Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN 2013 2014 KIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.29 KB, 16 trang )

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY LỒNG GHÉP KỸ
NĂNG SỐNG TRONG MÔN GDCD
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa
vào dạy học sinh ở các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế, giáo dục nước ta đang đổi mới mạnh mẽ, mục tiêu giáo dục đã và đang chuyển
hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em
học sinh.
Những thành quả mà giáo dục Việt Nam đã đạt được là vô cùng lớn, vừa qua chúng
ta hết sức vui mừng và tự hào khi giáo sư Ngô Bảo Châu nhận được giải thưởng toán học
danh giá nhất thế giới ghi tên Việt Nam là quốc gia thứ 7 đạt được giải thưởng danh giá
này, một lần nữa khẳng đinh với thế giới về trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam.
Song nếu thẳn thắng nhìn nhận lại thì hệ thống giáo dục Việt Nam kể cả các trường
chuyên cũng còn bộc lộ nhiều vấn đề yếu kém về sức khỏe học đường, đặc biệt kĩ năng
sống rất thấp.
Tại sao trong giai đoạn này chúng ta lại quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh ?
Trong thời gian vừa qua chúng ta hết sức bất ngờ, bàng hoàng vì nhiều câu chuyện,
nhiều vụ việc xãy ra. Bạo lực học đường , đánh nhau trong nhà trường... chúng ta thấy có
những cảnh đánh nhau “hội đồng”, nữ sinh đánh nhau...và nhiều chuyện khác nữa, nhưng
điều đau lòng nhất là thông qua những câu chuyện này đó là sự vô cảm, thờ ơ của một số
học sinh trước những hành vi như vậy, rất nhiều học sinh ngồi trên ghế đá nhìn những
hiện tượng đó một cách bình thản thậm chí còn cổ vũ nữa - đó là một điều thật sự đáng sợ
, chúng ta phải nhìn nhận để có một giải pháp nào đó.
Giáo dục kĩ năng sống không phải là một cái gì đó xa lạ, mới mẽ chúng ta đã giáo dục


cho học sinh của mình rồi điều này đã có nhưng chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả
chưa cao. Từ trước tới nay chúng ta chỉ làm một cách tự phát khi thấy học trò của mình
sai thì bằng tình cảm, bằng lương tâm của một người thầy mỗi người tự tìm ra cách dạy
bổ sung cho các em, nhưng đến bây giờ ngoài bằng tình cảm, bằng lương tâm của một
người thầy, chúng ta phải biến nó thành hoạt động mang tính tự giác, có mục đích, để rồi
làm thế nào để chúng ta khơi nguồn tiềm năng trong con người, sự thánh thiện trong
mỗi chúng ta để mình hãy là chính mình.
Giáo dục kĩ năng sống được tiến hành thông qua rất nhiều môn học khác nhau,
thông qua nhiều hoạt động giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội, trong đó với đặc
trưng riêng của mình môn giáo dục công dân được xem là môn chủ công thực hiện nhiệm
vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

1


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

Vậy làm thế nào để thực hiện tốt hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
thông qua môn giáo dục công dân ? Chúng tôi đã tự tìm ra câu trả lời trong thực tiễn dạy
học và xin mạnh dạn trình bày thông qua sáng kiến kinh nghiệm của minh “ Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân”.
“ MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH THÔNG QUA MÔN GDCD ”.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng:
- Đề tài áp dụng cho học sinh lớp THPT(Cấp 3).
- Áp dụng một số bài đạo đức lớp 10 và pháp luật lớp 12 ở bộ môn GDCD.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Trong quá trình nghiên cứu, đảm bảo các nguyên tắc:

+ Nguyên tắc tính khoa học
+ Nguyên tắc tính đảng
+ Nguyên tắc lí luận gắn với thực tiễn
+ Nguyên tắc tính vừa sức

PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. Đánh giá thực trạng:
Cụm từ kỹ năng sống được định nghĩa như thế nào? Đưa vào rèn luyện cho học sinh
phải tiến hành ra sao? Đây là một vấn đề cần thiết nhưng tương đối khó cho nhà trường,
gia đình và toàn xã hội.
Thực chất cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về kỹ năng sống,
nhưng nếu hiểu đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giả quyết
những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả ( cách sống tích cục
trong xã hội hiện đại ).
Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức ( qua kiến thức và
thái độ) thành hành động ( hành vi tích cực ).
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông
ta đã đúc kết “ Tiên học lễ, hậu học văn ” nhưng do sức ép lớn về chương trình, về điểm
số hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc sao nhãng. Đứng trức thực
tế xã hội những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã nhận thấy việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt là bậc trung học phổ
thông vì: ở lứa tuổi này
- Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ trong cuộc sống mà không phân biệt được
nó tốt hay xấu.
- Đã phát triển tình yêu nam - nữ dẫn đến những quan hệ không đúng mực trong quan hệ
khác giới.
- Chịu áp lực lớn trong thi cử nên dễ rơi vào tình trạng có thái độ tiêu cực ảnh hướng tới
sức khẻo, tinh thần...
- Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình do vậy cần đưa ra
quyết định đúng đắn.


2


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

- Thích bộc lộ cái tôi.
Chính vì những lí do trên đã làm đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ là học
sinh bị xuống cấp.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu về sự xuống cấp đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta
năm 2010 với một số biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh, sinh viên như :
+ Nói tục: lớp 5 – 6 % ; lớp 9 – 34 % ; lớp 10 – 43 % ; Đại học – 68 %
+ Xả rác: lớp 5 – 0 % ; lớp 9 – 3 % ;
lớp 10 – 8 % ; Đại học – 80 %
+ Đánh bạc: lớp 5 – 0 % ; lớp 9 – 33 % ; lớp 10 – 59 % ; Đại học – 41 %
+ Nói dối: lớp 5 – 0 % ; lớp 9 – 0 % ;
lớp 10 – 3 % ; Đại học – 83 %
- Sở dĩ đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp trầm trọng như vậy là do những nguyên
nhân mà chúng ta vừa nêu nhưng phần lớn là do sự tác động của nền kinh tế thị trường.
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo không phải là một trường hợp ngoại lệ. Qua thực
tiễn những năm gần đây nhất từ năm học 2007 – 2008 đến đầu năm học 2010 – 2011 nói
chung và trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng tình trạng đạo đức của học sinh đang có
dấu hiệu xuống cấp trầm trọng và đến mức báo động như sau:
+ Chúng ta phải thừa nhận rằng do ảnh hưởng của xã hội nên một bộ phận học sinh có
kỹ năng sống chưa tốt: lối sống ích kỷ, thiếu quan tâm chia sẻ, thiếu tinh thần cộng động,
liêu lỏng, ứng xử với người lớn tuổi chưa đúng chuẩn mực, thậm chí có em dẫu đã học
cấp 3 nhưng chưa biết nói lời cảm ơn…
+ Hơn thế nữa một bộ phận thanh thiếu niên đang sa đà vào những thú vui không lành
mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh như: tụ tập băng nhóm cá độ bóng đá, cờ bạc,
rượu chè, chơi số đề, game bạo lực… dẫn đến bỏ học, trộm cắp và nhà trường cũng đã có

những học sinh trộm cắp xe đạp, tài sản khác.
+ Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng đến mức báo động, số lần học sinh
vi phạm vì đánh nhau chiếm tỉ lệ cao so với các hành vi vi phạm nội quy trường lớp khác.
Do vậy đây là một khó khăn lớn cho ngành giáo dục của chúng ta hiện nay cũng như khó
khăn lớn của trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng khi mà đạo đức của học sinh như
thế.
- Thật vậy khi đạo đức của học xuống cấp như vậy thì khó mà các em trở thành những
học sinh ngoan, công dân tốt có đủ diều kiện để phục vụ cho đất nước. Từ chỗ đạo đức
không tốt nó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em :
+ Vì ham chơi cho nên một bộ phận rất lớn trong học sinh rất lười và chán học, tình
trạng bỏ lớp ngày càng tăng.
+ Hổng kiến thức xảy ra ở các em là điều không tránh khỏi. Không kiến thức nên tình
trạng gian lận trong kiểm tra , thi cử xảy ra.
+ Ngoài ra còn có một bộ phận học sinh thiếu tinh thần học tập, tự học tự rèn, thậm chí
không quan tâm đến tương lai của mình như thế nào.
=> Tóm lại sự xuống cấp về đạo đức của học sinh đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học
tập của các em cũng như mối quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh, giữa học sinh với
học sinh, giữa học sinh với gia đình và xã hội… chứng tỏ kỹ năng sống của các em còn
rất thấp.

II. Cách thức tiến hành:
1. Chủ trương:

3


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc áp dụng phương pháp mới, kĩ
thuật dạy học hiện đại như:

+ Phương pháp mới : Dạy học nhóm, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình,
giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, dự án. Đây là những phương pháp thuận lợi để
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh : ví dụ như giúp các em thể hiện sự tự tin, giao tiếp
và ứng xử, lắng nghe tích cực, thương lượng, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, giải
quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin, ứng phó
với căng thẳng, ra quyết định đúng đắn, quản lí thời gian hợp lí ...
+ Kĩ thuật dạy học hiện đại : Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt
câu hỏi, kĩ thuật “ khăn trải bàn”, kĩ thuật “phòng tranh”, kĩ thuật công đoạn, kĩ thuật
mảnh ghép, kĩ thuật động não, kĩ thuật phân tích phim video ...
- Tăng cường tính tích cực chủ đông cho học sinh thông qua từng tiết học, chuẩn bị
bài ở nhà như : cho học sinh tìm dữ liệu có liên quan bài học ( môi trường, dân số,
gương vượt khó học giỏi...)
- Đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong từng tiết học : qua mỗi tiết
học cho bài tập tình huống để học sinh tự nhận xét mình và rút ra bài học kinh nghiệm
cho mình.
2. Các bước thực hiện:
*. Phân tích giáo án
- Có đúng cấu trúc giáo án dạy học giáo dục kỹ năng sống không ?
- Sự phù hợp của các kỹ năng sống được lồng ghép giáo dục trong từng hoạt động
của tiết học không ?
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học có thích hợp không cho từng bài học ?
*. Có thể thay đổi các tên gọi trong tiến trình dạy học : Khám phá ; Kết nối ; Thực
hành/luyện tập và vận dụng.
Lưu ý :
− Trong mỗi tình huống xảy ra có nhiều kĩ năng sống, nhưng khi soạn giáo án nên
thể hiện một số kĩ năng nổi trội.
− Nội dung giáo dục kĩ năng sống phải theo từng lứa tuổi.
− Dạy kỹ năng sống không phải chỉ lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống trong môn
học mà đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ
hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập.

− Đưa kỹ năng sống vào bài học một cách vừa phải.
− Đặc biệt nếu không đổi mới phương pháp dạy học sẽ không dạy được kỹ năng
sống.
3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở một số bài đạo đức lớp 10 và pháp luật lớp
12 môn giáo dục công dân:
Với sự chỉ đạo và qua đợt tập huấn về việc giảng dạy lồng ghép “ Giáo dục kỹ năng
sống ” cho học sinh để hướng tới “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của
Bộ giáo dục và đào tạo…, tập thể nhóm Giáo dục công dân chúng tôi đã xác định nền

4


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

tảng của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là xây dựng đạo đức, lối sống thân
thiện cho học sinh hiện nay là một trong những vấn đề cơ bản nhất.
Qua đó, tôi đã bàn bạc với nhóm GDCD và thống nhất quan điểm “Hình thành kỹ năng
sống ở học sinh” là luôn giáo dục các em có thái độ tích cực và ý thức trong học tập, có
cách giao tiếp, ứng xử tốt với bạn bè, thầy cô giáo và những người xung quanh, hành vi
đúng luôn biểu hiện của tình cảm tốt đẹp… trong đó hàm chứa cả sự yêu thương, chia sẻ,
tôn trọng, trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ về mặt đạo lý, pháp lý, bắt nguồn từ nhiệm vụ
trồng người của nhà trường và thiên chức, trách nhiệm của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và
xã hội.
Do vậy, không thể có lối sống thân thiện nếu thiếu sự thông cảm, quan tâm, giúp đỡ,
chia sẻ, biêt lắng nghe, bình đẳng và thiếu dân chủ… sẽ dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức
và pháp luật và cũng có thể không có thân thiện nếu xuất phát từ một phía. Việc “Giáo
dục kỹ năng sống ” là cả một quá trình giáo dục đạo đức lối sống…dài cho học sinh.
Để hình thành kỹ năng sống cho học sinh, chúng tôi đã lồng nghép nhiều bài tập tình
huống, trò chơi, câu hỏi…vào một số bài học giáo dục công dân lớp 10 phần đạo đức học,
giáo dục công dân lớp 12 ở một số bài về quyện tự do và quyền dân chủ của công dân vào

các tiết học để các em giải quyết vấn đề và từ đó các em hình thành được kỹ năng sống
cho mình. Điển hình là những bài ở lớp 10, 12 như:
* Lớp 10 :
+ Bài 10 : Quan niệm về đạo đức (đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội)
+ Bài 11 : Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (liên quan đến nghĩa vụ, lương
tâm và nhân phẩm, danh dự của con người)
+ Bài 12 : Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (giao tiếp trong tình bạn và
tình yêu, cách nhìn đúng đắn về tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi học đường. Để từ đó hình
thành lối sống đẹp, thẩm mỹ…)
+ Bài 13 : Công dân với cộng đồng, ở bài này sẽ giúp học sinh biết quan tâm, chia sẽ
và làm nhiều điều tốt lành với người khác.
* Lớp 12 :
+ Bài 3 : Công dân bình đẳng trước pháp luật (bình đẵng về quyền và nghĩa vụ, trách
nhiệm pháp lí của công dân…)
+ Bài 4 : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
(bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong
lao động)
+ Bài 6 : Công dân với các quyền tự do cơ bản (giúp học sinh có ý thức tự bảo vệ và
tôn trọng quyền tự do cơ bản của mình và của người khác)
Ngoài ra tôi còn lồng ghép hầu hết ở các khối lớp mà tôi giảng dạy.
Với bộ môn giáo dục công dân ngoài lồng ghép kỹ năng sống trong các bài giảng, tôi còn
giáo dục các em ở nhiều gốc độ khác nhau như : Tổ chức các hoạt động tập thể (xây dựng
trường học an toàn, trường lớp xanh, sạch, đẹp. Vì đây cũng là tiêu chí đánh giá lớp học
thân thiện, học sinh tích cực…), tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di
tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương, bảo vệ cơ sở vật chất chung, ứng xử với
bạn bè và thầy cô chừng mực và có văn hóa…
Dựa trên 5 nội dung xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo
dục và đào tạo ban hành để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh :

5



TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

+ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương, giúp các em tự tin hơn trong học tập.
+ Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh với bạn bè, học sinh với thầy cô
giáo trong từng tiết học và trong trường học .
+ Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử của các em với gia đình và với xã hội. Giáo dục
và thỏa mãn tâm lý lứa tuổi học sinh, tránh những nguy cơ bất trắc, đe dọa học sinh.
+ Rèn cho chúng em phải tự trách nhiệm với chính bản thân mình, với gia đình, nhà
trường và xã hội.
+ Biết quan tâm, chia sẽ với mọi người xung quanh.
Để từ đó hướng học sinh tới mục tiêu tốt đẹp chung giữa giáo viên với học sinh và giữa
các học sinh với nhau trên nền tảng tri thức, đạo đức, kĩ năng sống phù hợp với truyền
thống dân tộc.
Đặc biệt giáo dục các em không được xâm phạm đến thân thể của người khác, không
lười học và không vi phạm pháp luật.
4. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh :
Với việc lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh trong từng tiết học, bài học như trên,
tôi mạnh dạn đưa ra một số yêu cầu như sau:
* Cần có “Không gian học tập thân thiện”:
- Tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa các giáo viên, giữa giáo viên với
học sinh và giữa các học sinh với nhau. “Không gian học tập thân thiện” không chấp nhận
sự xúc phạm về nhân phẩm và danh dự, không chấp nhận sự xúc phạm về thân thể. Luôn
đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ về mặt pháp lí và đạo đức, không thể chấp nhận sự trù dập
hay thiên vị, sự vu khống hay bao che.
* Cần có “Sự hợp tác thân thiện và tích cực ” :
- Hợp tác giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên giảng dạy và giám thị : Muốn sự
hợp tác có hiệu quả thì các giáo viên phải nắm vững phương pháp và nghiệp vụ sư phạm,

hiểu và thực hiện đúng quy chế, nội quy ; trao đổi và thống nhất cách dạy cách quản lí ;
thường xuyên nắm bắt thông tin để giáo dục và sửa sai kịp thời cho các em.
- Hợp tác giữa giáo viên với học sinh : Được thể hiện qua họat động dạy và học, hoạt
động ngoài giờ trong giờ học cũng như giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên cần
phải tạo sự hứng thú cho các em trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức của các
em bằng cách tổ chức những trò chơi, làm đồ dùng dạy học trực quan phù hợp... để các
em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Có như vậy chúng ta mới giáo
dục được học sinh của mình, giúp các em trở thành những con ngoan, trò giỏi. Ngoài
những yêu cầu trên cần có trong việc hình thành thành kỹ năng sống cho học sinh ở mỗi
tiết học giáo dục công dân còn có một số kỹ năng cần thiết nữa đối với mỗi học sinh trung
học phổ thông hiện nay rất quan trọng như:
+ Kỹ năng xác lập mục tiêu cho cuộc đời;
+ Kỹ năng tự phục vụ cho bản thân, rèn luyện sức khỏe;
+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả;
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc;
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân;
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử;
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ;

6


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

+ Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông;
+ Kỹ năng đối diện ứng phó khó khăn trong cuộc sống và đánh giá người khác.
*Trong hoạt động dạy và học:
- Giáo viên :
+ Phải mẫu mực, gương mẫu trong từng hành động, cử chỉ, lời nói và cả việc làm
của mình khi đứng trước học sinh.

+ Nói phải đi đôi với làm, chuẩn, không bỏ lửng. Tích cực đổi mới phương pháp
giảng dạy và hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tạo bầu không khí vui vẻ, thân
thiện, khuyến khích sự chuyên cần tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của
học sinh.
- Học sinh :
Phải có thái độ ôn hòa, tôn trọng người khác, trung thực, thẳng thắn đấu tranh phê bình
và phê bình những hành vi xấu ( quay cóp bài, sử dụng tài liệu trong kiểm tra, thi cử…)
* Hợp tác giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên giảng dạy và giám thị:
Muốn sự hợp tác có hiệu quả thì các giáo viên phải nắm vững phương pháp và nghiệp vụ
sư phạm, hiểu và thực hiện đúng quy chế, nội quy ; trao đổi và thống nhất cách dạy cách
quản lí ; thường xuyên nắm bắt thông tin.
*Hợp tác giữa giáo viên với học sinh:
Rèn cho các em ý thức trách nhiệm về việc Phát hiện và ngăn chặn những hành vi côn
đồ, thiếu ý thức đang len lõi vào trường học từng ngày. Có đề xuất sáng kiến và cùng với
thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy – học có hiệu quả hơn.

III. Khả năng phổ biến:
“ Giáo dục kỹ năng sống ” cho học sinh là một chủ trương rất mới của bộ giáo dục và đào
tạo, là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi thầy cô giáo. Trong khuôn khổ của
một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ và với khả năng còn hạn chế, tôi không thể chuyển tải hết
được những ý tưởng và kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, với trách nhiệm của người
thầy, với lòng yêu nghề, tôi đã tìm tòi, áp dụng trong thực tế mà cụ thể là trong từng tiết
dạy kể cả tiết hoạt động ngoài giờ của mình và bước đầu đạt được một số kết quả khả
quan.Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình và hy vọng rằng ít
nhiều sẽ giúp cho các Giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nói riêng, cũng như tất
cả quý thầy cô giáo nói chung sẽ định hướng rõ nét hơn trong việc “Giáo dục kỹ năng
sống” cho học sinh.

IV. Kết quả đạt được trong quá trình “Giáo dục kỹ năng sống ” cho học sinh:
Đầu năm học này, năm học 2013 – 2014, việc triển khai “Giáo dục kỹ năng sống” cho học

sinh, những lớp tôi dạy đã đạt kết quả bước đầu:
- Đạo đức của học sinh ngày càng tốt hơn, hành vi có văn hóa hơn.
- Tình trạng học sinh bỏ học, mâu thuẫn dẫn đến khiêu khích đánh nhau có chiều hướng
giảm. Các em cũng ý thức được trách nhiệm của mình khi đến trường. Biết thương và quý
mến nhau hơn, biết tôn trọng thầy cô giáo và bạn bè…thể hiện rất rõ ở những ngày diễn ra
hoạt động cắm trại cũng như trong giờ học.

7


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

- Giờ học môn giáo dục công dân sôi nổi, hấp dẫn, học sinh có hứng thú và tích cực hơn.

V. Một số đề xuất:
Muốn “Giáo dục kỹ năng sống” cho học sinh một cách có hiệu quả thì phải huy động
trí lực và sức lực của cả tập thể.Vì vậy trên cơ sở phong trào thi đua do Bộ Giáo dục và
đào tạo phát động, cần phải xác định trách nhiệm thực hiện trong nhà trường như sau:
+ Trách nhiệm định hướng thuộc về chi ủy, chi bộ, ban giám hiệu nhà trường.
+ Trách nhiệm phối hợp, triển khai, giám sát thuộc về các đoàn thể (nhất là đoàn
trường), phòng giám thị, hội cha mẹ học sinh và địa phương.
+ Trách nhiệm cụ thể thuộc về giáo viên chủ nhiệm các lớp .
+ Trách nhiệm thực hiện thuộc về tất cả các giáo viên và học sinh toàn trường.

PHẦN BA: KẾT LUẬN
1. Xuất phát từ yêu cầu mới của công việc giảng dạy và giáo dục học sinh trong trường
trung học phổ thông cho nên việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong mỗi tiết học là việc
làm hết sức quan trọng. Việc làm này sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với
bộ môn giáo dục công dân mà đặc biệt là hình thành kỹ năng sống một cách trực tiếp cho
các em.

2. Đề tài này không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương pháp cụ thể giúp
học sinh rèn luyện trong giao tiếp ứng xử…
3. Với điều kiện thời gian và trình độ bản thân có hạn chắc chắn đề tài của tôi còn có
nhiều hạn chế. Với tâm huyết và tấm lòng của mình, tôi muốn đóng góp một đề tài nhỏ
cho công việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và
rèn luyện đạo đức cho học sinh của nhà trường ngày càng cao. Rất mong nhận được sự
đồng tình, ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm và góp ý chân thành từ đồng nghiệp.
Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tân Thành, ngày 20 tháng 12 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân tôi viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Hà Văn Kiên

8


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI LỒNG NGHÉP KĨ NĂNG SỐNG
LỚP 10

TIẾT 29

BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG ( tt)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là hoà nhập, hợp tác.
- Nêu được các biểu hiện đặc trưng của hoà nhập, hợp tác.
- Hiểu được nhân nghóa, hoà nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay
trong mối quan hệ với cộng đồng, nơi ở và tập thể, lớp, trường học.
2. Về kó năng:
Biết sống nhân nghóa, hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh
3. Về thái độ:
Yêu quý, gắn bó với lớp, trường, gia đình và cộng đồng xung quanh.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ
năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng thể hiện sự tự tin.
III. NỘI DUNG:
Nhân nghóa, hoà nhập, hợp tác là những giá trò đạo đức của con người VN trong quan hệ với cộng
đồng
VI. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, phân tích, đàm thoại, thảo luận nhóm.
V. PHƯƠNG TIỆN: SGK + SGV + bài tập, câu chuyện, tình huống, ca dao, tục ngữ, hình ảnh
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
Công đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đối với cá nhân?
3. Bài mới: Mỗi cộng đồng, cá nhân đều có những quy tắc, chuẩn mực riêng đó là gì  bài 13 (tt)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phân tích

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
Mục tiêu:
b. Hoà nhập
- Hiểu thế nào là sống hoà nhập; vì sao phải
sống hoà nhập; cần làm gì để sống hoà nhập
- GD cho HS kó năng
+ tìm kiếm và xử lý thông tin.
+ tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện
pháp thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Cách tiến hành:
- GV: + cho học sinh xem ảnh Bác Hồ
+ kể câu chuyện “Bác Hồ trong

9


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ngày tun ngơn độc lập”
+ HS: Em hãy nhận xét phong cách sống của Bác
qua câu chun trên ?
+ HS: Thế nào là sống hoà nhập?

- GV : Cho học sinh xem ảnh và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao phải sống hoà nhập? Nếu không sống
hoà nhập người đó sẽ như thế nào?
- HS: trả lời

- GV: nhận xét, chốt ý… => KL:
- GV: y6u cầu học sinh nêu VD thực tế cuộc

sống của HS, người ra khỏi trại giam, người sau
khi đi phục hồi nhân phẩm, người khuyết tật.
- GV cho HS đọc và suy nghó thông tin trong
SGK
- GV: đặt câu hỏi.
+ HS phải rèn luyện như thế nào?
+ Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sống
hoà nhập?
- HS: cả lớp trả lời
- GV: nhận xét, giảng giải …=> KL:

Hoạt động 2: Đàm thoại
Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là hợp tác; vì sao phải hợp tác;
hợp tác được thể hiện như thế nào
- GD cho HS kó năng : tìm kiếm và xử lý thông
tin, tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện
pháp thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, lập
kế hoạch khi lập dự án, hợp tác, đảm nhận trách
nhiệm khi thực hiện dự án, quản lý thời gian,
thể hiện sự tự tin khi trình bày suy nghó, ý
tưởng.
Cách tiến hành:
- GV: cho học sinh chơi trò chơi “Vẽ tranh đồng
đội”

10

* Khái niệm:
Là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi

người; không gây mâu thuẫn, bất hoà với người
khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của
cộng đồng.
* Ýù nghóa:
Sống hoà nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm
vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc
sống.

* HS cần phải:


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

HS: Em rút ra được ý nghĩa gì qua trò chơi này ?
- HS: trả lời
- GV: giảng giải
+ HS: Thế nào là hợp tác ? Cho VD ?
- HS trả lời…
- GV: nhận xét, giảng giải …=> KL:

+ HS: Vì sao cần phải hợp tác ? Cho VD ?
- GV: Liên hệ trong giờ học của HS (thảo luận,
thực hành thí nghiệm)
+ HS: Hợp tác được biểu hiện như thế nào ?
Cho ví dụ ?
- GV: Liên hệ trong giờ học, trò chơi
- GV: nhận xét, giảng giải …=> KL:
- GV: tiếp tục đặt câu hỏi:
+ HS: Việt Nam hợp tác với các nước dựa trên
nguyên tắc nào?

+ HS: Hãy nêu một số tổ chức Việt Nam tham
gia?
+ HS cần thực hiện sự hợp tác như thế nào?
- HS: liên hệ bản thân
+ HS: Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ nói về hợp tác
- GV: nhận xét, giảng giải …=> KL:

- Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ,
cởi mở, chan hoà với bạn bè, thầy cô giáo và những
người xung quanh.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, XH do
nhà trường đòa phương tổ chức.
c. Hợp tác

* Khái niệm:
Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn
nhau trong một công việc, một lónh vực nào đó vì
mục đích chung.

* Ý nghóa:
- Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất.
- Đem lại chất lượng và hiệu quả cao.
- Biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm
chất quan trọng của người lao động, là một yêu cầu
đối với một người công dân trong xã hội hiện đại.

* Biểu hiện:
- Cùng bàn bạc
- Phối hợp nhòp nhàng

- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ

11


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

* Nguyên tắc hợp tác:
- Tự nguyện, bình đẳng
- Hai bên đều có lợi
4. Củng cố:
- Em hiểu thế nào về quan điểm của Đảng ta: “ Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước”.
- Hãy nêu thành tựu của sự hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới
- Thực hành :

Giải quyết tình huống
An là học sinh lớp 10. Bạn là học sinh giỏi và rất ham học. Vừa rồi, gia đình An vay ngân hàng một khoản
tiền lớn để ni gà đẻ trứng. Đàn gà đang lớn thì dịch cúm gia cầm xảy ra. Phải tiêu hủy đàn gà nhằm
tránh lây lan dịch bệnh. Thế là sau đó kinh tế gia đình An sa sút, khơng có khả năng trả nợ ngân hàng. Bố
mẹ cho An nghỉ học vì khơng có tiền. An rất buồn khổ…
Câu hỏi : Nếu là bạn cùng lớp với An, em có thể làm gì để an ủi, chia sẻ với An ?
5. Dặn dò:
- Học thuộc nội dung chính của bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Lập kế hoạch tham gia hội trại 26/3.
- Chuẩn bị bài mới bài 14: “ Cơng dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát nói về tình u q hương đất nước.

TIẾT 32.

BÀI 15:


CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT
CỦA NHÂN LOẠI.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như: ô nhiễm môi trường , bùng nổ dân số,
các dòch bệnh hiểm nghèo.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc tham gia giải quyết
1 số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
2. Về kó năng:
Tham gia các họat động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần vào việc bảo vệ môi trường,
hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi dòch bệnh hiểm nghèo.
3. Về thái độ:
Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủng hộ những hoạt động góp
phần giải quyết 1 số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường, đòa phương tổ chức.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phê phán.
III. NỘI DUNG:
- Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
- Bùng nổ dân số và trách nhiệm công dân trong hạn chế bùng nổ dân số
- Các dòch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm công dân trong việc phòng ngừa và đẩy lùi các dòch bệnh
hiểm nghèo
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, phân tích, đàm thoại, thảo luận, liên hệ thực tiễn
V. PHƯƠNG TIỆN:
- SGK + SGV + bài tập, tranh ảnh
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật HN – GĐ

12



TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

- Các quyết đònh phòng chống SARS, H5N1…
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổ định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là lòng yêu nước? Em nghó gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
- Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong
Các nhóm lần lượt trình bày sản việc bảo vệ môi trường:
phẩm đã được chuẩn bị theo u a. Ô nhiễm môi trường:
cầu của giáo viên trên trang
powerpoint về một số chủ đề : ơ
nhiễm mơi trường, bùng nở dân số,
dịch bệnh hiểm nghèo.
Mục tiêu:
- Hiểu môi trường là gì; môi trường
gồm những loại nào.
- Ô nhiễm môi trường và thực trạng
môi trường hiện nay.
- GD cho HS kó năng: tìm kiếm và xử
lý thông tin về ÔNMT, tư duy phê
phán hành vi gây ÔNMT.
Cách tiến hành:

- GV : Cho học sinh trình bày sản Thực trạng:
phẩm đã được chuẩn bị theo u cầu + Môi trường biển, đất, nước, không khí bò ô nhiễm.
của giáo viên trên trang powerpoint.
+ Tài nguyên rừng, khoáng sản, động thực vật có nguy cơ bò
- GV: chiếu một đoạn video clíp cho tuyệt chủng.
HS xem, đặt câu hỏi.
+ Những hiện tượng: lũ lụt, hạn hán, mưa axít, thủng tầng
+ Tổ 1: Hãy cho biết cảm xúc của em ôzôn…
khi xem đoạn video clíp về thảm họa b. Trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ môi trường:
sống thần ở Nhật bản ngày 11 tháng 3 Chấp hành đúng chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước
vừa qua ? Từ đó em rút ra bài học gì về bảo vệ môi trường.
của bản thân mình?
- Tổ 2, tổ 3 nhận xét bổ sung.
- GV: nhận xét, giảng giải… =>
KL :
- GV: đọc cho HS nghe số liệu về
thực trạng môi trường Thế giới hiện
nay…

2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong
việc hạn chế sự bùng nổ dân số:

13


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

a. Sự bùng nổ về dân số:

Hoạt động 2:

Mục tiêu:
- Hiểu trách nhiệm của công dân
- GD cho HS kó năng: ra quyết đònh
và giải quyết vấn đề trong tình
huống cần giải quyết để bảo vệ môi
trường, tư duy phê phán hành vi gây
ÔNMT.
Cách tiến hành:
- GV : Cho học sinh trình bày sản
phẩm đã được chuẩn bị theo u cầu
của giáo viên trên trang powerpoint.
- GV: chiếu một đoạn video clíp cho
HS xem, đặt câu hỏi.
+ Tổ 2: Hãy cho biết cảm xúc của em
khi xem đoạn video clíp đói nghèo ở
châu Phi ? Từ đó em rút ra bài học gì
của bản thân mình?
- Tổ 1, tổ 3 nhận xét bổ sung.
- GV: nhận xét, củng cố… => KL :
- GV: đọc bài thơ vui về hậu quả dân
số…

* Hậu quả:
- Mất cân bằng tự nhiên và xã hội
- Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
- Suy thoái nền kinh tế
- Nạn đói, dòch bệnh, thất học
- Suy thoái nòi giống

b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng

nổ về dân số:
- Nghiêm chỉnh thực hiện Luật HN – GĐ
- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người thực
hiện Luật HN – GĐ
- Có cuộc sống lành mạnh, không kết hôn, sinh con ở tuổi vò
thành niên, không quan hệ tình dục trước hôn nhân.
3. Những dòch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công
dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dòch bệnh hiểm
nghèo:
a. Những dòch bệnh hiểm nghèo:
- Bệnh lao; sốt rét; dòch tả; ung thư; cúm gia cầm; AIDS
Hoạt động 3:

14


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

Mục tiêu:
- Hiểu được các bệnh hiểm nghèo là
vấn đề cấp thiết của nhân loại
- GD cho HS kó năng: tìm kiếm và
xử lý thông tin về dòch bệnh, tư duy
phê phán hành vi gây lây lan dòch
bệnh.
Cách tiến hành:
- GV : Cho học sinh trình bày sản
phẩm đã được chuẩn bị theo u cầu
của giáo viên trên trang powerpoint.
- GV: chiếu một đoạn video clíp về

làng ung thư ở tỉnh Phú Thọ, đặt câu
hỏi.
- Tổ 1, tổ 2 nhận xét bổ sung.
- GV: nhận xét, giảng giải … => KL
:

b. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia phòng
ngừa và đẩy lùi những dòch bệnh hiểm nghèo
- Tích cực rèn luyện thân thể, tập luyện TDTT, giữ gìn vệ
sinh, bảo vệ sức khoẻ.
- Sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội; tránh hành vi gây
hại, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Tích cực tham gia tuyên truyền tránh bệnh hiểm nghèo,
phòng chống ma tuý, mại dâm.

4. Củng cố:
- GV đặt câu hỏi:
+ Hãy nêu thực trạng dân số, môi trường, các bệnh hiểm nghèo của nước ta hiện nay?
+ Em sẽ làm gì nếu ai đó rủ em mua ma tuý?
+ Hãy kể những hoạt động của em tham gia bảo vệ những vấn đề trên?
5. Dặn dò:
- Học bài cũ
- Chuẩn bò bài mới: Bài 16: “ Tự hoàn thiện bản thân”

15


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa GDCD 10 – Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Sách giáo viên GDCD 10 – Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Tình huống GDCD 10 – Nhà xuất bản Giáo dục (Trần Văn Chương – chủ
biên).
4. Sách giáo khoa GDCD 12 – Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Sách giáo viên GDCD 12 – Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT môn GDCD – ThS. Lê
Thành Hà và ThS. Phí Văn Thức(Giảng viên khoa GDCT-trường ĐHSP TP
HCM)
7. Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 10 – Nhà xuất bản
Giáo dục (Vũ Đình Bảy – chủ biên).
8. Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT – Nhà xuất bản
giáo dục.

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×