Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

10 bt chuyển động thẳng đều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.56 KB, 3 trang )

CHƯƠNG 1 : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
DẠNG 1 : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
LÝ THUYẾT
1. Chuyển động cơ là gì? là sự dời chỗ của vật theo thời gian.
- Khi vật dời chỗ thì có sự thay đổi khoảng cách giữa vật và các vật khác được coi như đứng
yên. Vật đứng yên được gọi là vật mốc.
- Chuyển động cơ có tính tương đối (một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại
đứng yên so với vật khác)
2.Chất điểm. Quỹ đạo của chất điểm
- Trong những trường hợp kích thước của vật nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó, ta có
thể coi vật như một chất điểm - một điểm hình học và có khối lượng của vật.
- Khi chuyển động, chất điểm vạch một đường trong không gian gọi là quỹ đạo.
3.Xác định vị trí của một chất điểm
- Để xác định vị trí của một chất điểm, người ta chọn một vật mốc, gắn vào đó một hệ tọa
độ, vị trí của chất điểm được xác định bằng tọa độ của nó trong hệ tọa độ này.
4.Xác định thời gian: Muốn xác định thời điểm xảy ra một hiện tượng nào đó, người ta
chọn một gốc thời gian và tính khoảng thời gian từ gốc đến lúc đó.
5.Hệ quy chiếu:
Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + Đồng hồ và gốc thời gian
6.Chuyển động tịnh tiến: Chuyển động tịnh tiến là chuyển động trong đó đoạn thẳng nối hai
điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó. Mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt
nhau, có thể chồng khít nên nhau được.
CHÚ Ý: Để khảo sát chuyển động tịnh tiến của một vật rắn (vật có hình dạng và kích
thứơc không thay đổi) chỉ cần khảo sát chuyển động của một điểm bất kì của vật
*Công thức cần nhớ về chuyển động thẳng đều:

Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức
r
thời ( v ) không đổi.
1. Vận tốc: vtb = không đổi = v
2. Tọa độ (phương trình chuyển động): x = x0 + v( t – t0)


với + x0 : tọa độ ở thời điểm ban đầu t0. + x: tọa độ ở thời điểm bất kì t. + v : vận tốc )
3. Độ dời: Δx = x2 – x1= v( t2 – t1) = v.Δt
4. Đồ thị vận tốc - thời gian: Đồ thị (V- t) là đường thẳng song song trục ot.
5. Đồ thị tọa độ - thời gian: Đồ thị (x - t) là đường thẳng có hệ số góc tan α = v.
6. Chú ý:
● Nếu chọn gốc thời gian trùng thời điểm ban đầu thì: t0 = 0
⇒ phương trình cđ: x= x0 + vt.
● Nếu chuyển động không đổi chiều thì quảng đường đi : S =

∆x

Dạng 1. Lập phương trình tọa độ
- Chọn trục tọa độ, chiều dương, gốc thời gian.
- Xác đinh các giá trị t0, x0, v đã cho ban đầu.
- Viết phương trình tọa độ: x = x0 + vt
* Chú ý:
+ Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động: t0 = 0
+ Chọn gốc tọa độ là vị trí vật bắt đầu chuyển động: x0= 0
+ Vật chuyển động theo chiều dương: v > 0

+ Vật chuyển động theo chiều âm (ngược chiều dương đã chọn): v < 0
Dạng 2. Xác định thời điểm và vị trí gặp nhau của hai vật chuyển động
Phương pháp
- Viết pt tọa độ của 2 vật với cùng gốc tọa độ và gốc thời gian.
- Khi hai vật gặp nhau thì: x1 = x2.
Lưu ý: * Khoảng cách giữa 2 chất điểm ∆x = x 2 − x1
Dạng 3. Đồ thị chuyển động
- Chọn hệ quy chiếu, gốc thời gian và tỉ lệ xích thích hợp.
- Viết pt chuyển động mỗi vật, từ đó vẽ đồ thị.
* Chú ý:

+ khi v> 0 thì đồ thị hướng lên
+ khi v< 0 thì đồ thị hướng xuống
+ khi v= 0 thì đồ thị nằm ngang
+ khi v1= v2 thì 2 đồ thị song song
+ hai đồ thị cắt nhau thì giao điểm cho biết thời điểm và nơi gặp nhau.
I.Bài tập
Bài 1: Một vật chuyển động dọc theo trục ox có phương trình: x = −15t + 6 (km,h)
-a/vật chuyển động theo chiều nào? tốc độ bao nhiêu?
b/ xác định x0 ? tọa độ ở thời điểm t = 20 phút, quãng đường vật đi được trong 20
phút đó.
Bài 2: Một xe máy chuyển động dọc theo trục OX có phương trình tọa độ dạng x=
60 – 45(t – 7) với x(km); t(h). Góc thời gian được chọn lúc 0h đêm.
a/ Xe máy chuyển động theo chiều dương hay chiều âm của trục OX.
b/ Định thời điểm xe máy đi qua gốc tọa độ.
c/ Xác định quãng đường xe máy đi được trong 30min kể từ lúc bắt đầu chuyển động
Bài 3: Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20km,
chuyển động cùng chiều từ A đến B có vận tốc lần lượt là 40km/h và 30km/h.
Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ, lấy A làm
gốc tọa độ, chiều từ A đến B là chiều dương.
ĐS: xA = 40.t (km) ,xB= 20 + 30.t (km)
Bài 4: Hai ô tô cùng khởi hành một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 60km, chuyển
động ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h.
Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau
ĐS: Vậy hai xe gặp nhau 1 giờ sau khi khởi hành và cách A 40km.
Bài 5: Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20km,
chuyển động cùng chiều từ A đến B có vận tốc lần lượt là 60km/h và 40km/h.Chọn
A làm gốc tọa độ, chiều từ A đến B là chiều dương.
a. Lập phương trình chuyển động củ hai xe trên cùng một trục tọa độ.
b. Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe.
ĐS: a/ XA = 60.t (km)XB= 20 + 40.t (km)

Bài 6: Hai thành phố A,B cách nhau 100 km. Cùng một lúc hai xe chuyển động
ngược chiều nhau, xe ô tô đi từ A có vận tốc 30 km/h, xe đi từ B với vận tốc 20
km/h. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai xe
bắt đầu đi.
a. Viết pt tọa độ mỗi xe.


b. Vẽ đồ thị tọa độ mỗi xe. Từ đồ thị, xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
ĐS: a, x1 = 30t; x2= 100 – 20t
b, sau 2 h ; cách A 60 km
Bài 7: Lúc 6 giờ, một người đi xe đạp chuyển động thẳng từ A đến B với tốc độ
không đổi 15 km/h. Chọn trục OX là đường thẳng AB, chiều dương từ A đến B.
Góc tọa độ tại A, gốc thời gian lúc 6h.
a) Viết phương trình chuyển động của người đi xe đạp.
b) Lúc 10 giờ người đi xe đạp ở vị trí nào? Đi được quãng đường bao nhiêu ?
c/ Xác định khoảng cách giữa 2 xe lúc 12h
ĐS : a/x = 15t b/x = 60 km , s = 60km
Bài 8 : Lúc 7 giờ, một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc 4 km/h. Lúc 9
giờ một người đi xe đạp cũng xuất phát từ A đến B với vận tốc 12 km/h.
a) Viết phương trình chuyển động của hai người.
b) Lúc mấy giờ, hai người này cách nhau 2 km ?
c) Vẽ đồ thị (x – t) của mỗi người trên cùng một hệ trục tọa độ.
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Giờ khởi hành của chuyến tàu từ Tp Hồ Chí Minh đi Hà Nội là lúc 19 giờ 30
phút hằng ngày, gốc thời gian được chọn là
A. 7 giờ.
B. 19 giờ 30 phút.
C. 0 giờ.
D. 12 giờ.
Câu 2: Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, tới

ga Vinh vào lúc 0h34min ngày hôm sau. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam
S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Vinh là
A. 5h34min
B. 24h34min C. 4h26min
D.18h26min
Câu 3: Trong trường hợp nào dưới đây chỉ số thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng
thời gian trôi ?
A. Một trận bóng diễn ra từ 16 giờ đến 17 giờ 45 phút.
B. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
C. Lúc 7 giờ một xe ô tô khởi hành từ Tp Hồ Chí Minh, sau 3 giờ thì xe đến Vũng Tàu.
D. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
Câu 4: Một xe ôtô khởi hành lúc 7 giờ (theo đồng hồ treo tường). Nếu chọn mốc
thời gian là lúc7 giờ thì thời điểm ban đầu đúng với thời điểm nào trong các trường
hợp sau:
A. to = 7 giờ. B. to = 14 giờ C. to = 0 giờ.
D. Một thời điểm khác.
Câu 6 : Một xe ôtô khởi hành lúc 8 giờ, nếu chọn mốc thời gian là lúc 5 giờ thì thời
điểm khởi hành ĐÚNG với thời điểm nào sau đây ?
A. to = 3 giờ
B. to = 8 giờ
C. to = 0 giờ D. to = - 3 giờ
Câu 7:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi … của vật so với vật khác theo thời
gian.
A. vị trí B. tốc độ
C. gia tốc
D. trục toạ độ
Câu 8: Chất điểm là vật có kích thước
A. nhỏ hơn độ dài đường đi.
B. rất nhỏ so với đường đi.

C. lớn hơn độ dài đường đi.
D. rất lớn so với độ dài đường đi.
Câu 9: Chọn câu SAI.
A. Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x có thể dương hoặc âm.

B. Toạ độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau.
C. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm.
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng nhất
Để khảo sát chuyển động của một vật, người ta cần chọn một hệ qui chiếu. Hệ qui
chiếu dùng để làm gì?
A. Xác định vị trí của vật trong không gian. B. Xác định tốc độ chuyển động của vật.
C. Xác định cả vị trí của vật và thời gian. D. Xác định thời gian trong chuyển động.
Câu 11: Một hệ qui chiếu không có yếu tố nào trong các yếu tố sau
A. đồng hồ đo vận tốc
B. vật mốc C. mốc thời gian
D. hệ trục toạ độ
Câu 12 : Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm ?
A. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. B. Giọt mưa lúc đang rơi.
C. Hai hòn bi lúc va chạm với nhauD. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh
trục của nó.
Câu 13 : Muốn xác định vị trí của một chất điểm theo thời gian, ta cần
A. một hệ tọa độ.
B. một vật làm mốc và một đồng hồ.
C. một hệ quy chiếu.
D. đường biểu diễn quỹ đạo chuyển động của chất điểm.
Câu 14 : Phương trình chuyển động thẳng đều khi điểm xuất phát không trùng với
gốc tọa độ là
A. x = vt
B. x = xo + vt C. x = v ( t – to )

D. x = v. ∆t
Câu 15 : Một ôtô xuất phát từ vị trí cách bến xe 3km và chuyển động thẳng đều với
tốc độ 80km/h. Chọn vị trí xuất phát làm vật mốc, chiều dương là chiều chuyển động
của ôtô, mốc thời gian là lúc xuất phát. Phương trình chuyển động của ôtô là
A. x = 3 + 80t (km)B. x = – 3 + 80t (km)
C. x = 80( t – 3) (km) D. x = 80t (km)
Câu 16 : Phương trình chuyển động của một chất diểm dọc theo trục Ox có dạng :
x = 4t – 10 (x đo bằng km và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm
sau 2h chuyển động là
A. 2km
B. – 8km
C. – 2km
D. 8km
Câu 17 : Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng :
x = - 50 + 20 t ( x đo bằng km, t đo bằng giờ).Quãng đường đi được của chất điểm
sau 2h chuyển động là bao nhiêu ?
A. 10km.
B. 40km.
C. - 40km.
D. - 10km
Câu 18: Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa
điểm A và B cách nhau 120km. Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là
20km/h.
1. Phương trình chuyển động của hai xe khi chọn trục toạ độ 0x hướng từ A sang B,
gốc 0≡A là
A. xA = 40t(km); xB = 120 + 20t(km)
B. xA = 40t(km); xB = 120 - 20t(km)
C. xA = 120 + 40t(km); xB = 20t(km)
D. xA = 120 - 40t(km); xB = 20t(km)
2. Thời điểm mà 2 xe gặp nhau là

A. t = 2h
B. t = 4h
C. t = 6h
D. t = 8h
3. Vị trí hai xe gặp nhau là
A. Cách A 240km và cách B 120km
B. Cách A 80km và cách B 200km
C. Cách A 80km và cách B 40km
D. Cách A 60km và cách B 60km




×