Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm 3 bí quyết giúp bạn làm tốt bài thi trắc nghiệm vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.84 KB, 7 trang )

3 bí quyết giúp bạn làm tốt bài thi trắc nghiệm Vật lí
Điều mà các học sinh lớp 12 đang băn khoăn, lo lắng là ôn
tập Vật lí như thế nào để làm tốt bài thi trắc nghiệm trong kì
thi Đại học năm nay? Trên các trang báo, trong những buổi
tư vấn… học sinh thường nhận được lời khuyên là trước kì
thi : cần phải học kĩ. Vậy, thế nào là học kĩ ? Học những nội
dung nào? Cách làm bài trắc nghiệm Vật lí ra sao ? Bài viết
này xin được chia sẻ với các bạn học sinh một vài “bí quyết
nho nhỏ”, mong rằng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình
ôn tập.
Trong khi các đề thi tự luận thường tập trung vào các vấn đề lớn, trọng
tâm, có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác
tất cả các chi tiết của bài học trong sách giáo khoa (SGK), những điều mà
đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. Do vậy các bạn học sinh
không nên bỏ qua bất kì một “ tiểu tiết” nào trong sách giáo khoa. Để làm
tốt bài thi trắc nghiệm Vật lí, các bạn học sinh cần chú ý 3 "bí quyết nhỏ
"sau đây :
1. Học thuộc các định luật Vật lí, các định nghĩa, công thức một
cách chính xác
Các bạn hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ các kiến thức Vật lí
cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt các công thức, các hằng số vật lí
thường gặp. Lưu ý sự giống nhau, khác nhau giữa các khái niệm, các
hiện tượng Vật lí. Cần thường xuyên vận dụng các công thức ấy trong
việc luyện giải các bài tập. Thậm chí ghi vào sổ tay mang theo người,
viết trên giấy (stick) dán ở góc học tập, ở những nơi thường lui tới, ở
những chỗ dễ nhìn thấy ... Chỉ thông qua luyện tập thường xuyên một
cách kiên trì thì các em mới nhớ lâu các công thức và nhạy bén trong việc
vận dụng chúng khi làm bài thi trắc nghiệm vật lí.
Ví dụ 1 : Hiện tượng quang điện (ngoài) là hiện tượng êlectron bị bật ra
khỏi kim loại



A. khi chiếu vào kim loại ánh sáng có tần số thích hợp.
B. khi nó bị nung nóng ở nhiệt độ cao.
C. khi đặt tấm kim loại vào trong một điện trường mạnh.
D. khi đặt tấm kim loại vào trong một từ trường mạnh.
Nhận xét : câu A đúng vì hiện tượng ánh sáng làm bật các
êlectron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện ngoài,
thường gọi tắt là hiện tượng quang điện. Câu B sai, vì hiện tượng
êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại bị nung nóng là hiện tượng
phát xạ nhiệt êlectron. Các câu C, D sai vì từ trường hoặc điện trường chỉ
có thể làm thay đổi vận tốc (độ lớn, hướng), quỹ đạo, nhưng không có tác
dụng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại.
Ví dụ 2 : Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật
chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công
thức
A.  = v.f.
B.  = v/f.
C.  = 2v.f.
D.  = 2v/f.
Đáp án : B.
Nhận xét : Có thể kiểm chứng các câu A, C, D sai bằng cách kiểm tra
“thứ nguyên” (cụ thể là kiểm tra sự hợp lí về đơn vị đo các đại lượng Vật
lí trong công thức ấy). Chẳng hạn ở câu A, phương án đưa ra là  = v.f ,
vế trái của công thức này là bước sóng có thứ nguyên “chiều dài” (đơn vị
là met [m]), trong khi đó ở vế phải : v [m/s]. f [1/s] thì đơn vị sẽ là m/s2.
Như vậy, ta loại phương án A.
Ví dụ 3 : Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(t + ).
Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là
v2 a2
v2 a2

A. 4  2  A 2 .
B. 2  2  A 2
 
 
2
2
v
a
2 a 2
C. 2  4  A 2 .
D. 2  4  A 2 .
 
v

Đáp án : C.
Giải thích : Ta nhận thấy ở 4 phương án lựa chọn đều có mặt các đại
lượng v, a, A và , vì thế ta có thể xuất phát từ các phương trình vận tốc
và gia tốc :


v
(1)
  sin(t  )
A
a
a = –2x = –2Acos(t + ) 
  cos(t  ) (2)
A2
Từ (1), (2) ta dễ dàng suy ra hệ thức đúng là câu C.


v = x’ = –Asin(t + ) 

2. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lí của kết quả
Khi làm xong các phép tính, bạn cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi,
bạn hãy cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không, bạn hãy chú
ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học. Ví dụ nên viết:
1,2.10‒3 m thay vì 0,0012 m ; hoặc nên viết 3,5.106 m/s thay vì 3.500.000
m/s! Chẳng hạn ở câu trắc nghiệm có cả hai đáp án đều có cùng trị số,
khi đó bạn cần so sánh xem chúng khác nhau ở điểm gì (đơn vị, số mũ
lũy thừa...) ; hoặc ở câu hỏi tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá
trị phải trong khoảng từ 0,38 μm đến 0,76 μm.
Ví dụ 4 : Trong phản ứng phân hạch hạt nhân, mỗi hạt nhân 235
92 U phân
hạch toả ra năng lượng trung bình
A. 0,02 MeV.
B. 0,2 MeV.
C. 200 MeV.
D. 2000 MeV.
Nhận xét : Giá trị cho ở các câu A và B là quá nhỏ, còn ở câu D lại
quá lớn đối với mỗi phản ứng phân hạch. Vậy chọn C là đúng.
Ví dụ 5 : Hiệu điện thế hãm giữa anôt và catôt là 1,82 V ? Tính vận tốc
ban đầu cực đại của êlectron quang điện. Biết me = 9,1.10–31 kg và e =
1,6.10–19 C.
A. 64.108 m/s.
B. 8.000 m/s.
C. 0,8.106 m/s.
D. 800 km/s.
Nhận xét : Giá trị cho ở các câu A và D lớn hơn tốc độ ánh sáng
trong chân không (c = 300.000 km/s = 3.108 m/s). Do đó loại ngay hai
phương án này. Mặt khác ta cần biết giá trị thông thường của vận tốc ban

đầu cực đại của êlectron quang điện vào cỡ 106 m/s vì thế giá trị cho ở
các câu B là nhỏ, không hợp lí. Vậy chọn C là đúng.


3. Biết vận dụng linh hoạt phương pháp “loại trừ và phỏng đoán”
Do đặc điểm của bài thi trắc nghiệm là không đòi hỏi trình bày lời giải
như bài thi tự luận, vì thế ở nhiều câu hỏi, ta có thể chọn nhanh phương
án đúng trong đề thi trắc nghiệm Vật lí bằng cách vận dụng linh hoạt
phương pháp loại trừ và phỏng đoán mà không cần phải mất nhiều thời
gian tính toán.
- Phỏng đoán là dựa vào các kiến thức của mình, thí sinh phân
tích, tổng hợp, phán đoán để lựa chọn nhanh phương án đúng.
Ví dụ 6 : Có thể nhận biết tia hồng ngoại bằng
A. màn huỳnh quang.
B. quang phổ kế.
C. mắt người.
D. pin nhiệt điện.
Nhận xét : Mắt người không thể nhìn thấy bức xạ hồng ngoại một
cách trực tiếp. Mặt khác tác dụng nổi bật của bức xạ hồng ngoại là tác
dụng nhiệt, vì vậy ta chọn câu D là thích hợp.
Ví dụ 7 : Trong công nghiệp để làm mau khô lớp sơn ngoài người ta sử
dụng tác dụng nhiệt của
A. tia Rơnghen.
B. tia tử ngoại.
C. tia hồng ngoại.
D. tia phóng xạ .
Nhận xét : Tác dụng nổi bật của bức xạ hồng ngoại là tác dụng
nhiệt, vì vậy ta chọn câu C.
Trường hợp bạn gặp loại câu hỏi cần tính toán khá phức tạp để tìm đáp số
đúng, trong khi thời gian làm bài đã gần hết, bạn có thể dùng mẹo nhỏ “phép

thử đáp án” bằng cách lần lượt thay các đáp số đã cho vào công thức, nếu
thấy kết quả hợp lí thì đó là đáp án đúng.
- Loại trừ là bằng cách phân tích, suy luận, loại các câu sai, còn
lại câu đúng. Phương pháp này thường dùng khi bài toán không cần thiết
phải tính toán cụ thể và chi tiết, chỉ cần suy luận, vận dụng sự tỉ lệ thuận,
tỉ lệ nghịch của các đại lượng Vật lí… Phương pháp này giúp bạn loại trừ
nhanh câu sai, giữ lại câu đúng mặc dù bạn không kịp hiểu hết nội dung
câu đúng. Chẳng hạn, trong 4 phương án trả lời, nếu có 2 phương án lại
hoàn toàn trái ngược nhau, thì một trong hai phương án đó có thể là đáp
án đúng.


Ví dụ 8 : Điện áp ở hai đầu đoạn mạch xoay chiều nhanh pha hơn cường
độ dòng điện trong mạch điện một khoảng thời gian bằng một phần tư
chu kì nếu mạch đó
A. chỉ có tụ điện.
B. chỉ có cuộn dây thuần cảm.
C. chỉ có cuộn dây.
D. chỉ có tụ điện và điện trở thuần.
Ví dụ 9 : Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62 m. Chiếu vào
chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 4,5.1014
Hz ; f2 = 5,0.1013 Hz ; f3 = 6,5.1013 Hz ; f4 = 6,0.1014 Hz thì hiện tượng
quang dẫn sẽ xảy ra với chùm bức xạ có tần số
A. f1.
B. f2.
C. f3.
D. f4.
Nhận xét : Chỉ có các bức xạ thoả điều kiện của định luật quang điện
thứ nhất (  0) mới làm gây ra được hiện tượng quang điện. Do đó, nếu
tần số f càng lớn thì bước sóng  càng bé, càng dễ gây ra hiện tượng

quang điện. Vậy f4 = 6,0.1014 Hz có giá trị lớn nhất trong số các giá trị đã
cho nên ta chọn câu D đúng mà không cần phải tính cụ thể.
Ví dụ 10 : Một chùm sáng đơn sắc chiếu đến một tấm kim loại gây ra
hiện tượng quang điện. Giữ cho cường độ sáng không thay đổi, đồ thị
nào sau đây biểu thị đúng mối tương quan giữa số electron phát ra N và
thời gian chiếu sáng t ?

A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3. D. Hình 4.


Nhận xét : Số electron N phát ra càng nhiều nếu thời gian chiếu sáng t
càng lâu. Như vậy N tỉ lệ thuận với t. Đồ thị ở hình 3 thể hiện điều đó. Ta
chọn C.
Ví dụ 11 : Một hộp kín (bên trong có chứa những linh kiện như : tụ điện,
cuộn dây thuần cảm, điện trở thuần) mắc vào mạch điện xoay chiều. Độ
lệch pha giữa cường độ dòng điện qua mạch và điện áp giữa hai đầu đoạn
mạch là

π
. Mạch điện trong hộp kín này không thể là đoạn mạch nào
2

sau đây ?
A. Mạch chỉ chứa tụ điện.
B. Mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm.
C. Mạch chỉ chứa tụ điện và cuộn dây thuần cảm mắc nối tiếp nhưng

cảm kháng và dung kháng không bằng nhau.
D. Mạch chứa tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp.
Nhận xét :
O

i

UR
UC
U

Dựa vào giản đồ vectơ của mạch chứa tụ điện và điện trở thuần mắc nối
tiếp ta dễ dàng thấy ngay điện áp ở hai đầu đoạn mạch bị trễ pha so với
dòng điện một góc khác

π
. Chọn D.
2

Ví dụ 12 : Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì
A. tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.
B. nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao
động.
C. trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.
D. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.
Nhận xét : Mặc dù có thể học sinh không nắm rõ hiện tượng “Khi
có sóng dừng trên dây thì trên dây tồn tại các bụng sóng (điểm dao động


mạnh) và nút sóng (các điểm không dao động) xen kẽ nhau”, nhưng khi

có “sóng” trên dây, nhất thiết phải có sự “lan truyền” dao động và sự
“gặp nhau” của 2 sóng. Các câu A, B và D đều không phù hợp với sự
hiện diện của sóng dừng trên dây, nên bị loại. Do đó ta chọn C.
Nguyễn Đức Hiệp
(GV trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM)



×