Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

10 đề thi thử vật lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.86 KB, 2 trang )

ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I – ĐỀ SỐ 1
Họ và tên :
Câu 1 : Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.
B. một vật rơi từ trên cao xuống dưới đất.
C. Một hòn đá được ném theo phương ngang.
D.Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng
Câu 2: Khi chất điểm chuyển động tròn đều thì đại lượng nào sau đây thay đổi:
A. Tốc độ góc
B. Vectơ vận tốc.
C. Chu kì
D. Gia tốc hướng tâm.
Câu 3 :
Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động thẳng biến đổi đều ?
A. Vật có gia tốc biến đổi đều. B. Vật có gia tốc tỉ lệ thuận với vận tốc.
C. Vật có vectơ gia tốc khác phương với vcetơ vận tốc.
D. Vật có gia tốc không đổi và cùng phương với vectơ vận tốc.
Câu 4 : Trong công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc cuả chuyển động thẳng nhanh dần đều
v 2 − v 02 = 2as ta có các điều kiện nào dưới đây?
A. s > 0; a > 0; v > v0.
B. s > 0; a < 0; v C. s > 0; a > 0; v < v0.
D. s > 0; a < 0; v > v0.
Câu 5 : Điều nào sau đây là SAI khi nói về lực tác dụng và phản lực ?
A. Lực tác dụng và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
B. Lực tác dụng và phản lực luôn luôn đặt vào hai vật khác nhau.
C. Lực tác dụng và phản lực là hai lực cân bằng .
D. Lực tác dụng và phản lực luôn cùng giá, ngược chiều nhau.
Câu 6 : Trong chuyển động thẳng đều
A. quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc.
B. tọa độ luôn tỉ lệ thuận với vận tốc.


C. quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
D. tọa độ luôn tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
Câu 7 : Vât có khối lượng 5kg, chuyển động do tác dụng đồng thời của hai lực F 1=40N, F2 = 30 N có hướng vuông góc
với nhau. Gia tốc mà vật thu được là
A. a = 14 m/s2.
B. a = 10 m/s2
C. a = 8 m/s2
D. a = 6 m/s2
Câu 8 : Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm ?
A. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. B. Giọt mưa lúc đang rơi.
C. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau. D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 9 : Trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối vì chuyển động của ô tô
A. được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường.
C. không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động
D. được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau (gắn với đường và gắn với ô tô)
Câu 10 : Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất ở nơi có gia tốc trọng trường g . Vận tốc của vật khi đi được nửa quãng
đường :
A. 2gh
B. 2gh
C. gh
D. gh
Câu 11 : Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài tăng hai lần thì:
A. Gia tốc hướng tâm của vật tăng lên bốn lần.
B. Lực hướng tâm tác dụng lên vật tăng lên hai lần.
C. Gia tốc hướng tâm của vật không đổi.
D. Tốc độ góc của vật tăng lên bốn lần.
Câu 12 : Một vật có khối lượng 0,5kg chuyển động theo quỹ đạo tròn có bán kính 1m dưới tác dụng của lực hướng tâm
Fht = 8N. Tốc độ dài của vật đó là
A. 8m/s

B. 4m/s
C. 2m/s
D. 1m/s

(

)

Câu 13 : Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau thời gian ∆t , vận tốc của xe tăng ∆v . Sau thời gian ∆t kế tiếp, vận
tốc của xe tăng thêm ∆v ' . So sánh ∆v và ∆v ' .
A. ∆v < ∆v '
B. ∆v > ∆v '
C. ∆v = ∆v '
D. ∆v ≥ ∆v '
Câu 14:Trong các yếu tố sau : ( I ) Độ biến dạng của lò xo ; (II) Hình dạng của vật treo ; (III) Độ cứng của lò xo.
Trong giới hạn đàn hồi thì lực đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào :
A. (II),(III)
B. (I),(II)
C. (II),(II),(III)
D. (I),(III)
Câu 15 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là của chuyển động rơi tự do?
A. Vận tốc tăng tỉ lệ thuận với thời gian rơi.
B. Quãng đường tăng tỉ lệ thuận với bình phương thời gian rơi.
C. Các vật rơi từ cùng một độ cao ban đầu đều chạm đất cùng một lúc.
D. Lúc bắt đầu rơi, vận tốc của vật có giá trị dương.


Câu 16 : Kết luận nào sau đây là không đúng đối với lực đàn hồi.
A. Xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi. B. Luôn luôn là lực kéo.
C. Tỉ lệ với độ biến dạng. D. Luôn ngược hướng với lực làm cho nó bị biến dạng.

Câu 17 : Một vật rơi tự do từ độ cao 25m.Lấy g=9,8m/s2. Thời gian vật rơi tự do là
A. 5,1 s
B.2,3 s
C. 22 s
D. 2,6 s
Câu 18 : Phương trình nào biểu diễn chuyển động nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox ?
A. x = 20 + 8t2 B. x = 20 – 5t + 2t2 C. x = 5t – 2t2
D. x = 100 – 2t2
Câu 19 : Một người gánh một thùng gạo nặng 300N ở đầu A và một thùng ngô nặng 400N ở đầu B. Đòn gánh dài 1,4m.
Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào ?
A.Cách đầu A 1,05m
B.Cách đầu B 1,05m
C.Cách đầu A 0,8m
D. Cách đầu B 0,8m
Câu 20 : Lực ma sát nghỉ không co tính chất nào sau đây ?
A. luôn ngược hướng với vận tốc của vật.
B. có giá nằm trong mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật
C. có cường độ tùy thuộc vào ngoại lực.
D. có thể bằng không dù mặt tiếp xúc không nhẵn.
Câu 21 : Nguyên nhân xuất hiện ma sát là do
A. vật đè mạnh lên giá đỡ.
B. vật chuyển động có gia tốc.
C. các vật có khối lượng.
D. mặt tiếp xúc sần sùi, lồi, lõm hoặc bị biến dạng.
Câu 22 : Chọn câu ĐÚNG.
A. Gia tốc của chuyển động tròn đều có giá trị dương khi vật ch.động theo chiều dương của quỹ đạo.
B. Độ lớn của gia tốc chuyển động tròn đều là không đổi.
C. Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo hình tròn.
D. Vectơ vận tốc của chuyển động tròn có phương và độ lớn không đổi.
Câu 23: Trong các chuyển động tròn đều

A. có cùng bán kính quỹ đạo, chuyển động nào có chu kỳ quay lớn hơn thì có tốc độ dài lớn hơn.
B. cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính quỹ đạo nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
C. chuyển động nào có chu kỳ quay nhỏ hơn thì có tốc độ góc lớn hơn.
D. chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kỳ lớn hơn.
Câu 24 : Hai người cùng khiêng một thanh dầm bằng gỗ nặng ,có chiều dài L.Người thứ hai khỏe hơn người thứ
nhất.Nếu tay của người thứ nhất nâng một đầu thanh thì tay người thứ hai phải đặt cách đầu kia của thanh một đoạn bằng
bao nhiêu để người thứ hai chịu lức lớn gấp đôi người thứ nhất ?
A.

L
3

C.

2L
5

B.

L
4

D. 0

Câu 25 : Một vật có khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển động đến một điểm cách tâm Trái
Đất 2R ( với R là bán kính Trái đất) thì nó có trọng lượng là:
A. 10N
B. 5N
C. 2,5N
D. 1N

Câu 26 : Cánh tay đòn của lực F đối với tâm quay O là :
A. Khoảng cách từ O đến điểm đặt của lực F
B. Khoảng cách từ O đến ngọn của vec tơ lực F
C. Khoảng cách từ O đến giá của lực F
D. Khoảng cách từ điểm đặt của lực F đến trục quay
Câu 27 : Một vật chịu 4 lực tác dụng .Lực F 1 = 40N hướng về phía Đông,lực F 2 = 50N hướng về phía Bắc, lực F 3 = 70N
hướng về phía Tây, lực F4 = 90N hướng về phía Nam.
Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ?
A. 50N
C. 170N
B. 131N
D. 250N
Câu 28 : Một vật chuyển động theo phương trình: x = 2t 2 + 6t (t:s, x:m). Chọn kết luận sai
A. x0 = 0
B. a = 2 m / s 2
C. v0 = 6m / s
D. x > 0
Câu 29 . Hai lực song song cùng chiều , có độ lớn 20N, 40N . Khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp lực của chúng
đến lực nhỏ hơn bằng 0,8m . Tìm khoảng cách giữa hai lực đó .
A. 1m
B. 1,5m
C. 1,2 m
D.2,4 m
Câu 30 :Khi một vật rơi tự do thì quãng đường vật rơi được trong những khoảng thời gian 1s liên tiếp nhau sẽ hơn kém
nhau một lượng bao nhiêu ?
A.

g

B. g


C. 3g/2

D. g / 2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×