôn phải linh hoạt, thay đổi để thích nghi với
nhu cầu luôn biến động của khách hàng. Việc các DNSX thay đổi kế hoạch cung
ứng, thậm chí có thể thay đổi chiến lược cung ứng dẫn đến việc NCC trong một giới
hạn nhất định phải thay đổi theo để đảm bảo hoạt động cung ứng cho DNSX theo
định hướng mới.
d.

Nền tảng hoạt động
Để đáp ứng được những yêu cầu về sự tích hợp, hợp tác khi tham gia vào

chuỗi cung ứng, NCC được lựa chọn phải có nền tảng tốt về công nghệ, hệ thống
thông tin, năng lực quản lý… và sự phù hợp về văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ, một
NCC tốt phải có cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin với chất lượng đảm bảo để đáp
ứng việc tổng hợp, tiếp nhận và chia sẻ thông tin với các đơn vị có liên quan trong
chuỗi như DNSX, doanh nghiệp cung ứng cấp 2, doanh nghiệp logistics…. Nếu cơ
sở hạ tầng hệ thống thông tin chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu khi tham
gia vào chuỗi thì NCC cần phải có đội ngũ nhân lực với kiến thức chuyên môn và

năng lực quản lý đủ tốt để có thể thay đổi, cải tiến và tiếp nhận vận hành những hệ
thống được đầu tư xây dựng mới. Qua đó, dần đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khi tham gia
vào chuỗi. Ngoài ra, mặt bằng về mặt khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất của
NCC tốt sẽ giúp họ theo và đáp ứng được kế hoạch cung ứng mà DNSX yêu cầu,
ngay cả khi nhu cầu về hàng hóa cung ứng của DNSX tăng lên.
1.2.2. Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng
Với quan điểm cạnh tranh hiện đại – cạnh tranh theo chuỗi, quyết định lựa
chọn NCC được các DNSX cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tăng hiệu quả, chất
lượng hoạt động SXKD của DNSX nói riêng và của chuỗi cung ứng có sự góp mặt
của DNSX nói chung.

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

NCC là đơn vị tham gia vào hoạt động cung ứng nguồn lực đầu vào cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc có được những đầu mối cung ứng
nguồn lực đầu vào ổn định sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng chủ động trong việc
lập kế hoạch sản xuất nói riêng và kế hoạch hoạt động tổng thể nói chung. Do vậy,
hoạt động tìm kiếm, xem xét và lựa chọn NCC luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt
của tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các DNSX, khi mà một phần rất
quan trọng sẽ quyết định toàn bộ hiệu quả của hệ thống sản xuất của họ là chất
lượng NVL đầu vào và sự kịp thời trong hoạt động cung ứng những NVL đó. Để
đảm bảo sẽ lựa chọn được đúng NCC, mỗi doanh nghiệp đều có cho mình những
tiêu chuẩn yêu cầu. Tuy nhiên, mỗi một ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, đặc thù

sản phẩm lại có những tiêu chuẩn, tiêu chí và mức độ ưu tiên cho từng tiêu chí khác
nhau. Nhưng tựu chung lại, có một số những tiêu chí chính mà bất cứ doanh nghiệp
nào trong quá trình lựa chọn NCC đểu phải xem xét và cân nhắc đến.
Mô hình SCOR là mô hình tham chiếu giúp DNSX xác định được khung
hoạt động chuẩn qua đó giúp họ phát triển cùng với các chuỗi cung ứng có liên
quan. Với bộ khung các tiêu chí ở các cấp độ khác nhau được xây dựng dựa trên mô
hình SCOR sẽ giúp DNSX đánh giá, lựa chọn được các NCC phù hợp. Cụ thể như
sau:
Bảng 1.1 – Các tiêu chí để đánh giá NCC ở các khía cạnh khác nhau
Đặc tính

Mô tả

Tiêu chí (Cấp 1)

Độ tin tưởng của Hoạt động của NCC trong việc vận Tỷ lệ hoàn thành xuất
NCC

chuyển hàng hóa: chính xác về mặt sắc đơn hàng
chủng loại, đúng địa điểm, đúng quy
chuẩn đóng gói, đủ số lượng, đúng
đủ tài liệu đi kèm, tới đúng khách
hàng nhận

Trách nhiệm của Tốc độ đưa sản phẩm tới khách Thời gian hoàn thành
NCC

hàng của NCC

đơn hàng


Sự linh hoạt của Độ nhạy bén của NCC – Khả năng Khả năng thay đổi năng

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

thay đổi và thời gian NCC cần để lực cung ứng (Chiều

NCC

thực hiện

những sự thay đổi về ngược)

công nghệ, nhân sự… để phù hợp Thời gian cần cho việc
với những biến động đến từ khách thay đổi năng lực cung
hàng, thị trường và bản thân trong ứng
nội bộ doanh nghiệp

Khả năng xử lý dòng
hàng hóa trả lại

Giá cả của dịch Các chi phí liên quan đến việc vận Chi phí lập kế hoạch
vụ cung ứng


hành hoạt động cung ứng sẽ ảnh cung ứng
hưởng không nhỏ tới giá cả của dịch Chi phí huy động nguồn
vụ cung ứng

lực phục vụ hoạt động
cung ứng
Chi phí sản xuất hàng
hóa cung ứng
Chi phí vận chuyển
hàng hóa cung ứng
Chi phí đổi trả hàng hóa
cung ứng

Năng lực quản Sự hiệu quả của tổ chức trong việc Hệ thống quản lý chất
lý của NCC

quản lý tài sản để hỗ trợ việc thỏa lượng
mãn nhu cầu. Bao gồm quản lý tài Hệ thống quy trình
sản cố định và vốn lưu động

quản lý

Nguồn: Appendix A Metrics, Supply Chain Management and Advanced Planning
Để có thể đánh giá được những tiêu chí này (Tiêu chí cấp 1) thì doanh
nghiệp cần dựa trên những tiêu chí chi tiết hơn ở cấp độ 2 và 3.
a.

Sự tin tưởng của NCC: Tỷ lệ hoàn thành xuất sắc đơn hàng


HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Tiêu chí (Cấp



1)



Tiêu chí (Cấp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

nt

n x ất ắc ơn
hàng

ơn ng
c
áp ng





2)


úng ẹn t ng c a
t i khách hàng

np

m

ng óa
t ng
n
hàng

c m
n
n
ác

ỷ t
èm
t ông
t n c n xác
ng óa

Hình 1.4 – Yếu tố ảnh hưởng đến Tỷ lệ hoàn thành xuất sắc đơn hàng
Công thức:
Tỷ lệ hoàn thành xuất

sắc đơn hàng

Tổng đơn hàng được hoàn thành xuất sắc / Tổng số
=

đơn hàng của doanh nghiệp x 100%

Là tiêu chí được sử dụng để đánh giá độ tin tưởng của NCC, một NCC có tỷ
lệ hoàn thành xuất sắc đơn hàng cao có nghĩa là họ có khả năng tốt trong việc đáp
ứng đầy đủ số lượng, chính xác về chủng loại hàng hóa của đơn hàng; hàng hóa khi
đến với khách hàng sẽ ở trong điều kiện tốt kèm với thông tin chính xác, đầy đủ và
thời gian hàng hóa đến tay khách hàng sẽ đúng như cam kết. Tỷ lệ hoàn thành xuất
sắc đơn hàng cao cũng giúp NCC chứng tỏ được doanh nghiệp mình có đủ năng
lực, uy tín đảm bảo để có thể trở thành đối tác cung ứng của các DNSX khác.


Tỷ lệ đơn hàng được đáp ứng đầy đủ
Các NCC được đánh giá dựa trên tiêu chí này theo 02 yếu tố: đáp ứng chính

xác chủng loại hàng hóa và chính xác số lượng hàng hóa theo đơn đặt hàng.
Công thức:
% đơn hàng được đáp
ứng đầy đủ


Tổng đơn hàng được đáp ứng đầy đủ / Tổng số đơn
=

hàng của doanh nghiệp x 100%


Tỷ lệ đúng hẹn trong hoạt động vận chuyển hàng hóa đến khách hàng
Việc đúng hẹn ở đấy không chỉ xét trên khía cạnh thời gian mà còn được

đánh giá dựa trên việc hàng hóa phải được vận chuyển đến đúng địa điểm mà khách
hàng yêu cầu trong hợp đồng ký kết.
HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

22


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Công thức:
Tỷ lệ đúng hẹn trong
hoạt động vận chuyển

Tổng đơn hàng được vận chuyển đúng theo cam kết
=

đến khách hàng


/ Tổng số đơn hàng của doanh nghiệp x 100%

Tỷ lệ tài liệu đi kèm với thông tin chính xác về hàng hóa
Trong suốt quá trình cung ứng việc các thông tin cần thiết về hàng hóa ở các

khâu được cung cấp kịp thời, chính xác cũng giúp đơn vị cung ứng nâng cao chất

lượng dịch vụ cung ứng. Đó là nhờ việc giảm đi thời gian chờ đợ, tắc nghẽn thủ tục
do thông tin sai lệch; giảm hỏng hóc, thời gian khắc phục lỗi phát sinh khi thông tin
về thông số kỹ thuật của hàng hóa không chính xác…. Cụ thể, tỷ lệ tài liệu đi kèm
với thông tin chính xác về hàng hóa sẽ được đánh giá thông qua tỷ lệ chính xác của:
tài liệu liên quan đến hoạt động vận chuyển, tài liệu quan đến hoạt động thanh toán,
tài liệu liên quan đến việc giúp hợp thức hóa các thủ tục hải quan, và các tài liệu
khác theo yêu cầu của khách hàng.
Công thức:
Tổng đơn hàng được thực hiện với độ chính xác

Tỷ lệ tài liệu đi kèm
với thông tin chính

=

tuyệt đối về mặt tài liệu / Tổng số đơn hàng của
doanh nghiệp x 100%

xác về hàng hóa


Tỷ lệ hàng hóa được đảm bảo trong điều kiện hoàn hảo khi đến với khách
hàng (Chất lượng)
Tiêu chí này được đánh giá dựa trên thống kê về những phát sinh, cũng như

phản hồi của khách hàng về hoạt động khắc phục lỗi và hư hỏng miễn phí, dễ dàng
cho khách hàng trong việc yêu cầu bảo hành, trả lại hàng và việc cài đặt không xuất
hiện lỗi….
Công thức:
Tổng đơn hàng được thực hiện mà hàng hóa đến với


Tỷ lệ hàng hóa được đảm
bảo trong điều kiện hoàn

=

khách hàng cùng những điều kiện tốt nhất / Tổng số

hảo khi đến với KH

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

đơn hàng của doanh nghiệp x 100%

23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

b.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Trách nhiệm của NCC: Thời gian hoàn thành đơn hàng

Tiêu chí (Cấp

1)

ờ g an


ờ g an
ng ồn

Tiêu chí (Cấp

nt

n

ơn

ng

ng

ờ g an ận c

c

ển

2)
ờ g an

n x ất

Hình 1.5 – Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành đơn hàng
KH luôn muốn được đáp ứng đơn hàng một cách nhanh nhất, họ không
muốn chờ đợi. Do đó, thời gian hoàn thành đơn hàng ngắn sẽ đem đến cho DN

nhiều lợi thế cạnh tranh. Việc nâng cao vị thế giúp các DN có nhiều khả năng được
gia nhập những chuỗi cung ứng mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, để rút ngắn thời
gian hoàn thành đơn hàng, DN về cơ bản có thể tác động vào 03 giai đoạn (1) Giai
đoạn huy động nguồn lực (2) Giai đoạn sản xuất (3) Giai đoạn vận chuyển. Việc tác
động này cần được thực hiện đồng bộ và có nghiên cứu kỹ càng vì nếu chỉ cải thiện
ở một phần của một giai đoạn thì thời gian đáp ứng đơn hàng chưa chắc đã giảm vì
thực tế thời gian đáp ứng đơn hàng có thể đang tắc nghẽn hoặc phụ thuộc vào một
khâu khác trong quá trình.


Thời gian huy động nguồn lực
Là tổng thời gian mà doanh nghiệp cần để huy động đủ nguồn lực để phục vụ

cho hoạt động sản xuất, đúng theo kế hoạch. Vào thời điểm ban đầu, nguồn lực
được huy động đó, không nhất thiết phải hoàn toàn đầy đủ để đáp ứng ngay lập tức
100% giá trị đơn hàng. Tổng thời gian dành cho hoạt động này được tính từ khi
doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng với kế hoạch cung ứng cụ thể, trải qua các
nghiệp vụ như xác định đầu mục các nguồn lực cần thiết, nguồn cung ứng cho từng
đầu mục; đàm phán lựa chọn nhà cung ứng cụ thể cho từng đầu mục; ký kết, chờ
hàng hóa cung ứng được vận chuyển đến doanh nghiệp; tiếp nhận, kiểm tra, thanh
toán hoàn thành các thủ tục để có thể bắt đầu đưa vào hệ thống sản xuất.


Thời gian sản xuất

HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

24



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Là thời gian bắt đầu thực hiện chuyển đổi nguồn lực đầu vào nhằm tạo ra
hàng hóa đầu ra đáp ứng đơn đặt hàng. Bên cạnh thời gian sản xuất theo kế hoạch
còn có thời gian xử lý các vấn đề phát sinh và toàn bộ các hoạt động khác trước khi
hàng hóa được chuyển sang bộ phận chuyển phát để vận chuyển đến với khách
hàng. Cụ thể là khắc phục, xử lý các vấn đề phát sinh; kiểm tra và tiếp tục sản xuất;
hoàn thiện trước khi chuyển sang bộ phận đóng gói; chuyển từ bộ phận sản xuất
sang bộ phận đóng gói, vận chuyển; đóng gói hàng hóa….


Thời gian vận chuyển
Là tổng thời gian hàng hóa thành phẩm sau khi được đóng gói, bảo quản…

từ doanh nghiệp và bắt đầu đến với khách hàng, vận hành trơn tru, kèm đầy đủ tài
liệu/hồ sơ một cách chính xác. Cụ thể gồm:
-

Thời gian tiếp nhận và xác nhận lịch trình vận chuyển;

-

Thời gian xác nhận nguồn lực và cam kết thời hạn cho hoạt động vận
chuyển;

-

Thời gian lựa chọn đơn vị vận chuyển và tỷ lệ lô hàng vận chuyển;


-

Thời gian tiếp nhận hàng hóa từ bộ phận sản xuất;

-

Thời gian hàng hóa trên đường vận chuyển;

-

Thời gian khách hàng tiếp nhận và kiểm tra;

-

Thời gian lên lịch trình cài đặt;

-

Thời gian cài đặt;

-

Thời gian chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến hàng hóa tới khách hàng;

-

Thời gian bốc xếp;

-




c.

Khả năng linh hoạt của NCC



Khả năng thay đổi/ điều chỉnh năng lực cung ứng
Thị trường kinh doanh ngày một cạnh tranh, khách hàng cuối cùng ngày

càng khó tính với những yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm dịch vụ. Điều này
khiến các doanh nghiệp phải năng động, linh hoạt trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình, qua đó duy trì khả năng cạnh tranh thông qua việc đáp
ứng tốt nhu cầu của thị trường. Nhưng để làm được việc này đòi hỏi mỗi doanh
HỌC VIÊN: LÊ ĐỨC HÒA, LỚP: 2013BQTKD1

25


×