Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học phần II đoàn văn bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.53 KB, 59 trang )

Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Phần II
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

I. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHCN

Các khái niệm và định nghĩa về KHCN:
Như ta thường gặp trong tài liệu các nước nói về khoa học và công nghệ
(S&T), về nghiên cứu và triển khai (R&D), hai khái niệm này khác nhau về
qui mô và phạm vi hoạt động.
* Khái niệm về khoa học và công nghệ rất rộng, theo tổ chức UNESCO
của Liên hiệp quốc, hoạt động khoa học và công nghệ là toàn bộ hoạt động có
tính hệ thống liên quan chặt chẽ đến sự tạo ra, phát triển, phổ biến và ứng
dụng tri thức khoa học và kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực khoa học và kỹ
thuật. Các hoạt động này bao gồm các hoạt động nghiên cứu triển khai
(R&D), giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ (STET) và các dịch vụ
khoa học và công nghệ (STS)
a. Hoạt động R&D( Research and Development) tức là những hoạt động
mang tính nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai.
b. Hoạt động giáo dục và đào tạo KHCN STET (science - Tcchnology
Education and training), bao gồm giáo dục cao đẳng và giáo dục tiếp theo,
đào tạo lại những hoạt động đào tạo khác đối với cán bộ KHCN.
c. Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ STS (Science and
Technology Services) chỉ những hoạt động thông tin, tiêu bản, thống kê, biên
dịch, lập bản đồ trắc địa, thăm dò địa chất, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và
dịch vụ tư vấn...


Viện Khoa học năng lượng

79


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

* Khái niệm về nghiên cứu và triển khai là hoạt động có tính hệ thống và
sáng tạo nhằm mục đích tăng khối lượng kiến thức khoa học và áp dụng
chúng trong thực tế. Hoạt động này được phân loại thành: nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai. Như vậy khái niệm R&D là
một phần của khái niệm S&T.
Hiểu được các khái niệm trên để khi đề cập đến vấn đề đầu tư tài chính
cho khoa học và công nghệ chúng ta có sự phân biệt rõ hơn và đưa ra các số
liệu thống kê phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tài liệu của các nước viết về đầu tư tài chính cho KHCN chính là đầu tư
cho nghiên cứu- triển khai (đầu tư cho R&D).
Đối với nước ta, cũng hiểu theo qui chuẩn và đó và nghiên cứu xoay
quanh 3 vấn đề sau:
- Mức đầu tư và các nguồn vốn đầu tư cho KHCN
- Phân phối, sử dụng các nguồn vốn đó.
- Cơ chế quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho KHCN.
MỨC ĐẦU TƯ VÀ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG KHCN

1. Giới thiệu số liệu đầu tư cho KHCN của các nước:
Theo phương pháp chung của các nước trên thế giới cũng như của
UNESCO đầu tư tài chính cho KHCN được tính theo các chỉ tiêu sau đây:
+ Tỷ lệ đầu tư % so với GDP hoặc GNP
+ Mức đầu tư bình quân/1 cán bộ KHCN

+ Mức đầu tư bình quân/1 người dân
Xin nêu một số số liệu của các nước đầu tư cho KHCN
Các nước công nghiệp phát triển có mức đầu tư cho KHCN rất lớn và rất
ổn định. Các nước trong khu vực cũng đang phấn đấu và nhiều nước đã đạt
tỷ lệ đầu tư cao
Tên nước

Viện Khoa học năng lượng

Năm

% so với
GNP

Mức đầu tư bình quân cho 1
cán bộ R&D
(USD/người/năm

80


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Singapore

1995

2


90.000

Hàn quốc

1995

2,71

95.400

Nhật Bản

1995

2,96

232.000

Đức

1995

2,27

Mỹ

1995

2,4


172.000

Pháp

210.000

Anh

151.000

Đài Loan

68.000

Thái Lan

18.000

2. Mức đầu tư cho KHCN của Việt nam
Trong những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư
cho KHCN nhưng mức đạt được còn rất khiêm tốn. Trong tình hình cân đối
ngân sách của nhà nước còn nhiều khó khăn, thì đầu tư cho KHCN cũng còn
rất thấp.
Số liệu đầu tư một số năm gần đây:
Đầu tư cho KHCN (Tỷ đồng)
Năm

Chi NSNN
(Tỷ đồng)


XDCB

Sự nghiệp
KH

Tỷ lệ đầu
tư % so

Tổng số

với chi
NSNN

1991

12.081

17

90

107

0,89

1992

23.711

19


184

203

0,86

1993

39.063

28

300

328

0,84

1994

48.890

65

410

475

1,0


1995

61.280

98

500

598

0,96

1996

68.000

81

530

611

0,9

1997

78.820

107


626

733

0,9

1998

76.000

118

794

912

1,2

1999

82.000

154

780

934

1,3


Viện Khoa học năng lượng

81


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

2000

94.000

353

1350

1885

2

Nguồn số liệu: Bộ KHĐT và Bộ Tài chính
Với mức đầu tư thấp như vậy nên cơ sở vật chất của các viện nghiên cứu
nhìn chung rất nghèo nàn, trang thiết bị rất thiếu, lạc hậu, không đồng bộ.
Kinh phí cấp cho các nhiệm vụ nghiên cứu cũng rất thấp, chỉ đủ nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm, khi triển khai đến qui mô pilot hoặc thử
nghiệm với qui mô lớn thì không đủ kinh phí.
Mặt khác số liệu trên đây mới chỉ là số liệu đầu tư từ ngân sách nhà
nước. Các cơ quan khoa học cũng nhận được kinh phí từ các hợp đồng với
sản xuất nhưng hiện nay chưa thống kê được. Số liệu đầu tư của các nước bao

gồm nhiều nguồn, trong đó có nguồn từ ngân sách của Chính phủ và nguồn
ngoài ngân sách.
Thực tế trong những năm qua, nhiều tổ chức KHCN đã rất năng động,
nguồn thu từ hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ KHCN với sản xuất đã tăng lên
rõ rệt, một số viện ngân sách nhà nước trong tổng số doanh thu của viện chỉ
chiếm 30 đến 50%.

3. Các nguồn vốn đầu tư cho KHCN

Đối với các nước, nguồn vốn đầu tư cho KHCN gồm ngân sách của Chính
phủ và vốn đầu tư của các công ty, của các cơ sở sản xuất kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế. Mức đầu tư hàng năm của Chính phủ tăng
lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm dần về tỷ trọng giữa ngân sách Chính
phủ với khu vực tư nhân. Ngân sách của Chính phủ thường chiếm 50 60%, những nước phát triển ngân sách đầu tư của Chính phủ chỉ chiếm 2030% trong tổng số.
Số liệu một số nước năm 1995 như sau:
Singapore

Ngân sách Chính phủ đầu tư chiếm 50% so với tổng số

Viện Khoa học năng lượng

82


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Hàn Quốc

19%


Nhật Bản

23%

Đức

37%

Mỹ

36%

Đối với nước ta, khu vực sản xuất cũng có đầu tư cho KHCN nhưng số
này chưa nhiều. Chúng ta chưa có cơ chế thành lập quỹ KHCN của các doanh
nghiệp, chưa có môi trường thuận lợi cho KHCN đi vào sản xuất. KHCN
chưa trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong việc nâng cao năng suất,
chất lượng, sản xuất sản phẩm mới và là nhân tố quyết định trong cuộc cạnh
tranh với thị trường. Hơn nữa ta chưa có chế độ báo cáo thống kê đầy đủ nên
không thống kê được nguồn vốn ngoài ngân sách là bao nhiêu. Tuy nhiên theo
số liệu của các Viện nghiên cứu và các Trường đại học nhận hợp đồng với các
cơ sở sản xuất thì vốn ngoài ngân sách đạt khoảng 20% tổng số vốn đầu tư
cho KHCN. Ngân sách nhà nước vẫn là nguồn chính, chiếm khoảng 80% tổng
số vốn đầu tư cho hoạt động R&D.
Hiện nay chúng ta đang nghiên cứu xây dựng một số các cơ chế, chính
sách nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư, chủ yếu huy động từ khu vực
sản xuất kinh doanh và các thành phần kinh tế khác.
Ngoài những cơ chế đã có về tạo nguồn, nhằm đa dạng hoá các nguồn
vốn cho hoạt động KHCN, trong chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2, Bộ KHCN&MT phối hợp với các Bộ chức năng của Nhà

nước ban hành một số các chính sách và cơ chế tạo nguồn như:
Cơ chế cho phép các trường đại học, các viện nghiên cứu được tổ chức
sản xuất kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu của viện và trường,
các sản phẩm đơn chiếc mà sản xuất chưa sẵn sàng tiếp nhận. Từ hoạt động
đó các viện và trường có thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động nghiên cứu
và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Viện Khoa học năng lượng

83


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

- Cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa
học và đổi mới công nghệ, cho phép các doanh nghiệp lập quỹ phát triển
KHCN.
- Chế độ miễn giảm thuế đối với các sản phẩm có công nghệ mới, công
nghệ cao, miễn gỉam thuế đối với việc nhập khẩu các thiết bị vật tư cho
nghiên cứu khoa học.
- Cơ chế cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hoặc ngân sách khoa
học bù lãi suất cho các đơn vị triển khai các công trình nghiên cứu triển khai
và đổi mới công nghệ.
- Thành lập các quỹ hỗ trợ, quỹ tài trợ cho nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ. Thành lập quỹ nghiên cứu khoa học cơ bản.
- Cơ chế được sử dụng kinh phí của các chương trình kinh tế - xã hội để
nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả các dự án thuộc
chương trình.
- Cơ chế được sử dụng vốn của các công trình xây dựng cơ bản để

nghiên cứu khoa học giải quyết những vấn đề phát sinh của chính. công trình
đó.
Từ việc xây dưng cơ chế tạo nguồn vốn cho KHCN để phấn đấu đầu tư
cho KHCN ngày càng tăng và tỷ trọng đầu tư của ngân sách nhà nước giảm,
có thể là ngân sách nhà nước 60% và các nguồn khác 40% trong những năm
tới
Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, người ta đều thành lập
nhiều loại quỹ khác nhau, trong đó có một phần ngân sách nhà nước cấp,
ngoài ra huy động các công ty, các tổ chức, cá nhân đóng góp. Do vậy các
nguồn tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ rất phong phú. Theo Luật
khoa học và công nghệ, sẽ có 3 loại quỹ phát triển KHCN là quỹ phát triển
KHCN quốc gia, quỹ của các bộ, tỉnh, thành phố và quỹ của các tổ chức tư
nhân.

Viện Khoa học năng lượng

84


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Sau đây xin trình bầy một số các nguồn vốn cho KHCN mà nước ta đang
thực hiện
3.1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước:
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho KHCN được kết cấu từ 2
phần: vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơ quan khoa học và vốn sự nghiệp
nghiên cứu khoa học.
* Vốn xây dựng cơ bản của khoa học:
Hàng năm nhà nước đầu tư cho xây dựng các cơ quan khoa học một

khoản kinh phí, thông thường chiếm trong khoảng 15% và gần đây lên đến
30% trong tổng đầu tư cho KHCN.
Trước hết phải thấy rằng trong một thời gian đầu, nước ta phát triển các
cơ quan khoa học theo chiều rộng. Các cơ quan nghiên cứu được tăng nhanh
trong khi cơ sở vật chất hầu như chưa có gì. Ban đầu các viện nghiên cứu còn
xây dựng bằng nhà tranh, nhà cấp 4, trang thiết bị thô sơ, nghèo nàn. Qua một
số năm tập trung giải quyết cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là xây dựng, sửa chữa,
cải tạo phần vỏ bao che, trang thiết bị vẫn yếu kém, thiếu và lạc hậu. Ngoài
một số viện được viện trợ của các dự án quốc tế cũng được trang bị một số
thiết bị, còn lại phần mua sắm bằng kinh phí trong nước rất hạn chế. Vốn đầu
tư xây dựng cơ bản tập trung vào xây lắp, vốn sự nghiệp nghiên cứu chỉ mua
được các thiết bị lẻ, ít tiền. Các thiết bị hiện đại, đồng bộ, giá hàng tỷ đồng thì
không có nguồn vốn nào đầu tư.
Trước đây mức đầu tư cho xây dựng cơ bản còn rất thấp so với nhu cầu,
vì vậy nhiều công trình xây dựng kéo dài hàng 6 - 8 năm mới đưa vào sử
dụng. Đối với các viện nghiên cứu, nhà xưởng là quan trọng nhưng quan
trọng hơn là trang thiết bị của các phòng thí nghiệm. Đối với cán bộ khoa học
nếu không có trang thiết bị cũng giống như người nông đân không có cái cày
để cày ruộng. Bắt đầu giai đoạn 1996 -2000, Bộ KHCN&MT thống nhất với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dành một phần vốn XDCB để đầu tư chiều sâu cho
các viện nghiên cứu. Theo Nghị quyết Trung ương 2 và theo Quyết định số

Viện Khoa học năng lượng

85


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a


850 của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2005 đầu tư xây dựng 16
phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đạt tiêu chuẩn khu vực (giai đoạn 1)
(khoảng 3 triệu USD/phòng thí nghiệm). Để đạt mục tiêu này phải có sự cố
gắng của các cơ quan nhà nước và của Chính phủ và tình hình hiện nay hoàn
toàn có khả năng thực hiện được.
* Kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học
Kinh phí sự nghiệp khoa học thường chiếm tỷ lệ lớn (70 - 80%) trong
tổng số ngân sách đầu tư cho KHCN. Tổng ngân sách chi cho sự nghiệp
KHCN được cân đối theo ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Nhìn chung đây là nguồn kinh phí chủ yếu để Nhà nước, các bộ, ngành cũng
như các tỉnh/thành phố triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu và các
dự án sản xuất thử nghiệm. Ngoài ra còn chi cho các hoạt động thông tin,
TCĐLCL, hợp tác quốc tế đào tạo...
Ngân sách trung ương chi cho các nhiệm vụ trọng điểm của Nhà nước và
nhiệm vụ của các bộ, ngành trung ương trong đó có chi lương cho cán bộ
khoa học của các viện NC-TK. Ngân sách địa phương chi cho các hoạt động
KHCN của các tỉnh/thành phố (không chi cho lương của các sở KHCN&MT).
Kinh phí sự nghiệp khoa học cân đối trong ngân sách trung ương thường
được đảm bảo đầy đủ theo kế hoạch được giao. Còn đối với địa phương, nhà
nước giao kế hoạch thu và kế hoạch chi, nếu kế hoạch thu không đạt thì kế
hoạch chi cũng bị cắt giảm. Thông thường loại sự nghiệp bị cắt giảm trước lại
là khoa học. Có một số tỉnh cấp đủ theo kế hoạch nhưng tại tính cả lương của
sở hoặc chi cục trong tổng số kinh phí đó, theo nguyên tắc thì kinh phí đó
không kể lương.
Ngoài vốn xây dựng cơ ban và kinh phí sự nghiệp khoa học, trong cơ cấu
của ngân sách còn có vốn điều tra cơ bản lấy trong sự nghiệp kinh tế: chủ yếu
cấp cho các nhiệm vụ điều tra cơ bản của các ngành và cho các địa phương,
trong đó có các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường. Đối với các địa phương, kinh
phí thực hiện các dự án điều tra cơ bản và môi trường thường giao cho Sở


Viện Khoa học năng lượng

86


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

KHCN&MT quản lý. Kinh phí này cũng được cân đối qua ngân sách địa
phương.
3.2. Nguồn vốn tự có của các bộ, tỉnh/thành phố và cơ sở
Để tăng quyền chủ động của các bộ và tỉnh/thành phố và các cơ sở, cũng
như tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động KHCN, liên Bộ KHCN&MT và Bộ
Tài chính đã ban hành một số các Văn bản như:
- Thông tư liên Bộ KHCN&MT và Bộ Tài chính số 1291/KHCN&MTTC ngày 8 tháng 10 năm 1992 hướng dẫn việc trích lập và sử dụng quỹ hỗ trợ
phát triển KHCN của các Bộ và Tỉnh/thành phố thành. Nguồn thành lập quý
chủ yếu trích từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của các doanh nghiệp
trực thuộc, nguồn thu hồi do hoạt động nghiên cứu khoa học và các dự án
SXTN mang lại. Tuy nhiên, qua một số năm triển khai thực hiện, chỉ một số ít
Bộ và địa phương tạo được quỹ này. Hơn nữa, do chế độ quản lý tài chính của
các doanh nghiệp đã thay đổi nhiều, chế độ tài chính doanh nghiệp hiện nay
không qui định cho doanh nghiệp trích quỹ đầu tư phát triển nộp cho quỹ của
bộ, tỉnh, do vậy nguồn thu chủ yếu của quỹ không có. Còn thu từ hoạt động
nghiên cứu đề tài và các dự án SXTN cấp bộ, tỉnh/thành phố nơi có nơi không
và không đáng kể.
Thực hiện Luật ngân sách nhà nước, các bộ không được thành lập quỹ
riêng mà các nguồn thu tập trung vào quỹ hỗ trợ phát triển KHCN của Nhà
nước. Nguồn thu này lại bổ sung vào kinh phí cho hoạt động KHCN hàng
năm của bộ.
Theo Thông tư liên Bộ số 50/TTLB-BTC-BKHCN&MT ngày 15 tháng

4 năm 1998 hướng dẫn việc quản lý kinh phí thu hồi từ các hoạt động KHCN,
các tỉnh/thành phố vẫn tiếp tục được thành lập quỹ và giao cho Sở
KHCN&MT quản lý.
- Cơ sở sản xuất: đối với các doanh nghiệp theo Nghị định số 59/TTg
ngày 3 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ được lập quỹ nghiên cứu
khoa học trích từ quỹ đầu tư phát triển, đồng thời được trích một tỷ lệ nộp cho

Viện Khoa học năng lượng

87


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Tổng công ty để lập quỹ nghiên cứu khoa học của Tổng công ty. Đây là một
qui định mới và rất tiến bộ trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp. Ngoài ra 2 Luật thuế mới (thuế Thu
nhập doanh nghiệp và thuế VAT) được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ
1/1/1999 cũng có nhiều yếu tố thuận lợi về tạo quỹ cho hoạt động KHCN của
doanh nghiệp.
- Các cơ sở nghiên cứu khoa học: những năm gần dây, ngoài việc thực
hiện các nhiệm vụ của nhà nước và Bộ giao, các cơ sở nghiên cứu triển khai
rất năng động trong việc tìm kiếm việc làm, gắn bó với cơ sở sản xuất, chuyển
giao các kết quả nghiên cứu cho sản xuất, thực hiện các dịch vụ KHCN nên
cũng có nguồn thu. Có những viện thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, nguồn
thu do ký kết hợp đồng chiếm đến 40 -50% doanh thu của viện. Khai thác từ
hợp đồng viện tạo thêm việc làm cho cán bộ khoa học, trích quỹ hỗ trợ phát
triển KHCN của viện, đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên nhiều viện cũng rất khó khăn, nhất là các viện nghiên cứu về khoa

học xã hội và nhân văn chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước cấp.
* Nguồn vốn hợp tác với nước ngoài:
Thời kỳ từ năm 1990 trở về trước ta có dược một nguồn viện trợ không
hoàn lại rất đáng kể từ các nước Liên xô cũ và các nước Đông âu. Ngoài ra
các tổ chức quốc tế như UNDP, FAO, UNIDO... cũng có những dự án viện
trợ cho phát triển khoa học công nghệ. Nguồn vốn viện trợ chủ yếu chi cho
việc đào tạo trong nước cũng như ngoài nước, cho cho các vật mẫu, các tài
liệu kỹ thuật. Ngoài ra cũng có 40 - 50 % vốn được dùng để mua sắm các
trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm.
Hiện nay nguồn viện trợ không hoàn lại theo các nghị định thư như trước
đây không còn nữa. Các dự án của UNDP viện trợ cũng chuyển mục tiêu. Các
dự án viện trợ chủ yếu cho điều tra cơ bản, cho xây dựng chính sách... Hàng
năm vẫn có các nguồn viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, nhưng so
với trước thì giảm đi nhiều.

Viện Khoa học năng lượng

88


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Nguồn vốn này được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
- Các dự án về chuyển giao công nghệ (chủ yếu là chuyên gia, đào tạo,
một phần nhỏ trang thiết bị, vật mẫu, tài liệu kỹ thuật...).
- Các dự án để điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng chính sách,
làm thử mô hình...
- Các đề tài hợp tác nghiên cứu 2 bên....
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học quốc tế.

- Hỗ trợ kinh phí cho các suất đào tạo, đi dự hội nghị khoa học....
Cũng rất tiếc là hiện nay do nhiều cơ quan quản lý hoặc đôi khi không có
cơ quan nào quản lý nên không có được số liệu về nguồn vốn này. Hàng năm
khi cân đối ngân sách cho KHCN, Bộ KHCN&MT. và Bộ Tài chính tạm thời
thống nhất với nhau về số thu của nguồn viện trợ khoảng 20 tỷ đồng, còn cụ
thể ở bộ, ngành nào bao nhiêu và những dự án gì thì không thống kê được.
Liên quan đến vấn đề đầu tư tài chính cho KHCN là vấn đề tạo nguồn
vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Bộ KHCN&MT đang phối hợp với
các Bộ chức năng nghiên cứu các cơ chế để huy động các nguồn vốn đầu tư
cho KHCN. Ngoài ra còn các biện pháp khác như khuyến khích bằng ưu đãi
về thuế, tín dụng.
Đối với nghiên cứu cơ bản, nhiều nước đều thành lập các quỹ cho nghiên
cứu cơ bản. Quỹ này do một Hội đồng quỹ quản lý và xét cấp cho các nhiệm
vụ nghiên cứu cơ bản thông qua tuyển chọn, đấu thầu (Mỹ, Trung quốc,
CHLB Nga, CHLB Đức). Hiện nay Bộ KHCN&MT cũng đang nghiên cứu đề
án thành lập quỹ cho nghiên cứu KHCN. Trong luật KHCN cũng có các điều
về thành lập quỹ hỗ trợ và quỹ tài trợ cho KHCN ở cấp nhà nước và cấp bộ,
tỉnh/thành phố.

II. PHÂN PHỐI VÀ S

Viện Khoa học năng lượng

89


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Từ việc phân tích các nguồn vốn nêu trên, bức tranh cho thấy rằng

nguồn vốn ngân sách là chủ yếu. Quỹ của các bộ và tỉnh/thành phố cũng như
vốn của các doanh nghiệp còn rất ít, vốn viện trợ ít và chưa thể thống kê
dược. Vì vậy chúng ta đi sâu phân tích việc phân bổ và nội dung sử dụng
nguồn vốn đầu tư cho KHCN từ ngân sách nhà nước.
Có 2 vấn đề cần quan tâm là tăng dần mức đầu tư hàng năm và có chính
sách cơ chế sử dụng hợp lý, hiệu quả. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý là
đầu tư vào đâu, cho những việc gì và biện pháp nào để mang lại hiệu quả cho
đồng vốn đầu tư. Đồng thời còn một vấn đề nữa là khoa học có bao cấp
không, đến mức độ nào trong tình hình chuyến sang cơ chế thị trường?
Trả lời câu hỏi này không phải dễ và đó là câu hỏi thường xuyên đặt ra
cho các nhà khoa học và các cơ quan quản lý khoa học. Các vấn đề này phải
được giải quyết bằng các chính sách, các cơ chế và các biện pháp cụ thể.
Về mặt phương pháp luận tài chính phải phục vụ cho mục tiêu chiến
lược phát triển KHCN của quốc gia và tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm
trọng điểm của từng giai đoạn cụ thể.
Trong giai đoạn vừa qua nguồn vốn ngân sách được sử dụng như sau:

II.1. Vốn xây dựng cơ bản cho KHCN

Như trên đã nêu thời gian qua vốn đầu tư xây dựng cơ bản đành chủ yếu
cho việc xây dựng cơ sở làm việc của các viện nghiên cứu triển khai, xây
dựng các cơ sở thí nghiệm và các xưởng thực nghiệm chế thử. Phần đầu tư
cho các trang thiết bị hầu như không đáng kể. Điều đó xuất phát từ tình hình
thực tế nhà xưởng của các viện nghiên cứu trước đây chủ yếu là nhà cấp bốn,
thậm chí chỉ là tranh tre, một số viện được xây dựng cũng khoảng vài ba chục
năm nên cũ nát và rất chật chội. Về nguyên tắc nếu đủ vốn thì xây dựng phải
đi kèm theo trang thiết bị, nhưng vì nhu cầu quá lớn trong khi vốn đầu tư rất
có hạn nên chỉ cân đối cho các việc thực hiện việc xây lắp. Tình hình trang
Viện Khoa học năng lượng


90


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

thiết bị của các cơ quan khoa học cũng rất đáng quan tâm. Trang thiết bị khoa
học thường rất đắt tiền, lại lạc hậu nhanh, công suất sử dụng lại không cao
như sản xuất. Nguồn thiết bị của các viện được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau: từ viện trợ của các nước XHCN cũ, từ các dự án của chương trình
phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), từ việc hợp tác song phương với các viện
hoặc các tổ chức quốc tế khác... Do vậy tình hình chung là trang thiết bị thiếu,
không đồng bộ, lạc hậu.
Vài năm gần đây khi phần xây lắp của các viện tạm thời đảm bảo ở mức
tối thiểu, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ KHCN&MT thống nhất chuyển dần vốn
đầu tư XDCB sang đầu tư trang thiết bị cho các cơ quan khoa học. Dù có
dành vốn XDCB cho mua sắm trang thiết bị thì số đó vẫn còn quá nhỏ bé so
với yêu cầu thực tế.
Với số lượng khoảng 100 viện và trung tâm nghiên cứu triển khai, các
trung tâm thử nghiệm đo lường, mỗi viện có đến vài chục phòng thí nghiệm,
lại còn các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm thuộc các trường đại
học đang rất thiếu: trang thiết bị, đang cần phải đầu tư, thì việc. mỗi năm nhà
nước dành khoảng 10 triệu USD cho đầu tư trang thiết bị vẫn còn thấp so với
nhu cầu. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là phải xác định các phòng
thí nghiệm trọng điểm quốc gia theo các hướng khoa học công nghệ ưu tiên
để tập trung đầu tư trước Hơn nữa, cũng phải xây dựng cơ chế sử dụng chung
trang thiết bị đối với những thiết bị quý hiếm, đắt tiền nhằm sử dụng có hiệu
quả và tiết kiệm.

II.2. Vốn sự nghiệp Khoa học


Vốn Sự nghiệp khoa học được cân đối qua ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương
- Ngân sách trung ương khoảng 76 - 80%
- Ngân sách địa phương khoảng 20 - 24%
Viện Khoa học năng lượng

91


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Nội dung chi của ngân sách trung ương bao gồm:
- Chi cho lương và hoạt động bộ máy của các cơ quan KHCN được sắp
xếp theo Quyết định 782/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 10
năm 1996. Số biên chế trong các cơ quan khoa học đang hưởng lương khoảng
15.000 cán bộ.
- Cho cho các chương trình KHCN và chương trình KHXH cấp nhà nước.
- Chi cho các đề tài độc lập cấp nhà nước.
- Cho cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tự nhiên.
- Các nhiệm vụ KHCN cấp bộ (các chương trình, đề tài, dự án cấp bộ,
Thông tin, hợp tác quốc tế...).
- Thông tin KHCN.
- Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
- Các dự án về nhập các kết quả nghiên cứu.
- Tăng cường trang thiết bị cho các cơ quan KHCN.
- Chống xuống cấp, sửa chữa nhỏ các cơ quan KHCN.
- Quản lý nhà nước về môi trường.
- Hợp tác quốc tế .

- Nhập sách, tạp chí nước ngoài cho các trúng tâm thông tin quốc gia.
Các nội dùng trên đây cũng có sự thay đổi theo từng thời kỳ nhất định.
Nội dung chi cho quản lý nhà nước về môi trường mới xuất hiện khi có Luật
bảo vệ môi trường năm 1993. Nội dung chi về nhập các kết quả nghiên cứu
xuất hiện năm 1994 khi xuất hiện tình hình Liên xô cũ tan rã và họ bán công
nghệ với giá rẻ. Nội dung chống xuống cấp cho các cơ quan khoa học được
thực hiện từ năm 1991 khi vấn đề hết sức cấp bách và thực hiện chủ trương
này rất có hiệu quả. Nội dung về tăng cường trang thiết bị được thực hiện từ
năm 1994 khi nhu cầu trang thiết bị của các viện nghiên cứu rất bức bách
trong khi như đã phân tích ở trên, vốn đầu tư rất có hạn. Bộ KHCN&MT chủ
trương dành một phần kinh phí sự nghiệp khoa học để bổ sung trang thiết bị
lẻ, tăng cường năng lực của các cơ quan nghiên cứu triển khai, đặc biết là các

Viện Khoa học năng lượng

92


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

viện thực hiện các nhiệm vụ KHCN theo các hướng trọng điểm của Nhà
nước. Qua 4 năm thực hiện thấy rất có hiệu quả và các bộ, ngành, các cơ quan
khoa học rất hoan nghênh.
Theo số liệu những năm qua, phần chi cho lương và bộ máy của các cơ
quan khoa học chiếm khoảng 25 - 30% ngân sách trung ương. Theo tinh thần
sắp xếp lại các cơ quan khoa học và do số liệu đầu tư tăng lên thì tỷ trọng
lương sẽ giảm dần trong tổng số kinh phí sự nghiệp khoa học.
Không thể nói rằng việc chi lương cho cán bộ khoa học !à bao cấp vì
rằng nguồn nhân lực này đối với các nước đều được Chính phủ trả lương. Vấn

đề là phải sắp xếp các cơ quan khoa học để tránh trùng lắp, không để nhiều cơ
quan có chức năng chồng chéo nhau, lực lượng tản mạn, manh muốn. Đồng
thời khi đã có một hệ thống cơ quan nghiên cứu khoa học hợp lý, chức năng
rõ ràng thì nhà nước phải trả tương xứng đáng cho lao động chất xám của các
nhà khoa học.
Theo Quyết định 782/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/10/1996 về
sắp xếp các cơ quan khoa học, trong đó có một số viện đưa về trực thuộc các
tổng công ty. Tiếp đó Thông tư liên Bộ số 395 qui định sẽ cắt dần quỹ lương
và hoạt động bộ máy của các viện này trong vòng 5 năm. Sau 5 năm, tức là
bắt đầu từ năm 2002 thì Nhà nước không cấp lương và chi hoạt động bộ máy
từ ngân sách Nhà nước cho các viện nghiên cứu mà tổng công ty phải giao
nhiệm vụ và đảm bảo quỹ lương. Tình hình này làm cho các viện đang rất lo
lắng vì rằng các tổng công ty và viện chưa gắn bó hữu cơ, chưa thực sự thấy
cần cho nhau trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Trong kỳ kế hoạch 1991-1995 Nhà nước đã giảm số chương trình xuống
còn 31 chương trình và kỳ kế hoạch 1996-2000 số chương trình giảm xuống
còn 18 chương trình. Số lượng đề tài trong mỗi chương trình cũng rút xuống
từ 20-25 đề tài xuống còn 12 đề tài. Điều đó chứng tỏ quyết tâm của nhà nước
thực sự tập trung có trọng điểm theo các hướng KHCN ưu tiên. Giai đoạn
trước đây, mỗi đề tài thuộc chương trình được cấp tối đa khoảng 500 - 600

Viện Khoa học năng lượng

93


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

triệu đồng thì giai đoạn này có đề tài được đầu tư đến 2,5 tỷ đồng, thông

thường khoảng 1,2-1,5 tỷ đồng. Với sự đầu tư này nhà nước chỉ đạo các đề tài
phải cho ra được sản phẩm có giá trị và được ứng dụng trong sản xuất và đời
sống.
Kinh phí chi cho các nhiệm vụ khoa học cấp bộ chiếm khoảng 30% tổng
số kinh phí của ngân sách trung ương. Khoản kinh phí này do Bộ chủ quản
phân bổ. Thực tế cho thấy các Bộ chủ quản cũng mắc phải một mâu thuẫn
giữa nhu cầu và khả năng, vì vậy dẫn đến mâu thuẫn giữa tập trung và phân
tán. Kinh phí đã ít nhưng phải chia cho nhiều viện, nhiều đề tài, kinh phí cho
mỗi đề tài ít dẫn đến tình trạng đề tài nghiên cứu thì nhiều nhưng kết quả cuối
cùng để áp dụng trong sản xuất thì đạt tỷ lệ thấp.
Kinh phí chi cho các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về môi trường: hiện
nay kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường chưa có một nguồn vốn riêng
trong cơ cấu chi của ngân sách Nhà nước. Do vậy chi cho các nhiệm vụ quản
lý Nhà nước về môi trường cân đối trong kinh phí sự nghiệp khoa học. Các đề
án về điều tra hiện trạng, đánh giá tác động, bảo vệ môi trường được cân đối
trong kinh phí sự nghiệp kinh tế.
Ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, từ năm 1991 đến nay Bộ
KHCN&MT triển khai thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm có thu hồi
80-100 % kinh phí hỗ trợ, hàng năm thu được khoảng 20- 30 tỷ đồng để đầu
tư trở lại cho hoạt động KHCN. Nguồn kinh phí thu hồi này tiếp tục cấp cho
các dự án SXTN của trung ương và địa phương và theo cơ chế có thu hồi nên
chủ dự án phải tính toán sử dụng có hiệu quả.
Đối với các nhiệm vụ của Nhà nước khi giao cho địa phương thực hiện
thì ngân sách trung ương cũng cấp về cho các địa phương theo hình thức ký
hợp đồng, Bộ KHCN&MT cấp trực tiếp cho địa phương hoặc Bộ Tài chính
cấp theo hình thức uỷ quyền qua Sở Tài chính - Vật giá của tỉnh/thành phố.
Nội dung chi của ngân sách địa phương bao gồm:

Viện Khoa học năng lượng


94


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

- Chi cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng, các nhiệm vụ về ứng dụng kỹ
thuật tiến bộ.
- Các nhiệm vụ về tham mưu tư vấn cho tỉnh/thành phố về hoạt động
KHCN
- Công tác Tiêu chuẩn - Đo lường - chất lượng.
- Nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường..
- Công tác sở hữu công nghiệp.
- Tăng cường cơ sở vật chất của Sở, chi cục và các trung tâm kỹ thuật.
- Hoạt động thông tin KHCN.
- Công tác đào tạo, tập huấn, hợp tác quốc tế, thống kê tiềm lực KHCN,
thanh tra KHCN.
Nhìn vào các nội dung trên cho thấy rằng hoạt động KHCN của các địa
phương rất phong phú, nhiệm vụ nhiều nhưng kinh phí rất hạn chế. Cơ sở vật
chất của các Sở KHCN&MT, các Chi cục TCĐLCL, các trung tâm phân tích,
trung tâm môi trường rất nghèo nàn và thiếu thốn. Việc trang bị cơ sở vật chất
bằng nguồn vốn đầu tư cơ bản không có nên các Sở đành sử dụng kinh phí sự
nghiệp khoa học hàng năm để bổ sung cơ sở vật chất và cũng không được là
bao. Khi kinh phí phải dàn trải thì hiệu quả sẽ mang lại thấp. chỉ có 2 thành
phố lớn là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, ngân sách địa phương dành cho
KHCN&MT tương đối khá, mỗi năm vài chục tỷ đồng.
Tình hình thực tế thường gặp đối với các địa phương: cân đối các khoản
chi trên cơ sở các khoản phải thu, khi kế hoạch thu không đạt thì kế hoạch chi
cũng bị cắt giảm và hạng mục bị cắt giảm thường là kinh phí khoa học.
Một số địa phương được coi là cấp đủ theo kế hoạch giao nhưng lại

dùng kinh phí khoa học để cấp lương cho Sở KHCN&MT hoặc cấp lương cho
chi cục TCĐLCL mà lẽ ra lương của các cơ quan này không được tính vào
kinh phí này.

Viện Khoa học năng lượng

95


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Đối với hoạt. động KHCN địa phương, ngoài phần chi được cân đối trực
tiếp từ ngân sách địa phương, còn được hỗ trợ của trung ương thông qua cấp
uỷ quyền hoặc cấp trực tiếp theo hợp đồng như:
- Hỗ trợ tăng cường cơ cơ vật chất các Sở KHCN&MT, trang thiết bị cho
chi cục TCĐLCL, thiết bị quan trắc môi trường.
- Thực hiện các dự án SXTN, các dự án nông thôn, miền núi, các
đề án xây dựng luận cứ khoa học phục vụ cho qui hoạch của địa
phương hoặc vùng, các đề án về nuôi cấy mô, mở các lớp đào tạo
tập huấn nghiệp vụ, khảo sát nước ngoài.

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHCN

Kế hoạch tài chính là một nội dung của kế hoạch KHCN, do vậy qui
trình và thời hạn lập kế hoạch tài chính tuân theo như qui trình và thời hạn lập
kế hoạch KHCN. Bộ KHCN&MT sẽ đưa ra một qui trình và tiến độ xây dựng
kế hoạch từ tháng 1 đến tháng 12 hàng năm để thực hiện thống nhất đối với
các Bộ ngành và các địa phương.
Cơ chế quản lý tài chính cho KHCN nhằm mục đích đảm bảo cung cấp tài

chính đúng đối tượng, đúng nội dung, chi tiêu đúng chế độ và có hiệu quả.
Trong công tác quản lý tài chính cho hoạt động KHCN, các Bộ chức
năng của nhà nước như Bộ KHCN&MT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Ban Tổ
chức cán bộ Chính phủ phải phối hợp thường xuyên và chặt chẽ theo chức
năng của từng Bộ như sau:
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong.
việc lập kế hoạch và phân bổ ngân sách đâu tư cho các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ để trình Chính phủ duyệt. Xây dựng các chính sách, biện pháp
khuyến khích, đầu tư cho KHCN từ các nguồn vốn khác nhau. Tổ chức xây
dựng các quỹ KHCN nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho KHCN.
Viện Khoa học năng lượng

96


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc lập kế hoạch xây dựng
cơ sở hạ tầng cho các cơ quan khoa học và công nghệ và áp dụng các thành
tựu KHCN vào sản xuất và đời sống.
- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các chế độ chi tiêu và cơ chế quản
lý tài chính cho hoạt động KHCN
Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Bộ KHCN&MT trong việc lập kế hoạch và cân đối ngân
sách đầu tư cho khoa học và công nghệ để trình Chính phủ duyệt. Xây dựng
các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư cho KHCN từ các nguồn vốn
khác nhau.
- Chủ trì phối hợp với Bộ KHCN&MT trong việc lập kế hoạch xây dựng

cơ sở hạ tầng cho các cơ quan khoa học và công nghệ và áp dụng các thành
tựu KHCN vào sản xuất và đời sống.
Bộ Tài chính:
- Phối hợp với Bộ KHCN&MT trong việc lập kế hoạch và phân bổ ngân
sách đầu tư cho KHCN. Tổng hợp nhu cầu tài chính cho hoạt động KHCN
vào dự án ngân sách nhà nước 5 năm và hàng năm trình Chính phủ.
- Phối hợp với Bộ KHCN&MT xây dựng những biện pháp khuyến khích
về tài chính và thuế để hỗ trợ đầu tư gián tiếp cho hoạt động KHCN.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ KHCN&MT xây dựng các chế độ chi tiêu và
cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động KHCN.
- Đảm bảo cấp phát đủ và đúng tiến độ kinh phí từ ngân sách nhà nước
được Quốc hội phê chuẩn cho các nhiệm vụ KHCN.
Đối với các địa phương, Các Sở KHCN&MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính - Vật giá cũng có chức năng và trách nhiệm như vậy. Ba cơ quan
này ở địa phương cũng phải phối hợp thường xuyên và chặt chẽ. Kinh
nghiệm cho thấy địa phương nào ba cơ quan này phối hợp tốt thì hoạt động
quản lý tài chính ở đấy thuận lợi.

Viện Khoa học năng lượng

97


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Trong những năm qua Bộ KHCN&MT phối hợp với Bộ Tài chính
nghiên cứu ban hành các thông tư liên bộ hướng dẫn công tác quản lý tài
chính theo từng nội dung của kế hoạch KHCN, theo từng thời kỳ phù hợp với
quá trình quản lý hoạt động KHCN của nhà nước

Trong thời gian qua, liên Bộ KHCN&MT và Bộ Tài chính đã ban hành
nhiều văn bản hướng dẫn công tác quản lý tài chính cho hoạt động KHCN
chung và theo từng nội dung và theo từng thời kỳ. Danh mục các văn bản đó
được đưa vào phụ lục kèm theo.
Nhìn chung các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính cho hoạt động
KHCN&MT đã đáp ứng được phần nào yêu cầu, tạo điều kiện cho các cơ
quan khoa học, các nhà quản lý khoa học, quản lý tài chính có căn cứ để triển
khai nhiệm vụ. Tuy nhiên, số lượng các văn bản cần thiết vẫn còn thiếu, nội
dung hướng dẫn chưa thật đầy đủ và chưa đáp ứng được tình hình thực tế.
Nhiều chế độ định mức chi tiêu còn thấp so với yêu cầu. Nhiều thủ tục qui
định còn phức tạp, gò bó đối với lĩnh vực hoạt động KHCN. Một số chính
sách, chế độ khuyến khích về thuế, về quỹ, về tín dụng chưa có hoặc cồ rồi
nhưng lại mâu thuẫn nhau. Ví dụ như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với hoạt động KHCN còn bất hợp lý.
Về công tác quản lý tài chính cụ thể đối với các nhiệm vụ tuân theo một
qui trình gồm các nội dung như sau:
+ Lập dự toán
+ Duyệt dự toán
+ Cấp phát
+ Thanh quyết toán
+ Kiểm tra
Sau đây xin trình bày cụ thể các nội dung trên:

1. Về công tác lập dự toán:

Viện Khoa học năng lượng

98



Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Căn cứ lập dự toán là khối lượng công việc đã được xác định, định mức
chi (đối với các khoản chi có định mức) và giá hiện hành.
Một vấn đề đặt ra rất cần thiết trong công tác quản lý tài chính KHCN là
mức chi tiêu. Một trong những căn cứ quan trọng và cần thiết để lập dự toán
là định mức chi tiêu, nhưng đó cũng chính là khó khăn lớn nhất đối với các
cơ quan xây dựng chế độ chi tiêu tài chính.
Lao động trong nghiên cứu KHCN là một loại lao động chất xám, mà lao
động chất xám không thể có định mức được. Nhiều đoàn khảo sát của
nước ta ra nước ngoài đều hỏi về vấn đề này và đều được trả lời là không
có định mức cứng cho lao động chất xám.
Các ngành khoa học lại vô cùng đa dạng, chi tiêu trong các lĩnh vực
khoa học khác nhau cũng khác nhau. Khoa học xã hội khác với khoa học công
nghệ. Khoa học công nghệ lại khác với khoa học nông nghiệp. Trong khoa
học nông nghiệp thì giữa nông, lâm, thuỷ sản, thuỷ lợi cũng khác nhau. Do vậy
việc tính công lao động chất xám chỉ là một sự qui ước tương đối.
Một số nội dung chi tiêu của đề tài/dự án đã có giá của thị trường. Mua
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, văn phòng phẩm, chế
độ công tác phí, lưu trú, thuê phương tiện đi công tác theo giá thị trường và
theo chế độ của nhà nước. Dự toán khoản này lại gặp khó khăn ở chỗ xác định
qui mô, phạm vị của đề tài, dự án ban nhiêu là phù hợp? Ví dụ đối với một đề
tài thuộc ngành nông nghiệp, phải có một qui mô thử nghiệm khoảng 10 ha,
nhưng do kinh phí không đủ nên chỉ dự toán thử nghiệm ở qui mô 5 ha trong
trường hợp này lại phải “liệu cơm gắp mắm”. Một số khoản chi phải theo sự
thoả thuận của 2 bên như giá phân tích mẫu, giá cho thuê phương tiện, thiết
bị, giá cứng cáp tài liệu số liệu...
Khó nhất vẫn là trả công lao động khoa học. Đối với sản phẩm nghiên
cứu của khoa học xã hội tính theo trang tác giả hay theo chất lượng.'bài viết?

nếu theo chất lượng bài viết thì ai là người đánh giá chất lượng? nếu theo
trang tác giả thì sẽ bất hợp lý vì nhiều trang nhưng chất lượng kém, không có

Viện Khoa học năng lượng

99


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

nội dung gì mới thì lại được nhiều tiền hơn ít trang nhưng có nhiều ý tứ mới
có giá trị. Thế nhưng hiện nay vẫn phải dùng định mức tính là trang tác giả.
Còn mỗi trang là bao nhiêu? Mức tính hiện nay trong thông tư số 49/TCKHCN đang bị các nhà khoa học phàn nàn là quá thấp nhưng cơ quan tổng
hợp nhà nước lại phải cân đối chung với các chế độ khác hiện hành.
Đối với khoa học công nghệ, nếu một nhà khoa học miệt mài nghiên
cứu và kết quả là tạo ra được một công nghệ mới thì được trả công bao nhiêu?
Hiện nay chỉ được tính trả thêm 10.000đ/1 ngày công ngoài lương.
Đối với khoa học tự nhiên, sản phẩm là bài báo dăng trên các tạp chí
trong nước và ngoài nước, trả công lao động cũng chỉ theo trang tác giả.
Tất cả các mức chi như trên đều phải có chứng từ đầy đủ. Điều đó các
cán bộ khoa học cũng thấy quá phiền phức, thủ tục rườm rà, mất nhiều thời
gian cho khâu lập chứng từ thanh toán. ý kiến chung của các nhà khoa học là
nên ký hợp đồng khoán gọn từng nội dung công việc, chứng từ quyết toán là
hợp đồng, sản phẩm và biên bản nghiệm thu hợp đồng.
Tuy nhiên ý kiến đề xuất này chưa được chấp nhận. Bộ Tài chính giải
thích rằng nếu sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp thì việc thanh
quyết toán vẫn phải theo các qui định hiện hành.
Công tác lập dự toán theo nhiệm vụ và theo đơn vị
- Đối với đơn vị: thực hiện luật ngân sách Nhà nước Bộ Tài chính đã có

thông tư hướng dẫn việc lập và chấp hành ngân sách nhà nước. Trong đó dự
toán được lập theo mục lục ngân sách nhà nước. Tất cả các nhiệm vụ chi của
đơn vị đều dự toán theo các mục gửi cho cơ quan tài chính cấp trên để tổng
hợp gửi Bộ Tài chính.
- Đối với từng loại nhiệm vụ lập theo các nội dung chi và từng nội dung
chi đó sẽ ứng với các mục chi.
Thông thường các đề tài, dự án KHCN được lập theo các nội dung chi
sau đây :

Viện Khoa học năng lượng

100


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a


Thuê khoán chuyên môn hoặc thù lao: đây là chi cho công lao động kể cả
lao động chân tay và lao động chất xám. Khi !ập dự toán khoản chi này,
chủ nhiệm đề tài/dự án phải căn cứ vào khối lượng công việc triển khai
của đề tài/dự án đã được duyệt. Tính toán khối lượng, đơn giá (nếu có)
hoặc theo hợp đồng công việc.



Nguyên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, năng lượng:
Khoản này tính cho các loại nguyên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng cụ thể,

tên, số lượng, đơn giá và thành tiền.



Thiết bị, máy móc: ghi tên thiết bị, ký mã hiệu, nước sản xuất, số
lượng,đơn giá, thành tiền. Đồng thời tính cả công vận chuyển, lắp đặt, vận
hành. Nếu trường hợp không mua mà thuê thì ghi rõ thuê thiết bị gì đơn
giá thuê, đơn vị tính thuê theo ngày, giờ hay theo ca máy....
Đối với đơn vị sản xuất hạch toán kinh tế thì phải tính cả khấu 'hao thiết

bị.


Sửa chữa, xây dựng nhỏ: trong trường hợp phải sửa chữa nhà xưởng, điện
nước, cải tạo vườn ươm, nhà kính, chuồng trại ...phục vụ trực tiếp cho đề
tài/dự án phải lập dự toán cụ thể theo khối lượng, đơn giá hiện hành.



Chi khác:
- Công tác phí: chỉ ra được địa điểm dự kiến đến công tác, số ngày, lưu

trú tiền vé tàu xe.
- Quản lý phí của cơ sở: khoản chi này chỉl hạn chế trong mức 5-7 triệu
hàng năm cho một đề tài/dự án. Chủ nhiệm đề tài dùng kinh phí này để chi
cho những người của cơ sở chủ trì giúp chủ nhiệm triển khai công việc, hoặc
đơn vị sử dụng vào công tác. quản lý đề tài, không được trích cho đơn vị làm
công tác đời sống.
- Chi kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu
Chi cho công tác kiểm tra nội đung, tiến độ, kinh phí theo định kỳ hoặc
đột xuất. Chi nghiệm thu cấp cơ sở và nghiệm thu chính thức.


Viện Khoa học năng lượng

101


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

- Chi cho công tác in ấn tài liệu, dịch tài liệu của nước ngoài. Nếu dịch
phải dự toán dịch tài liệu gì, số trang, mức trả cho 1 trang.
- Chi hội nghị, hội thảo khoa học của đề tài. Đối với khoa học xã hội
khoản chi này chiếm khá nhiều kinh phí và thực sự rất cần thiết phải tổ chức
hội thảo khoa học.
- Chi hợp tác quốc tế: mời chuyên gia vào hay cử người đi, nước nào, số
ngày, số người.
Cơ sở để lập dự toán chi cho đề tài, dự án là Thông tư liên Bộ số 49 giữa
Bộ KHCN&MT- 'Bộ Tài chính ban hành ngày 1/7/1995, nay đang được sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp.

2. Về công tác duyệt đự toán

Đơn vị cơ sở duyệt dự toán cho các nhiệm vụ do các chủ nhiệm đề tài/
dự án lập.
Cơ sở tổng hợp dự toán gửi cho cơ quan quản lý cấp trên duyệt và tổng
hợp vào dự toán chung gửi các cơ quan nhà nước.
B
Bộộ cchhủủ qquuảảnn dduuyyệệtt ddựự ttooáánn ccủủaa ccáácc nnhhiiệệm
m vvụụ vvàà ccáácc đđơơnn vvịị ttrrựựcc tthhuuộộcc B
Bộộ..
Đối với nhiệm vụ thuộc chương trình phải có Ban chỉ đạo chương trình

xem xét dự toán phù hợp với nội dung nhiệm vụ.
Bộ KHCN&MT duyệt dự toán cho các nhiệm vụ cấp nhà nước: chương
trình, đề tài độc lập cấp nhà nước, các dự án SXTN.
Sở KHCN&MT duyệt dự toán của các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh do sở
quản lý

3. Công tác cấp phát

Hiện nay theo Luật ngân sách tất cả các nhiệm vụ sau khi được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt đều bố trí vào kế hoạch của các bộ, ngành và các sở.
Viện Khoa học năng lượng

102


Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a

Bộ Tài chính, Sở Tài chính - Vật giá cấp kinh phí về cho các bộ và các sở
theo kinh phí hạn mức.
Đối với các tỉnh/thành phố hiện nay đang có 2 phương thức cấp kinh phí
tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương:
- Sở Tài chính - Vật giá cấp toàn bộ kinh phí sự nghiệp khoa học cho sở
KHCN&MT, sau đó Sở KHCN&MT cấp kinh phí cho các nhiệm vụ theo
phương thức ký hợp đồng.
- Sở Tài chính - Vật giá cấp kinh phí cho các sở, ban, ngành trên cơ sở
nhiệm vụ được giao và kinh phí được duyệt.
Thông thường kinh phí cấp theo nhiều đợt, để được cấp kinh phí đợt sau
phải có báo cáo quyết toán hoặc báo cáo tình hình sử dụng kinh phí đợt trước.
Tránh tình trạng tạm ứng thì nhanh nhưng quyết toán lại chậm hoặc không

báo cáo chi tiêu đã xin tạm ứng tiếp.
Giai đoạn 2001-2005 bộ K.HCN&MT đang xây dựng cơ chế quản lý các
chương trình trọng điểm cấp nhà nước, trong đó kiến nghị việc cấp phát kinh
phí của chương trình nên cấp trực tiếp từ Bộ Tài chính tập trung về văn phòng
chương trình, từ đó cấp cho các đề tài theo cơ chế hợp đồng.

4. Công tác quyết toán

Đơn vị chi tiêu chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí được cấp theo đúng
thời hạn và biểu mẫu qui định hiện hành. Quyết toán của đơn vị gửi cho cơ
quan tài chính cấp trên. Cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán gửi cho Bộ Tài
chính.
Về nguyên tắc dòng kinh phí cấp từ trên xuống như thế nào thì quyết
toán từ dưới lên theo đúng như vậy.
Nếu đơn vị nhận kinh phí từ Sở KHCN&MT thì quyết toán với Sở
KHCN&MT để Sở KHCN&MT quyết toán với Sở Tài chính - Vật giá. Nếu

Viện Khoa học năng lượng

103


×