Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các lớp thời gian trong vợ chồng a phủ của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.95 KB, 7 trang )

Chuyên đề:
CÁC LỚP THỜI GIAN TRONG
“VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

1


Lời giới thiệu
Đây là chuyên đề nghiên cứu về thời gian như một công cụ nghệ thuật
hữu hiệu được Tô Hoài sử dụng khi viết Vợ chồng A Phủ.
Có thể vận dụng chuyên đề trong việc tìm hiểu nghệ thuật sử dụng thời
gian trong các tác phẩm văn học nói chung và các tác phẩm giảng dạy trong
nhà trường nói riêng.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp đã giúp
đỡ để hoàn thành chuyên đề này !
Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để chuyên
đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn !
Tác giả

Nguyễn Ngọc Hưng

Phần mở đầu
1. Lý do chon đề tài:
Mỗi loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian, thời
gian khác nhau. Hội hoạ, điêu khắc tái hiện sự vật trong sự tĩnh tại, chớp lấy một
2


khoảnh khắc nhất định của đối tượng và biểu hiện nó trong tương quan với không
gian. Còn văn học chủ yếu diễn tả quá trình đời sống diễn ra trong thời gian.
Như vậy, so với các loại hình nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc thì văn học


có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động, tái tạo dòng
thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời gian trong tác phẩm văn
học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống. Thực chất việc tái hiện thời gian
trong văn học là tái hiện quan niệm của con người về sự tồn tại, là sự biểu hiện tâm
lý của con người trước các sự kiện, biến cố đời sống.
Từ xa xưa thời gian đã đi vào tác phẩm văn chương để miêu tả nỗi lòng người
con gái phải lấy chồng xa xứ:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
(Ca dao)
Lúc nhớ nhung khắc khoải, một phút đợi chờ có thể dài bàng mấy năm:
“Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Còn về sau, Xuân Diệu cũng rất tinh tế khi dùng thời gian quá khứ để chỉ hiện
tại:
“Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò”
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Rõ ràng thời gian trong tác phẩm văn học được các nhà văn sử dụng như một
thủ pháp nghệ thuật. Trong tác phẩm truyện kể, các sự kiện, biến cố được sắp xếp
theo một trật tự thời gian nhất định đều nhằm phục vụ một ý đồ tư tưởng nào đó
của nhà văn. Thời gian đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công cho
tác phẩm. Tuy nhiên, việc khám phá tác phẩm văn chương từ việc tìm hiểu thời
3


gian nghệ thuật hoặc là chưa được để ý hoặc là có để ý thì đó cũng là một công việc
không hề đơn giản.
Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài viết năm 1953, thời gian của câu truyện xảy

ra vào trước cách mạng tháng Tám. Bối cảnh câu chuyện là cuộc sống của những
người dân vùng cao, nhân vật trung tâm là những con người bị áp bức, chà đạp,
phải trở thành kiếp ngựa trâu cho bọn thống trị. Khi Vợ chồng A Phủ được viết ra
thì mọi sự kiện, mọi số phận trong tác phẩm đã lùi về quá khứ. Thời điểm năm
1953 đủ để Tô Hoài có độ lùi cần thiết khi mang đến cho tác phẩm một nguồn cảm
hứng mới: cảm hứng về sự đổi thay cho số phận của nhân vật; cảm hứng về sự hồi
sinh, con người có thể lấy lại những gì tưởng như đã mất. Sức mạnh tiềm tàng
mãnh liệt trong con người ngay khi tưởng như họ đã mất hết sức sống chính là ám
ảnh lớn nhất mà tác phẩm đã đem lại.
Như thế, Vợ chồng A Phủ đã trở thành một trong những tác phẩm thành công
nhất của văn xuôi hiện đại Việt Nam viết về cuộc sống những người dân vùng cao.
Trong nhà trường, Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm “kinh điển” đã được giảng
dạy trong suốt mấy chục năm qua. Rất nhiều kỳ thi từ nhỏ đến lớn đã sử dụng câu
hỏi liên quan tới tác phẩm này. Tác phẩm đã được dựng thành phim. Cũng đã có rất
nhiều những công trình nghiên cứu của giới phê bình về Vợ chồng A Phủ. Tuy
nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về thời gian trong tác
phẩm này một cách trọn vẹn. Trong khuôn khổ hạn hẹp, bài viết sẽ khảo cứu, nhìn
nhận tác phẩm dưới góc độ nghệ thuật sử dụng thời gian với mong muốn mang đến
một hướng khám phá mới cho tác phẩm.

4


Nhà văn Tô Hoài
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát nghệ thuật thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để thấy yếu
tố thời gian được nhà văn sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong việc thể hiện đề
tài, chủ đề, nội dung tư tưởng cũng như các giá trị cơ bản của tác phẩm.
Từ việc khảo sát trên, ứng dụng để tìm hiểu nghệ thuật thời gian trong các tác
phẩm truyện kể nói chung và các tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường nói

riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Để hoàn thành công trình này, chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng sau:
3.1. Một số vấn đề lý thuyết về thời gian.
3.2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
4. Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng các phương pháp như: phân tích, thông kê, sơ đồ hóa, ứng
dụng thực tiễn
5. Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chuyên đề sẽ gồm ba phần chính:
5


- Tìm hiểu trật tự của truyên kể
- So sánh độ lâu của các sự kiện, biến cố với độ dài văn bản.
- Những hiện tượng xảy lặp.

Phần nội dung
Bài viết sẽ tìm hiểu nghệ thuật thời gian trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
(Phần I: Chuyện xảy ra ở Hồng Ngài. Nội dung văn bản lấy từ sách giáo khoa Văn
học 12, tập I, NXBGD, Sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000 – Trong sách này văn bản
tác phẩm không bị lược bớt) dưới các bình diện sau:
1.Tìm hiểu trật tự của truyên kể: là so sánh trật tự các biến cố thời gian trong
diễn ngôn trần thuật với trật tự kế tiếp nhau trong các biến cố thời gian trong cốt
truyện, tức là so sánh trật tự truyện kể (của việc kể chuyện) với trật tự niên biểu của
câu chuyện.
2. Tìm hiểu độ lâu của các sự kiện, biến cố và độ dài văn bản.
3. Nghiên cứu những hiện tượng xảy lặp nhằm nâng cao hiệu quả của nghệ
thuật thời gian trong tác phẩm.
Đương nhiên mỗi cấp độ nêu trên sẽ có các cấp nhỏ hơn. Bài viết sẽ đi vào

những cấp độ được coi là quan trọng và thể hiện rõ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Các cấp độ thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được cụ thể như sau:
1. Trật tự truyện kể
Trong truyện cổ tích, không có sự đảo lộn về thời gian, sự việc xảy ra trước
kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau. Chúng ta vẫn quen gọi là thời gian tuyến
tính.Ở đây bài viết nghiên cứu về sự sai trật niên biểu (thời gian phi tuyến tính)
của các biến cố xảy ra trong câu chuyện với việc xắp xếp thời gian để kể lại
chúng của Tô Hoài.

6


Ta tạm thời quy ước mỗi lớp truyện được ghi bằng một chữ cái in hoa: A, B,
C, D...Sau mỗi lớp truyện, bài viết sẽ tính số trang, số dòng chính xác tương đối
và tóm tắt những nội dung chính. Tác phẩm sẽ gồm những lớp truyện sau:
- A: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con
gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù
quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, hay cõng nước dưới khe suối lên cô ấy
cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi... Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con
gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra.( Khoảng 1/4 trang)
- B: Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào cô không nhớ, cũng
không ai nhớ….
Đến Tết năm ấy,…
Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc…
Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn
tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa… Con ngựa, con trâu làm còn có lúc,
đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào
việc làm cả đêm, cả ngày.( khoảng hơn 1,5 trang)
- C: Mỗi ngày Mị càng không nóí, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó của. Ở cái
buồng mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. lúc nào trông

ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ
chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy bao giờ chết thì thôi.(khoảng 5 dòng)
- D: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy
các nhà kho…Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.( Khoảng 3/4
trang)
- E: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu… Có biết bao nguời mê ngày đêm thổi sáo đi
theo Mị.(khoảng gần 1/4 trang)
- F: Rượu đã tan từ lúc nào… Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt
từng mảnh thịt.(khoảng gần 2 trang)
7



×