Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.24 KB, 3 trang )

Đề bài: C ảm nh ận v ềnhân v ật Anh thanh niên
trong truy ện ng ắn L ặng l ẽSa Pa c ủa Nguy ễn
Thành Long
Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
Đây là một đề văn mở, tùy vào cảm nhận của mỗi người về nhân vật, song
cần bám sát vào văn bản và phương pháp cảm nhận một nhân vật trong tác
phẩm tự sự. Sau đây là một gợi ý:
Mở bài: Nêu cảm nhận chung về tác phẩm và nhân vật
-Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ và xây
dựng được hình tượng nhân vật đẹp. Truyện được viết năm 1970, sau
chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long, có thể coi dây
là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của ông.
Truyện với những nhân vật không tên mà tiêu biểu là anh thanh niên trẻ cán
bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Nhà văn muốn giới thiệu với bạn đọc một
điển hình trong công cuộc lao động xây dựng đất nước ở miền Bắc trên vùng
cao khuất nẻo này.
Thân bài: Cần đạt được các nội dung sau:
Nhân vật anh thanh niên
Trước khi xuất hiện nhân vật chính, nhà văn đã giới thiệu cho người đọc một
vùng đất đầy ấn tượng. Phong cảnh Sa Pa núi cao với thác đổ trắng xóa,
đường núi quanh co, cây cối chen nhau hiện dần mỗi lúc một hấp dẫn. Nhân
vật được khắc họa rõ nét dần dần, cảnh thơ mộng, con người mộng mơ, tất
cả từ bác lái xe đến ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ… dường như trên chuyến xe ấy,
mọi người đang đi tìm một điều giản dị nhưng thật quý giá, thiêng liêng. Vẻ
đẹp của thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho vẻ đẹp của con người Sa Pa –
những con người làm công việc nghiên cứu khoa học trong lặng lẽ mà rất
khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người, trong đó có
anh thanh niên cán bộ khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
Vẻ đẹp của anh được thể hiện trong hoàn cảnh sống và làm việc
Anh là “người cô độc nhất thế gian”, một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao
2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét. Anh cô


độc đến thèm người và luôn nhớ người, bởi anh sinh ra có gia đình, cha mẹ,
quê hương, làm sao không thèm, không nhớ? Nỗi nhớ khiến anh phải chặt
cây chắn đường để được gặp người. Anh đã làm quen được với bác lái xe từ
đó. Lần này qua bác lái xe, anh lại được làm quen với ông họa sĩ già, cô kĩ sư
trẻ, niềm vui ấy càng tiếp thêm cho anh tình yêu cuộc sống hơn bao giờ hết.
Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn
động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản


xuất và chiến đấu. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách
nhiệm cao.
+ Hàng ngày, anh phải báo ốp về nhà vào các giờ 01 giờ sáng, 04 giờ, 11 giờ
t rưa. 19 giờ tối. Gian khổ nhất là lúc 01 giờ sáng rét, mưa, tuyết rơi, đang
nằm trong chăn ấm phải chui ra khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo Ốp, chỉ
muốn thò tay ra tắt ngay đi nhưng công việc chính xác đến không thể, đòi hỏi
ý chí, tinh thẩn cao. Anh vùng dậy, xách đèn đi, gió, bão tuyết ào ào xô tới tấn
công như chặt từng khúc, như muốn quét đi, bứt phá lung tung tất cả… xong
việc, trở về không làm sao ngủ lại được.
+ Công việc thật gian khổ, vất vả nhưng anh vẫn yêu nó, làm việc hết mình và
chính xác. Có lần anh đã phát hiện ra một đám mây khô nên không quân ta
đã tiêu diệt được nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Anh thấy mình thật
hạnh phúc. Chính lòng say mê công việc mà anh đã vượt qua nỗi cô đơn.
buồn chán của bản thân. Anh tâm sự với ông họa sĩ về công việc của mình,
có lẽ đây là những suy nghĩ chân thành và sâu sắc nhất của anh: “Hồi chưa
vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới, thấy một ngôi sao xa,
cháu cũng nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu
không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là
một mình được? Huống chi, công việc của cháu gắn liền với công việc của
bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất
nó đi, cháu buồn đến chết mất”… Đọc những lời tâm sự này, ta càng thấy đó

là suy nghĩ và lối sống cao đẹp của anh, ta càng thấy mến yêu, quý trọng
những con người như thế, biết làm chủ bản thân, ý thức sâu sắc được mục
đích làm việc. Anh quả là con người mới, tiêu biểu cho lớp thanh niên: “Đâu
cần thanh niên có – Đâu khó có thanh niên”, “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ
lòng không bền / Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” (Hồ Chí Minh).


Vẻ đẹp trong nếp sống, cách ứng xử
Anh thanh niên là người sống có nề nếp, nhân cách. Một mình trên núi cao, anh có thể sống tự do, thoải
mái. Nhưng không, thật bất ngờ khi mọi người đến thăm lại thấy ngôi nhà của anh thật ngăn nấp, gọn
gàng. Anh tự biết làm cho cuộc sống của mình vui vẻ, đầm ấm, thơ mộng, ý nghĩa và anh yêu sống
nhường nào!
+ Anh trồng hoa: “Hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,…”, vườn hoa khoe sắc
rực rỡ hàng ngày như động viên, tiếp sức, làm cho tâm hồn anh tươi mát, mộng mơ, thêm yêu cuộc
sống.
+ Anh đọc sách, trò chuyện, giao tiếp với sách, lấy sách làm bạn tri âm tri kỉ
+ Anh nuôi gà vừa có thêm thực phẩm hàng ngày vừa tạo không khí gia đình vui tươi, đầm ấm.
+ Thế giới riêng của anh: “Một ngôi nhà ba gian sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ
đàm”, một cuộc đời riêng “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá
sách”, và ở ngoài sân: đàn gà, vườn hoa,… đẹp, giản dị mà tao nhã biết bao! Có lẽ chính lối sống đẹp đẽ
khiến anh quên đi hoàn cảnh cô độc, công việc nhàm chán, khắc nghiệi để thấy yêu nghề, yêu cuộc sống
hơn.
Anh là người khiêm tốn, thành thực . Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh, anh từ chối bởi thấy
công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với những người mà anh rất
cảm phục như “ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa”, “người đồng chí nghiên cứu khoa học” cùng cơ quan
đang nghiên cứu lập bản đồ sét, với tất cả niềm say mê, hào hứng… Anh nhiệt thành giới thiệu để ông
họa sĩ vẽ chân dung của họ – những con người làm việc hết mình, thầm lặng, những cống hiến đáng trân
trọng và khâm phục.
Anh là người có tấm lòng rộng mở, chân thành, gần gũi, thân thiết với tất cả mọi ngưòi.
+ Với bác lái xe dường như đã trở thành người bạn thân tình, anh chu đáo nhớ cả việc vợ bác mới ốm

dậy, gửi củ tam thất về làm quà cho bác.
+ Với những người bạn mới như ông họa sĩ, cô gái trẻ, anh vui mừng đến luống cuống, hấp tấp khi biết
họ sẽ lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Anh bộc lộ tình cảm thật hồn nhiên, chân thành đến cảm
động: tặng bó hoa tươi, đẹp rực rỡ cho cô gái trẻ, đếm từng phút vì thời gian gặp gỡ quý hiếm vô cùng,
anh giới thiệu qua công việc của mình năm phút, còn hai mươi phút mời mọi người uống trà, trò chuyện.
Anh thèm và khao khát được nghe chuyện dưới xuôi, anh tiếc: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”. Với anh
không chỉ thèm người mà còn đói cả thông tin. Thời gian trôi đi thật nhanh, giờ phút chia tay đã đến, anh
không dám tiễn hai người, xúc động “quay mặt đi” và ấn vào tay ông họa sĩ làn trứng gà làm quà cho mọi
người ăn trên đường.
=> Chỉ bằng vài nét phác họa nhẹ nhàng, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh anh thanh niên – bức chân
dung với những vẻ đẹp về tinh thần, tình cảm, lối sống, những suy nghĩ về lí tưởng, công việc của anh.
Thật đáng tiếc! Chính tác giả cũng đã nhận xét truyện ngắn này là “một bức chân dung” – chân dung
được hiện lên ở một số nét đẹp, nhưng chưa được xây dựng thành một tính cách hoàn chỉnh và hầu như
chưa có cá tính,
Kết bài: Mở rộng vấn để và liên hệ
Quá khứ – chiến tranh và những đói nghèo của đất nước đã lùi xa. Chúng ta – thế hệ trẻ của thế kỉ XXI
đang tiến công vào khoa học và hội nhập quốc tế, tiếp tục phải đốì mặt với bao khó khăn mới, chúng ta
không có quyền lãng quên quá khứ của đất nước, của dân tộc nhất là những thế hệ cha anh đã cống
hiến, hi sinh để có ngày nay. Những bài học về phẩm chất, về lí tưởng sống như anh thanh niên và
những con người lao động vô danh trong Lặng lẽ Sa Pa vẫn mãi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau
noi theo. Hãy cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho bản thân và xã hội, được mọi người yêu
mến, quý trọng.



×