Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

thiên nhiên phân hóa đa dạng phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.84 KB, 3 trang )

THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (PHẦN II)
I. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐỘ CAO
Đai nhiệt đới gió mùa
Đai cao - độ cao:
Miền Bắc: dưới 600 – 700m
Miền Nam: dưới 900 – 1000m
Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới, mùa hạ nóng (trên 250C)
Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ướt
Hai nhóm đất chính:
Nhóm đất phù sa: Chiếm gần 24% diện tích; Gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn,
đất mặn, đất cát,...
Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp: Chiếm hơn 60% diện tích; Gồm: đất feralit
đỏ vàng, nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi
Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Phần lớn là các loại cây
nhiệt đới xanh quanh năm
Sinh vật đa dạng và phong phú
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng thường xanh, rừng rụng lá và
rừng thưa nhiệt đới khô
Có các hệ sinh thái phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt như: rừng ngập
mặn, rừng tràm,...

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
Đai cao - độ cao:
Miền Bắc: từ 600 – 700m đến 2600m
Miền Nam: từ 900 – 1000m đến 2600m
Khí hậu:
Khí hậu mát mẻ, không có tháng nàonhiệt độ trên 250C
Mưa nhiều hơn và độ ẩm tăng
Đất và sinh vật:


Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m là đất feralit có mùn và các hệ
sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim


Đai ôn đới gió mùa trên núi
Đai cao - độ cao:
Trên 2600m, chỉ có ở miền Bắc (Hoàng Liên Sơn)
Khí hậu:
Khí hậu ôn đới
Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C
Đất - sinh vật:
Đất: chủ yếu là đất mùn thô
Sinh vật: có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam

II. CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
Giới hạn: Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
Địa hình:
Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung.
Có các thung lũng sông lớnvà đồng bằng rộng.
Bờ biển thấp phẳng, nhiều vịnh, đảo và quần đảo.
Thềm lục địa rộng, nông,…
Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Cảnh quan - sinh vật:
Đặc trưng là rừng nhiệt đới gió mùa, mùa đông có nhiều loài cây rụng lá, mùa
hạ cây xanh tốt.
Có một số loài ôn đới và cận nhiệt, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế;
ở đồng bằng, mùa đông trồng được rau quả ôn đới.
Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản giàu than, sắt, đá vôi, thiếc, chì, kẽm,...


Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
Giới hạn: Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
Địa hình: đa dạng
Núi cao ở Tây Bắc, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng Tây Bắc –
Đông Nam và dải đồng bằng thu hẹp.
Ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, bãi tắm đẹp,...
Khí hậu:
Mùa đông ít lạnh nhưng Tây Bắc vẫn lạnh do ảnh hưởng của độ cao địa hình.
Bắc Trung Bộ có gió Lào khô nóng vào đầu mùa hạ và bão lớn vào giữa và cuối
mùa hạ.
Cảnh quan: Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo độ cao. (có đủ 3 đai cao)
Khoáng sản: Sắt, crôm, titan, thiếc, apatít,vật liệu xây dựng,...


Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
Giới hạn: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
Địa hình:
Phức tạp, có các khối núi cổ và cao nguyên xếp tầng đồ sộ.
Có đồng bằng Nam Bộ rộng lớn và đồng bằng hẹp ở ven biển Nam Trung Bộ.
Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính cận xích đạo.
Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Cảnh quan – sinh vật:
Cảnh quan thiên nhiên đặc trưng là rừng cận xích đạo gió mùa; mùa khô có
nhiều loài cây rụng lá, hình thành rừng thưa nhiệt đới khô.(Tây Nguyên)
Thành phần loài chủ yếu thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới; có các loài thú lớn
như voi, hổ, báo, bò rừng,… vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…
Khoáng sản: dầu mỏ, bôxit, than bùn, vật liệu xây dựng,...




×