Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

DITRUYEN.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.63 KB, 10 trang )

DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG ( 10 câu hỏi tự luận )
Câu 1: Tóm tắt quy trình sản xuất hoocmon insulin bằng cơng nghệ cấy truyền gen.
( Mức độ khó)
Quy trình sản xuất hoocmon insulin bằng công nghệ cấy truyền gen
Bước 1: Tách ADN ra khỏi NST của tế bào người
Tách Plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn
Bước 2: Dùng enzim cắt (Restrictaza) cắt đoạn gen quy định tổng hợp hoocmon insulin ra khỏi
ADN của tế bào cho (tế bào người) và cắt mở vòng Plasmit.
Dùng enzim nối (Ligaza) nối đoạn gen quy định tổng hợp insulin vào plasmit ta thu
được ADN tái tổ hợp.
Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận (thường sử dụng vi khuẩn E.Coli làm tế bào
nhận vì ni cấy dễ, sinh sản nhanh). Ni cấy tế bào nhận trong mơi trường thích hợp để nó
sinh sản và sản xuất ra insulin sau đó tách chiết môi trường nuôi cấy để thu nhận insulin.
Câu 2: So sánh đặc điểm và cách sử dụng tia phóng xạ và tia tử ngoại trong cơng nghệ gây đột
biến nhân tạo.
So sánh ( Mức độ khó)
Nội dung
Đặc điểm

Tia phóng xạ
- Có khả năng xun sâu vào
các mơ sống
- Có khả năng gây ion hóa các
nguyên tử

Tia phóng xạ
- Khơng có khả năng
xun sâu vào mơ sống
- khơng có khả năng
gây ion hố các ngun
tử


Cách sử dụng Có thể sử dụng để gây đột biến Chỉ sử dụng để xử lí
ở những bộ phận có kích thước gây đột biến ở vi sinh
lớn (đỉnh sinh trưởng của cây, vật hoặc những bộ phận
hạt khô hoặc hạt nảy mầm, bầu có kích thước nhỏ như
nhuỵ…)
bào tử, hạt phấn.
Đều sử dụng để gây đột biến ở nhhững bộ phận đang tiến
hành phân chia tế bào vì đột biến dễ phát sinh trong
nguyên phân và giảm phân.
Câu 3: Nêu tóm tắt quy trình tiến hành lai tế bào và 1 ví dụ về ứng dụng của lai tế bào.
( Mức độ khó)
Quy trình tiến hành lai tế bào
Bước 1: Loại bỏ màng tế bào sinh dưỡng để tạo các tế bào trần.
Bước 2: Ni 2 dịng tế bào trần khác nhau trong cùng một môi trường. Bổ sung vào môi
trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã làm giảm hoạt tính hoặc keo hữu cơ Polietylen glycol
hoặc sử dụng xung điện cao áp để tăng khả năng kết dính các tế bào tạo thành tế bào lai mang
bộ NST của 2 tế bào gốc.


Bước 3: Nuôi cấy các tế bào lai trong môi trường thích hợp và dùng hoocmon kích thích để tế
bào lai phát triển thành cơ thể lai.
Ví dụ: Lai cà chua với khoai tây
Câu 4 : Dịng thuần là gì? Phương pháp tạo dòng thuần? ý nghĩa của dòng thuần trong nghiên
cứu di truyền và trong chọn giống ?
( Mức độ khó)
- Khái niệm dịng thuần : Dịng thuần là dòng đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về một loại
kiểu hình .
- Các phương pháp tạo dịng thuần .
+ Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ , sau dó tiến hành chọn lọc các cá thể
thuần chủng rồi nhân riêng ra để tạo dòng thuần .

+ Lưỡng bội hoá các cá thể đơn bội bằng tác động của cônsixin với nồng độ và thời
gian xử lí thích hợp sẽ tạo được dịng thuần chủng về tất cả các gen .
+ Gây đột biến thuận nghịch từ các cá thể dị hợp . Nếu gây đột biến thuận thì sẽ tạo
ra dạng đồng hợp lặn
- Vai trò của dòng thuần trong nghiên cứu di truyền và trong chọn giống .
+ Trong nghiên cứu di truyền : sử dụng dịng thuần chủng để phân tích kiểu gen ,
xác định dòng thuần chủng của các gen trội.
+ Trong chọn giống : làm nguyên liệu cho tạo ưu thế lai và tạo giống mới phát hiện
dị tật của giống so sánh , đánh giá hiệu quả của các giống tìm ra giống tốt nhất.
Câu 5 : Hệ số di truyền là gì? Tại sao khi chọn giống người ta phải dựa vào hệ số di truyền ?
( Mức độ khó)
- Hệ số di truyền được kí hiệu là h 2 là tỉ số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình,được tính
bằng giá trị phần trăm ( từ 0 % đến 100 % ) hoặc bằng giá trị số thập phân ( từ 0 đến 1 ).
- Khi chọn lọc giống người ta thường phải dựa vào hệ số di truyền vì:
+ Hệ số di truyền cho thấy mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh
hưởng của mơi trường .
+ Hệ số di truyền cao cho thấy tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen , ít chịu ảnh
hưởng của môi trường . Ngược lại hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng chịu ảnh
hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh.
Ví dụ :
Câu 6 : Tại sao giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần thường dẫn đến thoái hoá
giống ? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng thoái hoá giống ?
( Mức độ dễ)
- Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần thường dấn đến thối hố vì :tỉ lệ thể dị hợp
tử trong quần thể giảm dần , tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng dần . trong đó có đồng hợp lặn biểu hiện
thành kiểu hình có hại .
Ví dụ :
_ Các biện pháp khắc phục hiện tượng thoái hoá giống :
+ Thường xuyên chọn lọc giống để loại bỏ các dạng bất lợi nhằm đảm bảo tính đồng
đều của giống .

+ Tạo các điều kiện khống chế sự thể hiện kiểu hình của các gen đột biến .
+ Lai xa để đưa các gen lặn đột biến vào trạng thái dị hợp , hạn chế biểu hiện kiểu hình
gây hại của chúng .


+ Dùng đột biến nhân tạo để biến đổi các gen biểu hiện các tính trạng khơng mong
muốn thành các gen biểu hiện tính trạng mong muốn.
Câu 7: Kĩ thuật di truyền là gì? Hãy nêu các khâu chính của kĩ thuật cấy gen?
( Mức độ dễ)
Kĩ thật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc
hoá học của axit nuclêic và di truyền vi sinh vật.
Các khâu chính của kĩ thuật cấy gen:
- Tách ADN NST ra khỏi tế bào cho và tỏch Plasmit ra khỏi vi khuẩn.
- Cắt đoạn ADN của tế bào cho và mở đoạn ADN vòng của Plasmit bằng enzim cắt
Nối đoạn ADN bị cắt với ADN của Platmit nhờ enzim nối, tạo thành Platmit chứa ADN tái
tổng hợp.
- Chuyển ADN tái tổ hợp trong Plasmit vào tế bào nhận và tạo điều kiện cho nó được thể hiện:
tự nhân đơi và truyền qua thế hệ sau, tổng hợp Prơtein đã mã hóa trong ADN được ghép.
Câu 8: Ưu thế lai là gì? Cho biết các phương pháp tạo ưu thế lai?
Câu 9: Khi cho lai giữa lợn Móng Cái với lợn Lanđrat được con lai F1
a) Phép lai trên là phép lai gì?
b) Đĩnh nghĩa phép lai trên?
c) Cho một ví dụ khác về phép lai trên?
Phép lai trên là phép lai kinh tế .
- Lai kinh tế là cho giao phối giữa các dạng bố mẹ thuộc hai giống thuần khác nhau rồi được
con lai F1 làm sản phẩm mà không dùng nó để nhân giống tiếp đời sau.
- ví dụ:
Câu 10: Để cải tiến một giống năng suất thấp ở địa phương người ta dùng phương pháp nào?
( Mức độ dễ)
Để cải tiến một giống năng suất thấp người ta:

- Dùng 1 giống cao sản để cải tiến 1 giống năng suất thấp
- Thường dùng con đực tốt nhất thuộc giống ngoại, cho giao phối với con cái tốt nhất của giống
địa phương
- Con đực giống cao sản được sử dụng liên tiếp qua nhiều đời lai.
Sau 4-5 thế hệ, giống địa phương được cải tạo gần như giống ngoại thuần chủng.

PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý và tác
nhân hóa học?
Trả lời: (Mức độ dễ)
1. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý
- Di truyền học phóng xạ ra đời, đã làm cơ sở cho hướng chọn giống mới bằng đột biến thực nghiệm. Các
loại tia phóng xạ như: tia X, tia gamma, tia bêta, chùm nơtron, có tác dụng kích thích và gây ion hóa các nguyên
tử khi chúng xuyên qua các tổ chức tế bào sống, ảnh hưởng đến ADN, ARN thông qua tác động đến các phân tử
nước trong tế bào.
- Trong chọn giống thực vật, người ta chiếu xạ với cường độ, liều lượng thích hợp lên hạt khơ, hạt nảy mầm
hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành, lá hoặc hạt phấn, bầu nhụy.
- Tia tử ngoại có bước sóng ngắn, khơng có khả năng xun sâu, chỉ dùng cho đối tượng vi sinh vật,bào tử,
hạt phấn gây đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.


- Sốc nhiệt là sự tăng giảm đột ngột nhiệt độ môi trường làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể không khởi
động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền.
2. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học.
- Ngày nay, người ta sử dụng hàng trăm loại hóa chất, khi thấm vào tế bào, có tác dụng gây đột biến gen.
- Chất cơnsixin khi thấm vào tế bào đang phân chia, sẽ làm kim hãm sự hình thành thoi vơ sắc, làm nhiễm
sắc thể không phân ly, đã được sử dụng để tạo ra thể đa bội.
- Để gây đột biến hóa học ở cây trồng, người ta ngâm hạt khô hoặc hạt đang nảy mầm vào trong dung dịch
hóa chất có nồng độ thích hợp,hoặc tiêm dung dịch vào bầu nhụy, hoặc quấn bơng tẩm dung dịch hóa chất lên
đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.

- Ở vật ni: Có thể cho hố chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng

Câu 2: Một số hướng chọn tạo cây trồng của nước ta? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời : Mức độ dễ)
- Chọn giống nước ngoài, cao sản để lai cải tiên giống trong nước tạo giống lúa có năng suất cao, ngắn
ngày, chống chịu tốt, trồng đựơc nhiều vụ, thích hợp thâm canh, tăng vụ như các giống: Xuân số 2 năng suất đạt
12 tấn/ha hoặc giống lúa chiụ hạn CH103 ....
- Kết hợp lai hữu tính với sử dụng đột biến thực nghiệm để cải tiến giống lúa hiện có. Thí dụ : xử lý
bằng tia gamma trên giống lúa Mộc tuyền, đã tạo MT1, chín sớm, thấp và cứng cây, chịu phân, chịu chua, năng
suất tăng 15%-25% so với dạng gốc.....
- Hướng tạo giống mới có nhiều triển vọng ở nước ta hiện nay là cho lai giữa cây trồng với cây hoang
dại, có phối hợp đột biến thực nghiệm đã mở ra khả năng tạo giống mới, có tính chống chịu cao như: lai lúa
thường với cây lúa ma.

Câu 3: Mức độ khó)
Trình bày chọn giống vi sinh vật bằng đột biến nhân tạo?
Trả lời:
Cùng với quá trình phát triển của di truyền học, chọn giống vi sinh vật đến nayđã trải qua nhiều giai đoạn :
1. Giai đoạn chọn giống bậc thang:
Là gây đột biến rồi trải qua nhiều bậc chọn lọc để nâng dần năng suất của các nơi vi sinh vật.
Trước đây, pênixilin được tách từ các mẫu nấm tự nhiên, rất ít và đắt. Dùng tia phóng xạ xử lý bào tử
nấm pênixilin rồi qua hàng chục bậc chọn lọc, người ta đã tạo được chủng đột biến pênixilin có hoạt tính sản
xuất pênixilin tăng gấp 200 lần so với dạng ban đầu.
2. Giai đoạn chọn giống bằng ngăn trở sinh tổng hợp.
Thành tựu điển hình là tạo ra nịi vi khuẩn đột biến có năng suất tổng hợp lizin cao gấp 300 lần so với dạng
ban đầu.
Axit asparagênic

Đột biến


Hômôxêrin

Lizin
Trên chuỗi phản ứng sinh tổng hợp lizin từ axit asparagênic, có chẻ nhánh nửa chừng cho ra Hômôxêrin.
Gây đột biến ngăn trở nhánh chẻ này; nhờ đó mà tồn bộ axit asparaxểic đều được chuyển hóa thành lizin.
Từ phương pháp trên, đã tạo ra được các nịi vi khuẩn đột biến có năng suất cao về axit glutamic,
tryptơphan, hình thành cơng nghiệp vi sinh vật sản xuất axit amin, nuclêôtit.
Cũng bằng đột biến nhân tạo, người ta tạo được các nòi vi khuẩn, nấm men sinh trưởng mạnh để sản xuất
sinh khối, chọn được những chủng vi sinh vật khơng bệnh, đóng vai trị kháng nguyên gây miễn dịch, dùng
sản xuất vắc xin phòng bệnh cho người, gia súc.

Câu 4: Ưu thế lai là gì? Các phương pháp tạo ưu thế lai?
Trả lời:


1. Ưu thế lai : Là hiện tượng con lai sinh ra có sự vượt trội về mặt kiểu hình (như sức sống, sự sinh trưởng, tính
chống chịu bệnh, ....) so với thế hệ cha mẹ.
2. Các phương pháp tạo ưu thế lai: Khẳng định các phép lai như lai khác dịng, khác giống, khác thứ, khác
lồi đều có khả năng tạo ưu thế lai nhưng người ta chỉ sử dụng các phương pháp sau đây:
a. Lai khác dòng đơn:
- Tạo ra hai dòng tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ, rồi cho giao phấn với nhau:
AxB
C
b. Lai khác dòng kép:
- Cho lai giữa hai hay nhiều dòng thuần khác nhau để tạo ra thế hệ con lai có sự kết hợp những tính trạng tốt của
nhiều dịng:
AxB
E
ExF
G

CxD
F
c. Lai thuận và lai nghịch:
- Ưu thế lai phụ thuộc vào cả đặc tính của tế bào chất, vì vậy các phép lai thuận và lai nghịch cho hiệu quả ưu
thế lai khác nhau ( bản chất là do gen nằm trong tế bào chất của cơ thể cái là khác nhau).
- Người ta tiến hành cả phép lai thuận và lai nghịch giữa các dòng tự thụ phấn để thăm dò, tìm ra tổ hợp lai có
giá trị kinh tế cao nhất.

Câu 5: Dịng thuần là gì? Phương pháp tạo dịng thuần? Vai trò của dòng thuần
trong chọn giống thực vật?
Trả lời:
1. Khái niệm về dòng và dòng thuần:
- Dòng : là nhóm các cá thể hoặc tế bào giống hệt nhau về mặt di truyền bắt nguồn từ 1 cha mẹ chung do
sinh sản vơ tính.
- Dịng thuần: Là những dịng mà con cái sinh ra ln giống với bố mẹ về kiểu hình và đồng hợp tử về
kiểu gen.
- Khi nói đến dịng thuần thường đồng nghĩa với thuần chủng và thực tế chỉ xét trên 1 số cặp gen cần
nghiên cứu.
2. Phương pháp tạo dòng thuần
- Ở thực vật: Tạo dòng thuần bằng cách cho tự thụ phấn bắt buộc thế hệ.
- Ở động vật: Tạo dòng thuần bằng cách cho giao phối cận huyết qua một số thế hệ.
- Lưu ý: cần kiểm tra độ thuần chủng của các cơ thể được lựa chọn qua các phép lai phân tích.
3. Vai trị của dịng thuần trong chọn giống thực vật:
- Duy trì sự ổn định về kiểu gen và kiểu hình mong muốn của giống.
- Dịng thuần là nguyên liệu cho các phép lai khác dòng, tạo ưu thế lai ở cơ thể lai F1
- Trong chọn giống, dùng dòng thuần chủng lặn trong phép lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của một cơ
thể chưa biết.
- Ở thực vật:
+ Lai khác dòng: Tạo dòng thuần bằng cách tự thụ phấn bắt buộc qua một số thế hệ, lai các dòng thuần
- lai khác dòng đơn: A x B  C

- Lai khác dòng kép: A x B  C
=> C x F  G
DxEF
+ Lai khác thứ: Lai giữa hai thứ cây trồng với nhau
- Ở động vật:
+ Lai khác giống ( lai kinh tế) : Rất phổ biến vd: Lợn ỉ x lợn đại bạch
+ Lai khác lồi: ít phổ biến vì khó thành công


Câu 6: So sánh phương pháp chọn giống bằng lai hữu tính và phương pháp chọn
giống bằng gây đột biến.
Trả lời: ( M ức độ khó)
1. Giống nhau:
- Đều phải tác động vào cơ sở vật chất di truyền vào những giai đoạn thích hợp.
- Đều sử dụng nguồn nguyên liệu là biến dị di truyền.
- Sau khi tạo biến dị, đều phải tiến hành qua quá trình chọn lọc và bồi dưỡng mới tạo được giống mới.
2. Khác nhau:
Chọn giống bằng lai hữu tính
- Ở thực vật: Cho thụ phấn
- Ở động vật: Giao phối hoặc thụ tinh
nhân tạo.
-

Chọn giống bằng gây đột biến
- Gây đột biến bằng các tác nhân lí-hóa,
tác động lên cơ thể vào những giai đoạn
cần thiết với liều lượng và thời gian thích
hợp.
Tiến hành ở thực vật, động vật bậc
- Tiến hành ở thực vật, nấm, vi sinh vật,

cao.
động vật bậc thấp.
Cơ chế tạo biến dị: Sự phân li độc lập - Cơ chế tạo biến dị: Nhiễm sắc thể tự
và tổ hợp tự do của các gen, sự hốn
nhân đơi nhưng khơng phân li hoặc phân
vị gen, tương tác gen.
li khơng bình thường, ADN sao chép sai.
Tạo ra biến dị tổ hợp.
- Tạo ra biến dị đột biến.
Thời gian tạo giống mới dài, nhưng dễ - Thời gian để tạo ra giống mới ngắn hơn
tiến hành, khơng địi hỏi điều kiện kĩ nhưng khó tiến hành vì địi hỏi điều kiện
thuật phức tạp.
kĩ thuật phức tạp.
Tạo ưu thế lai: Cơ thể lai có sức sống - Tạo ra các dạng đột biến với những đặc
cao, sinh trưởng và phát triển mạnh,
tính quý như các dạng đa bội thể thực vật
tính chống chịu tốt.
có kích thước cơ quan sinh dưỡng to, lớn
nhanh, thời gian sinh trưởng kéo dài, tình
chống chịu cao.

Câu 7: ( M ức độ khó)
Hãy nêu các phép lai dùng trong di truyền và chọn giống.
Trả lời:

A-Trong nghiên cứu di truyền:
1. Phép lai phân tích:
- Là phép lai đem cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra về kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.
- Nếu đời lai là đồng tính thì bố mẹ thuần chủng. Con lai phân tính thì chứng tỏ bố mẹ khơng thuần chủng.
- Phép lai phân tích được áp dụng để nghiên cứu các quy luật di truyền như:

a. Menden sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của cơ thể lai.
Ví dụ:
A- thân cao
a - thân thấp
+ P1:
AA (cao)
x
aa (thấp)
Gp1:
A
a
F1:
+ P2:
Gp2 :

Aa (cao)
A,a

Aa (cao)
x

aa (thấp)
a

F1:
1Aa (cao)
:
1aa (thấp)
b. Morgan sử dụng phép lai phân tích để phát hiện quy luật di truyền liên kết và quy luật di truyền hoán vị:
Ví dụ:

+ Quy luật liên kết: phép lai cho tỉ lệ (1 xám dài : 1 đen cụt)


+ Quy luật hoán vị: phép lai cho tỉ lệ
(41% xám dài : 41% đen cụt : 9% xám cụt : 9% đen dài)
c. Phép lai phân tích dùng phát hiện trong quy luật di truyền của gen nằm trên nhiễm sắc thể X, Y khơng có
alen tương ứng.
d. Phép lai phân tích dùng để tìm quy luật tương tác gen (thấy sự khác biệt giữa phép lai của Menden với di
truyền hiện đại.
2. Phép lai thuận nghịch :
- Là phép lai khi thì dùng cơ thể này làm bố, khi thì dùng dạng đó làm mẹ.
- Phép lai thuận nghịch phát hiện và nghiên cứu các quy luật di truyền như:
a. Các quy luật di truyền của Menden:
- Menden đã sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện ra các định luật I, định luật II, định luật III.
- Kết quả của phép lai thuận nghịch là không đổi. Dù chọn cây này làm bố hay làm mẹ thì kết kiểu gen và kiểu
hình ở thế hệ con là như nhau.
- Ví dụ:
Cho hai cây đâu thuần chủng A- vàng, a- xanh
+ P1:
AA
(vàng) x
aa (xanh)
Gp1:
A
a
F1:
+ P2:
Gp2:

aa

a

(xanh) x

Aa (vàng)
AA (vàng) ư
A

F1:
Aa
b. Morgan sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện ra quy luật liên kết gen và hoán vị gen.
- Ví dụ: Qua hai phép thử của Morgan:
+ P1:
BV
x
bv
bv
bv
Gp1:
BV, bv
bv
F1:
BV
bv
Bv
bv
+ P2:
BV
x
bv

bv
bv
Gp2: BV = bv = 41%
bv
Bv = bV = 9%
F1:
41% BV
41% bv
Bv
bv
9% Bv
9% bV
bv
bv
c. Phép lai thuận nghịch được Bo và Coren phát hiện ra quy luật di truyền qua tế bào chất :
- Ví dụ:
+ P1:
Hoa loa kèn xanh
x
Hoa loa kèn vàng
F1:
Hoa loa kèn xanh
+ P2:
Hoa loa kèn xanh
x
Hoa loa kèn vàng
F1:
Hoa loa kèn vàng
3. Ngoài ra, người ta có thể sử dụng phương pháp tự thụ phấn để phân biệt các quy luật di truyền:
- Ví dụ: Cơ thể có kiểu gen AaBb

+ Định luật III Menden, tỉ lệ phân li kiểu hình đời sau là: 9:3:3:1.
+ Tương tác bổ trợ, tỉ lệ phân li kiểu hình đời sau là: 9:3:3:1 hoặc 9:6:1, hoặc 9:7 hoặc 9:3:4.
+ Tương tác át chế, tỉ lệ phân li kiểu hình đời sau là: 12:3:1 hoặc 9:3:4 hoặc 13:3.
+ Tương tác cộng gộp, tỉ lệ phân li kiểu hình đời sau là: 15:1.

B- Trong chọn giống
1. Lai khác dòng:


- Dịng là nhóm các cá thể hoặc tế bào giống hệt nhau về mặt di truyền, bắt nguồn từ 1 cha mẹ chung và nhân
lên qua sinh sản vô tính.
- Lai khác dịng là lai các cơ thể thuộc 2 dòng khác nhau nhằm tạo ưu thế lai.
- Lai khác dòng phục vụ phép lai kinh tế.
2. Lai khác giống ( lai cải tiến)
- Là phép lai giữa giống cao sản nhập nội để cải tạo giống có năng suất kém của địa phương.
3. Lai gần:
- Là phép lai cá thể có cùng huyết thống ( tự thụ phấn ở thực vật hoặc giao phối cận huyết ở động vật).
- Mục đích:
+ Tạo ra dịng thuần chủng
+ Củng cố gen trội có lợi
+ Loại bỏ gen lặn có hại
4. Lai khác thứ
- Thứ là đơn vị phân loại dưới lồi, tập hợp cá thể có chung đặc điểm nhất định.
- Lai khác thứ: là tổ hợp vốn gen của hai hay nhiều thứ khác nhau nhằm tạo giống mới.
5. Lai xa:
- Là hình thức lai giữa các dạng bố mẹ thuộc hai loài khác nhau hoặc khác chi, khác họ nhằm tổ hợp đặc tính
tốt giữa cha và mẹ.
- Tuy nhiên, lai xa diễn ra rất khó khăn vì:
+ Khác lồi dẫn tới chu kì sinh sản khơng giống nhau, bộ máy sinh dục khơng tương thích.
+ Chiều dài của ống phấn không phù hợp với chiều dài bầu nhụy của lồi khác hoặc phấn khơng nảy

mầm được trên bầu nhụy của loài khác.
+ Tinh trùng của loài này chết trong ống dẫn trứng của lồi khác. Ví dụ: tinh trùng của ếch chết trong
ống trứng của cóc.
+ Hoặc tinh trùng sống được nhưng con lai tạo ra có thể bị chết ngay hoặc vơ sinh. Ví dụ: Dê lai với
cừu: con sinh ra chết ngay. Ngựa lai với lừa sinh ra con la hoặc con bc đơ đều vô sinh.
Tuy vậy, người ta vẫn sử dụng lai xa ở thực vật nhằm tổ hợp được những tính trạng tốt từ hai loài.
6. Lai tế bào
- Là sự dung hợp hai tế bào trần thuộc hai loài khác nhau tạo ra tế bào lai chứa bộ nhiễm sắc thể hai tế bào gốc.
- Ví dụ:
+ Tạo cây lai hai loài thuốc lá
+ Tạo cây con lai giữa khoai tây và cà chua.

Câu 8: Các phương pháp gây biến dị đa bội thể ở thực vật? Ứng dụng của các
dạng đa bội thể trong chọn giống cây trồng?
Trả lời: ( M ức độ dễ)
a. Các phương pháp gây biến dị đa bội thể:
- Phương pháp vật lí: Dùng các tác nhân vật lí như tia phóng xạ, nhiệt độ, sức li tâm ... tác động lên thực vật
vào những giai đoạn thích hợp.
- Phương pháp hố học: Dùng các hố chất như etylen, naphatalen, cafein, đặc biệt là cônsixin (nồng độ từ 0.10.2%) tác dụng lên đỉnh sinh trưởng của cây, rễ, hạt đang nảy mầm.
b. Ứng dụng của đa bội thể trong chọn giống cây trồng.
- Lợi dụng đặc điểm, kích thước tế bào, cơ quan, bộ phận của dạng đa bội lớn hơn dạng lưỡng bội, người ta
chọn những giống cây trồng cho năng suất cao.
Ví dụ:
+ Cây lấy lá: dâu tằm tam bội (3n=42) cho năng suất lá cao.
+ Cây lấy gỗ: dương liễu tam bội (3n=57) lớn nhanh, gỗ tốt.
+ Cây ăn quả: dưa hấu tam bội (3n=33) quả to hơn, không hạt.
Nho tam bội quả to, ngọt hơn, khơng hạt.
+ Cây lấy hạt: lúa mì lục bội (6n=42) sản lượng cao.
- Lợi dụng những biến đổi sinh hố để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Củ cải đường tam bội (3n=27) lượng đường tăng từ 10-30% so với dạng lưỡng bội.

- Lợi dụng đặc điểm bất thụ do rối loạn quá trình phân bào để chọn giống cây ăn quả không hạt.


Ví dụ: dưa hấu tam bội, nho tam bội khơng hạt.
- Dùng phương pháp đa bội hoá tạo dạng tứ bội khác nguồn (thể song nhị bội) để khắc phục hiện tượng bất thụ
trong lai xa.
Ví dụ: củ cải (2n1=18) x cải bắp (2n2=18)
F1: lưỡng bội bất thụ (n1 + n2)
Đa bội hoá
Thể tứ bội hữu thụ (2n1 + 2n2)

Câu 9: Hãy trình bày những quy luật di truyền, phép lai, quy luật biến dị làm cho
cơ thể lai có kiểu hình khác với bố mẹ?
Trả lời: ( M ức độ dễ)
I- Các quy luật di truyền làm cho cơ thể lai có kiểu hình khác với bố mẹ:
1. Hiện tượng trội khơng hồn tồn
2. Quy luật di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do
3. Quy luật hoán vị gen
4. Quy luật tương tác gen (tương tác bổ trợ, tương tác át chế, tương tác cộng gộp)
5. Quy luật di truyền liên kết với giới tính
6. Quy luật di truyền đồng trội
7. Quy luật di truyền liên kết
8. Quy luật di truyền qua tế bào chất
II- Các phép lai làm cho cơ thể có kiểu hình khác với bố mẹ
1. Lai khác dịng:
- Ví dụ: Lai khác dịng ngơ tạo giống có năng suất cao hơn từ 10- 30% so với giống ban đầu.
2. Lai khác thứ
- Ví dụ: Lúa NN1 là kết quả của lai khác thứ cũng cho kết quả năng suất cao hơn giống ban đầu.
3.
Lai xa

- Ví dụ: Ngựa lai với lừa tạo con lai là La hoặc Bc đơ, đều có kiểu hình khác với bố mẹ.
III- Các quy luật biến dị làm cho cơ thể con có kiểu hình khác với bố mẹ
1. Đột biến gen: (mất, thêm, thay thế hoặc đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nucltít)
2. Đột biến NST:
a. Đột biến cấu trúc: (Mất, lặp, chuyển hoặc đảo vị trí)
b. Đột biến số lượng NST:
- Đột biến thể dị bội (thể khuyết nhiễm, thể một nhiễm, thể tam nhiễm, thể đa nhiễm)
- Đột biến thể đa bội (đa bội chẵn và đa bội lẻ)
IV- Biến dị thường biến:
Trong một điều kiện nhất định, cùng một kiểu gen có thể cho các loại kiểu hình khác nhau. Có thể cho
kiểu hình tốt hơn với thế hệ cha mẹ nếu gặp điều kiện thuận lợi nhất.

Câu 10: Lai tế bào là gì? Các khâu chính trong phương pháp lai tế bào? Thành tựu
và triển vọng của phương pháp này?
Trả lời: ( M ức độ dễ)
a. Khái niệm:
- Lai tế bào là phép lai giữa hai dòng tế bào sinh dưỡng khác loài để tạo tế bào lai, rồi phát triển thành cơ thể
lai tổ hợp được đặc điểm di truyền của cả hai mà lai hữu tính khơng thể thực hiện được.
b. Các khâu chính trong phương pháp lai tế bào:
- Tạo tế bào trần (Protoplast): Dùng các enzim thích hợp để loại bỏ các màng cứng bao ngoài tế bào, để tế
bào chỉ còn lại màng nguyên sinh


Ví dụ: Loại bỏ màng xenlulơ bao ngồi tế bào thực vật). Ở trạng thái này, tế bào dễ kết dính, dung hợp
với nhau,dễ hấp thụ các đại phân tử (thậm chí các cơ quan tử như ti thể, lập thể, nhân...) vào trong tế bào
theo cơ chế amip.
- Trộn lẫn hai dịng tế bào trần khác lồi với nhau trong mơi trường dinh dưỡng thích hợp có chứa các yếu tố
kích thích sự dung hợp (như virút Xenđê giảm hoạt tính, pơliêtilen glicol...)
- Tách riêng các tế bào lai và ni cấy trong mơi trường thích hợp có chứa các yếu tố kích thích tế bào lai
phát triển thành cây lai.

c. Thành tựu và triển vọng của phương pháp này:
 Thành tựu:
- Đã tạo thành công cây lai từ hai lồi thuốc lá khác nhau.
- Đã tạo thành cơng cây lai giữa cà chua và khoai tây.
 Triển vọng:
- Có thể tạo ra những cơ thể lai có kiểu gen rất khác nhau mà lai hữu tính khơng thể thực hiện được.
- Có thể tạo ra những cơ thể khảm mang đặc tính của những lồi rất khác nhau, thậm chí giữa thực vật và
động vật.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×