TÀI NGUYÊN. MÔI TRƯỜNG. THIÊN TAI
I. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
1. Tài nguyên sinh vật
a. Hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng
Mặc dù tổng diện tích rừng tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì
chất lượng rừng chưa thể phục hồi
Có 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi
b. Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng
Nâng độ che phủ rừng từ 40% lên 45 – 50%, vùng núi dốc đạt khoảng
70 – 80%
Nhà nước quy định những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với
3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất
Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng
Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho nhân dân
Trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm phục hồi lại cân bằng sinh thái ở
nước ta
2. Đa dạng sinh học
a. Suy giảm đa dạng sinh học
Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời làm
nghèo tính đa dạng của sinh vật
Nguồn tài nguyên thủy hải sản của nước ta bị suy giảm rõ rệt do khai thác quá
mức và tình trạng ô nhiễm nguồn nước
b. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm
Quy định việc khai thác nhằm đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật
của đất nước: cấm khai thác gỗ quý, cấm gây cháy rừng, cấm săn bắt động vật
quý,…
II. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT
1. Hiện trạng sử dụng đất
Đất có rừng: 12,7 triệu ha
Đất nông nghiệp: 9,4 triệu ha, chiếm 28,4% (khả năng mở rộng rất hạn chế)
Đất chưa sử dụng: 5,35 triệu ha, chủ yếu là đất đồi núi bị thoái hóa
Cả nước có 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa, chiếm 28%
2. Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
Đối với vùng đồi núi, phải áp dụng tổng hợp các biện pháp thuỷ lợi, canh tác
ruộng bậc thang
Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc, bảo vệ đất rừng, tổ chức định canh định cư
Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp thâm canh,
canh tác hợp lí đi đôi với bảo vệ tài nguyên đất.
Chống bạc màu, chống nhiễm mặn, chống ô nhiễm đất,…
III. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHÁC
1. Tài nguyên nước
Tình trạng ngập lụt, khô hạn theo mùa và ô nhiễm môi trường nước là hai vấn đề
quan trọng nhất hiện nay.
Vì vậy, cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo cân bằng và chống ô nhiễm
nguồn nước.
2. Tài nguyên khác (khoáng sản, du lịch, biển, khí hậu)
Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản, tránh lãng phí và làm ô nhiễm
môi trường
Bảo tồn, tôn tạo và phát triển du lịch sinh thái
Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên khí hậu, tài nguyên
biển
IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Vấn đề quan trọng
Mất cân bằng sinh thái môi trường
Ô nhiễm môi trường
2. Biện pháp
Cần sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền
Đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người
V. MỘT SỐ THIÊN TAI CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
1. Bão
a. Hoạt động:
Mùa bão từ tháng 6 đến tháng 12
Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 8 (tổng số
cơn bão của 3 tháng này chiếm 80%)
Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
Trung bình mỗi năm nước ta có 8,8 cơn bão
b. Hậu quả:
Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống
Bão thường có gió mạnh và mưa lớn; lượng mưa từ 300 – 400mm, có khi tới
500 – 600mm gây sóng to, cao 9 – 10m làm lật úp tàu thuyền
Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 2m làm ngập mặn vùng ven biển
Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá các công trình nhà ở, cầu cống, cột điện,...
2. Ngập lụt
a. Hoạt động:
Vùng ngập lụt nghiêm trọng nhất là châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng,
lũ tập trung, đất thấp lại có đê bao bọc; mật độ xây dựng cao
Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long do mưa lớn và do triều cường
Ngập lụt ở miền Trung mạnh vào tháng 9, tháng 10 do mưa lớn, nước biển
dâng và lũ nguồn về
b. Hậu quả:
Ảnh hưởng đến vụ lúa hè thu của hai đồng bằng trên
Thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt
Tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường
c. Biện pháp phòng chống:
Xây dựng các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều
3. Lũ quét
a. Hoạt động:
Xảy ra ở những lưu vực sông suối vùng núi có độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật,
gặp mưa lớn từ 100 – 200mm trong vài giờ
Là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng
Thời gian xảy ra lũ quét ở miền Bắc từ tháng 6 – tháng 10, miền Trung từ
tháng 10 – tháng 12
b. Hậu quả:
Nhà cửa, tài sản của nhân dân… bị cuốn trôi
c. Biện pháp phòng chống:
Quy hoạch các vùng dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét
Sử dụng đất đai hợp lí
Thực hiện các biện pháp thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật canh tác trên đất dốc,
chống xói mòn,...
4. Hạn hán
Ở miền Bắc mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng
Miền Nam mùa khô khắc nghiệt hơn (ở Tây Nguyên và Nam Bộ 4 – 5 tháng, ven
biển cực Nam Trung Bộ màu khô kéo dài 6 – 7 tháng)
5. Các thiên tai khác
Động đất: diễn ra mạnh nhất ở Tây Bắc, ven biển Nam Trung Bộ
Lốc, mưa đá, sương muối,... thường gặp nhiều ở miền núi
VI. CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG