Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.44 KB, 69 trang )

THÉ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TẬP THƠ

LỠ BƯỚC SANG NG
CỦA NGUYỄN BÍNH


Khóa luận tôt nghiệp

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2


MỞ ĐÀU

1. Lí do chọn đề tài
Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

1. Nguyễn Bính là một tác giả tài hoa. Ồng cùng với Xuân Diệu và Huy

Cận trở thành ba đỉnh cao của phong trào thơ Mới (1932-1945). Trong khi biết
bao nhà thơ đi tìm tòi để cách tân, lạ hóa thơ mình và chịu ảnh huởng của rất
nhiều các truờng phái thơ ca nuớc ngoài thì Nguyễn Bính vẫn đắm say, mơ
mộng vói hồn quê, tình quê. Ông vẫn mải miết tìm về với các thế thơ dân tộc
với lối ví von so sánh quen thuộc mà ý vị, đậm đà. Vậy nên, tiếng thơ Nguyễn
Bính như một nốt nhạc nhẹ nhàng, bình dị, ngân nga trong bản họp tấu thơ


Mới đa thanh, đa điệu. Cũng chính vì vậy mà đến hôm nay, thơ Nguyễn Bính
vẫn được nhiều người tìm đọc đế rồi say mê và tụng ca. Trải qua bao thử thách
của thời gian, thơ ông ngày càng được khắng định. Từng vần thơ của ông cứ
day dứt, ám ảnh khôn nguôi trong lòng độc giả bởi nó không chỉ là những vần
thơ thể hiện tài năng hay xúc cảm của riêng thi nhân mà nó đã chạm sâu tới
những ngõ ngách tâm tư sâu kín của lòng người. Nghiên cứu về thơ Nguyễn
Bính chính là cơ hội để chúng ta được đắm mình trong thế giới thơ ca đích
thực và đồng thời góp một phần đế tiếng thơ ấy ngân nga vang vọng hơn nữa.
2. Đặc biệt, tập thơ Lỡ bước sang ngang, ra đời năm 1940 đã trở thành
sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính. Có thế khẳng định tập thơ
là sự thăng hoa của tâm hồn người “thi sĩ giang hồ” với biết bao cung bậc cảm
xúc yêu thương, hờn ghen, xót xa, lờ dở... Đồng thời, ở đó cũng là sự kết tinh
bao nét tài hoa trong nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Lờ bước sang ngang đã trở
thành tập thơ tiêu biếu cho hồn thơ và phong cách thơ ông. Tìm hiểu về thế


giới nghệ thuật trong tập thơ chính là chìa khóa để mở cách cửa bước vào vườn
thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng.
3. Không chỉ vậy, Nguyễn Bính là một tác giả văn học được giảng dạy
Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

và học tập trong nhiều cấp bậc nhà trường từ trung học phố thông tới cao đắng,
đại học. Việc nắm bắt thơ Nguyễn Bính như một chỉnh thể có quy luật vận

động nội tại sẽ giúp quá trình nghiên cún, học tập về thơ ông thuận lợi, hiệu
quả hơn.
Như vậy, xuất phát tù' sự trân trọng thơ ca dân tộc, lòng yêu thích những
vần thơ mộc mạc mà đằm sâu ý tình, cũng như mong muốn góp một phần nhở

vào việc dạy học tác giả, tác phấm Nguyễn Bính trong nhà trường, chúng tôi
lựa chọn đề tài: Thế giói nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của
Nguyễn Bính.

2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Bính là tác giả có vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam hiện
đại nói chung và phong trào thơ Mới nói riêng. Sự nghiệp thơ ca của ông được
coi là kho tài sản quý báu, có sức hấp dẫn mãnh liệt không chỉ đối với người
yêu thơ mà còn cả với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Trong đó, Lỡ
bước sang ngang là tập thơ tiêu biểu. Tác phẩm được in năm 1940, đã đánh một

dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ và đưa tên tuối Nguyễn Bính vượt lên
trên nhiều tác giả đương thời khác. Tập thơ, ngay tù' khi ra đời, đã nhận được
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả ở những phương diện khác nhau
nhưng do phạm vi nghiên cứu của khóa luận nên chúng tôi chỉ khảo sát một số
ý kiến đánh giá điển hình.
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, các tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân đã
trân trọng giới thiệu Nguyễn Bính là gương mặt điển hình của phong trào thơ


Mới và ngợi ca Nguyễn Bính là thi sĩ tài hoa “biết đánh thức người nhà quê
vẫn ấn áu trong tâm hồn ta”. Rõ ràng, Hoài Thanh, Hoài Chân nhấn mạnh tói
yếu tố “chân quê”, “hồn quê”, “tình quê” trong những vần thơ mộc mạc của
Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Bính. Đặc biệt trong công trình nghiên cứu này, số lượng bài thơ được
giới thiệu của ông chỉ xếp sau: Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Quách


Tấn và vưọt trên cả nhũng tên tuối đang tỏa sáng trên thi đàn thơ Mới như: Thế
Lữ, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương...
Cùng quan điếm với ý kiến đánh giá của các tác giả trong Thi nhân Việt
Nam, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà vãn Việt Nam hiện đại cũng

chỉ ra “thứ tình quê phác thực” tỏa ra trong thơ Nguyễn Bính. Đây có thế coi là
những ý kiến đánh giá đầu tiên của các nhà nghiên cứu về thơ ông.
Trong Thỉ pháp Nguyễn Bính, tác giả Thụy Khuê cho rằng: “Nguyễn Bính
nối tiếng ngay từ tập thơ đầu Lỡ bước sang ngang. Người Việt Nam từ nam chí
bắc thuộc Lỡ bước sang ngang■”. Cũng theo Thụy Khuê, Nguyễn Bính đã “ nói
hộ một thế hệ đàn bà, một thế hệ lỡ bước”. Như vậy, thơ ông đã trở nặng tâm
tư của bao người và nói lên trọn vẹn những nỗi niềm chua xót, trái ngang của
bao thân phận phụ nữ trong xã hội. Vậy Lỡ bước sang ngang chính là tiếng lòng
chưa ngỏ của của bao người đàn bà sau lũy tre xanh được Nguyễn Bính đồng
cảm, xót thương.
Trong công trình nghiên cứu “Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ” của Trần
Đình Thu, tác giả đã dày công phân tích một số bài thơ đặc sắc nhất của tập Lỡ
bước sang ngang. Với bài Lỡ bước sang ngang thì được ông đánh giá là “bài thơ

tạo ra hiệu ứng kì lạ nhất”. Hay bài Mưa xuân ông nhận xét: “Thơ Nguyễn Bính
viết về xuân rất nhiều nhưng bài Mưa xuân này có một vẻ đẹp lung linh huyền


diệu hơn cả”. Có thể thấy, tập thơ Lỡ bước sang ngang có rất nhiều bài thơ có
giá trị, tạo được ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Với chuyên luận “ Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê ”, tác giả Hà Minh
Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2


Đức đã trình bày nhũng nhận định của mình về thơ Nguyễn Bính ở một số
phương diện cụ thể. Tác giả cho rằng: “Nguyễn Bính đã miêu tả chân tình và
xúc động nhũng mối tình quê. Hình ảnh nhũng cô gái quê trong thơ Nguyễn

Bính gây nhiều ấn tượng với người đọc. Người con gái dệt cửi ( Mưa xuân), cô
lái đò, cô hái mơ... là những người lao động cần mẫn, có cuộc sống giản dị, kín
đáo và tế nhị trong đời sống tình cảm”. Như vậy, người phụ nừ trong Lỡ bước
sang ngang luôn là những hình ảnh đẹp, chân phương mà lay động, day dứt

khôn nguôi trong lòng người đọc.
Điểm lại lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, trong bài nghiên cứu
“Nguyễn Bính, thi sĩ của yêu thương ”, tác giả Lại Nguyên Ân lại có nhận xét
thú vị về tập thơ Lỡ bước sang ngang: “thơ Nguyễn Bính làm theo lối “thác lời”,
“làm lời” người khác, nói hộ chuyện người khác - một cô gái dệt cửi, một thiếu
phụ hái dâu, một người chị “lỡ bước sang ngang”, một cô lái đò, một bà mẹ
tiễn con gái về nhà chồng... ông rất tài nhập vai người khác và nói rất đúng
giọng của họ”. Như vậy, Lỡ bước sang ngang đã nói hộ tâm tư của bao người.
Đọc tập thơ có lẽ mỗi người đều nhận ra ít nhiều tâm sự của mình trong đó.
Ngoài ra, thơ Nguyễn Bính nói chung và tập thơ Lỡ bước sang ngang nói
riêng, còn được đề cập tới trong rất nhiều chuyên luận nghiên cún về văn
chương. Một số công trình có giá trị phải kế đến như: Bon mươi năm văn học
(1986), Ngôn ngữ thơ Nguyễn Phan Cảnh (2001), Thơ với lời bình cuả Vũ Quần
Phương (1992), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca của Hà Minh Đức...
Bên cạnh đó còn rất nhiều các bài báo đăng trên các tạp chí trong khoảng


những năm 1986 và 1996 đế kỉ niệm hai mươi năm và ba mươi năm ngày mất
của Nguyễn Bính và nhiều đề tài khóa luận của sinh viên các trường đại học,
nhiều luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn trong cả nước.
Khóa luận tôt nghiệp


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Như vậy, nhìn một cách tống quát tập thơ Lỡ bước sang ngang của
Nguyễn Bính đã đón nhận được nhiều sự quan tâm, nhận xét của bạn đọc và

các nhà nghiên cứu. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Lỡ bước sang ngang là tập
thơ đánh dấu tên tuối và tiêu biểu cho hồn thơ đượm vẻ “chân quê” của ông.
Trên cơ sở nhũng ý kiến quý báu có tính chất gợi mở, định hướng của các nhà
nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tập
thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún
3.1. Mục đích
Với đề tài này, khóa luận của chúng tôi hướng tới mục đích sau:
- Tìm hiếu về thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang ở cả
phưcmg diện nội dung và hình thức. Qua đó, thấy được những đóng góp của
Nguyễn Bính trong quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận này hướng tới giải quyết các nhiệm vụ như:
- Khảo sát tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính đế thấy được
nhũng nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của tập thơ ở một số phương diện
như: cái tôi trữ tình, thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu.
- Khẳng định những giá trị của tập thơ trên cả hai phương diện nội
dung và hình thức thê hiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cún


Như tên gọi khóa luận, chúng tôi tìm hiếu thế giới nghệ thuật trong tập

thơ Lờ bước sang ngang của Nguyễn Bính
4.2. Phạm vi nghiên cún

Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Với khuôn khố là phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ khảo

sát ba mươi lăm bài thơ trong tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, Nxb
Lê Cường, 1940.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh.
Phương pháp phân tích, tổng họp.


Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

6. Đóng góp của khóa luận
- Tìm hiếu và làm sáng tỏ thế giói nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước
sang ngang của Nguyễn Bính ở hai phưong diện nội dung và hình thức nghệ

thuật.
- Đóng góp vào việc giảng dạy và học tập thơ Nguyễn Bính trong nhà
trường.
7. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Ket luận và Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận

gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong tập thơ Lỡ Bước sang ngang
của Nguyễn Bính
Chương 3. Một số phương diện biểu hiện hình thức nghệ thuật trong tập thơ
Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.

Khái niệm thế giói nghệ thuật

Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm là toàn bộ những sáng tạo nghệ
thuật của tác giả. Nó vừa phản ánh hiện thực, vừa thế hiện cái tôi của chủ thế
sáng tạo. vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về thế giới nghệ thuật vừa
bao quát đầy đủ các ý nghĩa và có khả năng trở thành công cụ cho việc nghiên
cứu, tìm hiểu các hiện tượng văn học. Xuất phát từ nhu cầu đó, nhiều học giả
trong và ngoài nước đã nghiên cứu và đưa ra cách hiếu về khái niệm này.
Trong Từ điến thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi cho rằng thế giới nghệ thuật là: “khái niệm chỉ tính chỉnh thế
của sáng tác nghệ thuật (một tác phấm, một loại hình tác phấm, sáng tác của
một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ
thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo nguyên tắc tư tưỏưg, khác với
thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ảnh
thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy
luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị
riêng... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [5,302].
Trong luận án tiến sĩ khoa học “Sự hình thành và nhũưg vận động của

chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại”, tác giả
Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng: “thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học
bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả
của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Nó là một chỉnh thê nghệ
thuật và là một giá trị thấm mĩ. Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực- đối
tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo nhà văn hay chủ
thế nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật. Trong thế giói


nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh nghệ thuật, tu tuởng của nhà văn. Thế giới
nghệ thuật không chỉ tương đương với tác phấm nghệ thuật mà còn rộng hơn
bản thân nó. Nó có thế bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà
văn, một trào luu nghệ thuật, một thòi kì nhất định của văn học, một nền văn
học của dân tộc hay nhiều nền dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan
tới nhiều yếu tố của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hon khái niệm hiện tượng nghệ
thuật.
Thế giới nghệ thuật là thế giới thứ hai được người nghệ sĩ tạo dụng,
trong đó chứa đụng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con
người... là thế giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu
văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kì lịch sử đều có thế giới nghệ thuật của riêng
mình”.
Như vậy, thế giới nghệ thuật là một chỉnh thế bao gồm mọi cấp độ của
sáng tạo nghệ thuật. Nó là đứa con tinh thần của nhà văn nên vừa phản ánh
hiện thực vừa phản chiếu cái tôi của người nghệ sĩ. Vì vậy, nó có sự độc đáo
riêng biệt, không trùng lặp ở mỗi tác phẩm, mỗi tác giả cũng như trào lưu văn
học. Đặc biệt, trong thơ trữ tình, thế giới nghệ thuật là một thế giới phong phú,
đa dạng và luôn biến động vừa phản ánh vừa phụ thuộc vào thế giới tư tưởng,
cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nhiều
cấp độ nên việc phân tích, cắt nghĩa cụ thể, rõ ràng trong khuôn khổ một khóa

luận là rất khó. Vì vậy, trong khóa luận này, chúng tôi chỉ xin giới hạn các vấn
đề của thế giới nghệ thuật trên cơ sở tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ
bản như: hình tượng cái tôi trữ tình, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn
ngữ, giọng điệu... Và vận dụng tìm hiếu các vấn đề này trong: tập thơ Lờ bước
sang ngang của Nguyễn Bính.


1.2.

Tác giả Nguyễn Bính

1.2.1.

Cuộc đời

Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, sinh vào năm 1918,
tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Hới, nay thuộc xã Cộng Hòa tỉnh
Nam Định. Là con một nhà nho nghèo, Nguyễn Bính sớm theo cha dùi mài
đèn sách, học chữ nho. Cha Nguyễn Bính là thầy đồ Nguyễn Đạo Bình vốn
tính điềm đạm, trọng người tài hoa nghĩa khí. Ồng thường nhắn nhủ các con:
“Nhà ta coi chữ hơn vàng. Coi tài hơn cả giàu sang ở đời”. Mẹ Nguyễn Bính là

con gái một gia đình khá giả, tính tình nết na, hiền hậu. Bà không may mất
sớm khi mới hai tư tuối, đế lại ba người con còn nhỏ dại: Nguyễn Mạnh Phác
(Trúc Đường) mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ mới ba tuổi, còn Nguyễn Trọng
Bính vừa ba tháng tuối. Đây là một mất mát lớn, ám ảnh suốt cuộc đời nhà thơ.
Ông tùng viết về gia đình với âm điệu vừa trân trọng nhung cũng ngậm ngùi,
hờn tủi:
Thầy tôi dạy học chữ nho Dạy
dăm ba đứa học trò loanh quanh Cỏ

gì, tiếng cả nhà thanh Cơm ăn đủ
bữa, ảo lành đủ thay Còn tôi sống
sót là may Mẹ hiền mất sớm, giời đày
làm thơ
(Nhà tôi)
Mẹ mất sóm, cha lấy vợ kế, gia đình ngày càng sa sút nên ba anh em
Nguyễn Bính được gửi về nhà ngoại nuôi nấng. Ở thôn Vân, Nguyễn Bính
được cậu là Bùi Trọng Khiêm nuôi dạy chu đáo. Người cậu vốn nối tiếng văn
hay, gioi ứng đối lại giàu lòng yêu nước. Ớ với cậu, Nguyễn Bính có cơ hội
được vun trồng vốn văn chương, mở rộng hiểu biết về nhân tình thế thái, bồi
đắp lòng yêu mến, đắm say non nước quê hương.


Đen khi anh trai Trúc Đường đỗ thành chung, được dạy học ở một
trường tư thục thuộc Hà Đông, Nguyễn Bính giã biệt ngôi nhà, mảnh vườn nhỏ
ở dưới quê đê theo anh lên kinh thành.
Bo lại vườn cam, bỏ mái
gianh Tôi đi dan díu với kỉnh
thành
(Hoa vói rưọư)
Ớ với anh trai, Nguyễn Bính được học thêm tiếng Pháp và Pháp văn.
Nhà thơ có cơ hội tiếp xúc, va chạm với nhũng nét văn hóa mới mẻ, hiện đại.
Điều này đã tác động mạnh mẽ tới con người cũng như hồn thơ Nguyễn Bính
sau này.
Cuộc đời Nguyễn Bính là những chuyến đi dài. Đi để thỏa chí ngao du
bốn bể, đi để trải nghiệm, đi để tìm cảm húng cho thơ ca chắp cánh, đi để kết
giao bè bạn và đi cũng còn là do hoàn cảnh “cơm áo không đùa với khách
thơ”. Trong những cuộc hành trình ấy, đồng hành với ông luôn là thơ và những
người bạn văn chương cùng ôm giấc mộng lãng du. Ông cùng nhiều bạn tri kỉ,
bạn văn chương đi tới nhiều miền đất khác nhau như: Hà Nội, Thái Nguyên,

Phú Thọ, Sài Gòn... Ông đi sâu vào cực nam của Tố quốc và dừng chân lại ở
Hà Tiên. Đầu 1945, ông lại đi Hậu Giang, Mĩ Tho, cần Thơ. Khi Cách mạng
tháng Tám thành công, Nguyễn Bính hồ hởi cùng hòa vào dòng thác của thời
đại mới. Ông hăng hái tham gia Cách mạng, gắn kết cuộc đời mình với đất và
người Nam bộ.
Từ sau ngày Hòa bình lập lại cho tới những ngày cuối cùng của cuộc
đời, Nguyễn Bính trở về với miền bắc, mảnh đất quê hương, nơi gìn giữ bao kỉ
niệm tuổi thơ. Dầu trở về đất bắc nhưng một nửa trái tim vẫn hướng tới miền
Nam với bao hoài niệm về một thời tuổi trẻ xông pha đầy nhiệt huyết, vói bao
nhung nhớ gửi về gia đình nhỏ ở nửa kia Tố quốc. Trong những năm tháng Mĩ


leo thang bắn phá miền Bắc, Nguyễn Bính cùng gia đình mới của mình vẫn
bám đất, bám làng, gắn chặt với thôn quê. Tình yêu quê huơng đuợc thể hiện
qua những vần thơ đầy tụ’ hào:
Quê hương tôi cỏ hát xòe hát đủm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
Có Nguyễn Trãi, có M‘Bình Ngô đại cảo

Có Nguyễn Du và cỏ một “Truyện Kiều ”
(Bài thơ quê hương)
Nguyễn Bính như “cánh chim giang hồ” cả đời phiêu bạt muôn nơi
nhưng khi mỏi mệt lại trở về với đất mẹ. Ông ra đi đột ngột vào năm 1966 tại
quê nhà Nam Định, trong một chiều giáp Tet, khi đang chơi xuân tại nhà một
người bạn thơ. Sự ra đi ấy như một ứng nghiệm cho câu thơ của ông:
Chén xuân chan chứa bao tình
Cỏ thơm xơ xác, con oanh thân thờ
Sảng mai chàng đã đi chưa?
Xin đem nước mắt làm mưa giữ chàngỉ
Vậy là bốn tám mùa xuân đã khép lại, cánh chim giang hồ đã ngơi đôi

cánh bay nhưng cái tình của thi sĩ vẫn sẽ trải tràn khắp các trang thơ, bay phủ
khắp non nước và lòng người muôn đời sau.
1.2.2.

Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Bính là tác giả quen thuộc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông
làm thơ và bộc lộ tài năng thơ phú từ rất sớm. Cuộc đời nhà thơ tuy ngắn ngủi
và hành trình sáng tác chưa dài nhưng ông đã cống hiến cho thi đàn Việt Nam
nhũng sáng tác đầy tâm huyết, chân thành. Nguyễn Bính đã để lại một khối
lượng sáng tác đồ sộ, phong phú với nhiều tập thơ, truyện thơ, kịch thơ, truyện,
kịch bản chèo như: Lõ’ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Mười hai bến nước, Ngậm


miệng, Cô Son... Trong đó thơ ca là mảng kết tụ đủ đầy tài năng và tinh huyết

của cuộc đời ông. Hành trình sáng tác của Nguyễn Bính có thế


Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

chia thành hai giai đoạn chính: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Ớ
mỗi giai đoạn sáng tác, bằng sự tài hoa của mình, Nguyễn Bính đều ghi lại
những dấu ấn sâu sắc.
a. Trước Cách mạng tháng Tám:
Nguyễn Bính là thi sĩ của làng quê, hồn quê. Tiếng tho của ông góp một
sắc điệu riêng cho thế giới thơ lãng mạn, cho phong trào thơ Mới đương thời.
Ông đến với thơ ca từ rất sớm. Ngay từ khi đặt chân vào địa hạt ấy Nguyễn

Bính đã sớm nhận được sự chào đón, mến mộ. Bài thơ đầu tiên ông viết khi
mới mười ba tuổi và đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ ở hội Phủ Giày, Nam
Định. Đây là minh chứng cho một hồn thơ dào dạt xúc cảm và cũng là minh
chứng cho cái duyên đến với thơ ca của thi nhân. Năm 1937, bài thơ Cô hải mơ
xuất hiện đã đế lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Giai đoạn từ năm 1937 tới 1942 là thời kì sáng tác sung sức của Nguyễn
Bính, là điếm sáng chói ngời trong hành trình thơ trước cách mạng của ông.
Dau có rất nhiều nhà thơ viết về làng quê nhưng vói bút pháp tài hoa và hồn
thơ tinh tế, các sáng tác của Nguyễn Bính vẫn mang một sắc điệu, một dáng
dấp riêng không nhòa lẫn. Bởi thơ ông không đơn thuần là bức tranh quê mà
cao hơn, sâu hơn đó là tiếng nói của những tâm hồn mộc mạc, dung dị chốn
quê nhà. Chính vì vậy, Nguyễn Bính được coi là đại diện xuất sắc cho nhũng
cây bút say mê viết về làng quê Việt Nam. Giai đoạn này, Nguyễn Bính có
nhiều tập thơ được đánh giá cao. Sau thành cồng của bài thơ Cô hái mơ, tập thơ
Tâm hồn tôi tiếp tục được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Từ đó ông

liên tiếp có thơ in trên các báo. Đặc biệt năm 1940, có một sự kiện đánh dấu
mốc quan trọng trong hành trình sáng tác thơ ca và đưa tên tuổi Nguyễn Bính
lên đỉnh cao. Đó là việc tờ Tiểu thuyết thứ năm giới thiệu bài thơ Lỡ bước sang
ngang. Đây là bài thơ “tạo ra nhiều hiệu ứng kì lạ nhất”. Lờ bước sang ngang sau

đó đã trở thành tên một tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính. Với tập thơ này, tác


Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

giả đã khẳng định được tài năng và tạo dựng được phong cách riêng biệt cho
mình. Năm 1941, Nguyễn Bính cho in liên tiếp hai tập thơ Một nghìn cửa sô và

Hương co nhân. Ngay sau đó năm 1942, Nguyễn Bính lại tiếp tục cho trình làng

ba tập thơ Người con gái ở lầu hoa, Mười hai bén nước, Mây Tần.
b. Sau Cách mạng tháng Tám:
Từ một hồn thơ lãng mạn đa sầu, đa cảm. Nguyễn Bính đã hòa vào dòng
thác của kháng chiến. Neu trước Cách mạng, Nguyễn Bính là cây bút lãng mạn
tài hoa, là gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ Mới thì sau cách mạng
Nguyễn Bính ghi danh vào lớp những nhà thơ chiến sĩ. Nói như nhà văn Sơn
Nam, “Nguyễn Bính là thi nhân duy nhất có tên trong Thỉ nhân Việt Nam đã
tham gia kháng chiến tại miền duyên hải vùng Xiêm La”. Trong những năm
tháng gian khổ và vĩ đại của dân tộc, như con tằm rút ruột nhả tơ, nhà thơ lại
dâng cho đời “những sợi tơ vàng óng” đế kịp thời phụng sự Tố quốc. Thời kì
này Nguyễn Bính hăng say sáng tác phục sự Cách mạng. Vào chiến khu tham
gia kháng chiến được hai tháng ông đã viết Tập thơ yêu nước sau đó là tập Sóng
biển cỏ. Đây là những sáng tác mang âm hưởng hào hùng, vừa ca ngợi vừa cố

vũ mạnh mẽ cho các chiến sĩ tả xung hữu đột nơi hòn tên mũi đạn. Đặc biệt,
bài thơ Tiểu đoàn 307 của ông ngay từ khi ra đời đã được các chiến sĩ vô cùng
yêu thích, được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc và truyền bá rộng rãi khắp
toàn quân.
Gắn bó sâu sắc với Cách mạng, ngòi bút Nguyễn Bính như được tiếp
thêm sức mạnh mới. Ông say mê sáng tác và cho ra đời nhiều tập thơ yêu nước
như: Ông lão mài gươm, Trăng kia đã đứng ngang đầu, Những dòng tâm huyết,
Mừng Đảng ra đời.

Hòa bình lập lại cho tới những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời dù
hoàn cảnh sống gặp nhiều gian khó song bút lực nhà thơ vẫn dồi dào. sống
giữa miền Bắc hòa bình lòng nhà thơ lại hướng về miền Nam đau thương.
Nguyễn Bính làm thơ đế vạch trần tội ác của Mĩ Diệm, phản ánh ca ngợi và cố



Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

vũ tinh thần chiến đấu kiên cường của đồng bào miền Nam cũng như thế hiện
niềm thương nhớ, khát vọng thống nhất đất nước, non sông về một mối. Năm
1955, Nguyễn Bính cho in liên tiếp ba tập thơ Đồng Tháp Mười, Trả ta về, Gửi
người vợ miền nam. Ba tập thơ như món quà dành tặng cho miền đất Nam Bộ

yêu thương, nơi nhà thơ gắn bó suốt một thời trai trẻ sục sôi nhiệt huyết.
về sống giữa miền bắc, khát vọng hòa bình thống nhất đất nước càng

cuộn cháy trong lòng nhà thơ. Nỗi niềm đó được gửi trọn trong những sáng tác
như: Tiếng trống đêm đêm xuân, Nước giếng thơi, Tình nghĩa đôi ta, Đêm sao sáng.
Trong những ngày cuối đời, dẫu “cơm áo gạo tiền không đùa với khách thơ”,
dẫu đất nước vẫn chìm ngập trong đau thương, mất mát nhà thơ vẫn hòa mình
vào nhịp sống sục sôi của đất nước, gắn bó với xóm làng. Tiếng thơ của ông
vẫn ngân vang đầy tha thiết, tự hào.
Những ngày cuối năm 1966, Nguyễn Bính đến thăm nhà một người bạn
thơ ở xã Hòa Lí, huyện Lí Nhân. Khi ra vườn ngắm cảnh, nhà thơ trúng gió
lạnh, thố huyết rồi không qua khỏi.
Như vậy, tuy cuộc đời nhà thơ đã khép lại đột ngột và ngắn ngủi nhung
trong những năm tháng đó bằng tài năng và tâm huyết của một nhà thơ chân
thành, tha thiết với quê hương đất nước, Nguyễn Bính đã để lại cho muôn đời
sau một hành trình thơ gửi trọn tấm lòng của người con đất Việt. Nhà lí luận
văn học Sedrin đã từng nói về sức sống bất diệt của văn chương chân chính:
“Văn học nằm ngoài nhũng quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa
nhận cái chết”. Và theo chúng tôi, văn thơ của Nguyễn Bính chính là một minh
chúng sáng ngời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, bao sàng lọc

nghiệt ngã của dòng thời gian, tiếng thơ Nguyễn Bính vẫn ngân nga, vang
vọng mãi.
1.3. Tập tho’ Lỡ bước sang ngang


Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Bính là nhà thơ có bút lực dồi dào. Ông làm thơ tù’ rất sớm và
trong cuộc đời lao động nghệ thuật miệt mài của mình ông đã đế lại rất nhiều
tập thơ, truyện thơ, truyện, tùy bút... Trong đó, có nhũng tác phấm nhu viên
minh châu rọi sáng suốt hành trình sáng tác đưa tên tuối nhà thơ lên tầm cao,
khắng định được tài năng, phong cách riêng của mình. Lỡ bước sang ngang
chính là một tập thơ như vậy. Ban đầu, Lỡ bước sang ngang là tên một bài thơ
dài được in trong ba kì liên tiếp của tờ Tiểu thuyết thứ năm. Sau đó, Lỡ bước
sang ngang trở hành tên một tập thơ của Nguyễn Bính được nhà xuất bản Lê

Cường in năm 1940.
Tập thơ gồm ba mươi lăm bài thơ viết bằng các thế thơ quen thuộc của
dân tộc như lục bát, thơ bẩy chữ, thơ năm chữ. Trong đó, có những bài như
Mưa xuân, Lỡ bước sang ngang, Cô lải đò, Cô hái mơ, Viếng hồn trinh nữ... đã đế

lại ấn tượng sâu sắc. Ba mươi lăm bài trong tập thơ là những mảnh ghép ghi lại
hồn thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng. Vói tập thơ này, Nguyễn Bính đã cất
cao tiếng nói thay cho tâm hồn những người dân quê hiền lành, mộc mạc. Ông
thấu hiểu và sẻ chia những ngang trái trong thân phận của bao kiếp người phụ
nữ xưa. Đồng thời, ấn sâu trong những câu thơ đó cũng là cảnh ngộ của nhà
thơ. Đó là tâm tình của một thân phận lờ làng, cô lẻ đầy xót xa. Yêu thương
đong đầy mà số phận thì trái ngang. Đọc Lỡ bước sang ngang, chúng ta còn

nhận ra tình yêu quê hương đằm thắm của thi nhân đan cài sau những hình ảnh
thơ về đêm chèo, hội xuân, về hình ảnh người nhà quê nghèo khố mà nghĩa
tình, những hình ảnh thiên nhiên xóm làng quen thuộc... Tất cả những điều đó
đã tạo dựng nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tập thơ.
Có thể thấy, Lỡ bước sang ngang đã khang định sự thành công trong nghệ
thuật thơ ca của Nguyễn Bính. Vói tập thơ này, tác giả sử dụng lớp ngôn ngữ
nôm na giản dị, những hình ảnh thơ đặc sắc, những biện pháp nghệ thuật
quen thuộc, giọng điệu thơ gần gũi với âm điệu của ca dao dân ca... Vậy mà,
khi tập hợp nhũng nét nôm na, giản dị, quen thuộc ấy lại, Nguyễn Bính đã in
sâu vào lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Tập thơ Lỡ bước sang


Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

ngang trở thành minh chứng cho phong cách thơ tài hoa mà giản dị của “thi sĩ
đồng quê” - Nguyễn Bính.


CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỬ TÌNH
TRONG TẬP THƠ LỠ BƯỚC SANG NGANG CỦA NGUYỄN BÍNH
Trong chuyên luận Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, tác giả Lê Luu Oanh
có đề cập đến thế giới nghệ thuật của thơ trữ tình. Ớ đây, tác giả đã chi tiết hóa
khái niệm này thông qua hình tượng cái tôi trữ tình. Tác giả cho rằng: “cái tôi
trữ tình là một thế giới nghệ thuật bởi thế giới nội cảm này là một thể thống
nhất có ngôn ngữ và quy luật riêng phụ thuộc vào lịch sử cá nhân, thời đại... Đi
sâu vào thế giới nghệ thuật đuợc coi là một kênh giao tiếp với những mã số, kí
hiệu, giọng nói, chương trình riêng cần có thao tác phù hợp. Thế giới nghệ
thuật của cái tôi trữ tình là một thế giới mang lại giá trị thấm mĩ”.

Hình tượng cái tôi trữ tình là một kiếu nhân vật trong thế giới nghệ
thuật thơ trữ tình. Khác với tác phấm tự sự, thơ trữ tình là tiếng nói trực tiếp
biếu lộ những suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm của mỗi tác giả. Vì vậy, cái tôi trữ
tình trong thơ có biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng. Đặc biệt, trong quá
trình sáng tác, cái tôi nghệ sĩ bước vào nghệ thuật trở thành một hình tượng
trọn vẹn. Lúc này, cái tôi nghệ sĩ tương đồng vói chủ thế trữ tình đang tự’ bộc
lộ với toàn bộ sức mạnh nhân cách và khả năng của nó. Tuy nhiên, cái tôi trữ
tình cũng không hoàn toàn đồng nhất vói cái tôi tác giả. Hình tượng cái tôi này
chính là nhân vật trung tâm trong tác phấm thơ và mang những vẻ đẹp độc
đáo, không lặp lại.
Ở khóa luận này, chúng tôi nghiên cún hình tượng cái tôi trữ tình trong
một tập thơ cụ thế của văn học lãng mạn. Đó là Lỡ bước sang ngang của
Nguyễn Bính. Vì cái tôi trong thơ lãng mạn thường là cái tôi cô đon, đau buồn
và thiết tha khát khao giao cảm nên trong tập thơ Lỡ bước sang ngang, bên cạnh
những nét chung thường gặp ấy, chúng tôi khảo sát thấy nối bật lên là: hình
tượng cái tôi thôn dân và cái tôi lở dở.


2.1.

Cái tôi thôn dân

Quê hương luôn là miền đất thân thương, nơi lun giữ bao kỉ niệm. Đe
rồi mỗi con người dù có đi bốn phương trời vẫn luôn mong nhớ, khắc khoải
ngày về. Với Nguyễn Bính cũng vậy, quê ông là vùng đồng bằng chiêm trũng
giản dị, thân quen như bao làng quê Việt Nam:
Quê tôi có gió bốn mùa Có trăng
giữa thảng có chùa quanh năm Chuông
hôm gió sớm trăng rằm Chỉ thanh đạm
thế, âm thầm thế thôi

(Quê tôi)
Hình ảnh quê hương hiện lên trong thơ Nguyễn Bính vừa chân thực lại
mộc mạc, giản dị. Ân sau mỗi cảnh vật ấy luôn là cái tình quê đằm thắm, đậm
đà. Chính vì vậy, ông được mệnh danh là “thi sĩ của hồn quê”. Thơ ông là tiếng
nói của cái tôi gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương, điều này đã tạo cho
thơ Nguyễn Bính một bản sắc riêng trong muôn vàn nhũng thi sĩ viết về quê
hương Việt Nam.
2.1.1.

Cái tôi thôn dân gắn bó với nếp sinh hoạt của làng quê xưa

Mảnh đất quê hương đã ghi sâu vào tâm trí và trải tràn trong mỗi dòng
thơ của Nguyễn Bính. Chính vì vậy, trong tập thơ Lỡ bước sang ngang, người
đọc bắt gặp xiết bao tình cảm yêu mến, trân trọng của một người con dành cho
miền đất mình sinh ra. Trước hết đó là sự yêu mến và mong muốn gìn giữ
nhũng nét đẹp trong phong vị sinh hoạt xưa của làng quê Việt Nam.
Đi vào thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính trong Lỡ bước sang ngang,
ta được đắm mình trong không khí làng quê xưa với bao sinh hoạt giản dị như
đêm hội chèo:


Hội chèo làng Đặng đi ngang
ngõ Mẹ bảo: thôn Đoài hát tối
nay


Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2


Hội chèo diễn ra vào mùa xuân, khi mưa xuân giăng mắc và hoa xoan
phủ khắp nẻo đường làng. Đây vừa là sinh hoạt văn hóa của làng quê đế xua
vơi những lo toan, cực nhọc nhưng cũng là cơ hội, là bến duyên cho nam thanh
nừ tú hò hẹn:
Chờ mãi anh sang anh chăng
sang Thế mà hôm nọ hát bên đàng
Năm tao bây tuyết anh hò hẹn Đê
cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng.
(Mưa xuân)
Tiếng trống đêm hội đã gắn bó và trở thành món ăn tinh thần không thế
thiếu của người dân quê. Đêm hội chèo làm tăng sự náo nức, nhộn nhịp cho
một làng quê yên lành. Mỗi lứa tuôi lại tìm thấy cho mình một niềm riêng
trong đêm hội chung ấy. Vì vậy, tiếng trống chèo vang xa như sự giục giã, mời
gọi con người tìm đến với nhau đế rồi vẫn tiếng trống ấy vẫn đoạn đường ấy
nhưng khi lờ hẹn, lòng cô thôn nữ có bao ngấn ngơ, ngậm ngùi. Nguyễn Bính
đã tinh tường ghi lại cảm xúc của cô thôn nữ khi tình cảm mới chớm nở vừa
chân thành, tha thiết vừa e ấp, ngại ngùng.
Trong thơ Nguyễn Bính, đám cưới dẫu nghèo khó nhưng vẫn đủ đầy
những tục lệ bao đời của làng quê. Đó là hình ảnh cô dâu mới nước mắt ngập
đầy khóc thương cha mẹ trong tấm áo cưới chào họ hàng hai bên:
Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc nín đi khôngỉ
Nín đi mặc ảo ra chào họ Rõ
quý con tôi cảc chị trôngỉ
(Lòng mẹ)
Cô dâu khóc trong hôn lễ, chào quan viên hai họ là những tập tục, nghi
lễ truyền thống của văn hóa làng quê xưa. Bởi giọt nước mắt đó là biếu hiện
cho tấm lòng của người con biết hiếu kính với mẹ cha, của người chị, người



Khóa luận tôt nghiệp

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

em biết yêu thương, lo lắng cho mọi người, đó cũng là giọt nước mắt hân hoan,
hạnh phúc của cô dâu mới.
Ngoài ra tiếng pháo và rượu mừng là điều không thế thiếu trong ngày
cưới dù đó là một đám cưới đong đầy nước mắt tủi hờn:
“Rượu hồng em uống cho say
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng”.
“Người ta pháo đỏ rượu hồng
Mà trong hồn chị một vòng hoa tang
(Lỡ bước sang ngang)
Những phong tục cưới hỏi còn hiện diện trong những món đồ người mẹ
chu đáo chuấn bị cho con gái:
Này ảo đồng lầm, quần lĩnh tía
Này gương này lược này hoa tai
(Lòng mẹ)
Người mẹ đã sắm đủ áo đồng lầm, quần lĩnh tía, cả những vật dụng
thường ngày của người phụ nữ. Đó là tấm lòng, tình cảm của người mẹ lo lắng
chu toàn dành cho con gái trước khi về nhà chồng. Đồng thời cũng là nét đẹp
trong truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam bao đời nay.
Không chỉ gắn bó với những sinh hoạt của đời sống tinh thần, thơ
Nguyễn Bính còn nhắc nhớ tới công việc của người dân quê: trồng dâu, nuôi
tằm, ươm tơ, dệt vải... Đây là những công việc quen thuộc của biết bao người
bà, người mẹ, người chị gái. Ngày ngày họ lam lũ với vườn dâu, miệt mài bên
khung cửi, con thoi. Những công việc ấy khiến cho ta liên tưởng về cuộc sống
của miền quê nghèo khó, vất vả nhưng yên bình, đậm sâu tình nghĩa. Ớ nơi ấy,
có những người phụ nữ ngày đêm cần mẫn, tần tảo lo toan cho gia đình để
chồng vững tâm đèn sách, có người mẹ già đắng lòng, nuốt nước mắt mặn chát

trong ngày vu quy của con gái...


×