Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Văn mẫu lớp 12 tổng hợp các bài văn mẫu bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm (12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.51 KB, 11 trang )

VĂN MẪU 12: ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM
3 BÀI VĂN MẪU “PHÂN TÍCH ĐOẠN CUỐI BÀI
ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM”

BÀI MẪU 1:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ
chống Mỹ cứu nước. Trong nền thơ ca hiện đại, Nguyễn Khoa Điềm cũng khẳng định
được tên tuổi của mình với một giọng điệu và cảm quan thơ ca khá ấn tượng. Thơ
Nguyễn Khoa Điềm thường viết về hình ảnh con người và đất nước trong gian lao và anh
dũng. Phần thơ có tên “Đất nước” thuộc chương năm của bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” được viết năm 1971 và in năm 1974. Bản trường ca này viết nhằm thức tỉnh thanh
niên đô thị miền Nam nhận ra chân tướng của kẻ thù, hiểu sâu sắc về đất nước để từ đó
có quyết tâm đấu tranh giành lại đất nước. Trong chương năm này, sau khi trình bày quan
niệm chung của tác giả về đất nước, nhà thơ đi lý giải đất nước nhân dân, đất nước của
nhân dân qua ba phương diện địa ý, lịch sử, văn hóa. Phần thơ nói về văn hóa mang tính
nhân dân nhà thơ đã viết khá cô động.
“Họ giữ và truyền…
… vùng lên đánh bại”.
Trong chương năm mang tên “Đất nước” này, tác giả nhằm lý giải một quan
niệm về đất nước nhân dân. Khi nói về đất nước bao giờ người ta cũng đề cập đến ba
phương diện địa lý, lịch sử, văn hóa. Có điều Nguyễn Khoa Điềm không sa đà theo cách
lý giải thuần túy về địa lý, lịch sử, văn hóa như những nhà chuyên môn của nó mà đi


phản ánh cảm nhận thông qua lăng lính nghệ thuật của nhà thơ. Nhìn địa lý thấy hình ảnh
của nhân dân. Nhìn lịch sử cũng thấy nhân dân hữu danh và vô danh làm nên đất nước
chứ không phải là riêng một ai đó làm nên đất nước. Đến khi đề cặp đến phương diện văn
hóa nhà thơ cũng cảm nhận được mọi vẻ đẹp văn hóa truyền thống dân tộc đều do nhân


dân tạo ra và giữ truyền.
Nước chúng ta là một nước nông nghiệp có nền văn hóa văn minh lúa nước nên
vẻ đẹp văn hóa đầu tiên mà Nguyễn Khoa Điềm đề cập là truyền giữ hạt lúa qua bao đời
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”.
Đây vừa là nghĩa cụ thể nghĩa khái quát. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân dân
ta vừa giữ hạt lúa cho đời sau cũng có nghĩa là truyền giữ một nền văn minh lúa nước,
truyền giữ một điều kiện cơ bản để cho dân tộc tồn tại và phát triển. Mặc cho bao cuộc
xâm lăng, bao cuộc đồng hóa, bao cuộc hủy diệt, nhân dân ta vẫn giữ được hạt lúa cho
giống nòi, đó là vẻ đẹp đáng ca ngợi nhất.
Đi liền với truyền và giữ hạt lúa để cho dân tộc sinh tồn là sự truyền giữ ngọn
lửa đời này qua đời khác. Từ trong những đêm mờ xa xôi của lịch sử cha ông ta vẫn biết
cách bê rơm con cúi để truyền lửa qua đời này đời khác, đó là một sự sáng tạo không chỉ
để duy trì bếp lửa của mỗi nhà, mà còn để làm vũ khí lợi hại trong việc chống giặc ngoại
xâm và nội thù. Trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng ca ngợi ngọn lửa này “Lửa rơm
con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia”. Nhìn qua thì đó là một cách chuyền lửa thủ công
đơn giản nhưng để truyền lửa qua thời gian đằng đẵng là một sự kiện sáng tạo của nhân
dân ta.
Một nét đẹp văn hóa mà khi nói về một đất nước nào đó thường được đề cập
đầu tiên đó là ngôn ngữ giọng điệu của nhân tộc. Quá trình lịch sử của dân tộc ta là một
quá trình vận động di dân từ đất Tổ Hùng Vương đến mũi Cà Mau. Trong quá trình di
dân đó, giọng điệu và tiếng nói của dân tộc không hề bị thay đổi, đó là một ý thức dân tộc
cao độ, còn tiếng nói là con đất nước Tổ quốc.


Ngoài những vẻ đẹp văn hóa rất dễ nhìn thấy nói trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
lại chuyển sang nói một vẻ đẹp văn hóa khác, đó là vẻ đẹp của đạo lý dân tộc.
“Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”.
Có lẽ dân tộc ta trường tồn một cách mạnh mẽ cũng bắt đầu từ cái đạo lý luôn vì
đời sau của tầng tầng lớp lớp suốt bốn nghìn năm lịch sử.
Và khi nói về văn hóa, nhà thơ không quên nói về một yếu tố để lưu giữ văn

hóa đó là truyền thống bất khuất trước mọi kẻ thù.
“Có ngoại xâm thì đánh ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Đây là một vẻ đẹp của sự thật lịch sử. Vẻ đẹp này là tiền đề cho văn hóa nuôi
dưỡng và giữ gìn văn hóa. Mọi kẻ thù đều bị đánh bại và vị tất mọi giá trị văn hóa sẽ
được truyền giữ và phát triển.
Nói đến văn hóa là nói đến văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này cũng chú ý đến hai điều đó. Vấn đề là tác giả
không chẳng định sự tồn tại của văn hóa mà khẳng định người làm nên văn hóa ấy là
nhân dân. Vì thế sau khi đề cập đến hình ảnh địa lý mang tính nhân dân, lịch sử mang
tính nhân dân và văn hóa mang tính nhân dân, nhà thơ đã khái quát nên một điều mang
tính chân lý của thời đại.
“Để đất nước này là đất nước nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại”.
Công lao vĩ đại của nhan dân sẽ được nhà thơ chứng minh bằng hàng loạt dẫn
chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục
"Họ giữ và truyền cho ta hạt lúata trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từhòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói


Họ gánh theo tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân
Họ dắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để đất nước này là đất nước nhân dân"
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các dòng thơđều bắt đầu bằng điệp từ "họ".
Bằng cách nói này Nguyễn Khoa Điềm lại một lần nữa khắc sâu ấn tượng về vai trò
không thể thiếu của nhân dân. Nhân dân không chỉ làm nên lịch sử mà còn sáng tạo mội
giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước

Điệp khúc "truyền cho" gợi liên tưởng đến một cuộc tiếp sức vĩ đại trên hành
trình mấy ngàn năm lịch sử đằng đẵng. bằng hệ thồng hình ảnh giàu ý nghĩa ẩn dụ sâu
xa,tác giả đã khám phá và ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân. Đó là hình ảnh "hạt gạo"
bé nhỏ bình thường nhưng đã kết tinh sức lực, tâm huyết trí tuệ của bao nhiêu thế hệ con
người. Ai đã là người tìm ra cây lúa giữa hàng ngàn loài cây hoang dại khác?. Ai là người
đã tìm ra cách gieo cấy vun trồng để có được vụ mùa đầu tiên? Và ai đã rìm ra cách xay
giã giần sàng biến hạt lúa kia thành hạt gạo trắng ngần. Hành trình ấy đòi hỏi phải có sự
tiếp nối của nhiều thế hệ, người đi trước tích lũy kinh nghiệm và truyền lại, người đi sau
đón nhận, sáng tạo và hoàn thiện.
Nhân dân giữ gìn và truyền cho ta ngọn lửa. Đó là ngọn lửa được thắp lên cho mỗi
ngôi nhà, ngọn lửa mang theo hơi ấm và sự sống cho con người. Song đó cũng là ngọn
lửa biểu tựng cho tình cảm cộng đồng ấm áp "tối lửa tắt đèn có nhau" của người Việt
Song có lẽ công lao vĩ đại nhất của nhân dân chính là sự gìn giữ và bảo tồn tiếng
mẹ đẻ, linh hồn của dân tộc. Chiến công phi thường ấy được nhà thơ thể hiện bằng hình
ảnh rất đôic thân quen, bình dị "Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói. Đó là hình
ảnh những người cha người mẹ dạy con mình bập bẹ ngh tiếng nói đầu tiên. Bằng hình
ảnh tưởng chừng như chẳng có gì đáng kể ấy, họ đã gìn giữ tiếng mẹ đẻ từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Phải nhìn về quá khứ mới nhing thấy hết công lao của nhân dân :1000


năm bấc thuộc, 100 năm Pháp thuộc, kẻ thù tìm mọi cách để đồng hóa, để xóa đi bản sắc
riêng của dân tộc này. Vậy mà ông cah ta vẫn gìn giữ vẹn nguyên tiếng Việt.
Cội nguồn để tạo nên sức mạnh kì diệu ấy chính là tình yêu thắm thiết sâu nặng
dành cho quê hương xứ sở. Khi khai pahs những vùng đất mới, họ không chỉ gánh trên
vai những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày mà còn mang theo cả tên làng, tên
xã, tình quyến luyến với quê hương, thủy chung với cội nguồn và cũng là truyền thống
của người Việt
Bằng sức mạnh của tình yêu đất nước, nhân dân đã tạo nên không gian địa lý,
khai phá ruộng đồng cho các thế hệ sau "trồng cây hái trái". Câu thơ đã tái hiện lại bao
nhiêu thế hệ đã đổ mồ hôi, góp công sức cho những dải đê điều, mương máng bao quanh

những xóm làng bưof bãi.
Không chỉ tạo dựng ruộng đồng, núi sông, bờ cõi, gìn giữ những truyền thống
đạo đức, nhân dân còn góp phần vào sự nghiệp giữ nước
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để đất nước này là đất nước nhân dân"
Tác giả đã khái quát và ngợi ca lịch sử hào hùng của một dân tộc trên suốt hành
trình dựng nước và giữ nước. Dân tộc ấy chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước bất
kỳ thế lực nào. Nhân dân không chỉ đánh đuổi ngoại xâm để giành lấy tự do mà còn tiêu
diệt nội thù để đất nước hòa bình, thống nhất. nhân dân đã tạo lập và truyền lại cho ta đất
nước của nhân dân hiền hòa, bình dị mà anh hùng, quật cường như nhà thơ Huy Cận từng
ca ngợi
"Sống vững chãi 4000 năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay miệt mài bút hoa
Trong lạ thực sáng hai bờ suy tưởng


Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa".BÀI MẪU 2:
Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, trữ tình – chính luận. Trường ca “Mặt
đường khát vọng” của ông là một trong những thi phẩm viết về đề tài đất nước trong
những năm chiến tranh. Tác phẩm đã để lại nhiều dấu ấn đặc sắc trong lòng người đọc,
đặc biệt là đoạn trích “Đất nước”, trong đó tác giả bày tỏ cảm nhận, nhận thức của mình
về đất nước: Đất nước của nhân dân, nhân dân làm ra Đất nước.
Phần cuối đoạn trích "Đất nước" trong sách giáo khoa 12 là đỉnh cao của tư tưởng
“Đất nước của nhân dân”. Nhà thơ bày tỏ quan điểm về đất nước qua mỗi thời đại. Dù ở
thời đại nào thì các nhà tư tưởng vẫn nhìn thấy vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân đối
với đất nước. Nhân dân gánh trên đôi vai mình đất nước đi đến suốt cuộc trường chinh
cũng như những công cuộc khai khẩn đất hoang, mở mang bờ cõi. Khi dân tộc trải qua
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ thì tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được ý
thức rõ ràng hơn trong các tác phẩm.

Nếu như ở phần trước, nhà thơ lí giải đất nước có từ bao giờ, đất nước là gì, ở đâu
thì phần này, nhà thơ lí giải ai làm ra đất nước.
Xuyên suốt mạch cảm xúc chương Đất nước là tư tưởng Đất nước của nhân dân.
Tư tưởng ấy được triển khai trên những bình diện: địa lý, lịch sử, văn hóa, truyền thống,
tinh thần dân tộc thú vị, độc đáo. Nguyễn Khoa Điềm có những phát hiện độc đáo về
những cảnh quan kì thú của non sông gấm vóc: đá Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút,
non Nghiên…. Không chỉ là tặng vật của thiên nhiên tạo hóa mà đã gắn với cuộc sống
con người, với văn hóa, lịch sử dân tộc qua những áng ca dao, cổ tích, qua những cuộc vệ
quốc vĩ đại của nhân dân.

Nét đặc sắc là cái nhìn của nhà thơ thấm sâu ý thức về nhân dân. Sự hóa thân của
nhân dân vào Đất nước: những người vợ chờ chồng như đá Vọng Phu, cặp vợ chồng yêu
nhau như hòn Trống Mái, những cái tên đất tên làng như Ông Đốc, Bà Đen…thật bình dị
nhưng họ là những người làm nên Đất nước.


Nhà thơ không cảm nhận những cảnh quan kì thú đơn thuần là thắng cảnh thiên
nhiên mà trong đó là chiều sâu số phận, cảnh ngộ, công lao của mỗi người đã đóng góp,
hóa thân vào Đất nước. Đất nước thâm sâu tâm hồn, máu thịt của nhân dân.
Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa mộc mạc, dân dã vừa đẹp lấp
lánh những chất liệu văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian thấm vào ngôn ngữ và cấu trúc
hình tượng trong đoạn thơ, để hình tượng nhân dân hiện diện khắp nơi trong lối sống, ao
ước, khát vọng, trong suốt dọc dài đất nước hơn 4000 năm lịch sử.
Đoạn thơ là sự dồn nén, hội tụ đỉnh cao của cảm xúc trữ tình – Đất nước của Nhân
dân – Đất nước của ca dao, thần thoại. Nguyễn Khoa Điềm hướng người đọc nhìn về
chiều sâu quá khứ bốn ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước của nhân dân. Họ sống và
chết, giản dị và bình tâm, họ đã trở thành anh hùng, không ai nhớ mặt đặt tên chỉ đơn
giản là những người chiến sĩ vô danh nhưng họ là những người bất tử, hóa thân cho dáng
hình xứ sở.
Phải thấu hiểu, trân trọng giá trị văn hóa dân gian đến tột độ máu thịt, nhà thơ mới

có thể có cái nhìn sâu sắc, mới mẻ đến vậy trong quan niệm “Đất nước của Nhân dân”.
Với cảm xúc trữ tình – chính luận vừa sâu lắng vừa giàu chất suy tư với hình thức trò
chuyện tâm tình tha thiết của đôi trai gái nhà thơ gợi được cả không khí, không gian nghệ
thuật đầy màu sắc sử thi nhưng lại mới mẻ trong cách cảm nhận và hình thức phóng
khoáng.



BÀI MẪU 3:
“…Trong anh và em hôm nay

Làm nên Đất Nước muôn đời...”
I. MỞ BÀI
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mỹ, cứu
nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, cảm xúc được dồn nén và có nhiều liên tưởng phong phú.
Đất nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng (1971) khá điển hình cho vẻ
đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm những năm tháng ấy.
Đoạn trích ở trên thể hiện suy nghĩ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về mối quan
hệ riêng – chung, quan hệ cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất
nước, một dân tộc. Những suy nghĩ ấy được thể hiện bằng thơ, tức không đơn thuần là tư
tưởng, mà chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác giả. Do đó, có sức lay động tâm tư người
đọc.
II. THÂN BÀI
1. Phân tích 9 dòng thơ đầu: Cảm nhận mới của nhà thơ về đất nước
Chín dòng thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những cảm nhận của
mình về đất nước. Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận đất nước
từ bề dày văn hoá dân tộc hàng nghìn năm qua, thì ở đây lại là những suy nghĩ về đất
nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng, sự
tiếp nối giữa các thế hệ.
Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:

Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước


Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương, tổ quốc, dân tộc...
luôn là những khái niệm trừu tượng. Với nhà thơ trẻ đang đôi mặt với cuộc chiến tranh
khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết. Điều này chưa hẳn đã mới, trong
ca dao, dân ca có không ít những câu hát như thế:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Quê hương là tất cả những gì gắn bó ruột rà với con người. Đó là nơi ta yêu tha
thiết. Đó là buổi sáng làm đồng. Đó là từng miếng ăn quê kiểng mỗi ngày...
Song, cái mới ở khổ thơ của Nguyễn Khoa Điềm là Đất Nước ở trong mỗi một con
người, Đất Nước ở trong ta: Trong anh và em... Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng
thắm... Đất Nước là máu xương của mình. Đó là nhận thức mới về đất nước. Nhận thức
ấy được nêu ra để dẫn dắt đến một ý tứ khác của những dòng thơ ở cuối khổ này (từng cá
nhân phải làm gì cho đất nước)
Bốn dòng thơ kế tiếp mở rộng ý ban đầu:
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Hai câu thơ (bốn dòng) được cấu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có
điều kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường: Khi... Đất Nước. Hai câu thơ cũng là
những lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức) về một chân lý. Cả bốn dòng chỉ có một
hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay diễn tả sự thân thiết, tin cậy, yêu
thương lẫn nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những tính từ chỉ mức độ (hài hoà, nồng thắm,
vẹn tròn, to lớn). Bởi vậy, dù ý tứ tuy không phải là quá mới mẻ, song, những câu thơ ấy



lại có sức nặng của tình cảm chân thành. Những câu thơ này còn có một tầng nghĩa thứ
hai, tác giả không trực tiếp nói ra. Đó là đất nước không phải là một khái niệm trừu
tượng, càng không phải một giá trị bất biến, có sẵn. Đất nước là một thực thể sống và sự
sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó. Nói rõ ràng ra, đó là
mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với đất nước.
Từ câu chuyện hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về đất nước ở
tương lai:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng…
Đất nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày mai. Từng
thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi nhờ bàn tay, khối óc và sức mạnh
của sự đoàn kết toàn dân.
Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở những câu
thơ trên còn là một khát vọng: Đất nước sẽ hoà bình, đất nước sẽ tươi đẹp và còn nhiều
hơn thế nữa.
2. Những khổ thơ cuối, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Cấu trúc của câu thơ cũng theo kiểu suy luận: Đất nước là ... nêu lên một tiền đề.
Từ tiền đề ấy, phải biết.../ phải biết... để làm nên ... Câu thơ giàu chất duy lý nhưng không
lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết. Ở đây có những từ tượng trưng rất đáng chú
ý: máu xương, gắn bó, san sẻ, hoá thân, dáng hình, muôn đời. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ
thể về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng định Đất nước là máu xương của mình. Máu



xương là sự sống. Rất ít trường hợp người ta ví một điều gì đó với máu xương, bởi nó có
ý nghĩa biểu trưng cho sự thiêng liêng. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn
tại như một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy,
biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi
một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với
nhau. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh
phúc cho nhau. Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không
phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có
nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi cho tổ quốc. Thời
chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà
thơ, là cuộc hoá thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ sở, đất
nước. Không có sự hoá thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được đất nước
muôn đời!
Những câu thơ in đậm chất duy lý (khá chặt chẽ, logic) cất lên như tiếng gọi của
trái tim, vì thế nó thiết tha, thúc giục lòng người.
III. KẾT LUẬN
Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể hiện những
suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện
về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả,
cũng vừa gắn bó, thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm ấy, khi đối diện với kẻ thù của dân
tộc, hẳn người ta phải biết làm gì cho Tổ quốc, giang sơn.
Ngày nay, đất nước đã sạch bóng quân thù. Nhưng trách nhiệm của mỗi công dân
đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện không bao giờ cũ.



×