Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phong trào cách mạng 1939 1945 phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.02 KB, 3 trang )

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1939 – 1945
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM 1939 - 1945
II. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN
THÁNG 3/1945
III. KHỞI NGHĨA VŨ TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)
a. Hoàn cảnh
9/3/1945: Nhật đảo chính Pháp.
Ngày 12/3/1945: Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta”.
Kẻ thù: phát xít Nhật.
Khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, vũ trang
du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Chủ trương: phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước.
b. Khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa
Ở Cao – Bắc – Lạng: giải phóng các xã, châu, huyện.
Ở Bắc Kỳ, Bắc Trung Kỳ: chủ trương “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
Ở Quảng Ngãi: tù chính trị Ba Tơ nổi dậy, lập chính quyền cách mạng, tổ chức
đội du kích Ba Tơ.
Ở Nam Kì: Việt Minh hoạt động mạnh mẽ ở Mĩ Tho, Hậu Giang.
c. Tác dụng
Làm cho lực lượng chính trị, vũ trang cả nước phát triển mạnh
Là cuộc tập dượt lớn, có tác dụng trực tiếp cho tổng khởi nghĩa thắng lợi.
Là bước phát triển nhảy vọt, là tiền đề để nhân dân chớp lấy thời cơ đưa Tổng khởi
nghĩa thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.

2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
Từ ngày 15 đến 20/4/1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì quyết định thống nhất
các lực lượng vũ trang.
Ngày 16/4/1945, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban Dân tộc giải


phóng các cấp.
Ngày 15/5/1945, lập Việt Nam Giải phóng quân.
Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc thành lập.


3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
a. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
Khách quan:
 Tháng 8/1945, Quân Đồng minh tiến công Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương.
 Liên Xô tiêu diệt quân Nhật tại Đông Bắc Trung Quốc.
 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang
 Điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
Chủ quan:
 Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập Ủy ban khởi
nghĩa Toàn quốc, ban bố: “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong
cả nước.
 Từ ngày 14 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào
(Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, quyết định chính sách
đối nội và đối ngoại.
 Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ
trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra
Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
b. Diễn biến
Ngày 14/8/1945, một số nơi khởi nghĩa sớm như: Nghệ An, Khánh Hòa…
Ngày 16/8/1945, quân ta do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào về giải phóng
Thái Nguyên.
Ngày 18/8/1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền.
Ngày 19/8/1945, giành chính quyền ở Hà Nội.
Ngày 23/8/1945, giành chính quyền ở Huế.
Ngày 25/8/1945, giành chính quyền ở Sài Gòn.

Ngày 28/8/1945: Đồng Na Thượng, Hà Tiên là hai tỉnh cuối cùng giành chính quyền.
Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị.

IV. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐƯỢC THÀNH LẬP (2/9/1945)
Ngày 25/8/1945, Đảng, Hồ Chủ tịch từ Tân Trào về đến Hà Nội.
Ngày 28/8/1945, lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn
Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


V. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1. Nguyên nhân thắng lợi
Khách quan: Quân đồng minh đánh bại phát xít.
Chủ quan:
Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất.
Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh.
Đảng chuẩn bị lâu dài, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm đấu tranh.
Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm giành độc lập.
Đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp thời cơ.

2. Ý nghĩa lịch sử
Mở ra bước ngoặt mới cho dân tộc. Phá tan xiềng xích của Pháp – Nhật, phong kiến,
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỉ nguyên mới
cho dân tộc.
Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.
Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, nhất là Miên và Lào.


3. Bài học kinh nghiệm
Đảng phải có đường lối đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
vào thực tiễn Việt Nam.
Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất trên
cơ sở liên minh công – nông, biết phân hóa và cô lập kẻ thù.
Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ tiến tới
Tổng khởi nghĩa.



×