Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.29 KB, 2 trang )
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ - TÂY NGUYÊN (PHẦN II)
I. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ CÓ THẾ MẠNH VỀ KHOÁNG SẢN
Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta
Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, apatit, pyrit, đá vôi, sét,…
Tuy nhiên, việc khai thác đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.
Than:
Quảng Ninh là vùng than lớn nhất và tốt nhất Đông Nam Á
Sản lượng trên 30 triệu tấn, dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và
xuất khẩu
Trong vùng có các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Na Dương, Cẩm Phả
Khoáng sản kim loại:
Sắt: Yên Bái
Kẽm – chì: Bắc Kạn
Đồng – vàng: Lào Cai
Đồng – niken: Sơn La
Thiếc – bôxit: Cao Bằng, mỗi năm sản xuất 1000 tấn thiếc
Khoáng sản phi kim loại:
Đất hiếm: Lai Châu
Apatit: Lào Cai, khai thác 600.000 tấn mỗi năm để sản xuất phân lân
Vật liệu xây dựng có đá vôi, cát, sét,…
II. TÂY NGUYÊN CÓ THẾ MẠNH VỀ RỪNG
Lâm nghiệp là thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên.
Độ che phủ rừng là 60 % với nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, trắc,...) và chim thú quý
(voi, bò tót,…)
Rừng chiếm 36% diện tích và 52% sản lượng gỗ cả nước Tây Nguyên thực sự là
“kho vàng xanh” của nước ta.
Sự suy giảm tài nguyên rừng đã làm suy giảm sản lượng gỗ
Nạn phá rừng gia tăng làm giảm nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng gỗ quý, đe dọa
môi trường sống của chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm vào mùa khô