Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn
ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
KÌ THI 2015 – 2016
(Đề số 8)
1. Chọn 1 từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Minh mẫn
b. Minh quân
c. Minh chủ
d. Minh tinh
2. Nhận định sau nói về nhà văn nào?
Ông là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của
nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi
lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động cua người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi
rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn,
lay động người đọc.
a. Nguyễn Tuân
b. Nguyễn Khải
b. Nguyễn Minh Châu
d. Tô Hoài
3. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người lao động vùng cao Tât Bắc không
cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam cầm trong cuộc sống tăm tối đã
vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
a. Câu chuyện
b. Tây Bắc
c. Giam cầm
c. Phản kháng
4. Chọn một từ mà cấu tạo của nó không cùng nhóm với các từ còn lại?
a. Xông xênh
b. Đón đưa
c. May mắn
d. Xinh xắn
5. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong
vai người nói (người viết), hoạc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các
nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận lưu lượt lời với nhau.
a. Ngôn ngữ
b. xuất hiện
c. dạng nói
d. Luân lưu
6. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
…………………….là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và
người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê –
những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc
Bộ, được gọi là là những “thú đồng quê”, “phong lưu đồng ruộng” như: chơi núi non bộ,
thả chim, đánh vật, chọi gà…
a. Nam Cao
b. Nguyễn Tuân
d. Kim Lân
c. Tô Hoài
7. Chọn một tác phẩm không cùng thể loại
a. Ai đã đặt tên cho dòng sông
b. Tràng Giang
c. Tây Tiến
d. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
8. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Bầu cử
b. Đề cử
c. Cử tạ
d. Cử nhân
9. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
………………….là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng
miền Nam thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông quê ở miền Bắc nhưng đã gắn bó
sâu nặng với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu Nhà văn của người
nông dân Nam Bộ.
a. Nguyễn Trung Thành
b. Nguyễn Đình Thi
c. Nguyễn Thi
d. Nguyễn Quang Sáng
Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn
10. Tác phẩm nào không mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
a. Những đứa con trong gia đình
b. Người lái đò trên sông đà
c. Rừng xà nu
d. Việt Bắc
11. Chọn một từ không cùng cấu tạo với các từ còn lại?
a. Bẽ bang
b. Xấu xí
c. Đỏ đen
d. Mon men
12. Nhà văn nào được goi là “người mở đường tinh anh và tài năng”
a. Thanh Thảo
c. Nguyễn Minh Châu
b. Tố Hữu
d. Nguyễn Khải
13. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Bủn rủn
b. Nháo nhác
c. Điên đảo
d. Lung lay
14. Tác giả nào không thuộc giai đoạn 1945 – 1975?
a. Nguyễn Bính
b. Nguyễn Thi
c. Tố Hữu
d. Chế Lan Viên
15. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh,
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đứng đắn về cách nhìn nhận
cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật
sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
a. Bức ảnh
b. Đứng đắn
c. Cách nhìn
d. Hiện tượng
16. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6
Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy giòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
16.1. Từ “tràng giang” ở câu thơ thứ nhất được hiểu theo nghĩa nào?
a. Là tên riêng một con sông
b. là con sông rộng
d. là con sông cổ xưa
rộng
d. là con sông vừa dài vừa
16.2. Ở khổ thơ thứ nhất tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. Đối, ẩn dụ
b. Đối, hoán dụ
c. Nhân hóa, ẩn dụ
d. So sánh, nhân hóa
16.3. Hình ảnh “Củi một cành khô” là hình ảnh có tính chất?
a. Ước lệ
b. Mĩ lệ
c. Hiện thực
d. Lãng mạn
16.4. Từ “Đâu” trong câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” được hiểu như thế
nào?
a. Có tiếng làng xa ở đâu đó
b. Không có tiếng làng xa ở đâu đó
c. Tìm đâu thấy tiếng làng xa
c. Đáp án a và b
Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn
16.5. Huy Cận được mệnh danh với tên gọi nào sau đây?
a. Nhà thơ của cảm thức về thời gian
b. Nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới
c. Nhà thơ của cảm thức về không gian
d. Nhà thơ cổ điển nhất trong các nhà Thơ mới
16.6. Hai chữ “đìu hiu” trong câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu?” được hiểu như
thế nào?
a. Héo úa, tàn tạ
b. Buồn bã, thê lương
c. Buồn bã, hoang vắng
d. Nhỏ bé, tĩnh lặng
16.7. Đặc điểm chính của cảnh vật trong đoạn thơ trên là gì?
a. Vui vẻ, phấn khởi
b. Tan tác, thê lương
c. Hoang vắng, hiu quạnh
d. Ảo nảo, buồn thương
17. Tác phẩm nào ra đời trước 1975
a. Mùa lá rụng trong vườn
b. Một người Hà Nội
c. Những đứa con trong gia đình
d. Đàn ghi ta của Lor – ca
18. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại?
a. Nhẫn nhịn
b. Nhẫn cưới
c. Kiên nhẫn
d. Nhẫn nại
19. Nhà văn nào được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”?
a. Nguyễn Minh Châu
c. Lỗ Tấn
b. Tố Hữu
d. Hê – minh – way
20. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn
Truyện ngắn “Số phận con người (1957) của Sô – lô – khốp là cột mốc quan trọng
mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng nghệ thuật lớn của truyện khiến có
người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca.
a. Cột mốc
b. Nghệ thuật
c. Liệt
d. Tiểu anh hùng ca
21. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mỵ trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên.
Mỵ trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai
hóm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mỵ chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mỵ, Mỵ
cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi
được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt
trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai
là người ta chết, chết đau, chết đối, chết rét, phải chết. Ta là thân phận đàn bà, nó đã bắt
về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải
chết. A Phủ ... Mỵ phảng phất nghĩ như vậy.
21.1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Biểu cảm
d. Thuyết minh
21.2. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
a. Tâm trạng của Mị lúc đêm khuya
b. Tình cảm của Mị đối với A Phủ
c. Sự chai sạn của tâm hồn Mị
d. Sự đồng cảm và xót thương của Mị với A Phủ
21.3. Đoạn trích có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. Nói quá
b. Liệt kê
c. Điệp từ
d. Nhân hóa
Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn
21.4. Theo đoạn trích tại sao Mị lại nghĩ: “Người kia việc gì mà phải chết.”?
a. Vì A Phủ còn trẻ
b. Vì A Phủ không bị cúng trình ma như Mị
c. Vì A Phủ không nợ nhà thống lí Pá Tra nhiều như Mị
d. Vì A Phủ là con trai
21.5. Đoạn trích đã thể hiện tài năng nghệ thuật gì của tác giả
a. Tả cảnh tinh tế, đặc sắc
b. Xây dựng đối thoại sinh động
c. Khắc họa hình dáng nhân vật độc đáo
d. Miêu tả diễn biến tâm lí phù hợp
22. Thuật ngữ nào sau đây không đồng nghĩa với cụm từ “ngôn ngữ đơn lập” ?
a. Ngôn ngữ không biến đổi hình thái
b. Ngôn ngữ biến hình
c. Ngôn ngữ thay đổi hình dạng
d. Ngôn ngữ không biến hình
23. Trong phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính được xem là tiếng thơ “quen nhất” vì
sao
a. Vì thơ ông đậm chất dân gian
b. Vì ông là một nhà Nho
c. Vì ông viết nhiều bằng tiếng Việt
d. Vì ông thường chọn những đề tài gần gũi
24. Kiểu tư duy thơ: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm là để nói về
nhà thơ nào?
Th.s Đặng Ngọc Khương – CNN – ĐHQG
Sử dụng tài liệu vui lòng trích nguồn
a. Tố Hữu
b. Xuân Diệu
c. Thanh Thảo
d. Chế Lan Viên
25. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học là một mô hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận
động, biến chuyển. Diễn tiến của văn học như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành,
tồn tại, thay đổi, phát triển qua các thời kì lịch sử được gọi là quá trình văn học.
a. Mô hình
b. Đặc thù
c. Diễn tiến
d. Thời kì
26. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
………………….văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất
khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.
a. Quá trình
c. Phong cách
b. Giai đoạn
d. Trào lưu