Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Việ nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1975 1986)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.91 KB, 3 trang )

VIỆT NAM SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1975 – 1986)
I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC – NAM SAU NĂM 1975
1. Miền Bắc sau năm 1975
Bị chiến tranh phá hoại của Mỹ tàn phá nặng nề
Nhân dân miền Bắc ra sức khôi phục và xây dựng kinh tế.
Đến năm 1976: kinh tế bước đầu phục hồi

2. Miền Nam sau năm 1975
Chịu nhiều hậu quả chiến tranh: bom, mìn, chất độc hóa học gây khó khăn cho
việc xây dựng kinh tế.
Sau khi tiếp quản chính quyền cách mạng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm
khôi phục sản xuất và các hoạt động giáo dục, y tế.
Các biện pháp khôi phục sản xuất và đời sống:
Đưa đồng bào hồi hương, xây dựng những vùng kinh tế mới
Tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động
Điều chỉnh ruộng đất, khôi phục sản xuất nông nghiệp
Bình thường hóa các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương nghiệp…
Khôi phục các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế

II. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC.
Diễn biến:
T9/1975: Hội nghị 24 của TW Đảng đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất
nước về mặt nhà nước.
Từ 15 – 21/11/1975: Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức
ở Sài Gòn.
Ngày 25/4/1976: Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội.
Từ 24/6 – 3/7/1976: Quốc Hội khóa VI họp đã nhất trí: lấy tên nước là Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa lịch sử
Tạo điều kiện để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, tiến lên Chủ nghĩa xã hội


và bảo vệ tổ quốc.
Khẳng định vị trí ngoại giao của Việt Nam (T9/1977): Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
và được trên 100 nước công nhận.


III. ĐẤT NƯỚC BƯỚC ĐẦU ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1976 – 1986)
Đường lối chung: Cả nước bước vào thời kỳ quá độ từ một nền kinh tế lạc hậu tiến lên
Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa.
Kế hoạch 5 năm 1976 – 1980:
Nhiệm vụ, mục tiêu: Vừa giải quyết hậu quả chiến tranh vừa xây dựng nền sản xuất
lớn XHCN đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Thành tựu:
Đạt nhiều thành tựu trong các lãnh vực công, nông nghiệp và giao thông vận tải.
Cải tạo thành công quan hệ sản xuất, xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản ở
miền Nam, đưa nông dân vào làm ăn tập thể.
Hạn chế:
Kinh tế còn mất cân đối
Năng suất và thu nhập quốc dân thấp khiến đời sống nhân dân khó khăn và
xã hội nảy sinh nhiều tiêu cực.
Kế hoạch 5 năm 1981 – 1985:
Nhiệm vụ, mục tiêu: Đẩy mạnh cải tạo XHCN, sắp xếp lại cơ cấu kinh tế quốc dân
để khắc phục tình trạng mất cân đối của nền kinh tế.
Thành tựu:
Do thực hiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp
tăng đạt 17 triệu tấn.
Công nghiệp có sản lượng tăng 9,5% và nhiều công trình về điện, dầu khí, xi
măng… được xây dựng.
Hạn chế:
Chưa khắc phục được khó khăn của các thời kỳ trước để lại nên vẫn chưa đạt
được mục tiêu “ổn định đời sống nhân dân”.

Nguyên nhân yếu kém và hậu quả:
Khách quan: Do hậu quả của chiến tranh và chính sách cấm vận của Mĩ.
Chủ quan: Do tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí bảo thủ, bất chấp mọi
quy luật khách quan về kinh tế.
Hậu quả: Cuối những năm 80, lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội
trầm trọng.


IV. ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 – 1979)
1. Bảo vệ biên giới Tây Nam
T5/1975: Tập đoàn Khmer Đỏ chiếm đảo Phú Quốc, Thổ Chu và khiêu khích vũ trang
từ Hà Tiên đến Tây Ninh.
Ngày 22/12/1978: Khmer Đỏ tiến đánh Bến Sỏi (Tây Ninh) và tiến sâu vào lãnh thổ
Việt Nam.
T12/1978 – T1/1979: Quân đội Việt Nam tiến hành phản công, tiêu diệt toàn bộ quân
xâm lược, giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước khỏi nạn diệt chủng.

2. Bảo vệ biên giới phía Bắc
Ngày 17/12/1979: Nhằm giúp tập đoàn Khmer Đỏ chống Việt Nam, Trung Quốc tấn
công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc từ Móng Cái đến Lai Châu dài hơn 1400 km.
T3/1979: Quân Trung Quốc phải rút lui sau khi quân dân 6 tỉnh phía Bắc chiến đấu
anh dũng để bảo vệ tổ quốc và nhân dân thế giới phản đối.



×