Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tuan 27 cau khien (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.93 KB, 3 trang )

Tuần 27
GIÁO ÁN
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài dạy: CÂU KHIẾN
Người dạy: Lê Phước Luân
Ngày dạy: 08/03/2016
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận biết được câu khiến trong bt 1, biết cách đặt câu khiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi phần ghi nhớ, bài tập phần nhận xét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS tìm những từ ngữ đồng nghĩa và
trái nghĩa với từ “Dũng cảm”.
- Gọi 1 HS tìm thành ngữ nói về lòng dũng
cảm
Ba chìm bảy nổi, vào sinh ra tử, cày sâu
cuốc bẩm, gan vàng dạ sắt, nhường cơm sẻ
áo, chân lắm tay bùn.
- GV nhận xét
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
-Hàng ngày ta thường xuyên phải nhờ vả,
khuyên nhủ ai đó, hay rủ làm việc gì đó để
thực hiện việc đó ta phải dùng câu khiến. Để
biết các dùng như thế nào ta vào bài Câu


khiến.
2. Nội dung
a. Nhận xét
Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và
làm bài tập.
- Yêu cầu HS trả lời câu 1.
- GV nhận xét
- GV hỏi: Cuối câu in nghiêng có dấu gì ?

- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- 1 HS trả lời các HS khác nhận xét.

- HS nhắc lại tên bài

- 1 HS đọc
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.


Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Gọi 2 HS lên bảng ghi câu của
mình.
- GV nhận xét
- GV giới thiệu đây là Câu khiến
- GV hỏi: Câu khiến là câu như thế
nào ?
- GV nhận xét và rút ra kết luận:
1. Câu khiến là câu dùng để nêu yêu
cầu, đề nghị, mong muốn,… của

người nói, người viết với người khác.
2. Khi viết, cuối câu có dấu chấm
than hoặc dấu chấm.
b. Luyện tập
BT1: Gọi HS đọc và xác định yêu
cầu của bt.
- Giải nghĩa các từ khó
- Yêu cầu HS làm cá nhân dùng viết
chì gạch chân.
- Gọi HS đọc bài làm, GV viết các
câu lên bảng.
- GV yêu cầu HS nêu tác dụng của
câu khiến trong mỗi đoạn.
- Gọi HS nhận xét bảng
- GV nhận xét và yêu cầu HS đọc lại
các câu khiến vừa tìm được.
BT2: Gọi HS đọc và xác định yêu
cầu của bt.
- Hỏi HS: Các câu khiến nằm trong
phần nào của các bài tập ?
- Yêu cầu HS dựa vào SGK Tiếng
Việt và Toán làm nhóm đôi viết vào
vở nháp trong 2’
- Gọi đại diện nhóm nêu
- GV nhận xét
BT3: : Gọi HS đọc và xác định yêu
cầu của bt.
- GV lưu: Khi đặt câu chúng ta phải

- 1 HS đọc

- HS lắng nghe và thực hiện làm bài
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
nháp
- HS nhận xét.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét
- 2 HS đọc lại

- 1 HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài
- HS đọc, các HS khác nhận xét
- 4 HS nêu các HS khác nhận xét.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét
- 1 HS nhận xét
- 1 HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS trả lời: Câu khiến thường nằm
trong phần yêu cầu ta giải bài tập hay
thực hiện việc giải bài tập
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện 2 nhóm nêu các câu vừa
tìm được, các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe


lựa chọn những từ ngữ cho phù hợp
với đối tượng sao cho lịch sự nhất.
- Yêu cầu HS làm vào vở khoảng 3
câu: nói với bạn bè, anh(chị),
thầy(cô)

- Gọi HS đọc câu của mình.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nêu: Câu khiến dung để
làm gì ? Sau câu khiến thường có
dấu gì ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà viết vào vở thêm 3 câu
khiến và xem trước và bài tiếp theo.

- HS làm vào vở
- 2 HS đọc, các nhóm khác nhận xét
- 2 HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện

Kí duyệt của GVHD

Nguyễn Thị Thúy Ngọc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×