Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.66 KB, 4 trang )

NÔNG NGHIỆP – THUỶ SẢN – LÂM NGHIỆP
I. NÔNG NGHIỆP
1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
a. Điều kiện phát triển
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo Bắc – Nam và theo độ cao
địa hình, có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm
nông nghiệp
Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời
đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
Vùng núi: thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp
lâu năm
Vùng đồng bằng: thế mạnh về cây công nghiệp hàng năm, thuỷ sản và nuôi
gia cầm
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho việc phòng chống thiên tai,
sâu bệnh và dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng
b. Khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới
Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới
Các cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp với từng vùng sinh thái
nông nghiệp
Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi quan trọng với giống ngắn ngày,
chịu được sâu bệnh và thu hoạch trước mùa bão, lũ, hạn
Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ hoạt động giao thông vận tải, công
nghiệp chế biến và bảo quản nông sản
Đẩy mạnh sản xuất nông sản nhiệt đới xuất khẩu (lúa gạo, cà phê,
cao su,...)

2. Nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá
a. Nền nông nghiệp cổ truyền
Đặc trưng: sản xuất nhỏ, lạc hậu, năng suất thấp
Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cung tự cấp
Còn phổ biến ở nhiều vùng nước ta




b. Nền nông nghiệp hàng hoá
Đặc trưng: sản xuất hiện đại, quan tâm nhiều hơn đến thị trường và lợi nhuận
Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, gắn liền với công nghiệp chế biến và
dịch vụ nông nghiệp
Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp
Nông nghiệp hàng hóa ngày càng phát triển

3. Nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá
Ngành trồng trọt chiếm 75% tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp
a. Sản xuất lương thực
Vai trò:
Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm đảm
bảo lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng xuất khẩu
Việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất
nông nghiệp
Điều kiện phát triển:
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu cho phép phát triển
sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp
Tuy nhiên thiên tai và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản xuất
lương thực
Tình hình sản xuất lương thực:
Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh
Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
Năng suất lúa tăng mạnh
Sản lượng lúa tăng nhanh
Bình quân lương thực trên đầu người tăng
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với 3 - 4 triệu tấn/năm
Hai vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là: Đồng bằng sông

Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
b. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:
Điều kiện thuận phát triển:
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất (feralit, xám, đỏ bazan,…)
Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn, có mạng lưới các cơ sở chế
biến cây công nghiệp
Khó khăn: thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm chưa đáp ứng
được nhu cầu của thế giới
Hiện trạng phát triển:
Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa,
chè


Cây công nghiệp nước ta chủ yếu là các cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra
còn có một số cây công nghiệp cận nhiệt

4. Ngành chăn nuôi
Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng vững chắc
Xu hướng nổi bật là sản xuất theo hướng hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo
hình thức công nghiệp
Tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) tăng cao
Nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi
Chăn nuôi lợn và gia cầm:
Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu
Đàn lợn cung cấp trên ¾ sản lượng thịt các loại
Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh
Tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

II. THUỶ SẢN
1. Điều kiện phát triển

a. Điều kiện tự nhiên:
Bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng
Có nhiều ngư trường lớn: có bốn ngư trường trọng điểm
Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn
Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, vùng trũng ở đồng bằng
b. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống
Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ đánh bắt hiện đại hơn
Dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Chính sách phát triển ngành thuỷ sản gắn với bảo vệ nguồn lợi và chủ quyền
lãnh thổ
c. Khó khăn:
Bão, gió mùa Đông Bắc
Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới nên năng suất thấp
Hệ thống các cảng cá, công nghiệp chế biến thuỷ sản còn hạn chế
Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi bị suy giảm

2. Sự phát triển và phân bố
Phát triển nhanh, sản lượng là 3.4 triệu tấn (2005)
Sản lượng bình quân theo đầu người khoảng 42 kg/năm/người


a. Khai thác thuỷ sản:
Sản lượng 1.791 nghìn tấn, trong đó có 1.367 nghìn tấn cá biển
b. Nuôi trồng thuỷ sản:
Quan trọng nhất là nuôi tôm với kĩ thuật ngày càng cao
Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển

III. LÂM NGHIỆP

1. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng về kinh tế và sinh thái
Về kinh tế: cung cấp gỗ quý, thú quý, nguyên liệu cho công nghiệp giấy,
dược liệu,...
Về sinh thái: rừng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước, ngăn gió bão, cát lấn,...

2. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
a. Trồng rừng:
Nước ta có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung
Hàng năm trồng thêm khoảng 200 nghìn ha nhưng vẫn có hàng nghìn ha rừng
bị chặt phá và bị cháy, nhất là ở Tây Nguyên
b. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
Mỗi năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre và 100
triệu cây nứa
Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn,...
Công nghiệp giấy và bột giấy được phát triển
Rừng còn cung cấp gỗ củi và than củi



×