Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Bo de HSG ngu van 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.64 KB, 57 trang )

Văn Học Và Những Cảm Nhận 

ĐỀ 1: 
Câu 1​ (8 điểm). 
Cá chép con và cua 
Cá  chép  con  dạo  chơi  trong  hồ  nước.  Lúc  đi  ngang  nhà  cua,  thấy  cua  đang 
nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi: 
­ Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? 
Cua trả lời:  
­ Tớ đang lột xác bạn à.. 
­ Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ? 
­ Họ hàng  nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù 
rất đau đớn cá chép con ạ. 
­ À, bây giờ thì tớ đã hiểu.  
(​Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc

 – NXB Kim Đồng, 2009) 

Anh (chị) có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện trên ? 
Câu 2​ (12 điểm). 

Nhận  xét  về  vai  trò  của  chi  tiết  nghệ  thuật  trong  truyện,  có  ý  kiến  cho  rằng: 
“​Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? 

Hãy chọn hai chi tiết đặc sắc trong hai tác phẩm
​  “​Chữ người tử tù” của Nguyễn 

​ Tuân và “​Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ nhận định trên. 
 


 
 
 
Câu 1 ( 8 điểm) 

I.  Yêu  cầu  về  kĩ  năng​:  Nắm  vững  kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. Vận dụng 
nhuần  nhuyễn  các  thao  tác  lập  luận:  giải  thích,  phân  tích,  chứng minh, bình luận… 
Diễn đạt trong sáng, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 
II. Yêu cầu về nội dung​:​ Bài viết cần làm sáng tỏ những ý sau: 
1. Phân tích khái quát câu chuyện:  

 ­ Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà cua con “lớn lên và trưởng thành” – đó là 
“lột  xác”.  “Lột  xác”  là  trút  bỏ  lớp  vỏ  cũ,  hình  thành  và  phát  triển  một lớp  vỏ hoàn 
toàn  mới,  vừa  vặn  hơn  với  cơ  thể. Mỗi lần  lột xác là  loài  cua  lại lớn  hơn. Song quá 

/>



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

trình  “lột  xác”  lại  rất  đau  đớn  và  thường  gặp  nguy  hiểm  nữa.  Tuy  nhiên,  loài  cua 
không thể lớn lên mà không lột xác. 
­ Điều  quan trọng là cách chấp nhận rất tự nhiên của cua con với quá trình lột xác của 
họ hàng nhà mình, coi như đó là cách duy nhất để lớn lên và trưởng thành.  
2. Bình luận: 
­  Câu  chuyện đã gợi cho ta bài  học  nhân sinh sâu  sắc  về quá trình lớn  lên  và trưởng 
thành  của  muôn  loài  và  con  người:  muốn  lớn  lên  và  trưởng  thành,  muốn  đạt  đến 
thành  công  thì  tất  cả  muôn  loài và con người  cần  phải  trải  qua  chông gai thử  thách, 
qua những quá trình lột xác đau đớn. 

­  Cuộc  đời  con  người là một hành  trình dài, trong đó có những  dấu mốc  thành công 
không  thể  phai  mờ,  nó  đánh  dấu  sự  trưởng  thành  của mỗi chúng ta  trên  đường  đời. 
Nhưng để đi đến những thành  công ấy, con người đã phải qua quá trình “lột xác” đau 
đớn.  Quá  trình  này  là  tự  thân,  không  ai  thay  thế  được  chính  bản thân ta. Do đó,  để 
“lớn  lên  và  trưởng  thành”,  con  người  phải  tự thân vận động vượt qua  khó  khăn,  thử 
thách, chông gai cũng như loài cua, cua con cũng phải tự lột xác mới lớn lên được.  
­ Thái  độ chấp  nhận thử thách,  khó khăn như một điều tất yếu trong cuộc sống là thái 
độ  cần  thiết  để  con  người  có  thể  “lớn  lên  và  trưởng  thành”  và  đạt  tới  thành  công. 
Vượt  qua  thử  thách  cũng  là  một  cách  để  thể hiện bản lĩnh, ý chí,  nghị lực sống  của 
con người, khẳng định ý nghĩa sự sống của mỗi con người. 
­  Từ  quá  trình  “lột  xác”  của  cua  con,  câu  chuyện  cũng  đưa  ra  một  quy  luật  của  sự 
sống:  sự sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó  cái mới thay thế cái cũ là điều tất 
yếu. Con người cần  nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm 
chủ  bản  thân  trong  những  thử  thách  và  chông  gai  trên  đường đời. Mỗi cá  nhân đều 
cần lột xác để trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội.  
*(Lưu  ý: Mỗi luận điểm  trên  đều  có phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Dẫn chứng 
phải tiêu biểu, toàn diện, xác đáng) 
3. Mở rộng vấn đề:  
­ Phê phán  lối sống  nhu  nhược, sợ hãi, không dám đương đầu với thử thách và chông 
gai, giam mình trong vỏ ốc, cả đời không đạt đến thành công. 
­ Phê phán  lối sống ỷ lại, không tự thân vận động, ngại thay đổi, phụ thuộc vào người 
khác. 
4.Bài học rút ra:  

/>



Văn Học Và Những Cảm Nhận 


­ Con  người cần biết dũng  cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con 
người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời. 
III. Cách chấm điểm: 
­  ​Điểm  7­8:  Bài  viết  đáp  ứng  tốt  các  yêu  cầu  trên.  Hành  văn  có  cảm  xúc,  lập  luận 
thuyết phục. 

­ ​Điểm 5­6: Bài viết đáp ứng  được những  ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng 
và diễn đạt. 

­ ​Điểm 3­4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi  về 
kĩ năng và diễn đạt. 

­  ​Điểm  1­2:  Bài  viết  chưa  hiểu  rõ  về vấn đề  hoặc không  biết  cách  lập luận, mắc lỗi 
nhiều về kĩ năng và diễn đạt. 

­ ​Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. 
 
Câu 2 (12 điểm) 
I.  Yêu  cầu  về  kĩ  năng​:  Viết  đúng  kiểu  bài nghị  luận  văn  học  dạng lí luận văn học, 
vận dụng  nhuần nhuyễn các thao tác  lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình 
luận, so  sánh.... Diễn  đạt  trong sáng, bố cục mạch  lạc, rõ  ràng.  Không mắc lỗi chính 
tả. 
II.  Yêu  cầu  về  nội  dung​:  Học  sinh  có  thể  trình  bày  nhiều  cách  sáng tạo song  cần 
đảm bảo được những ý cơ bản sau: 
1. Giải thích 
­ “Chi  tiết” là gì? – Ở đây không phải  muốn nói đến những chi tiết thông thường cấu 
thành  cốt  truyện mà muốn nói đến những  chi tiết nghệ  thuật ­ ​là  các tiểu tiết của tác 
phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng (​Từ điển thuật ngữ văn học). 

­ Vì sao “​chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”? (Vai trò của chi tiết đối với tác phẩm văn 

học và thể hiện tài năng của nhà văn). 
Chi  tiết  nghệ  thuật  tuy  nhỏ  nhưng  có  ý  nghĩa  vô  cùng  quan  trọng  trong  tác 
phẩm.  Chi  tiết  có  khả  năng  thể hiện,  giải  thích,  làm minh xác  cấu  tứ nghệ thuật của 
nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. 
Chi tiết nghệ thuật  gắn  với quan niệm  nghệ thuật về thế giới và con người, với 
truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định. 
­> Do đó, “chi tiết nhỏ” có khả năng tạo nên “nhà văn lớn”. 
2. Phân tích và chứng minh 
/>



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

a. Khái quát: 
­ Tác giả, tác  phẩm: tác giả Nam Cao và  tác phẩm “Chí Phèo”, tác giả Nguyễn Tuân 
và tác phẩm “Chữ người tử tù”. 
­ Chọn chi  tiết  đặc sắc trong mỗi tác phẩm: có thể chọn các chi tiết trong “Chí Phèo”: 
chi  tiết  tiếng  chửi  của  Chí  Phèo  ở  đầu  truyện,  chi  tiết  Chí  Phèo  tỉnh rượu sau  cuộc 
gặp gỡ với Thị  Nở ở bờ sông, chi tiết bát cháo hành của Thị Nở, chi tiết Chí Phèo ôm 
mặt khóc  rưng rức khi bị thị Nở từ chối… Với “Chữ người tử tù” có thể chọn chi tiết 
cảnh cho chữ cuối tác phẩm… 
­  Đánh  giá  được  vị  trí  quan  trọng  của  các  chi  tiết  trong  tác  phẩm  và  trong việc thể 
hiện tài năng của nhà văn. 
b. Cảm nhận, phân tích cụ thể các chi tiết: 
­  HS  chọn  và phân tích hai trong  số những  chi tiết đặc sắc thuộc hai tác phẩm “Chữ 
người  tử  tù”  của  Nguyễn  Tuân  và  “Chí  Phèo”  của  Nam  Cao.  Bám  sát  vai  trò  và  ý 
nghĩa  của  chi tiết đối với tác phẩm  văn  học và nhà văn, đồng thời làm rõ ý nghĩa, vai 
trò của chi tiết với tác phẩm cụ thể. 
­  Trong  quá  trình  phân  tích cần đối sánh để làm nổi bật  ý nghĩa của từng chi tiết đã 

chọn. 
3. Bình luận, đánh giá 
­ Hai chi tiết đều là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần không nhỏ tạo nên 
thành công cho tác phẩm và nhà văn, thể hiện khả năng khái quát hiện thực và sáng 
tạo nghệ thuật của hai nhà văn.  
­ Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình lao động công phu, chắt lọc 
từng chi tiết nhỏ trong đời sống để tạo nên những chi tiết nghệ thuật sáng giá. Bởi 
vậy, nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. 
III. Cách chấm điểm: 
­  Điểm 10­12:  Bài  viết  đáp ứng tốt các  yêu  cầu  trên. Hành  văn  có cảm xúc, lập  luận 
rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục… 
­ Điểm 7­9: Bài viết đáp ứng  được những  ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng 
và diễn đạt. 
­ Điểm 4­6: Bài viết chỉ  trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về 
kĩ năng và diễn đạt. 
­  Điểm  1­3: Bài viết chưa hiểu rõ  về vấn đề, chủ yếu kể lể lại các tình tiết. Diễn  đạt 
và kĩ năng viết văn nghị luận yếu. 
/>



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

­ Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. 
* ​Lưu ​ ý: 
1. Tôn trọng  những bài viết sáng tạo mà vẫn đảm bảo yêu cầu cơ bản của hướng dẫn 
chấm. 
2. Tuyệt đối không được đếm ý cho điểm mà phải chú ý đúng mức tới kĩ năng làm bài, 
khả năng diễn đạt của học sinh.. 
3. Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu và cho điểm lẻ tới 0,5. 

 
 
 

 

/>



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

ĐỀ 2: 
Câu 1 (8 điểm):​ Suy nghĩ về câu nói sau: 
Đường đời không chỉ có một lối đi 
Câu 2 (12 điểm):  
Mỗi  nghệ  sĩ  có  thể  đến  với  văn  chương  và  cuộc  đời bằng  con  đường riêng của 
mình.  Nhưng…  tư  duy  nghệ  thuật  dù  có  đổi mới đến đâu đi  nữa thì cũng không thể 
vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính 
có  sứ  mệnh  khơi  nguồn  cho  dòng  sông  văn  học  đổ  ra  đại  dương  nhân  bản  mênh 
mông. 
(Lã Nguyên​, Nguyễn Minh Châu  và những trăn trở trong  đổi  mới tư duy nghệ thuật/ 
Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm​; NXB GD; Hà Nội; 2007; trang 395) 
Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Hai 
đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao. 
 

 

/>




Văn Học Và Những Cảm Nhận 

 
 

 
 
Câu 1​ (8 điểm): ​Đường đời không chỉ có một lối đi 
1. Giải thích (2.0 điểm) 
­  Lời  khẳng  định  ở  chỗ:  ​không  chỉ có  một  lối đi; đã  nhấn mạnh:  có nhiều  lối đi 

trên  đường  đời  –  con  đường  cuộc  đời  mỗi  người.  Cuộc  đời  nhiều  ngã  rẽ,  nhiều  nẻo 
đường;  mỗi  con  đường  dẫn  đến  những  mục  tiêu  khác  nhau.  Có  con  đường  thẳng, 
phẳng phiu,  có con đường chông gai, gồ ghề,  trắc trở, gập ghềnh; có nhiều ngả đường 
dẫn đến đích; vấn đề lối  đi nào ngắn nhất, thông  minh nhất, đạt mục tiêu sớm nhất thì 
còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người.  
­ Câu nói đặt ra vấn đề lựa chọn đường đi trên đường đời của con người. 
2. Bình luận (5.0 điểm) 
­  Đây  là  vấn  đề  rất  quan  trọng  đặt  ra  với  mỗi  người,  nhất  là  những  người  sắp 
bước  vào đời, đang lựa  chọn đường đi cho cuộc  đời mình. Tại sao  trên  đường  đời lại 
có  nhiều  lối  đi?  Bởi con đường là  do con người tạo ra, người ta đi mãi thành đường. 
Con  đường  kết  nối  những  điểm  trong  không  gian,  cũng  là  cái  đích  cần  tới  của  con 
người.  Tạo  ra nhiều  con  đường  cũng tức là tạo  ra nhiều  cách đi đến đích, tạo ra nhiều 
sự lựa chọn cho con người.  
Ví dụ để lập nghiệp lập thân với thanh niên có nhiều con đường: Ngày xưa để lập 
nghiệp  người  con  trai  có  thể  trên  con  đường  lập  đức  hành  đạo,  lập  công,  hay  con 
đường lập ngôn. Có người  lựa chọn con đường công danh, người chọn con đường văn 

chương  nghệ  thuật,  con  đường  võ nghệ...  Thời đại cách mạng  cũng mở ra nhiều con 
đường  với  người  thanh  niên  Việt  Nam  thế  kỉ  20.  Có  người  lựa  chọn  đúng  đắn  con 
đường của mình; nhưng không ít người lầm đường lạc lối. Lựa chọn con đường sáng – 
tối,  đen  – trắng, phải – trái là  cả vấn đề  nhân cách và ý chí của con  người. Ngày  nay 
cũng  vậy,  có  nhiều  con  đường:  học  tập  thành  danh,  lao  động  sản  xuất,  kinh  doanh 
công  nghệ, văn nghệ  thể thao… và trên con đường  nào  cũng có  người thành danh nổi 
tiếng. 

/>



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

­ Nhưng lưạ  chọn con đường đi nào tùy thuộc vào mỗi người: mục tiêu, ước mơ, 
khát vọng, ham muốn, hay bản lĩnh, ý chí của con người. Có người chọn đường đi trên 
đường  đời  đúng  đắn,  đi  đến  đích  nhanh  chóng  dễ  dàng?  Có  người  lựa  chọn  sai  con 
đường của mình dẫn đến những sai lầm đổ vỡ?  
­  Vấn  đề  đặt  ra:  có  nhiều  con  đường  đi  trên  đường  đời  đến  đích,  vậy  nên  con 
người không  nên  bi quan chán  nản  mỗi  khi vấp ngã trên đường đời. Có những lúc băn 
khoăn,  chao  đảo,  đứng  ở  ngã  ba  cuộc  đời nhiều lối  rẽ,  không biết đi con đường nào. 
Lúc ấy hãy tỉnh táo nhận ra con đường đi của riêng mình và quyết tâm dấn bước, đó là 
điều  tiên  quyết  để  lập  thân  lập  nghiệp  với  mỗi  người,  nhất  là  người  thanh  niên.  Và 
phải  chọn  được  con  đường  của  riêng  mình,  không  nên  dẫm  lên  vết  chân  người  đi 
trước. 
­ Phê phán  những người hèn yếu, không biết chọn đường đi trên đường đời, hoặc 
chọn  con đường sai lầm hại dân hại nước, hại nhà hại mình; hoặc bỏ cuộc, đầu hàng số 
phận. 
3. Bài học và liên hệ (1.0 điểm) 
­ Nhận thức được những ngã rẽ cuộc đời, con đường đúng đắn để đi. 

­ Quyết tâm thực hiện con đường mình đã lựa  chọn, không bỏ dở con đường; có 
nghị  lực  bản  lĩnh vượt qua mọi trở  ngại trên đường  đời nhiều  chông gai trắc trở; biết 
chống lại  những cám dỗ  trên  đường  đời,  biết tránh những xấu xa trên con đường để đi 
đến đích.  
Câu 2​ (12 điểm):  
1. Giải thích: (4.5 điểm) 
a. Mỗi nghệ sĩ…​ riêng mình  ​(1.5 điểm) 
Câu nói đề cập đến cách tiếp cận, cắt nghĩa, lí giải đời sống bằng văn chương của 
mỗi người nghệ sĩ: mỗi người có con đường của riêng mình. Vì sao?  
+  Vì  đời  sống  là  đối tượng khám  phá  của NT, của văn chương.  Cuộc đời là nơi 
xuất phát của văn học. 

/>



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

+ Đứng trước  HT  cuộc sống phong  phú, mỗi nhà nghệ sĩ có những cảm xúc, suy 
ngẫm, lí  giải  khác nhau, lựa chọn  những mảng đề tài khác nhau, cách xử lí đề tài khác 
nhau  để đặt ra những vấn đề khác  nhau. Và đó là con đường riêng họ tạo ra cho mình. 
Đó  cũng  là  yêu  cầu  xuất  phát  từ  đặc  trưng của VHNT: lĩnh vực của  sự sáng tạo.  Đó 
cũng  là  lương  tâm,  là  trách  nhiệm  của  mỗi  người  nghệ sĩ. Nam Cao tâm niệm:  “Văn 
chương không cần những người thợ khéo tay…”. 
Nếu  không  tạo  ra  con  đường  riêng  của  mình  thì  sao?  Tác  phẩm  của  họ  sẽ  trở 
thành  sự  sao  chép,  sẽ  chết,  sẽ  dẫm  lên  vết  chân  của  người  đi  trước.  Nghĩa  là  nó  sẽ 
chẳng mang đến chút gì mới lạ cho văn chương. 
Tác  dụng:  Tạo  ra  con  đường riêng của mình  người  nghệ sĩ sẽ  tạo  ra sự đa dạng 
trong  sáng  tạo  nghệ  thuật,  khẳng định  sức sống  của mỗi tác phẩm, vị trí, phong  cách 
của nhà văn, cái lí để nhà văn đứng được với cuộc đời. 

Có thể lấy ví dụ: Cùng một đề tài, cách xử lí khác nhau ở các nhà văn. 
b. Tư duy NT…. quy luật chân thiện mĩ, quy luật nhân bản (1.5 điểm) 
  Đây là vấn  đề đổi mới  tư duy nghệ thuật  – một vấn đề  đặt ra như  một  nhu cầu 
bức thiết, sống còn của nghệ thuật. Nhà văn luôn phải tự  làm  mới mình  góp phần đổi 
mới nghệ thuật. Đổi mới  cái gì? Đổi mới đề tài, chủ đề, cảm hứng, văn phong… Quan 
trọng là đổi mới tư duy, cách nhìn nhận của nhà văn trước cuộc đời. 
  Nhưng  mọi  sự  đổi  mới  đều  không  vượt  ra  ngoài  quy  luật  chân,  thiện,  mĩ. Cái 
chân,  cái  thiện,  cái  mĩ,  cái  nhân  bản  vẫn  là  cái  đích  hướng  đến  của  mọi  khám  phá, 
sáng  tạo  nghệ  thuật.  Quy  luật  chân  thiện mĩ, nhân  bản  giống như sợi dây neo giữ, là 
giới hạn  mà  bán kính  sáng tạo  nhà  văn  quay chiều nào cũng không thể vượt qua. Nói 
cách khác, nó cũng là một tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo nghệ thuật. 
Văn học sở dĩ là nhu cầu, là món  ăn tinh thần không thể  thiếu của con người, vì 
nó  là  lĩnh  vực  đáp  ứng  nhu  cầu  sống  của  con  người.  Văn  học  có  nhiều  chức  năng 
(nhận  thức,  giáo  dục,  thẩm  mĩ,  dự  báo,  giải  trí…);  có  nhiều quan  niệm cổ  kim  đông 
tây,  nhưng điểm giao  thoa  gặp  gỡ vẫn  cứ là  cái chân  ­ thiện ­ mĩ, những vấn đề mang 
tính nhân  bản nhân  văn  của  đời sống con người. Cái chân, là muốn nói đến chức năng 
/>



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

nhận  thức  của  văn  học;  văn  học  phải  chân  thực. Cái thiện là nói  đến  chức  năng giáo 
dục,  cảm  hóa  của  văn  học.  Cái  mĩ,  là nói đến chức năng thẩm mĩ,  chức  năng cơ bản 
nhất,  chất  keo  kết  dính  các  chức năng khác. Khi đạt tới chân thiện  mĩ là  văn  học  đạt 
tới chiều sâu nhân bản, hướng về con người, vì con người. 
c.  Sứ  mệnh  nhà  văn  chân  chính…  đại  dương  nhân  bản  mênh  mông  (1.5 
điểm) 
Đây  là  vấn  đề  trăn  trở  của  nhiều  cây  viết.  Chữ  dùng  có  thể  khác  nhau,  nhưng 
thực  chất vẫn là  một. Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác có 

những  phát biểu về  vấn đề này.  Đó là vấn đề  cái tâm của người cầm bút. Ở đây người 
nói  đặt  vấn  đề:  “khơi  nguồn  dòng  sông  văn  học  đổ  ra  đại  dương  nhân  bản  mênh 
mông”  –  ý  tưởng  độc đáo.  Mọi dòng sông  đều  đổ về biển rộng, cũng như mọi khám 
phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân 
bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá của văn học nghệ thuật. Văn học có 
thể  viết  về  mọi  vấn  đề của đời sống, mọi hình  thức sáng  tạo, nhưng  đều  hướng tới  là 
để đặt  ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn 
chương  vị đời, nhà văn chân chính  phải  là nhà văn vì con người, tác phẩm mới đạt tới 
tầm nhân bản. 
2. Chứng minh qua một vài tác phẩm (6.0 điểm) 
­ Cách đến  với cuộc sống  của Thạch Lam qua truyện “Hai đứa trẻ”: Chuyện một 
phố huyện buồn, những đứa trẻ  nghèo với  tâm  hồn  nhân ái, giàu mơ ước. Qua đó nhà 
văn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc mang  tính  nhân văn, nhân bản: vấn đề khát vọng sống 
của con người; vấn đề  quyền được sống của trẻ em; vấn đề số phận con người và khát 
vọng  đổi  thay  cuộc  sống…  Tác  phẩm  lấp  lánh  tư tưởng nhân văn theo cách  viết  của 
Thạch Lam ​(3.0 điểm). 
­  Cách  đến  với  cuộc  sống  của  Nam  Cao  qua  truyện  “Chí  Phèo”:  Chuyện về số 
phận  bi thảm của người nông dân, về  khát  vọng lương thiện của con người – quỷ dữ. 
Dù đến muộn  trên  văn đàn, nhưng Nam  Cao vẫn  tạo  được dấu ấn  sâu  đậm trong lòng 
bạn  đọc  chính  nhờ  hướng  khám  phá và phát hiện đời  sống của riêng mình. Chí Phèo 
/>
10 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

sở  dĩ  trở  nên  bất  hủ  chính nhờ  tài năng và tâm huyết cũng  như  phong cách của Nam 
Cao. 
­ Cả hai tác  phẩm đều chạm  tới  vấn  đề mang tính nhân văn, nhân bản: khám phá 
vẻ  đẹp  con  người,  chất  người,  tức  là  đạt  tới  chân  thiện  mĩ…  Tuy  nhiên  mỗi  tác  giả 

trong  mỗi  tác phẩm lại  có những  khám phá nghệ thuật  riêng, hướng đi riêng; làm nên 
giá trị  riêng cho mỗi tác  phẩm và khẳng định vị trí của mỗi nhà văn trong nền văn học 
(3.0 điểm). 
3.  Kết  luận  (1.5 điểm):  ​khẳng định  vai trò của hướng đi  riêng trong khám  phá 
sáng tạo; đặc biệt là cái đích muôn đời của văn chương. 
 
 

 

/>
11 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

ĐỀ 3:   
 Câu 1(8 điểm) 
 
Bàn luận về ​trình độ học vấn và cách ứng xử văn hoá của con người trong cuộc 
sống hôm nay. 
 
 
 
Câu 2 (12 điểm) 
          Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. 
 
Hãy phân  tích  trong sự đối sánh nghệ  thuật miêu tả  tâm lí nhân vật Liên trong 
Hai đứa trẻ (Thạch  Lam)  và  nhân vật  văn  sĩ Hộ trong ​Đời thừa (Nam Cao)  để thấy 
được  những  nét  riêng  của  mỗi  nhà  văn  về  vấn  đề  nói  trên (theo  ​Ngữ Văn  11, Nâng 

cao, tập 1) 
 
_________ 
 
     ​Câu 1​ ​(8 điểm) 
 
​Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề về trình độ học vấn, ứng xử văn hóa của con người 
trong  cuộc  sống  hiện  đại  hôm  nay,  biết  cách  tạo  lập  văn bản nghị  luận  xã hội về  tư 
tưởng đạo lí, học sinh có  thể trình bày bằng nhiều cách, song về cơ bản cần có những 
ý sau: 
   ​1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận (0,5 điểm) 
   ​2. Giải thích (2,0 điểm) 
  ­ ​Trình độ  học  vấn là vốn tri  thức mỗi người tiếp thu được  qua  sách  vở,  mà thước 
đo là những tấm bằng tốt nghiệp, những chứng chỉ xác nhận học hàm, học vị. 
  ­ ​ứng xử văn  hoá  là cách ứng xử  đẹp, thể hiện ở lời nói, hành vi, cử chỉ trong cuộc 
sống hằng ngày. 
  ­> Hai khái niệm trên bề ngoài là độc lập  nhưng thực chất lại  có ​mối quan  hệ mật 
thiết với nhau​. 
   ​3. Bình luận ( 4,5 điểm) 
  a.  ​Người  có  trình  độ  học  vấn  thường có  cách cư xử  rất  văn hoá. Vì kiến thức họ 
nhận  được  từ sách  vở, về thực tế và cách ứng xử luôn  hoà thấm trong nhau. Họ học 
cao, biết rộng,  hiểu tâm  lí con người nên làm chủ  được phát ngôn  hành động, cử chỉ 
của mình  trong mọi tình huống. Họ biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác. Trong 
mắt mọi người, họ luôn được mọi người yêu mến, nể trọng,..(Dẫn chúng thực tế minh 
hoạ…) 
  b.Nhưng có một số người có trình độ học vấn nhưng chưa chắc đã có cách ứng xử 
văn hoá. Vì  những người  này  thường không làm chủ được lới nói,  hành vi của mình 
nhất  là  trong  hoàn  cảnh  bất  thường. Có thể học rộng,  tài cao nhưng  đôi lúc không ý 
thức được  hành vi  của mình là thiếu  văn hoá, làm tổn hại đến danh dự, quyền lợi của 
người khác hay suy nghĩ lệch lạc để  biện hộ cho việc khẳng định bản thân trước đám 

đông, hoặc do tâm lí đố kị, thù hằn ai đó ăn sâu vào tiềm thức nên muốn hạ thấp nhân 
phẩm, thậm  chí lấy đi mạng sống của kẻ đối nghịch, … Cách ứng xử thiếu văn hoá là 

/>
12 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

mầm  mống của căn bệnh vô  cảm đến lạnh lùng,  tàn  nhẫn trong xã hội  cần  được đấu 
tranh, lên án,…(Dẫn chứng thực tế minh hoạ) 
  c. Trong xã hội, lại  có người không có trình độ học vấn nhưng cách ứng xử vẫn có 
văn hoá. Đó  là những  người do điều kiện không thuận lợi  nên  không được  học hành 
đến  nơi  đến  chốn  nhưng  họ  biết  phân  biệt  rõ  trắng ­ đen,  phải ­ trái trong cuộc  đời. 
Họ  am hiểu tâm lý con người hướng tâm hồn mình và người khác đến chân trời  của 
chuẩn mực  đạo  đức, của cái  Đẹp. Họ có khả năng kiềm chế nóng giận, bức xúc trong 
hoàn  cảnh  bất  thường. Họ có  tấm  lòng bao dung, nhân hậu, vị tha. Cuộc sống này có 
vô  vàn  những  con người như thế, rất đáng để ta quý trọng  và học tập,…(Dẫn  chứng 
thực tế minh hoạ) 
 
   4. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) 
  ­ Cần  tiếp  thu tri thức sách vở, trau dồi kĩ năng sống, kiên định theo lí tưởng sống 
cao đẹp. 
     ­ Đấu tranh với những biểu hiện thiếu văn hoá trong cuộc sống hằng ngày. 
   ​Câu 2​ ​(12 điểm) 
 
​Trên cơ  sở  hiểu đúng yêu cầu của đề, nắm chắc kiến  thức về các tác phẩm ​Hai 
đứa  trẻ,  Đời  thừa,  các  tác giả Thạch Lam,  Nam Cao,  biết  cách  tạo  lập văn bản nghị 
luận  văn  bản ở dạng đề đối sánh,  học  sinh  có thể trình bày theo nhiều cách,  song về 
cơ bản cần có những ý sau. 

   ​1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận (0,5 điểm ) 
   ​2. Giải thích​ ​(2,0 điểm) 
 
­  ​Tâm  lí,  ​tính  cách  con  người  bao  giờ cũng là  đối  tượng phản  ánh  của văn học. 
Lịch sử văn học dân tộc xét cho cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. 
  ­ ​Nghệ thuật miêu tả tâm lí là nhà  văn  sử dụng các phương tiện, biện pháp  nghệ 
thuật  để  tái  hiện  thế  giới  tâm  lí  phong  phú,  phức  tạp của  con  người trong tác  phẩm 
của mình. 
     ­ ​Thước đo là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. 
 
­  ​Tài  năng  ​người  nghệ  sĩ  là  khả  năng  sáng  tạo  nghệ  thuật, cơ sở  để hình thành 
phong cách nhà văn. 
  ­> Nhận định  trên  thừa nhân chân lí trong sáng tạo nghệ thuật: tài năng của người 
nghệ  sĩ không  phụ  thuộc vào điều anh ta  nói mà hãy xem anh ta  miêu tả tâm lí nhân 
vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc mêu tả tâm lí. 
   ​3. Phân thích trong sự đối sánh 
     ​3.1. ​Giống nhau (2,0 điểm) 
 
a. ​Tác giả: Thạch Lam và  Nam Cao là những nhà văn  xuất sắc  có đóng góp lớn 
cho  công  cuộc  hiện  đại  hoá  văn  học  nước  nhà  (giai  đoạn  đầu  thế  kỉ  XX  đến  năm 
1945) 
 
b. ​Cảm hứng sáng tạo: Họ đều hướng tới những số phận bất hạnh trong xã hội cũ 
bằng trái tim nhân đạo dào dạt, sâu sắc. 
      c. ​Nghệ thuật miêu tả tâm lí: 
       ­ Đều tìm đến thể loại truyện ngắn. 

/>
13 



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

 
­ Đều chú trọng đến việc miêu tả tâm lí con người trong hoàn cảnh cụ thể, không 
quan tâm nhiều đến việc miêu tả yếu tố ngoại hình. 
       ­ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, phù hợp với tâm lí nhân vật. 
     ​3.2. ​Khác nhau (7,0 điểm) 
      a. ​Tác giả: 
       ­ Thạch Lam là nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn. 
       ­ Nam Cao là nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán. 
      b. ​Cảm hứng sáng tác: 
 
­ Thạch Lam: Cảm thương vô hạn trước những mảnh đời vô danh, vô nghĩa trong 
xã hội cũ. 
 
­ Nam  Cao: Thông  cảm  sâu  sắc trước tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của 
người tri thức nghèo trong xã hội cũ. 
      c. ​Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của hai nhà văn 
       * ​Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên của nhà văn Thạch Lam. 
 
​­ Tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế: lúc chiều tàn khi đêm 
xuống, Liên lắng nghe lòng mình phát hiện những cảm giác mơ hồ không hiểu. 
 
​­ Sự nhịp nhàng giữa ngoại cảnh  và tâm hồn nhân vật : buổi chiều, cửa hàng 
hơi  tối ­  đôi mắt Liên  ngập đầy dần bóng tối; đêm xuống, tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn­ 
đêm  phố  huyện  yên  tĩnh  đến  mức  có  thể nghe thấy  tiếng hoa bàng rơi khe khẽ; đến 
đêm  khuya,  khi  tàu  đến từ  xa, Liên đánh thức An dậy; khi tàu  đến  rồi vụt qua, Liên 
dắt  tay  em  đứng  lên  ngắm  nhìn;  tàu  đi  vào  trong  đêm  tối  và  không  còn  nghe  thấy 
tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối,… 

 
­  Thủ  pháp đối  lập, thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa  dùng: Đối lập 
giữa  quá  khứ  rực  rỡ  và  hiện  tại  buồn  chán  của  Liên;  đối  lập giữa cái thoáng qua  là 
đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững. 
 
​­ Lựa chọn  hệ thống  hình ảnh thi  vị nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp 
điệu  êm mượt,  góp  phần làm nổi  bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm  của nhân 
vật. 
      * ​Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Hộ của nhà văn Nam Cao​: 
 
​­ Nam  Cao miêu tả  rất sâu sắc những  giằng xé  trong tâm trạng người trí thức 
nghèo:  
+ Hộ  có khát vọng cao đẹp nhưng không thể thực hiện khát vọng ấy. Vì thế Hộ 
rất khổ tâm: Nam Cao đã đi sâu miêu tả thế giới tâm lí đau đớn của Hộ khi không làm 
gì  được  để  nâng  cao  giá  trị  cuộc  sống  của  mình:  xấu  hổ,  đau  đớn,…mắng  mình  là 
thằng  khốn  nạn,  đê  tiện.  Khi  biết  mình  không  thể  đạt  được  hoài  bão  vì  gánh  nặng 
cơm  áo  ghì  sát  đất,  những cái  tên  sau mới trồi ra rực rỡ hơn  thì Hộ trở nên thay đổi 
tâm tính: cau có, gắt gỏng, bực bội. Hộ nhận ra mình đã hỏng, không thể cứu vãn… 
+  Hộ  không  thể  lựa  chọn  dứt  khoát  giữa  nghệ  thuật  và  tình  thương.  Dám  hi 
sinh nghệ  thuật vì tình thương, sống cho tình thương nhưng giấc mơ có một tác phẩm 
có giá  trị cứ  âm ỉ, giày vò Hộ. Điều ấy dẫn anh đến bi kịch thứ hai. Hộ chà đạp lên lẽ 
sống, tình thương rồi lại ân hận vì điều đó. Anh rơi vào bế tắc. 
 
­ Nam Cao khéo léo tạo tình huống để đẩy xung đột nội tâm lên đỉnh điểm. Đó là 
lần Hộ xuống  phố đi lĩnh nhuận  bút, gặp Trung  và Mão, anh lại  quên người vợ hiền, 
/>
14 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 


đàn con đang đói khát đợi  ở  nhà… Kết thúc truyện,  Nam Cao để cho nhân vật Hộ tự 
chất vấn lương tâm,… ­> Trước sau,  Hộ vẫn bảo vệ lẽ sống tình thương. Đây là cảm 
hứng chủ đạo xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. 
 
­ Nam Cao linh hoạt trong việc sử dụng ngôn từ để miêu tả nội tâm nhân vật: có 
khi dùng lời người kể chuyện; có khi dùng lời nhân vật… 
     ​3.3. Lý giải sự khác nhau (0,5 điểm) 
        ­ Do hoàn cảnh sống, sở trường của mỗi nhà văn. 
        ­ Do yêu cầu của nghệ thuật: không lặp lại người khác. 
 
   
 
 

/>
15 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

 

 

 ​ĐỀ 4:   
Câu 1. ​(8,0 điểm) 
 Nêu những cảm nhận  và  suy  ngẫm của anh (chị) về ý kiến sau của R.Targore 
“Nếu bạn đóng cửa với mọi sai lầm, chân lý cũng bị bạn cho đứng ngoài cửa” 
Câu 2: ​(12 điểm) 

Bằng  kiến  thức  của  anh  (chị)  về  một  số  tác  phẩm có  trong chương trình  Ngữ 
văn 11 hãy làm sáng tỏ ý kiến sau của Sê­khốp 
“Nếu  tác  giả  không  có  lối  đi  riêng  thì  người  đó  không  bao  giờ  là  nhà  nhăn 
cả...Nếu anh không có giọng riêng,  anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" 
 
  
Câu/ý 
Nội dung 
Điểm 
Câu 1.  1) Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy  8 điểm 
nghĩ của mình  theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần 
đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: 
­ Về hình thức và kĩ năng  
Trước  hết,  thí  sinh  cần  phải  xác  định  đây  là  đề nghị 
luận  xã  hội.  Dạng  đề  này  cho  phép  thí sinh tự  do lựa chọn 
các  kiểu  bài  và  thao  tác  tạo  lập  văn  bản  khác nhau, nhưng 
phải  phù  hợp  và  nhuần  nhuyễn.  Đồng  thời,  thí  sinh  cũng 
đựoc tự  do huy động  các chất liệu khác  nhau như: chất liệu 
thuộc  tri  thức  sách  vở,  tri  thức  đời  sống  và  những  trải 
nghiệm của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn 
đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong 
các tác phẩm văn học. 
­ Về nội dung  
Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 
a) Giải thích câu nói 
­ Sai  lầm:  những  thất  bại, ngộ nhận, sai  sót  trong cuộc 
sống. 
­ Đóng cửa: Không chấp nhận, thừa nhận. 
­ Chân  lý:  Những  nhận  thức  đúng  đắn, có  ý nghĩa lớn 
lao, quan trọng 

⇨ Ý  kiến của  R.Targo muốn khẳng định  về ý  nghĩa của 
những  sai  lầm  trong  cuộc sống. Việc biết chấp nhận, 
/>
16 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

thừa  nhận  sai  lầm  là  cách  tốt  nhất  để  tìm  ra  chân  lý 
trong cuộc sống. 
b)​Bình luận về ý kiến của R.Targo 
­ Khẳng định ý kiến của R.Tagore là rất sâu sắc. vì: 
+  Những  chân  lý  trong  cuộc  sống  thường  gắn  với  những 
kiến  thức  phức  tạp,  những  triết  lí  sâu  sắc  đòi  hỏi  một  quá 
trình tư duy nghiền ngẫm dài nên không dễ gì để tìm ra chân 
lý.  Việc  mắc  sai  lầm  trong  quá  trình  đi  tìm  chân  lí  là  điều 
khó tránh khỏi. 
+ Sau mỗi lần  thất  bại nếu biết phân  tích, tìm nguyên nhân, 
tìm  cách  khắc  phục  thì  con người sẽ rút  ra được  những bài 
học, kinh nghiệm quý báu để có thể thành công trong những 
lần sau. 
+ Biết đối  diện và vượt qua những sai lầm con người  sẽ trở 
nên bản lĩnh, giàu kinh nghiệm sống. Đây là điều kiện quan 
trọng để có thể tìm được những chân lý có giá trị. 
+ Mọi chân lý  đều  có tính tương đối, đến một thời điểm nảo 
đó  sẽ  trở  nên  lạc  hậu  hoặc  không  còn  phù  hợp  vì  vậy  cần 
xác  định  tâm  lí  dám chấp nhận và vượt qua sai lầm thì  con 
người mới  có thể vượt  qua chính mình tìm ra những chân lý 
mới. 
Trong  quá  trình  bình  luận  học  sinh  cần  đưa  ra  các  dẫn 

chứng xác đáng, phù hợp để chứng minh. 
b) Bài học 
­ Bài  học  về  nhận  thức:  cần  nhận  thức  được  sai  lầm, 
ngộ  nhận  là  điều  bình  thường  trong  cuộc  sống.  Mắc 
sai  lầm  không  có gì  đáng xấu hổ  mà điều  quan  trọng 
là  cần  rút kinh  nghiệm để thành  công. Mỗi người cần 
xác định tâm lý vững vàng để dám chấp nhận và vượt 
qua  sai  lầm  của  bản  thân tránh rơi và tâm lí bi quan, 
hụt hẫng, sợ đối mặt với sai lầm. 
­ Bài  học  về  hành  động:  Sau  mỗi  lần  mắc sai lầm cần 
nghiền ngẫm, phân tích để xem mắc sai lầm ở đâu và 
tìm  cách  khắc  phục.  Cần  mạnh  mẽ  và  bản  lĩnh  để 
vượt qua sai lầm. 

/>
17 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

Phần  liên  hệ  bản  thân:  khuyến  khích  những 
cảm  xúc  chân  thành,  những  câu  chuyện  cảm  động của bản 
thân học sinh 
2)  Là  dạng  đề  mở,  nên  người  chấm  cũng  cần  có  cái 
nhìn  "mở".  Nghĩa  là  cần  đón  nhận  nhiều  quan  điểm  khác 
nhau,  nhiều  lối  nghĩ  khác  nhau,  nhiều  lối  viết  khác  nhau, 
nhiều  thể  loại và văn phong  khác nhau… Không nên câu nệ 
trong đánh giá. 
 
Câu 2:  Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những 

12 điểm 
hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt 
được một số yêu cầu cơ bản sau: 
­ Về hình thức và kĩ năng​ (2,0 điểm) 
Thí sinh cần xác định đây là  kiểu  bài  lý luận văn học 
để  triển  khai  bài  làm  đúng  kiểu  văn bản. Thí sinh cần phát 
huy  đồng  thời  kiến  thức  lí  luận  văn  học  và  kĩ  năng  phân 
tích tác phẩm văn học để làm sáng rõ cho luận đề. 
­ Về nội dung​ (10,0 điểm) 
Bài làm cần đạt được hai nội dung căn bản sau: 
Mở bài:   
Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề 
Thân bài: 
1/ Giải thích ý kiến: 
­ Lối đi riêng: Hướng  khai  thác, phản ánh đời sống in 
đậm dấu ấn cá nhân  của mỗi một tác giả. Có thể là nét riêng 
trong  phạm  vi  đề  tài,  chủ  đề,  cách  tiếp  cận,  cái  nhìn  riêng 
biệt….. 
­  Giọng  điệu  riêng:  Giọng  điệu  là  một  yếu  tố  quan 
trọng  trong  việc  xác  định  phong cách của một tác  giả. Một 
nhà  văn  muốn  có  phong  cách  riêng  nhất  thiết  phải  có  một 
“giọng điệu” riêng. Theo ​“Từ  điển thuật ngữ văn học” [1] 
thì​“Giọng  điệu  phản  ánh  lập  trường  xã  hội,  thái  độ  tình 
cảm  và  thị  hiếu thẩm mỹ của tác  giả, có  vai trò rất lớn tạo 
nên phong cách nhà văn và  tác dụng  truyền cảm cho người 
đọc.” 
­>  Ý  kiến  của  Sê­khốp  thực  chất  bàn  về phong cách 
nghệ  thuật với các cấp độ  khác nhau.  Để  trở  thành một nhà 
văn, người cầm bút cần tìm ra cho mình một hướng tiếp cận, 
khai  thác,  phản  ánh  đời  sống  một cách độc đáo,  còn  để trở 

thành  một  nhà  văn  tài  năng,  người  cầm  bút  cần  tạo  ra  cho 
/>
18 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

mình một giọng điệu riêng không lẫn với bất cứ nhà văn nào 
khác. 
2/ Bình luận 
*   Khẳng định  ý kiến trên là hoàn  toàn xác  đáng,  sâu 
sắc và đúng đắn. 
 *Chứng minh bằng kiến thức lý luận văn học: 
Học  sinh  cần  huy  động  kiến  thức  lý  luận  về  phong  cách 
nghệ  thuật  để  nhận  thấy  điều  không  thể  thiếu  với  mỗi  nhà 
văn chính là phong cách nghệ thuật. 
+  Phong cách  nghệ thuật là  những nét độc đáo trong cả  nội 
dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm. Với một tác 
giả,  phong  cách  tạo nên từ  sự lặp  lại tương đối liên tục của 
các  nét độc đáo này. 
+ Phong cách  nghệ thuật thể hiện ở cái nhìn, phạm vi đề tài, 
chủ đề, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu… 
+  Vai  trò của phong cách: Làm  nên sức sống cho tác phẩm 
và khẳng định tài năng của tác giả.  
* Chứng minh bằng kiến thức văn học 
Học  sinh  có  quyền  lựa  chọn  những  tác  phẩm  văn  xuôi  đã 
học để chứng minh trong đó cần tập trung làm rõ: 
­  Lối  đi  riêng  của  các  tác  giả:  vd Thạch Lam chọn sự giao 
thoa  giữa  hiện  thực và lãng mạn, tự sự  và trữ  tình; Nguyễn 
Tuân  luôn  khai  thác  đời  sống  ở phương  diện văn hóa  thẩm 

mĩ: Nam Cao luôn khai thác người nông dân trong mối quan 
hệ tính cách­ hoàn cảnh để làm bật lên nhân phẩm… 
­  Giọng  điệu riêng  của các tác giả: VD Thạch  Lam luôn có 
giọng  nhỏ  nhẹ,  thâm  trầm,  thấm  đẫm  chất  thơ;  Vũ  Trọng 
Phụng luôn có giọng đả kích, châm biếm, sâu cay; Nam Cao 
có  sự  hòa  trộn  giọng  điệu để tác phẩm  có tính đa thanh, đa 
giọng…. 
Kết  bài:  Khẳng  định  ý nghĩa,  giá trị của phong cách 
nghệ thuật 
 
 
 
 

 

 
 
 

 

/>
19 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

ĐỀ 5: 
Câu 1: ( 8 điểm). 

Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ sau: 
“Người chìa tay và xin con một đồng.  
Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.  
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng.  
Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. 
Và đến lần thứ tư, con hãy im lặng, bước đi.” 
(“Gửi con” ­ Bùi Nguyễn Trường Kiên) 
 
Câu 2. ( 12 điểm ). 
              “Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người 
trong đó”. (Tố Hữu) 
Bằng những hiểu biết về Thơ mới, anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về 
quan niệm trên. 
___________ 
Câu 1(8 điểm)  
I. Yêu cầu về kĩ năng. 
­  Biết  cách  làm  bài  nghị  luận  xã  hội,  bố  cục  mạch  lạc,  rõ ràng,  lập luận  chặt 
chẽ, dẫn  chứng cụ  thể, sinh động, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng 
từ, diễn đạt. 
II. Yêu cầu về kiến thức. 
­ Hiểu và đánh giá, bàn luận  thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra.  
­ Học  sinh  có thể có  những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình 
song cần lôgic, hợp lí và  đảm bảo những ý sau : 
1. Dẫn dắt, nêu được vấn đề cần nghị luận. 
2. Giải thích:  

/>
20 



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

Qua đoạn  thơ,  người cha nhắc  nhở con về  việc  giúp đỡ người khác trong cuộc 
sống. Cần giúp đỡ  mọi  người song  phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một 
cách giúp đỡ.  
3. Bình luận: 
+ Giúp đỡ người khác là nghĩa cử  cao  đẹp, cần thiết trong cuộc sống. Vì trong 
cuộc sống  ai cũng có lúc gặp khó khăn, sự giúp đỡ của người khác có giá trị quý báu, 
góp phần  nâng đỡ cả  về vật chất và tinh thần, thắt chặt sợi dây nối kết giữa người với 
người.  
+  Tuy  nhiên,  đôi  khi  chúng  ta  cũng cần học cách từ chối lời  đề nghị giúp  đỡ. 
Bởi  nếu  ta  quá  dễ  dãi,  ta  dễ  bị  lợi  dụng,  bản  thân  người  được  giúp  đỡ  cũng  ỷ  lại, 
không  chịu  tự  thân  vận  động.  Khi  đó  việc  làm  của  ta  trở  thành  “phản  tác  dụng”, 
chẳng những không thể  giúp người  mà còn hại người.  Sự từ chối, ban đầu có thể gây 
mất  lòng  nhưng  mặt khác,  đó cũng  là cách để người  đó chủ động, tích cực phát huy 
khả năng của bản thân, tự mình tháo gỡ khó khăn, vững vàng hơn trong cuộc sống.  
(HS cần chú ý phân  tích  cách đếm số  lượng: ​lần thứ nhất, lần thứ hai… không 
nhằm  chỉ  những  con  số  cụ  thể  mà  nhằm  nhấn  mạnh  tính  chất  tăng  tiến,  hành động 
“chìa  tay  và  xin”  lặp  lại  nhiều  lần  – Đó là khi người nhận thụ động, lười  biếng,  chỉ 
trông chờ vào người khác) 
4. Mở rộng: 
+  Khi  giúp  đỡ  cần  chân  thành,  tránh  tuyệt đối thái độ ban ơn, khinh  rẻ người 
nhận. (Chú ý các từ: ​tặng, biếu trong lời thơ)  
+ Khi từ chối cũng cần kiên quyết tránh cả nể (​lắc đầu, im lặng, bước đi) 
5. Liên  hệ bản thân:  Học  cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp 
đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp. 
   (Trong khi làm rõ các ý, cần liên hệ với thực tiễn bằng các dẫn chứng sinh động) 

/>
21 



Văn Học Và Những Cảm Nhận 

III. Cách cho điểm 
­ Điểm 7­8: Bài viết nắm chắc vấn đề, trình  bày  một  cách thuyết phục các yêu 
cầu về kiến thức nêu trên. Có kiến thức xã hội phong phú; hành văn mượt mà; kết cấu 
mạch  lạc, lôgic, lập luận sắc sảo, có những phát hiện tinh tế, sáng tạo. Không vi phạm 
yêu cầu về kĩ năng. 
­  ​Điểm  5­6:  Học  sinh  trình  bày một cách  tương đối các yêu cầu về kiến  thức, 
biết làm bài nghị luận xã hội. Bố cục bài viết sáng rõ, lôgic, dẫn chứng  thuyết phục. 
Có thể chấp nhận vài lỗi nhỏ. 
­  ​Điểm  3­4:  Hiểu  vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ,  trình bày được  ½  yêu 
cầu về kiến thức, ý văn chưa sáng, còn vài lỗi về diến đạt. 
 ​Câu 2. (12 điểm): 
A. Yêu cầu : 
*Về  kĩ  năng:  Làm  tốt  kiểu  bài  nghị  luận  văn  học  với  việc  vận  dụng  kết  hợp  các 
thao  tác  giải  thích,  phân  tích,  chứng  minh, so sánh, bình luận. Bố  cục rõ ràng, hành 
văn trôi chảy, mượt mà, lí lẽ sắc sảo, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
*  Về  kiến  thức​:  Trên  cơ  sở  hiểu  biết  về  Thơ  mới,  đặc  biệt  là các tác  phẩm trong 
chương  trình  Ngữ  Văn  11, học sinh có  thể  có những  cách  kiến giải khác nhau, song 
cần đảm bảo các ý chính: 
1. Giải thích: 
­ “Câu thơ hay”:  Là sản phẩm  lao động  sáng tạo  của  nhà  thơ,  có khả năng lay 
động  lòng  người, có giá  trị tinh thần bền vững, có  sức sống  mãnh liệt trong lòng độc 
giả,  cũng  là  hình  thức  tồn  tại  của  những  tư  tưởng,  tình  cảm  mà  nhà  thơ  muốn  gửi 
gắm. 
­ “Đọc”: Là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. 
­ “Tình người”: Là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ. 
=> Quan  niệm của Tố  Hữu  đề cập đến giá trị của thơ  từ góc độ của người tiếp 

nhận: Giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ. 
2. Lí giải: 
/>
22 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

­  Đối  tượng  của  thơ  là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những cảm 
xúc, rung động, những suy tư, trăn trở… đều có thể trở thành đối tượng khám phá và 
thể hiện của thơ. 
­ Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có 
cảm  xúc  chân  thành,  mãnh  liệt  mới  là  cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm  nghệ thuật 
chân chính.  Cảm xúc càng mãnh liệt, càng thăng  hoa  thì thơ  càng có nhiều khả năng 
chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc. 
­Với người đọc  thơ, đến  với bài thơ là  để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm 
xúc  và  kiếm  tìm  sự  tri  âm.  Do  vậy,  khi  tìm  đến  một  tác  phẩm  thơ,  người  đọc quan 
tâm  nhiều  tới cảm xúc,  tới tình cảm mà  nhà  thơ kí  thác. Tuy nhiên, nói “không thấy 
câu thơ” không có nghĩa  là câu thơ không tồn  tại mà hình thức biểu hiện đó đã đồng 
nhất với nội dung, trở thành dạng tồn tại của nội dung tình cảm.   
3.  Chứng  minh  bằng  việc  phân  tích  một  vài  dẫn  chứng  thơ  tiêu  biểu  trong 
phong trào Thơ  mới (Chú ý: Học sinh trong quá trình phân tích phải làm nổi bật tiếng 
nói tình cảm, nội dung cảm xúc được thể hiện trong thơ.) 
4.  Đánh giá, mở rộng: 

 

  ­ Ý  nghĩa của câu nói đối với người làm thơ?  
  ­ Ý nghĩa của câu nói đối với người đọc thơ?   
  ­Thơ  hay  là  thơ  lay  động  tâm  hồn  con  người  bằng tình cảm song để có thơ 

hay  ,  người  làm  thơ  bên  cạnh sự  sâu sắc, mãnh liệt của tình cảm, sự phong phú của 
cảm  xúc  cần  nghiêm  túc,  công  phu  trong  lao  động  nghệ  thuật.  Đây  là  hai  yếu  tố 
không thể xem nhẹ trong sáng tạo và thưởng thức thơ ca. 
B. Thang điểm 
Điểm  10­12:  Đáp  ứng  tốt  các  yêu  cầu  trên, thể hiện năng lực tư duy, khả năng cảm 
thụ  văn  học  sâu  sắc. Bố cục bài chặt chẽ, lập luận sắc sảo,  hành văn mượt  mà, sáng 
tạo. 
 Điểm 9 ­ 10: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về kiến thức, hành văn trong sáng, 
bố cục chặt chẽ, có thể mắc vài lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. 
/>
23 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

Điểm  7 ­ 8: Hiểu yêu cầu của  đề, cảm thụ tốt  song lập  luận và chứng minh chưa thật 
sự thuyết  phục, thiếu một số ý, mắc vài lỗi. 
Điểm  5  ­  6:  Trình  bày  được  ½  yêu  cầu  của đề,  lúng túng trong diễn  đạt, mắc nhiều 
lỗi. 
Điểm  3­ 4: Hiểu đề lơ mơ, bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng. 
Chú ý: Người chấm linh hoạt trong  quá  trình chấm bài, khuyến  khích những bài viết 
sáng tạo, có sự phát hiện mới mẻ và có cách lí giải thuyết phục. 
  
 
 

 
 

/>

24 


Văn Học Và Những Cảm Nhận 

 
 
ĐỀ 6:   
Câu 1 (8 điểm) 
Trong cuốn nhật kí ​Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc viết: ​“…thời gian trôi, 
không bao giờ ngoảnh lại và  những gì  mất  đi không  bao giờ người ta còn có. Nhưng 
thời gian vẫn còn thừa thãi, còn rơi vãi trong tay những người đang than thở”. 
Suy nghĩ của anh(chị) về lời tâm sự trên. 
 
 
Câu 2 (12 điểm) 
“  ​Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp 
còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời” 
(Theo Nguyễn Văn Thạc ­ ​Mãi mãi tuổi 20) 
Anh/chị  hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học. 
      _____________________ 
  ​1. Yêu cầu chung về kĩ  năng 

Nắm  phương pháp làm bài văn nghị luận xã  hội  và bài nghị luận văn học. Biết 
vận dụng phối hợp nhiều thao tác. 

Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. 

Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ. 
   ​2. Yêu cầu chung về nội dung​  

 
Câ Nội dung 
Điể


Câ     ​Suy nghĩ về ý nghĩa của thời gian, thái độ sống  
8,0 
u 1 
 

Giới thiệu vấn  đề nghị luận 
1,0 
     * Giải thích: 
2,0 
­Nguyễn Văn Thạc chỉ ra quy luật của thời gian và cuộc sống con người: 
thời gian “Không bao giờ ngoảnh lại” “ những cái mất đi không bao giờ 
người ta còn có”. 
­Thời gian đang bị lãng phí,bị mất đi một cách vô ích ­> không được sử 
dụng, không được trân trọng. Người đang than thở: là những người đang 
kêu than, thổ lộ nỗi buồn rầu đau khổ của mình.Những người này đã bỏ phí 
thời gian vào việc kêu than. 
­> Khảng định: thời gian rất quý giá nó một đi không trở lại vì thế phải trân 
trọng và sống thật có ý nghĩa, vượt lên trên những đau buồn, nghịch cảnh 
để sống có ích hơn. 
● Bình luận: 
4,0 
   ­Đây là ý kiến của một liệt sĩ trẻ đã hiến dâng cuộc đời và tuổi thanh 
xuân cho cách mạng, cho sự nghiệp cứu nước vĩ đại của nhân dân ta. Anh 
là biểu tượng của vẻ đẹp lí tưởng và khát vọng sống cống hiến. Chính vì 
/>

25 


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×