Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực trạng các dân tộc thiểu số ở tỉnh hòa bình trong lịch sử đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.69 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HÀ VĂN LỰC

THỰC TRẠNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TỈNH HÒA BÌNH TRONG LỊCH SỬ ĐẾN NĂM 1945

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HÀ VĂN LỰC

THỰC TRẠNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TỈNH HÒA BÌNH TRONG LỊCH SỬ ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành: Lịch sử địa phƣơng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Lực

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này, em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy


giáo PGS.TS. Phạm Văn Lực.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Sử - Địa cùng các bạn lớp K52
ĐHSP Lịch sử, thư viện Trường Đại học Tây Bắc, thư viện tỉnh Hòa Bình, đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình triển khai thực hiện đề tài này.
Đây là công trình đầu tiên của em cộng với những khó khăn về tài liệu
khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót rất mong nhận được
những ý kiến góp ý của các thầy, cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Hà Văn Lực


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của đề tài .......... 4
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4
3.2. Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của đề tài .................................................... 4
4 Cơ sở tài liệu và và phương pháp nghiên cứu. ................................................... 4
4.1 . Cơ sở tài liệu ................................................................................................. 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
5. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH HÒA
BÌNH ..................................................................................................................... 6
1.1. Vị trí địa, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................. 6
1.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 6
1.1.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 6

1.1.2.1 Địa hình ..................................................................................................... 6
1.1.2.2 Khí hậu ..................................................................................................... 7
2.1.2.3 Sông ngòi................................................................................................... 8
1.1.3.1. Tài nguyên đất đai .................................................................................... 9
1.1.3.2. Tài nguyên khoáng sản............................................................................. 9
1.1.3.3. Tài nguyên rừng ..................................................................................... 10
1.2. Tình hình dân cư, kinh tế văn hóa, xã hội .................................................... 10
1.2.1 Tình hình dân cư ........................................................................................ 10
1.2.1.1 Dân số ...................................................................................................... 10
1.2.1.2 Dân tộc .................................................................................................... 11
1.2.2 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hòa Bình trước năm 1945 ......... 11
1.2.2.1 Kinh tế ..................................................................................................... 11


1.2.2.2 Văn hóa, xã hội........................................................................................ 12
1.2.2.3 Truyền thống lịch sử ............................................................................... 12
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HÒA BÌNH
TRONG LỊCH SỬ ĐẾN NĂM 1858 ............................................................... 15
2.1 Dân tộc Mường ............................................................................................. 15
2.1.1 Nguồn gốc lịch sử ...................................................................................... 15
2.1.2 Địa vực cư trú ............................................................................................. 16
2.1.3 Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................................ 16
2.1.4. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 20
2.2. Dân tộc Thái ................................................................................................. 21
2.2.1. Nguồn gốc lịch sử ..................................................................................... 21
2.2.2. Địa vực cư trú ............................................................................................ 23
2.2.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................... 23
2.2.4. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 25
2.3. Dân tộc Tày .................................................................................................. 28
2.3.1. Nguồn gốc lịch sử ..................................................................................... 28

2.3.2. Địa vực cư trú ............................................................................................ 28
2.3.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................... 29
2.3.4. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 30
2.4.1. Nguồn gốc lịch sử ..................................................................................... 31
2.4.2. Địa vực cư trú ............................................................................................ 32
2.4.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................... 32
2.4.4. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 33
2.5. Dân tộc H’Mông........................................................................................... 35
2.5.1. Nguồn gốc lịch sử ..................................................................................... 35
2.5.2. Địa vực cư trú ............................................................................................ 36
2.5.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................... 36
2.5.4. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 38
Tiểu kết ................................................................................................................ 39


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HÒA BÌNH TỪ
NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1945 ............................................................................. 40
3.1. Dân tộc Mường ............................................................................................ 40
3.1.1. Địa vực cư trú ............................................................................................ 40
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................... 40
3.1.3. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 43
3.2. Dân tộc Thái ................................................................................................ 45
3.2.1. Địa vực cư trú ............................................................................................ 45
3.2.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................................ 45
3.2.3. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 50
3.3.1. Địa vực cư trú ............................................................................................ 52
3.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................... 52
3.3.3. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 53
3.4.1. Địa vực cư trú ............................................................................................ 54
3.4.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................... 55

3.4.3. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 55
3.5.1. Địa vực cư trú ............................................................................................ 56
3.5.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................... 56
3.5.3. Đặc trưng văn hóa ..................................................................................... 58
Tiểu kết ................................................................................................................ 59
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngay từ khi hình thành dân tộc ở thời đại Hùng Vương, Việt Nam đã là
quốc gia có đa thành phần dân tộc. Cho đến nay Việt Nam có 54 dân tộc anh em
sinh sống trải rộng ở khắp mọi miền của đất nước từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi
đến miền ngược.
Dân tộc Việt Nam có bề dày truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc
giúp đỡ lẫn nhau, kiên cường bất khuất trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và lao
động xây dựng đất nước, đúng như Hồ Chủ tịch đã khẳng định:“Đồng bào Kinh
hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc
thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống
chết có nhau, sướng khổ cùng nhau. No đói giúp nhau”.
Có thể nói, đất nước Việt Nam đẹp như một bức tranh khảm hay như một
tấm thảm dệt màu sắc hài hòa của 54 dân tộc anh em. Quả đúng như vậy một
tấm thảm không biết đan dệt bằng bao nhiêu đường chỉ ngang dọc, bao nhiêu sợi
chỉ pha màu sắc khác nhau. Tấm thảm văn hóa Việt Nam được dệt bằng 54 sợi
màu chủ đạo, bằng hàng ngàn, hàng vạn thành tố văn hóa của mỗi dân tộc. Chất
liệu dệt nên tấm thảm đó là lịch sử, là ngôn ngữ, là hoạt động kinh tế, các phong
tục tập quán liên quan đến vai trò thiết yếu của con người, 54 dân tộc anh em
cùng sinh sống tạo nên một đất nước đa dạng về truyền thống văn hóa, mỗi dân
tộc đều có truyền thống nét văn hóa đặc sắc riêng nhưng có mối liên hệ chặt chẽ

với nhau trong quá trình sinh sống.
Đóng góp vào thành quả và tinh hoa văn hóa chung đó có các dân tộc tỉnh Hòa
Bình đã cùng nhau đoàn kết, đồng lòng xây dựng và bảo vệ quê hương của mình.
Mỗi dân tộc đều có nét truyền thống văn hóa riêng góp phần vào công cuộc gìn giữ
và xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Thế nhưng cho đến nay những hiểu biết và nghiên cứu về các dân tộc thiểu
số tỉnh Hòa Bình đặc biệt là trước năm 1945 vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế việc
lựa chọn “Thực trạng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong lịch sử đến
năm 1945” làm đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1


Về khoa học
+ Tái hiện một cách cụ thể, chi tiết hoàn chỉnh từ nguồn gốc ra đời đến đời
sống kinh tế, văn hóa, địa vực cư trú của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình.
+ Vai trò và vị trí của đời sống kinh tế, văn hóa của các dân tộc thiểu số ở
Hòa Bình nó riêng và Việt Nam nói chung.
+ Làm đa dạng và phong phú thêm bức tranh văn hóa của cộng đồng dân
tộc Việt Nam.
Về thực tiễn
+ Bổ sung nguồn tài liệu của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình vào kho
tàng văn hóa Việt Nam.
+ Làm tài liệu để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, trong các
trường phổ thông, đại học, cao đẳng ở Tây Bắc.
+ Góp phần giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân
tộc thiểu số.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay việc nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được đẩy
mạnh và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Được đề cập trong một số công
trình và bài báo khoa học cụ thể là:

+ Cuốn: “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn
Huy là bức tranh toàn cảnh về tất cả các dân tộc Việt Nam, về đời sống văn hóa
trong đó có các dân tộc thiểu số trong tỉnh Hòa Bình. [6]
+ Cuốn: “Văn hóa truyền thống một số tộc người Hòa Bình” của PGS TS Nguyễn Thị Thanh Nga (NXB văn hóa dân tộc 2007) có những nghiên cứu
đến đời sống văn hóa các dân tộc ở Hòa Bình. Tuy nhiên chưa nói được đầy đủ
tất các dân tộc thiểu số trong tỉnh. [11]
+ Cuốn: “Địa chí Hòa Bình” do Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban
nhân dân tỉnh Hòa Bình ( NXB Chính trị 2005) có nghiên cứu đến nguồn gốc
cũng như đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình nhưng một
cách khái quát và chưa thật sự đầy đủ. [14]

2


+ Cuốn: “Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam” của Ban dân tộc Khu Tây
Bắc, xuất bản 1975. Đây là công trình có liên quan nhiều nhất đến đề tài, cuốn
sách bước đầu đã đề cập đến một số vấn đề về kinh tế - xã hội, địa bàn cư trú,
truyền thống lịch sử văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc trong đó có người Mường.
Riêng đối với người Mường, ngoài việc vắn tắt về đặc điểm kinh tế xã hội, công
trình cũng đã đề cập đến cả về lĩnh vực tôn giáo, chữ viết và mối quan hệ giữa
các dân tộc ở Tây Bắc - Việt Nam… Tuy nhiên, sự đề cập đó còn rất sơ lược,
chung chung; thậm chí một số thuật ngữ, nhận định, sự kiện vẫn cần phải được
trao đổi thêm. [16]
+ Cuốn: “Các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam (dẫn liệu nhân
chủng học)”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1976. Đây cũng là công
trình có liên quan nhiều nhất đến đề tài, cuốn sách bước đầu đã đề cập đến một
số vấn đề về kinh tế - xã hội, địa bàn cư trú, truyền thống lịch sử văn hoá các
dân tộc ở miền Bắc trong đó có người Mường. Đối với cộng đồng dân tộc
Mường, ngoài việc vắn tắt về đặc điểm kinh tế xã hội, công trình cũng đã đề cập
đến cả về lĩnh vực tôn giáo, chữ viết và mối quan hệ giữa các dân tộc ở Tây Bắc

- Việt Nam… tuy nhiên, sự đề cập đó còn rất sơ lược, thậm chí một số thuật
ngữ, nhận định, sự kiện vẫn cần phải được làm rõ thêm. [4]
+ Cuốn: “Nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống thực dân Pháp xâm lược
1858-1930”, Tập 1 (Sơ thảo) của Ban dân tộc Khu tự trị Tây Bắc xuất bản năm
1972. Công trình đã khái quát được những nét chung về phong trào yêu nước
chống Pháp của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, trong đó có sự tham gia của cộng
đồng dân tộc Mường, nhất là cuộc khởi nghĩa của Lương Bảo Định và một số cuộc
khởi nghĩa do các thủ lĩnh dân tộc Thái khởi xướng và lãnh đạo từ 1858 đến năm
1930… tuy nhiên, cuốn sách vẫn chưa làm rõ được cụ thể, chi tiết về quá trình tộc
người của cộng đồng người Mường, về vị trí vai trò của cộng đồng người Mường
trong công cuộc lao động xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. [2]
+ Cuốn: “Một số vấn đề lịch sử và văn hóa Tây Bắc”. Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm, Hà Nội năm 2011 cũng đã đề cập khái quát những vấn đề cơ bản
về địa bàn cư trú, đặc điểm kinh tế xã hội, bản sắc văn hóa của dân tộc Mường
3


từ 1954 đến nay... tuy nhiên sự đề cập đó còn rất vắn tắt và chung chung, nhiều
vân sđề khoa học về dân tộc Mường vẫn chưa được làm rõ... [10]
Có thể nói cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu vế thực trạng các
dân tộc thiểu số ở Hòa Bình trong lịch sử đến năm 1945 môt cách hoàn chỉnh,
toàn diện. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học cũng đã định
hướng và cũng là nguồn tài liệu quý cho chúng tôi nghiên cứu đề tài này. Làm rõ
những vấn đề khoa học mà các công trình khác chưa có điều kiện thực hiện.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng của đề tài là thực trạng các dân tộc của tỉnh Hòa Bình trong
lịch sử đến năm 1945.
+ Làm rõ thực trạng của các dân tộc thiểu số Hòa Bình trong lịch sử đến
năm 1945.

3.2. Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của đề tài
+ Tái hiện một cách cụ thể, chi tiết hoàn chỉnh từ nguồn gốc ra đời đến đời
sống kinh tế, văn hóa, địa vực cư trú của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình.
+ Vai trò và vị trí của đời sống kinh tế, văn hóa của các dân tộc thiểu số ở
Hòa Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
+ Làm đa dạng và phong phú thêm bức tranh văn hóa của cộng đồng dân
tộc Việt Nam.
+ Bổ sung nguồn tài liệu của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình vào kho
tàng văn hóa Việt Nam.
+ Làm tài liệu để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, trong các
trường phổ thông, đại học, cao đẳng ở Tây Bắc.
+ Góp phần giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân
tộc thiểu số.
4 . Cơ sở tài liệu và và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Cơ sở tài liệu
Đề tài dựa vào các tài liệu lưu trữ ở Trung ương và địa phương, bằng tiếng
Việt, tiếng nước ngoài và các loại tài liệu điền dã ở địa phương…
4


4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ chí Minh, đề tài
chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra còn kết hợp
các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá tư
liệu, sưu tầm tư liệu…
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục, tài liệu tham khảo đề tài có kết
cấu 3 chương.
Chƣơng 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền
thống lịch sử, văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình

Chƣơng 2: Thực trạng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong lịch
sử đến năm 1958
Chƣơng 3: Thực trạng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình từ năm
1958 đến năm 1945

5


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TRUYỀN
THỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH HÒA BÌNH
1.1.Vị trí địa, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Hòa Bình là tỉnh miền núi giáp với đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây
Bắc; phía bắc giáp Phú Thọ, phía tây giáp Sơn La, phía nam giáp Thanh Hóa và
Ninh Bình, phía đông giáp Hà Nội và Hà Nam. Tỉnh Hòa Bình trải dài từ 20 018’
đến 2108’ vĩ độ Bắc và từ 104050’ đến 105052’ kinh Đông. Hòa Bình có diện
tích tự nhiên là 4.811km2 - đứng hàng thứ 30 và với số dân 757.637 người (năm
1999). [13, tr.79]
Hòa Bình án ngữ cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội
khoảng 80km về phía tây theo quốc lộ 6. Hòa Bình có vị trí địa lí quan trọng, là
đầu mối giao thông nối liền miền xuôi với miền núi Tây Bắc trên trục kinh tế Hà
Nội – Hà Đông – Hòa Bình – Mộc Châu – Sơn La – Lai Châu. Theo đường 15,
Hòa Bình là điểm xuất phát của tuyến đường Trường Sơn lịch sử, nay nối Hòa
Bình với miền tây Thanh Hóa. Hơn hết, Hòa Bình chiếm vị trí trung chuyển giữa
miền Tây Bắc núi non trùng điệp, giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên nhưng
thiếu lao động, với miền đồng bằng châu thổ sông Hồng phì nhiêu nằm trong
tam giác tăng trưởng kinh tế quan trọng, có nguồn lực lao động lớn nhất cả
nước. Với vị trí như vậy đã tạo những điều kiện nhất định để cho cư dân phát
triển kinh tế - xã hội.

1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Nhìn chung, địa hình của tỉnh Hòa Bình nổi bật với những đặc điểm sau:
Hòa Bình là một tỉnh miền núi điển hình. Hầu như toàn bộ diện tích của
tỉnh là núi và cao nguyên. Giữa núi và cao nguyên là những thung lũng sông
suối, không có một đồng bằng nào đáng kể và đúng nghĩa của nó. Núi đều thuộc
kiểu núi trung bình, không đâu có độ cao tuyệt đố tới 1500m. Độ cao đa số là
6


dưới 1000m, tập trung chủ yếu các huyện phía tây của tỉnh như Đà Bắc, Mai
Châu, Tân Lạc. Rải rác có một số đỉnh núi cao xấp xỉ 1400m như Phu Canh
(1420m), Pà Cò (1343m), Núi Biên (1198m)… chỉ có một diện tích rất nhỏ bé
của các bề mặt đồng bằng, thung lũng là có độ cao tuyệt đối từ 20 đến 40m, tập
trung ở Lạc Thủy và Yên Thủy.
Địa hình Hòa Bình thấp dần từ Tây sang Đông. Phía tây của tỉnh là các đỉnh
núi có độ cao trung bình trên 500m, một số đỉnh núi cao trên 100m như Hang
Kia (1044m), dải núi đá vôi Pà Cò (1343m) Phu Canh (1420m). Khu vực trung
tâm của tỉnh có độ cao giảm xuống 300m. Khu vực phía đông giáp với Hà Nội,
độ cao trung bình chỉ còn dưới 100m. [13, tr.84]
Hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc – đông nam. Hầu hết các dãy núi
hay thung lũng đều chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Các dãy núi phía tây
thuộc hệ Trường Sơn, nằm ở tả ngạn sông Đà, kéo dài từ Mai Châu qua Tân Lạc
và kết thúc ở nam Yên Thủy.
Do ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ở vùng núi quá
trình xâm thực chia cắt địa hình diễn ra mạnh mẽ, mạng lưới thủy văn dày, độ
dốc lớn, mật độ chia cắt địa hình cao, quá trình xâm thực, lở đất đất trượt phát
triển mạnh. Ở các khu vực đá vôi hình thành các dạng địa hình cacxtơ độc đáo
như động Thác Bờ, động Cô Tiên, hang Luồn (Yên Bồng – Chi Nê); nhiều lòng
chảo cacxtơ rộng thuận lợi cho việc tập trung dân cư và phát triển nông nghiệp.

1.1.2.2. Khí hậu
Hòa Bình mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông
ngắn, lạnh, ít mưa và một mùa hạ dài, nóng, mưa nhiều. Khí hậu Hòa Bình mang
tính chất rõ nét do có chế độ bức xạ nội chí tuyến mang lại một nền nhiệt độ cao.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở các nơi trong tỉnh thường trên dưới 23 0C.
Tính chất gió mùa đã tạo nên sự khác biệt rất rõ rệt giữa hai mùa. Về mùa
đông, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt trong 3 tháng (XII, I, II),
nhiệt độ không khí giảm đi rõ rệt. Trung bình tháng ở thành phố Hòa Bình dưới
200C. Vào thời kì này, lượng mưa rất ít, ở thành phố Hòa Bình chỉ đạt 128,8mm.

7


Mùa hạ ở Hòa Bình thường kéo dài hơn các nơi khác trong vùng. Từ tháng
III đến tháng XI không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20 0C. Trong mùa
hạ, lượng mưa và số ngày mưa cao. Mùa mưa thương bắt đầu từ tháng V đến
tháng X, tập trung đông nhất vào tháng VII, VIII, IX với lượng mưa trung bình
tháng khoảng 300 – 400mm. Vì thế, lượng mưa bình quân năm ở Hòa Bình khá
cao, thường từ 1800 – 2200mm.
Một đặc điểm khác của khí hậu Hòa Bình là hay có biến động chủ yếu do
gió mùa kết hợp với địa hình gây nên. Những số liệu quan trắc qua nhiều năm
cho thấy các cực trị khác biệt rất xa so với khoảng cách trung bình. Nhiệt độ cao
nhất đo được ở Mai Châu là 410C (ngày 12/5/1996), ở thành phố Hòa Bình tới
41,20C (ngày 16/5/1940), trong đó nhiệt độ thấp nhất cũng hạ xuống tới 1,90C ở
thành phố Hòa Bình và Mai Châu. Lượng mưa ở Thành phố Hòa Bình chỉ trong
ngày 21/9/1975 đã đạt tới 340,6mm. Các cơn giông cũng thường hay xảy ra vào
mùa hạ, trung bình tới 70 ngày có giông trong một năm. [13, tr. 86, 87]
Nhìn chung, lượng nhiệt và độ ẩm dồi dào đã tạo điều kiện cho các nghành
sản xuất nông lâm nghiệp phát triển, khôi phục nhanh chóng thảm thực vật rừng.
Tuy nhiên những biến động thời tiết cũng gây nhiều trở ngại bất thường cho sản

xuất và đời sống.
2.1.2.3. Sông ngòi
Hòa Bình có mạng lưới thủy văn tương đối dày đặc. Trong tỉnh có 11 con
sông chính, thuộc các hệ thống sông Đà, sông Bưởi… có sông Đà là sông lớn
nhất nằm trong hệ thống sông Hồng chảy qua các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Đà
Bắc, thành phố Hòa Bình, Kì Sơn với tổng chiều dài lên đến 100km. Sông Đà có
đặc điểm tương đối dốc và chảy siết vì vậy có tiềm năng thủy điện lớn, đồng
thời còn có giá trị về giao thông. Ngoài sông Đà trong tỉnh còn có nhiều sông
như sông Bôi (125km), sông Bưởi (130km), sông Bùi (32km). Ngoài ra trong
tỉnh còn có hệ thống suối, hồ, ao, đầm… đa dạng tạo điều kiện cho việc cung
cấp tưới tiêu đồng ruộng. Hệ thống sông suối mang lại nguồn thủy sản và phát
triển du lịch.

8


1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.3.1. Tài nguyên đất đai
Nguồn gốc tạo nên các loại đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là các loại đá
trầm tích, mác ma và đá biến chất. Trên mỗi loại đá phát triển một loại đất với
những tính chất khác nhau. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng ẩm và
lạnh khô khác biệt khá rõ rệt là một trong những điều kiện hình thành đất feralit,
lọai đất điển hình của tỉnh.
Hòa Bình có 7 nhóm đất chính với 23 loại đất khác nhau. Gồm nhóm đất
phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đen trên sản phẩm phong hóa đá vôi, nhóm
đất bạc màu, nhóm đất feralit có diện tích lớn nhất.
Nhìn chung nhóm đất feralit là nhóm đất điển hình của tỉnh chiếm phần lớn
diện tích và gấp khoảng 18 lần đất phù sa. Đại bộ phận đât feralit có tầng trung
bình và dày, phát triển trên địa hình dốc dưới 300, nhiều khả năng thâm canh lâm
nghiệp và trồng cây công nghiệp lâu năm, một phần để trồng cây công nghiệp

ngắn ngày và cây lương thực.
Loại đất phù sa ven các con sông tạo điều kiện trồng các loại cây ngắn ngày
như: lạc, đậu, rau, củ, lúa… cây lâu năm như chè, vải nhãn... và đặc biệt trồng
rừng nguyên liệu.
1.1.3.2. Tài nguyên khoáng sản
Do đặc điểm kiến tạo và cấu trúc địa chất phức tạp, đa dạng nên Hòa Bình
là tỉnh có nguồn khoáng sản phong phú, với tiềm năng ở mức độ khác nhau.
Nhiều loại khoáng sản được thăm dò, khai thác sử dụng từ lâu. Có loại đang
được nghiên cứu và khai thác bước đầu.
Khoáng sản trong tỉnh có thể chia thành 4 nhóm chính: nhiên liệu (than),
kim loại (vàng, sắt, đa kim, đồng, chì, kẽm, thủy ngân, atimoan và boxit), phi
kim loại (pirit, phốtphorit, cao lanh, sét) và nước khoáng.
Với tiềm năng khoáng sản đa dạng và phong phú như trên, Hòa Bình đã và
đang tiến hành nghiên cứu, định hướng quy hoạch, khai thác và sử dụng một
cách hợp lí.

9


1.1.3.3. Tài nguyên rừng
Nằm ở vùng nhiệt đới ẩm nên giới sinh vật của Hòa Bình khá phong phú và
đa dạng. Nông – lâm nghiệp là tiềm năng kinh tế hàng đầu của tỉnh, đặc biệt là
tiềm năng lâm nghiệp với diện tích tương đối lớn tạo cho Hòa Bình có nguồn tài
nguyên phong phú, với nhiều loại gỗ quý như: lim, lát, dò, de… dùng trong xây
dựng và nhiều loại sử dụng trong dân dụng như: tre, nứa, song, mây… ngoài ra
còn có nhiều sản vật quý như: nấm hương, linh chi, măng, mộc nhĩ… rừng còn
nhiều loại cây thuốc quý như: sa nhân, hoài sơn, hà thủ ô, ngũ gia bì, thổ phục
linh… trong rừng có nhiều loại động vật quý hiếm.
1.2. Tình hình dân cƣ, kinh tế văn hóa, xã hội
1.2.1. Tình hình dân cư

1.2.1.1. Dân số
Đến năm 1999 dân số tỉnh Hòa Bình đạt 757.645 người. So với năm 1975
khi còn là một bộ phận của tỉnh Hà Sơn Bình dân số Hòa Bình khi đó mới có
432.200 người đã tăng thêm 325.445 người, bình quân mỗi năm tăng 3,01%.
Cùng với thời gian này (1975 – 1999), mức tăng dân số cả nước là 2,4%. Tuy
vậy hiện nay dân số Hòa Bình mới xếp thứ 46 và bằng 0,99% dân số cả nước.
Hòa Bình là tỉnh có biến động dân số vào loại mạnh và kéo dài hàng ¼ thế
kỉ qua. Sự biến động nảy sinh trong điều kiện kinh tế lịch sử đặc biệt. Đó là việc
xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình đã bắt đầu giai đoạn nhập cư lao động
với quy mô chưa từng có, đồng thời với việc phân bố dân cư khi quần cư vùng
lòng hồ ngập chìm trong nước. Mức tăng dân số cao liên tục suốt thập kỉ 80:
1980 – 1985 là 3,1%, 1986 – 1990 là 4,25%. Bước sang thập kỉ 90, dân số tăng
bình quân trung bình 1,39%. Tuy vậy từ năm 1996 đến nay, mức tăng dân số đã
hạ thấp. [13, tr. 91]
Mật độ dân số trung bình của tỉnh năm 1999 là 152 người/km2. Như vậy so
với các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc thì Hòa Bình có mật độ vào hàng
trung bình, nhưng so với vùng Tây Bắc thì có mật độ dân số cao hơn hẳn (Sơn
La: 61 người/km2, Lai Châu; 35 người/km2). [13, tr. 96] Đến nay dân số của tỉnh

10


ngày càng tăng cung cấp nguồn lao động tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế.
1.2.1.2. Dân tộc
Hòa Bình là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào Mường
chiếm số đông nhất (trên 60% dân số). Người Mường chiếm đại bộ phận dân số
các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Kì Sơn, Lạc Sơn, Yên Thủy. Ngoài ra
còn sống đan xen với các dân tộc khác ở các huyện, thị còn lại. Người Mường
Hòa Bình chiếm 43,3% số người thuộc dân tộc Mường cả nước. [13, tr. 94]

Dân tộc Kinh đứng thứ hai trong kết cấu dân tộc của tỉnh với trên 30% dân
số, có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và có mặt ở hầu
hết các huyện, thị trong tỉnh. Đồng bào Thái chỉ tụ cư ở huyện Mai Châu, chiếm
tới trên 61% dân số toàn huyện. Ngoài ra trong tỉnh còn có các dân tộc khác
như: Tày sống tập trung ở Đà Bắc, người Dao chủ yếu ở Đà Bắc và Kim Bôi,
người H’Mông sinh sống ở xã Hang Kia và Pà Cò của Mai Châu. Các dân tộc ít
người khác số lượng không đáng kể.
Các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết trong quá trình sinh sống tạo thành một
cộng đồng văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hòa Bình trước năm
1945
1.2.2.1. Kinh tế
Trước năm 1945 kinh tế Hòa Bình kinh tế Hòa Bình chủ yếu là nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu nghèo nàn, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp, đặc biệt là ở
vùng núi cao kinh tế mang nặng tập quán du canh, du cư, đốt nương làm rẫy.
Cuộc sống chủ yếu dựa vào lượng ruộng nước ít ỏi và nương rẫy, hái lượm rau
củ quả… có sẵn trong tự nhiên và nền kinh tế nông ngiệp cũng phụ thuộc nhiều
vào tự nhiên. Ruộng đất phần lớn nằm trong tay các địa chủ điển hình ở đây là
các Lang Đạo. Dưới ách thống trị của thực dân phong kiến kết hợp với chế độ
Lang Đạo hà khắc nền kinh tế nông nghiệp hết sức lạc hậu, phương thức canh
tác lạc hậu, năng suốt lao động thấp, thêm vào đó là sự bóc lột tàn bạo của bọn

11


thực dân và chế độ nhà Lang với hàng loạt thuế khóa, phu phen, tạp dịch, đã làm
cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
Sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau ngày giải phóng đời sống của
nhân dân ngày càng được ổn định. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng
với sự quyết tâm của nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế Hòa Bình ngày

một đổi thay và có sự phát triển kinh tế đáng kể. Nhân dân Hòa Bình đang cùng
nhân dân cả nước góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh,
văn minh.
1.2.2.2. Văn hóa, xã hội
Hòa Bình là một tỉnh có bề dày lịch sử văn hóa, với nền văn hóa bản địa
phong phú và đa dạng. Là trung tâm của nền văn hóa Hòa Bình, với sự ra đời
của nghề nông trồng lúa nước. Các cư dân trong tỉnh đã đoàn kết trong quá trình
sinh sống và lao động tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược đã thực hiện chính sách ngu dân nô dịch,
chúng khuyến khích các phong tục mê tín dị đoan trong nhân dân, du nhập và
bắt nhân dân tiếp nhận các tệ nạn xã hội… trường học không được mở, chỉ có
một vài trường chỉ dành cho con các nhà Lang. Chính sách của thực dân Pháp đã
làm cho 90% dân số trong tỉnh bị mù chữ. Thêm nữa đó là chính sách cai trị, bóc
lột hà khắc, của thực dân pháp cùng chế độ nhà Lang làm cho đời sống nhân dân
vô cùng cực khổ.
Sau khi đất nước được giải phóng, với cách chính sách của Đảng và Nhà
nước về văn hóa, xã hội đời sống văn hóa tinh thần được cải thiện, số người
được đi học và biết chữ tăng lên. Hiện nay với sự đoàn kết của nhân dân trong
tỉnh đã cũng nhau xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu mạnh.
1.2.2.3. Truyền thống lịch sử
Hòa Bình là tỉnh có truyền thống lịch sử lâu đời, nhân dân các dân tộc trong
tỉnh có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê
hương đất nước. Ngay từ những năm đầu công nguyên, trước sự thống trị tàn
bạo của phong kiến phương Bắc nhân dân câc dân tộc tỉnh Hòa Bình đã cùng

12


nhau hưởng ửng cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng đánh đuổi sự đô hộ của quân
Đông Hán.

Thế kỉ XV, phong kiến nhà Minh xâm lược và thống trị nước ta. Năm 1409,
Trần Quý Khoáng dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh dựa vào sự ủng hộ của
đồng bào Mường, lập căn cứ vào vùng núi Nghệ An. Trên đường tiến quân ra
Bắc được đông đảo đồng bào Mường Hòa Bình hưởng ứng. Đồng bào đã anh
dũng cầm cự với địch tại châu Quảng Oai (Kì Sơn xưa thuộc châu Quảng Oai).
Mùa xuân năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thanh Hóa),
dải đất liền mạch với địa bàn cư trú của đồng bào Mường Thanh Hóa và Hòa
Bình che chở giúp đỡ. Trong cuộc tiến quân ra giải phóng Đông Quan (Hà Nội),
kết thúc cuộc kháng chiến 10 năm gian khổ giành độc lập dân tộc, nghĩa quân đã
được nhân dân Hòa Bình hết lòng ủng hộ.
Thế kỉ XVIII, tập đoàn phong kiến phương Bắc Mãn Thanh đem quân xâm
lược nước ta. Mùa xuân năm 1789, Nguyễn Huệ đem quân từ Phú Xuân ra đánh
quân Thanh. Trên đường qua Lạc Sơn – Kim Bôi, nghĩa quân được nhân dân
Hòa Bình tận tình giúp đỡ, lập nhiều chiến công dũng cảm vào cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm của Nguyễn Huệ.
Ngoài ra nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết chống lại chế độ phong
kiến hà khắc, với các cuộc khởi nghĩa nông dân do Trần Tuân, Phùng Chương
lãnh đạo (cuối thế kỉ XV), Nguyễn Duy Hưng (nửa đầu thế kỉ XVIII), đặc biệt
cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Lương lãnh đạo vào nửa cối thế kỉ XIX đã lấy vùng
Mường Bi (Tân Lạc) và Mường Âm (Yên Thủy) làm căn cứ.
Tiếp nối truyền thống đánh giặc cứu nước của ông cha, khi thực dân Pháp
xâm lược, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã nêu
cao truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, đã anh
dũng đứng lên cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. Dưới sự tập
hợp, lãnh đạo của các tù trưởng, sĩ phu yêu nước. Nhân dân trong tỉnh đã giành
được nhiều thắng lợi ở: Chợ Bờ, Yên Lãng, Niên Kỉ… làm cho thực dân Pháp
và bè lũ tay sai bao phen khiếp sợ. Đặc biệt với sự lãnh đạo của Đảng, truyền
thống yêu nước, đánh giặc cứu nước được phát huy cao độ, kết thành một làn
13



sống mạnh mẽ nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước, làn song cách mạng
đó là cách mạng Tháng Tám năm 1945, là cuộc kháng chiến trường kì chống
thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ, làm nên chiến thắng Lê Lợi, chiến
dịch Hòa Bình tạo tiền đề cho chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Điện Biên Phủ
lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân Hòa Bình ra sức thi đua
sản xuất, chi viện sức người, sức cử cho nhân dân Miền Nam. Đồng thời cùng
với nhân dân Miền bắc nhân dân Hòa Bình đã góp phần làm thất bại hai cuộc
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, hoàn thành tốt nghĩa vụ hậu phương lớn
với tiền tuyến lớn, góp phần quan trọng vào chiến thắng trên chiến trường chính
Miền Nam, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari, rút hết quân về nước, đập tan ngụy
quyền Sài Gòn, đưa lại nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
Ngoài truyền thống đấu tranh yêu nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa
Bình còn có truyền thống cần cù, sáng tạo, truyền thống đoàn kết, nhân ái giúp
đỡ tương trợ lẫn nhau… tạo nên một cộng đồng có nét văn hóa truyền thống
riêng, góp phần vào truyền thống văn hóa toàn thể dân tộc Việt Nam.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, đất đai, sông ngòi của Hòa Bình thuận lợi
cho con người sinh sống và hội tụ các cộng đồng cư dân trong vùng và từ nơi
khác đến làm ăn sinh sống làm ăn trên mảnh đất này. Sự hòa huyết giữa các
cộng đồng cư dân Hòa Bình hình thành nên một cộng đồng cư dân thống nhất,
họ cùng nhau lao động xây dựng quê hương đất nước và góp sức cùng cả dân
tộc Việt Nam đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

14


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HÒA BÌNH TRONG
LỊCH SỬ ĐẾN NĂM 1858

2.1. Dân tộc Mƣờng
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Trước đây, tên tự gọi của người Mường là Mol, Mual, Mon, Moan, Mó…
có nghĩa là “người”. Hiện nay, Mường là tên gọi chính thức. Ngày xưa Mường
là một từ chỉ địa vực hành chính tương đương một châu, huyện hay một xã lớn
như Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Trải qua một thời
gian dài Mường đã trở thành tên gọi chính thức của một dân tộc. Theo sử thi Đẻ
đất đẻ nước thì người Mường được sinh ra từ rất sớm, khi mà trên thế gian này
chưa có cỏ cây muông thú. Người Mường được sinh ra từ trứng con chim Nhần:
"Con Nhần
Vãi xuống Mường Pưa
Những trứng pầm lầm, pộc lộc
Ba góc 4 vuông
Tuông nào thành tuông ấy
Gươm xỉa không vào
Dao chém không dứt…
Trứng nhần đã nở
Và trước nghe réo rắt tiếng Táo (Người Kinh) rồi đến
Ngô, Lào, Rự (Thái), Xá (Dao),
Lá xá tiếng Mường ra sau”. [1, tr. 214, 217]
Dựa trên kết quả của nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, khảo cổ
học, dân tộc học, dân tộc Mường và dân tộc Việt trước đây mấy ngàn năm có
chung tổ tiên là người Lạc Việt, chủ nhân của nền văn hóa Sơn Đông rực rỡ ở
Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng đặc điểm nhân chủng học người Việt và người
Mường có nhiều điểm giống nhau. Các nhà ngôn ngữ cũng phát hiện được tiếng
Mường và tiếng Việt cổ xưa kia chỉ là một. Suốt thời kì bắc thuộc, sự phân ly
thành hai dân tộc diễn ra bởi chính sách áp bức bóc lột của bọn đô hộ phong
15



kiến ngoại tộc. Người Việt vùng đồng bằng phải sống chung với bọn phong kiến
nước ngoài nhưng họ lại có điều kiện tiếp xúc và học tập những tinh hoa của các
nền văn hóa lớn như Trung Hoa, Ấn Độ, Chiêm Thành, trải qua hàng ngàn năm
họ trở thành người Kinh hiện nay. Người Mường chính là một bộ phận của
người Việt cổ sống ở vùng rừng núi lâu ngày cho nên trong đời sống sản xuất
cũng như trong đời sống sinh hoạt, đồng bào vẫn giữ nét văn hóa cổ.
2.1.2. Địa vực cư trú
Sự phân bố cư trú của người Mường ở Hòa Bình gắn liền với nguồn gốc
lịch sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất của người
Mường. Là chủ nhân lâu đời nhất của mảnh đất Hòa Bình, người Mường cư trú
ở khắp các huyện, thị trên địa bàn tỉnh nhưng mức độ phân bố cư trú không
đồng đều. Tại Hòa Bình người Mường cư trú ở các khu vực địa hình thấp, độ
cao trung bình là 300m, nơi mà trước kia trung tâm trù phú nhất của người
Mường là Mường Bi (Tân Lạc) trong đó còn có nhiều mường nhỏ như: Mường
Cá, Mường Dâm, Mường Lò, Mường Cần, Mường Sỉ, Mường Dọi, Mường Bận,
Mường Nhung... Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Kì Sơn), Mường
Động (Kim Bôi).
2.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Về kinh tế nông nghiệp: sự hình thành cách làm ruộng và trồng lúa, truyện
cổ tích người Mường vẫn còn lưu giữ câu chuyện về Lịch sử làm ra ruộng lúa.
Truyện kể khi loài người chỉ biết săn bắt và làm cách sinh nhai, ông Tá Bố Lèm
trong một hôm vào rừng lấy cỏ gianh, nửa đêm gặp trời mưa lụt lội, ông đã nhìn
thấy ngay dưới chân mình có bãi hình con ốc, khe có cá, có nước, có thể ra chỗ
này vỡ ruộng đắp bai, khai nương lấy nước. Ông đã cắm đất rồi về kể với dân
làng, rồi dân làng kéo vào rừng chặt cây săng pét, săng po (là những thứ cây
rừng) để khai mương đắp ruộng. Những con trai, con gái khỏe mạnh thì đem
những đàn trâu đen ra cày ngang, đem đàn bò vàng ra cày lại, cày đi cày lại
nhiều lần và vỡ thành ruộng, đắp thành bai.
Truyện còn kể về kinh nghiệm gieo trồng lúa của người Mường: Mạ tháng
5 phải ngâm nước 1 đêm 2 ngày; mạ tháng 10 phải ngâm nước 2 đêm 3 ngày.

16


Tháng 7 lúa lên xanh, tháng 8, 9 lúa ra đòng và tháng 10 bông lúa đã chín vàng.
Và cũng từ đấy người Mường thoát khỏi cuộc sống săn bắt có gạo để ăn. Trong
truyện còn có một chi tiết về việc dân làng đi lấy giống lúa giống ở Mường
Búng, Mường Bống.
Đẻ đất đẻ nước còn cho thấy một quy trình từ chọn giống lúa, đến gieo mạ,
cấy lúa và gặt hái của người Mường như sau: các loại giống lúa ở Mường gồm
có lúa vàng, lúa dé, nếp nghè, nếp trứng khe, chăm ốc, nếp củ ong (nếp hoa
vàng), nếp củ đen (nếp hạt cau); cách làm ruộng, đắp mương: “đi chặt cọc đắp
bai, chặt cây đắp mương, đốn cây gỗ to làm chống, gióng cây mương làm máng
dài dài”; cách làm cày để cấy: “Chặt cây nang nách làm ách, dây rạch làm ướng,
dây sen tướng làm chão, cây bông bái, bông báo làm bừa, cây chò chỉ làm cày”;
quy trình gieo mạ và gặt hái: tháng tư, vãi mạ xuống nắc (ruộng để gieo mạ), gieo
mạ xuống nà (ruộng), tháng bảy lúa non lên, tháng 8 lúa chửa đòng đòng, tháng 9
đòng cong trổ lúa, tháng 10 lúa chín đỏ; gặt lúa đem phơi và gác trên gác bếp; rồi
xay làm gạo. Từ đó mọi người trong làng không bị đói nữa. [14, tr. 176]
Sống ở khu vực miền núi người Mường đã biết khai thác đất tự nhiên để có
đất canh tác. Họ biết tận dụng những khu đất có mặt bằng tương đối bằng phẳng
trong thung lũng và khắp mọi nơi để làm ruộng, cho nên mặc dù không có
những cánh đồng rộng lớn như người Việt ở đồng bằng sông Hồng, nhưng
người mường ở Hòa Bình cũng không thiếu đất canh tác. Với kinh nghiệm làm
thủy lợi được tích lũy từ thế hệ này qua thế hệ khác, dựa vào nước ven sông và
những con suối chảy, họ biết cách thiết lập hệ thống mương, bai, xe nước, ống
nước dẫn nước tự tạo chạy ngang dọc trên các cánh đồng, nhằm đưa nước lên
chân ruộng cao và đi khắp mọi nơi một cách đều đặn phục vụ cho việc trồng lúa
nước. Ruộng thường được trồng lúa nếp dùng làm cây lương thực chính, làm
nguyên liệu để nấu rượu cần và cơm lam khá ngon. Tập quán trồng lúa nước đã
thâm nhập vào tín ngưỡng cuẩ người Mường. Trong các dịp lễ hội rửa lá lúa, lễ

hội cầu mưa gạo nếp được dùng đồ xôi cúng lễ.
Các sản phẩm hoa màu như ngô, sắn và các loại rau đậu thường được người
Mường trồng trên nương. Những nương có vị trí thuận lợi, màu mỡ cũng được
17


người Mường trồng lúa gọi là lúa cạn. Người Mường rất thành thạo từ khâu lựa
chọn đất để làm nương cho đến phương thức canh tác rên các sườn dốc. Những
sản phẩm thu được từ nương là nguồn rau quả quan trọng trong đời sống hàng
ngày. Trong sản xuất gia đình chăn nuôi cũng là nguồn thu nhập đáng kể như
trâu, bò, gà lợn… phát triển nhằm phục vụ đời sống; hái lượm và đánh cá với
các sản phẩm thu được gồm các loại lâm thổ sản, rau, măng, hoa quả, cá, ốc… là
nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho bữa ăn hàng ngày, cùng với hái lượm là
săn bắn các loại thú.
Nghề thủ công: trồng bông, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, dệt cạp váy là
những công việc quen thuộc, từ lâu đã trở thành tập quán của người Mường.
Việc ra đời nghề tằm quang gắn liền với cảnh quan, môi trường, với tập quán và
sự phân công lao động xã hội Mường xưa và trước hết là đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống. Lần theo dấu vết của những tác phẩm văn học dân gian Mường Hòa
Bình, có thể thấy nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải của người Mường ra đời từ
rất sớm, từ lúc đẻ đất, đẻ nước đã có rồi, tuy nhiên nghề thủ công này vẫn chỉ
đóng khung trong phạm vi gia đình, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày
trong gia đình và chỉ một phần nhỏ để trao đổi buôn bán. Trong quá trình sản
xuất chưa có trao đổi, phân công lao động xã hội. Ngoài ra dựa vào Đẻ đất đẻ
nước chúng ta còn biết đến các nghề thủ công khác như: Nghề làm rượu cần có
thủy tổ là bà Dạ Dịt, Dạ Rậm, Dạ Tủ và cô gái Mường xinh đẹp Lò Ò Liệng.
Thủy tổ của nghề dâu tằm là các cụ bà Dạ Dịt là người chăn tằm, Dạ Mằn là
người ươm tơ để kén, các bà truyền nghề cho nàng Dạ Kịt biết chăn tằm, ươm tơ
kéo sợi để dệt thành vải. Còn mụ Dạ Dần cũng được người Mường coi là tổ sư
làm ra những chiếc trống đồng kim khí chính vì vậy trống của những thầy mo

Mường thường mang theo to bằng đầu ngón tay có tên là trống Dạ Dần.
Về xã hội tổ chức xã hội người Mường từng tồn tại nhiều tên gọi khác nhau
như: tù trưởng, thổ tù, quan lang, thổ lang, thứ lang hay thổ đạo, nhà lang. Trên
thực tế còn nhiều tên gọi khác nhau để chỉ tổ chức xã hội nguyên thủy người
Mường. Tuy nhiên các tên gọi trên đều phản ánh quan hệ xã hội Mường. Một số
cách gọi ban đầu, về ý nghĩa chưa thật sự phản ánh xã hội Mường. Cách gọi sau
18


này: lang đạo - nhà lang mang ý nghĩa tổng quát, phản ánh tương đối khách
quan xã hội Mường truyền thống.
Một mường nhỏ có thể có vài làng đến chục làng, thường ở trung tâm
mường được người Mường gọi là chiềng. Trong tổ chức xã hội Mường cổ – nhà
lang trước kia tự phân thành hai tầng lớp khép kín, không chuyển hóa lẫn nhau
về mặt con người. Tất nhiên đẳng cấp người Mường không như đẳng cấp ở Ấn
Độ. “Đẳng cấp” thống trị nhà lang tập hợp thành những tông tộc phụ hệ. Mỗi tông
tộc như vậy chiếm giữ một Mường. Mường đó bao gồm một thung lũng hẹp giữa
chân núi hay gồm nhiều thung lũng chạy dài nối liền nhau như Mường Bi. Địa
giới cũng để phân định mường này với mường kia, tộc này với tộc khác. Ngoài ra
mỗi tông nhà lang còn có sự phân biệt ở tộc dang riêng – ví dụ họ Đinh Thế, Đinh
Công, họ Quách, Quách Đình, Bạch Công, Hoàng… theo tập quán người Mường
Hòa Bình, “đẳng cấp” thống trị cha truyền con nối làm lang. Dĩ nhiên, không loại
trừ những trường hợp đặc biệt, ngoại lệ. Khi nhà lang chống lại triều đình trung
ương, bị tiêu diệt hay thất bại trong cuộc chiến tranh giành quyền lợi tông tộc, hay
ức hiếp nhân dân trong mường quá mức sẽ bị nhân dân hạ bệ, thay thế. “Đẳng
cấp” bị trị là Mol hay Mol Mường (người Mường), họ không tập hợp nhau thành
tông tộc mà ở phân tán trong nhiều mường thành các gia đình nhỏ, hoặc các gia
đình cùng tông tộc nhưng lại cư trú ở các mường khác nhau.
Tổ chức thống trị nhà lang được thiết lập trong từng mường, từng làng
thuộc chiềng hay mường cũng phỏng theo tổ chức tông tộc nhà lang trên danh

nghĩa được quản toàn mường, gọi là lang cun, trên thực tế lang cun chỉ quản một
số làng ở trung tâm mường mà người Mường gọi là chiềng. Còn các con trưởng
của các chi nhánh thứ thì quản từng làng hay một cụm làng ở ngoài gọi là lang
tao (lang tạo – lang đạo). Lang tạo phụ thuộc vào lang cun. Dưới giúp việc lang
cun và lang tạo là ậu, ậu vị trí thấp hơn là ậu ún.
Về mặt kinh tế nhà lang dựa vào quyền chiếm hữu và khai thác ruộng lang,
thông qua chế độ ruộng nhà lang, nhà lang thể hiện tương đối đầy đủ quyền lực
thống trị của mình ở từng mường. Các hình thức khai thác ruộng lang cho thấy
nghĩa vụ lao động nặng nề của những người dân ở trong mường – những kẻ bị
19


×