Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc mĩ và chính quyền sài gòn ở miền nam (1954 1965)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.34 KB, 3 trang )

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG
ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)

I. TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH
GIƠNEVƠ NĂM 1954
1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định
Miền Bắc: Hoàn toàn giải phóng
Ngày 10/10/1954, quân ta về tiếp quản Thủ đô.
Ngày 1/1/1955, Trung ương đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh về Thủ đô.
Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà (Hải Phòng).
Miền Nam: Mĩ thực hiện âm mưu chia cắt hai miền
Pháp rút quân không thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất 2
miền theo Hiệp định Giơnevơ.
Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm,
hòng chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

2. Nhiệm vụ cách mạng
Nhiệm vụ
Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên
Chủ nghĩa xã hội.
Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện
thống nhất đất nước

II. MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ,
CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954 – 1960)
Cải cách ruộng đất
Thực hiện:
 1954 – 1956: trong vòng 2 năm miền Bắc tiến hành 6 đợt giảm tô và 4 đợt
cải cách ruộng đất.
Kết quả:
 Qua 5 đợt cải cách ruộng đất ta đã tịch thu, trưng thu, trưng mua 81 vạn


hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1.8 triệu nông cụ từ địa chủ đem chia cho
2 triệu hộ dân.


Ý nghĩa:
 Trong cải cách ta cũng phạm một số sai lầm, nhưng Đảng và Chính phủ đã
phát hiện và kịp thời sửa chữa.
 Sau cải cách ruộng đất bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối
liên minh công nông được củng cố.

III. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN PHÁT
TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI ĐỒNG KHỞI (1954 – 1960)
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng
cách mạng
Chủ trương của ta: từ 1954, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang
chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm.
Mục đích: Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển
lực lượng.
Diễn biến: Từ T8/1954, “Phong trào hòa bình” của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn
diễn ra sôi nổi lan rộng.

2. Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960)
Hoàn cảnh
Tháng 5/1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt Cộng sản ra ngoài vòng
pháp luật, ra luật 10/59 công khai chém giết, bắt tù đày.
Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương lần 15 đã quyết định:
 Sử dụng bạo lực cách mạng, đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
 Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính
quyền bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Diễn biến:

Năm 1959: Phong trào còn lẻ tẻ ở nhiều địa phương như cuộc nổi dậy
ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi).
Năm 1960: Lan ra khắp miền Nam, tiêu biểu là Đồng Khởi ở Bến Tre
Ngày 17/1/1960: ở ba xã điểm Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh
(Mỏ Cày,Bến Tre), nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày và các huyện
Giồng Trôm, Thạnh Phú,Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.
Quần chúng giải tán chính quyền địch, thành lập Uỷ Ban Nhân Dân, lực lượng
vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân nghèo.
Phong trào lại tiếp tục lan ra các tỉnh Nam Bộ,Tây Nguyên, và một số nơi ở
Nam Trung Bộ.


Kết quả:
Đến cuối năm 1960 ta làm chủ nhiều vùng rộng lớn ở khắp miền Nam:
 Nam Bộ 600/1298 thôn
 Trung Trung Bộ 904/3892 thôn
 Tây Nguyên 3200/5721 thôn
Ý nghĩa:
Phong trào Đồng Khởi giáng một đoàn nặng nề vào chính sách thực dân của Mĩ
làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn
lực lượng sang tiến công
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960) do luật sư
Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.
Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn dân đoàn kết chống Mĩ - Diệm thành lập
chính quyền cách mạng.




×