Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích bài thơ nam quốc sơn hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.24 KB, 2 trang )

Bài th ơNam qu ốc s ơn hà c ủa Lý Th ườn g Ki ệt
được coi là m ột b ản tuyên ngôn độc l ập đầu
tiên c ủa Vi ệt Nam. Em hãy vi ết bài v ăn phân
tích bài th ơNam qu ốc s ơn hà (Sông núi n ước
Nam) c ủa Lý Th ưởn g Ki ệt.
Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt gắn liền với chiến thắng sông cầu năm 1076 của quân dân
Đại Việt đánh bại giặc Tống xâm lược.
Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách Trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Hai câu thơ đầu nói về núi sông nước Nam, đất nước Việt Nam là nơi Nam đế cư (vua Nam ở). Hai chữ
Nam đế đối sánh với Bắc đế. Nam đế hùng cứ một phương chứ không phải chư hầu của Thiên triều. Vua
Nam là đại diện cho uy quyền và quyền lợi tối cao cho Đại Việt, cho nhân dân ta. Núi sông nước Nam
thuộc chủ quyền của Nam đế, có kinh thành Thăng Long, có nền độc lập vững bền… Không những thế,
núi sông nước Nam đã được định phận, đã được ghi rõ ở sách Trời, đã được sách Trời chia xứ sở,
nghĩa là có lãnh thể riêng, biên giới, bờ cõi riêng.
Hai chữ sách Trời (thiên thư) trong câu thơ thứ hai gợi ra màu sắc thiêng liêng với bao niềm tin mãnh liệt
trong lòng người. Vần thơ vang lên như một lời tuyên ngôn về chủ quyền thiêng liêng của Đại Việt:


Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách Trời chia xứ sở.
(Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư).
Từ nhận thức và niềm tin ấy về sông núi nước Nam, Lý Thường Kiệt căm thù lên án hành động xâm lược
đầy tội ác, tham vọng bành trướng phi nghĩa của giặc Tống. Chúng âm mưu biến sông núi nước Nam
thành quận, huyện của Trung Quốc. Hành động xâm lược của chúng đã làm trái ý trời, đã xúc phạm đến
dân tộc ta. Câu hỏi kết tội lũ giặc dã vang lên đanh thép, đầy phẫn nộ:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?


(Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?).
Vị anh hùng dân tộc đã nghiêm khắc cảnh cáo lũ giặc phương Bắc và chỉ rõ, chúng sẽ bị nhân dân ta
đánh cho tơi bời, chúng sẽ chuốc lấy thất bại nhục nhã:
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
(Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư)
Hai câu 3, 4 với giọng thơ đanh thép hùng hồn dã thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta
quyết tâm giáng trả quân Tống xâm lược những đòn chí mạng để bảo vệ sông núi nước Nam. Chiến
thắng sông cầu – (sông Như Nguyệt) năm 1076 là minh chứng hùng hồn cho ý thơ trên. Triệu Tiết,
Quách Quỳ cùng hơn 20 vạn quân Tống đã bị quân dân Đại Việt đánh bại, quét sạch khỏi bờ cõi.
Nam quốc sơn hà là bài ca yêu nước chống xâm lăng. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền dân tộc, ca ngợi
sức mạnh chiến đấu để bảo vệ đất nước Đại Việt. Với nội dung ấy, bài thơ Nam quốc sơn hà mang ý
nghĩa lịch sử như một Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.



×