Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.47 KB, 3 trang )

Nghị luận về câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng
Đề bài: Nghị luận về câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng
Bốn câu thơ đã thể hiện tấm lòng của nhân dân ta đối với Bác Hồ. Sống trong cảnh thanh
bình êm ấm của một quốc gia độc lập, nhân dân ta càng nhớ về hồ chí minh - người cha
già của dân tộc. Mỗi khi đến sinh nhật Bác, ta cảm thấy bồi hồi khi nghĩ về cuộc đời của
người. Không chỉ là một nhà lãnh tụ vĩ đại đã dìu dắt con thuyền cách mạng việt nam đến
bến bờ thành công, Bác còn là một nhà thơ, một nhà giáo dục lớn. Sinh thời, Bác rất quan
tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ thế hệ trẻ, những mầm xanh của đất nước. Cho nên, trong
một lần nói chuyện với thanh niên học sinh, Bác Hồ đã ân cần khuyên nhủ: “có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’”. Tuổi
trẻ phải hiểu biết, nhận định lời dạy trên như thế nào và suy nghĩ gì về tài và đức của học
sinh hôm nay?
Tài mà Bác nói ở đây có nghĩa là tài năng, kiến thức, kinh nghiệm hày những sáng kiến
nảy sinh trong quá trình làm việc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành mọi công
việc, dù nhiệm vụ ấy có khó đến đâu, người đó cũng có thể hoàn thành một cách xuất sắc
và nhanh chóng so với người khác. Ví như người có tài trong lĩnh vực quân sự là người
có khả năng bố trí một trận đánh lớn, phức tạp sao cho ít bị tiêu hao lực lượng nhất.
Người có tài còn được sự kính phục, tin tưởng của mọi người xung quanh nhờ sự nhanh
nhạy của mình. Còn đức mà người muốn nói tới đó chính là phẩm chất đạo đức của một
người. Đạo đức ấy còn bao gồm cả nghĩa vụ đối với nhân dân, tổ quốc. Người có đức là
người biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sẵn
sàng cống hiến cuộc đời vì lí tưởng cách mạng... Cả tài năng lẫn đạo đức đều cần phải rèn
luyện, tu dưỡng mới có được.
Tại sao Bác lại cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng? Trong thực tế, ta thấy
rằng người có tài mà kém đức thường hay sinh thói kiêu căng, hợm hĩnh, tự cao, tự đại,
cho mình hơn hẳn người khác. Chính vì thế, họ thường chẳng bao giờ trố tài hay chỉ thi
thố tài khi công việc ấy có lợi cho bản thân, cho cuộc sống cá nhân. Tài năng thường làm
cho con người trở nên khôn ngoan, sắc sảo hơn. Nhưng nếu người ấy thiếu đạo đức thì sự
sắc sảo ấy trở thành những mưu mô xảo quyệt, gian ngoan. Ngoài ra, một người có tài
nhưng ích kỉ, tự tư tự lợi, chỉ biết lo cho gia đình và bản thân thì chẳng những họ không
chỉ là người vô dụng mà đôi lúc còn gây hại cho xã hội. Nếu một người có tài quản lí


nhưng lại sử dụng tài đó để vun vén cá nhân, người ấy sẽ tham ô, hư hỏng. Hơn nữa, tài
năng ấy còn phải hướng tới lợi ích chung. Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân mà tách rời khỏi
cộng đồng xã hội, không đem tài năng phục vụ tổ quốc thì tài năng ấy nào có ích gì. Một

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


-bác sĩ, kĩ sư đứng trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước, đã ngoảnh mặt, quay lưng,
đành lòng rời bỏ quê hương xứ sở để đi tìm một cuộc sống xa hoa, nhung lụa ở nước
ngoài, người ấy sẽ không đem lợi ích gì đến cho đồng bào của họ. Ngoài ra, tài nâng mà
không được dùi mài, rèn luyện bền bỉ thì đến một lúc nào đó mai một đi, không phát triển
được nữa...
Nếu ở vế trước, Bác đã đề cao vai trò của đạo đức thì ở vế sau, Bác đã lập luận đảo lại để
nhấn mạnh tầm quan trọng không kém của tài năng. Có đức mà không có tài thì làm việc
gì cũng khó. Trong cuộc sống hiện tại, có nhiều công việc đòi hỏi con người phải có kiến
thức, trình độ chuyên môn và sự nhạy bén để hoàn thành tốt công việc và đạt kết quả cao
nhất: tài năng sẽ giúp ta thành công. Mặt khác, nếu một con người có đức, đầu tư nhiều
sức lực vào công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn không sâu,
chẳng những người ấy sẽ lúng túng khi bắt tay vào việc mà còn làm cho công việc tiến
triển chậm chạp. Ngoài ra, nếu một người có đạo đức nhưng tài năng kém thì thường sẽ
thất bại.
Ta cần cố công rèn luyện tài và đức, trong đó đạo đức quan trọng hơn tài năng. Tài năng
không có thì còn có thể học tập rèn luyện nhưng không có đức thì sẽ trở thành những kẻ
phá hoại nhân dần, phá hoại đất nước. Có những học sinh ngoan ngoãn, biết kính trên
nhường dưới, nhưng học không giỏi, nhờ kiên trì, nhẫn nại mà họ trở thành những con
người giúp ích cho xã hội sau này. Có những cán bộ có đức độ tự nhận thấy mình chưa đủ
sức để điều hành những cỗ máy công việc phức tạp nên tự rút lui, nhường cho những
người xứng đáng hơn. Những con người ấy thật đáng khen! Để có được những kiến thức
vững vàng thì ngay bây giờ, học sinh cần phải chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức bản
thân.

Nghĩ về lời dạy của Bác Hồ, ta cảm nhận được trọn vẹn cái tình của người. Người thật sự
là một tấm gương sáng muôn đời cho thế hệ mai sau học tập và tự hào. Nhìn lại cuộc đời
vĩ đại của Bác, em không thể không cảm thấy xấu hổ khi đôi lúc mình cũng đã gần gục
ngã trước những khó khăn trên đường học vấn, rèn luyện tài năng, em cũng không khỏi
cảm thấy hổ thẹn khi xung quanh em còn có rất nhiều bạn học sinh chỉ chú trọng đến học
tập mà lãng quên những bài học đạo đức, những bà tiên cô tấm nhân hậu, hiền lành, thiện
thắng ác, những câu thưa gởi với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo... Dù Bác đã mãi mãi đi xa,
mãi mãi ta không còn nhìn thấy nụ cười, nghe giọng nói của Bác nhưng lời dạy chân tình,
thắm thiết của Bác vẫn đọng lại trong tâm hồn của mỗi người. Dường như ta vẫn nghe lời
Bác văng vẳng đâu đây như động viên nhắc nhở chúng ta rèn luyện, vực chúng ta dậy sau
mỗi lần vấp ngã. Càng thấy được muôn vàn tình thương yêu mà Bác để lại, em càng thấy
rằng mình cần nỗ lực hơn trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức để xứng đáng
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


là một người con của thành phố mang tên Bác.
Tóm lại, lời khuyên của Bác là một bài học lớn. Con người phải có đức và có tài mới trở
nên toàn diện. Lời khuyên của Bác đã động viên thế hệ trẻ việt nam rèn luyện, phấn đấu
vươn lên góp phần xây dựng xã hội mới. Thanh niên chúng ta nguyện làm theo lời Bác
dạy, biết phấn đấu rèn luyện bền bỉ ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi
bước vào cuộc sống.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×