Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ôn tập bài vào phủ chúa trịnh lê hữu trác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.36 KB, 8 trang )

Ôn t ập bài Vào ph ủchúa Tr ịnh- Lê H ữ
u
Trác
Posted by Thu Trang On Tháng Bảy 05, 2016 0 Comment
KIẾN THỨC CƠ BẢN
TÁC GIẢ LÊ HỮU TRÁC
Lê Hữu Trác (1724 — 1791) tên, hiệu Hải Thượng Lán ông (ông
lười ở Hải Thượng), là nhà y học lỗi lạc nổi tiếng nhất của Việt
Nam thời trung đại, là nhà văn, nhà thơ tài hoa, có đóng góp đáng
kể đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XVIII, đặc biệt là ở thể văn xuôi
tự sự.
Lê Hữu Trác là một người toàn tài : dùi mài kinh sử, học hành để
thi đỗ, làm quan, học binh thư, theo nghề võ, từng ờ trong quân
của chúa Trịnh và lập được ít nhiều công trạng, nhưng cuối cùng
ông gắn bó trọn đời với nghề thầy thuốc. Bởi theo ông thì “ngoài
việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem
hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
Sự nghiệp của Lê Hữu Trác khá đồ sộ với bộ Hải Thượng y tông
tâm lĩnh (Những lĩnh hội tâm huyết trong ngành y của Hải
Thượng) gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần bốn mươi năm.
Hải Thượng y tông tâm lĩnh chẳng những có giá trị hết sức to lớn
về y học mà còn có giá trị văn học. Những ghi chép y học của tác
giả, bên cạnh tính chính xác khoa học, ít nhiều đều có sắc thái
văn :hưong. Ông diễn ca về cách bào chế thuốc (trong Lĩnh Nam
bản thảo), về cách vệ sinh phòng bệnh (trong Vệ sinh yếu quyết
diễn ca), về phương pháp chẩn đoán bệnh (trong Y gia quán
miên). Những bài diễn ca với mục đích phổ biến y học để mọi
người dễ hiểu, dễ thuộc nên thường có lời văn giản dị mộc mạc.
Bộ phận văn học độc lập gồm 29 bàỉ thơ ghi lại những cảm nghĩ
của tác giả trong những lần đi về các làng quê chữa bệnh cho dân
(Y lí thâu nhàn lí ngôn phụ chí-Trong khi làm thuốc, trộm được lúc


nhàn rỗi ghi vài vần thơ quê mùa


Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng (quyển vĩ) trong bộ Hải
Thượngy tông tâm lĩnh. Tác phẩm ghi lại cảnh vật, con người mà
tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chửa bệnh
cho thế tử Trịnh Cán (ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần 1782)
đến khi xong việc về lại quê nhà ở Hương Sơn (ngày 2 tháng 11).
TÁC PHẨM THƯỢNG KINH KÍ SỰ
NỘI DƯNG
1.


Bức tranh hiện thực về quang cảnh và cuộc sống nơi phủ
chúa
Quang cảnh ở phủ chúa cực kì thâm nghiêm, giàu sang,
xa hoa.

+ Phủ chúa là nơi thâm nghiêm, là một thế giới riêng biệt. Người
vào phủ chúa phải qua rất nhiều cửa gác : qua mấy lần cửa mới
tới đường dẫn vào phủ chúa, lại phải qua những dãy hành lang
quanh co nối nhau liên tiếp, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái
điếm Hậu mã quân túc trực… mọi việc đều phải có quan truyền
lệnh, chỉ dẫn.
+ Phủ chúa cực kì giàu sang, lộng lẫy không đâu sánh bằng: “các
cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Giàu
sang từ nơi ở: đường đi trong phủ chúa “đâu đâu cũng là cây cối
um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang
thoảng mùi hương”. Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống : vật
dụng hằng ngày thì “đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng”, đồ

ăn thức uống “toàn của ngon vật lạ”.
Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa với nhiều lễ nghi, khuôn phép,
đầy quyền uy nhưng thiếu sinh khí.
+ Phủ chúa là noi thâm nghiêm và cũng là nơi đầy uy quyền. Uy
quyền nol phủ chúa thể hiện ở những tiếng quát tháo, truyền
lệnh, những tiếng dạ ran, ở những con người oai vệ và những con
người khúm núm, sợ sệt. Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa thì có
“tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường”, “cáng chạy như ngựa
lồng”. Trong phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người


có việc quan qua lại như mắc cửi”. Thầy thuốc vào khám bệnh
phải chờ, phải rún thở, khúm núm lạy tạ,…
+ Phủ chúa là nơi ốm yếu, thiếu sinh khí. Sự thâm nghiêm kiểu
mê cung càng làm tăng ám khí; ám khí bao trùm không gian,
cảnh vật; ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người :
“Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thòi xanh, chân tay gầy
gò…”, “Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc
quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Vị chúạ nhỏ Trịnh Cán cái gì cũng
“quá” .trong sự xa hoa nhưng lại thiếu một điều cơ bản là sự sống,
sức sống.
Phản ánh quang cảnh, cuộc sống nơi phủ chúa, tác giả đã cho
người đọc thấy uy quyền và sự lộng quyền của chúa Trịnh. Từ bài
trí nội thất đến cung cách sinh hoạt, từ hệ thống quan lại đến kẻ
hầu người hạ, phủ chúa không những giống cung vua mà còn lộng
lẫy, uy quyền hơn cả cung vua. Bức tranh phủ chúa trong Vào phủ
chúa Trịnh hoàn toàn phù hợp với bức tranh hiện thực lịch sử lúc
bấy giờ.
2. Thái độ của tác giả trước hiện thực, nhân cách của Lẻ Hữu Trác
qua đoạn trích

Tác giả đã phê phán cuộc sống xa hoa nhưng ốm yếu nơi phủ
chúa, mỉa mai sự lộng quyền của chúa Trịnh. Miêu tả phủ chúa
giàu sang, xa hoa nhưng thiếu sinh khí, trái với tự nhiên, người
viết đã gián tiếp phê phán hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa.
Cuộc sống giàu sang, xa hoa nơi phủ chúa được tác giả khái quát
bằng một bài thơ, ẩn chứa trong giọng điệu trữ tình có đôi sắc
điệu của sự mỉa mai : Cả trời Nam sang nhất là đây-Lầu từng gác
vẽ tung mây -Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào – Hoa cung
thoảng ngạt ngào đưa tới – Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.
Lê Hữu Trác là một danh y vừa có y thuật giỏi, vừa có y đức lớn,
một con người cốt cách thanh cao.
Y thuật giỏi, y đức lớn của Lê Hữu Trác bộc lộ rõ khi ông giải quyết
những mâu thuẫn khó xử trong lúc chữa bệnh cho Trịnh Cán. Nếu
chửa khỏi bệnh cho thế tử, ông sẽ được chúa tin dùng, bị công
danh trói buộc, không được về voi núi rừng nơi ẩn dật. Để tránh


được điều này, cần chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng,
vô phạt. Nhưng làm như thế thì trái với y đức. Cuối cùng lương
tâm người thầy thuốc đã thắng. Ông đã gạt sang một bên sở thích
cá nhân để làm tròn trách nhiệm của ngưòi thầy thuốc. Khi đã
quyết, Lê Hữu Trác thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh họp lí, mặc
dù càch chữa bệnh của ông khác vói âc số các ý kiến của các thầy
thuốc trong cung.
Lê Hữu Trác còn là người có cốt cách thanh cao. Ông xem thường
danh lợi, yêu thích tự do, chỉ có ý nguyện “về núi”, sống thanh
đạm “ở nơi quê mùa’ của một ông già áo vải
NGHỆ THUẬT
1.


Đặc điểm Cơ bản của kí sự

Kí sự là một thể thuộc loại kí nhằm ghi chép lại một câu chuyện,
một sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Kí sự viết về những sự việc, con
người có thật mà tác giả trực tiếp chứng kiến; sử dụng nhiều biện
pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật… So với bút kí, tuỳ bút,
phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả hoặc những yếu tố liên tưởng,
nghị luận ở kí sự thường ít hơn. Tuy nhiên khi viết kí sự, cùng
với những ghi chép khách quan, tác giả vẫn có thể bộc lộ cảm
nghĩ, thái độ của chính mình. Mặc dù cốt truyện không chặt chẽ
như truyện, song trong các tiểu loại của kí thì kí sự gần với truyện
hơn cả.
2.


Đặc điểm bút pháp kí sự qua đoạn trích
Tài quan sát tỉ mỉ, kết hợp với ngòi bút ghi chép sự việc
trung thực, tả cảnh, tả người sinh động, kể chuyện khéo
léo.

Sự việc được miêu tả theo trình tự thời gian. Tư liệu phong phú,
chi tiết chân thực và chọn lọc. Tác giả đặc biệt chú ý các chi tiết
khác lạ, từ những đồ vật lạ lùng, quý hiếm đến cung cách sinh
hoạt đi lại, thưa gửi khác thường… tạo nên sự chú ý, hấp dẫn đối
với người đọc.




Kết hợp ghi chép sự việc một cách chính xác, khách

quan vói bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc chủ quan của
tác giả.

Nhà văn kết họp miêu tả chính xác, khách quan với việc thể hiện
những cảm nhận chủ quan nên đã truyền tới người đọc những
cảm xúc, suy tư của chính ngưòi viết. Những ưang viết của Hải
thượng Lãn ông vừa có tính chính xác, tường tận, minh bạch của
một nhà khoa học, vừa mang cảm xúc của một trái tim nghệ sĩ.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1.
2.

Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh hiện thực noi phủ
chúa và thái độ của tác giả trước hiện thực đó.
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật ưong cách viết kí sự
của Lê Hữu Trác qua đoạn trích.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1.Qua những ghi chép của tác giả, phủ chúa hiện lên vói hai mảng
hiện thực: cực kì giàu sang, lộng lẫy, xa hoa không đâu sánh
bằng; thâm nghiêm đầy uy quyền nhưng ốm yếu, thiếu sinh khí.
Quang cảnh giàu sang, lộng lẫy, xa hoa được gọi lên ngay từ
những ấn tượng đầu tiên : “cảnh giàu sang của vua chúa thực
khác hẳn người thường”. Giàu sang từ nol ở: Lầu từng gác vẽ tung
mây – Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào. Giàu sang ttong
tiện nghi sinh hoạt: vật dụng hằng ngày thì “đồ nghi trượng đều
sơn son thếp vàng”, đồ ăn thức uống toàn cao lương mĩ vị “mâm
vàng, chén bạc”, “toàn của ngon vật lạ”. Phủ chúa phô bày sự
giàu sang và cũng không che giấu sự xa xỉ. Để phục dịch một ông
chúa nhỏ, một đứa ưẻ độ năm, sáu tuổi mà cố tói “năm sáu lần

trướng gấm”, chiếc phòng rộng vói chiếc sập, chiếc ghế sơn son
thếp vàng bày nệm gấm và những ngưòi đứng hầu hai bên. Ngưòi
hầu kẻ hạ nhiều vô kể : “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người
có việc quan qua lại như mắc cửi”. Có đến bảy, tám thầy thuốc
phục dịch cho thế tử và lúc nào cũng có “mấy ngưòi đứng hầu hai
bên”. Vật và ngưòi nơi phủ chúa không chỉ được dát vàng mà còn
được trát phấn son và bao bọc bởi tầng tầng lóp lóp hương hoa.


Cuộc Sống nơi phủ chúa thật thâm nghiêm, đầy uy quyền nhưng
ốm yếu, thiếu sinh khí.
Cụộc sống sinh hoạt noi phủ chúa vói nhiều lễ nghi, khuôn phép,
thể hiện quyền uy tột đỉnh. Để đến được chỗ ở của thế tử Cán
phải qua nhiều nơi canh phòng rất cẩn mật. Tác giả không được
thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh, xem bệnh xong cũng
không được phép trao đổi với chúa mà phải viết tờ khải. Khi nói
đến chúa Trịnh và thế tử, lời lẽ phải hết sức cung kính lễ độ : “Có
thánh chỉ triệu cụ vào”, “Nay vâng thánh chỉ”, “Thánh thượng cho
phép cụ vào hầu mạch”, “hầu mạch Đông cung thế tử”,…
Theo bước chân tác giả, người đọc có cảm giác đi vào phủ chúa
như đi vào mê cung đầy uy quyền bí hiểm và ám khí: “Chúng tôi
đi cửa sau vào phủ. Người truyền lệnh dẫn tôi qua mấy lần cửa
nữa”, “đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái
điếm “Hậu mã quân túc trực”. Để vào nơi ở của chúa còn phải lần
theo lối đi “ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”, phải “đi
qua độ năm sáu lần trướng gấm”. Trong cái mê cung này, ám khí
bao trùm không gian, cảnh vật: không ánh mặt trời, cuộc sống bị
vây bọc bởi gấm vóc, phấn sáp, hương hoa. Ám khí ngấm sâu vào
hình hài thể tạng Trịnh Cán : “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn
lồi, gân thời xanh, chân tay gầy gò…”. Bởi “Thế tử ờ trong chốn

màn che-trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu
đi”
Qua ngòi bút kí sự với những ghi chép cụ thể, chi tiết, người đọc
còn nhận ra sự lộng quyền, tiếm quyền của chúa Trịnh. Trong
đoạn trích có tới bốn lần xuất hiện từ thánh chỉ ba lần từ thánh
thượng để chỉ Trịnh Sâm, một lần từ thánh thể để chỉ thế tử Trịnh
Cán. Chữ thánh lúc đầu dùng để chỉ người tài trí, đức độ siêu
phàm, “về sau thường dùng để chỉ vua. Chúa là bề tôi của vua,
không được phép dùng từ thánh để chỉ chúa. Chỉ cần qua những
chi tiết này cũng đủ thấy sự lộng quyền, tiếm quyền của nhà chúa
đã lên tới cực điểm.
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã thể hiện cảm nghĩ, thái độ của
Lê Hữu Trác trước hiện thực nơi phủ chúa. Tác giả tỏ thái độ phê


phán cuộc sống xa hoa, trái tự nhiên trong Trịnh phủ, đồng thời
không đồng tình với sự lộng quyền, tiếm quyền của chúa Trịnh.
2.

Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có thể thấy những
đặc sác nghệ thuật trong cách viết kí sự của Lê Hữu Trác.

Trước hết là tài quan sát tỉ mỉ, kết họp vói ngòi bút ghí chép sự
việc trung thực, tả cảnh, tả người sinh động, kể chuyện khéo léo.
Sự việc được miêu tả thẹo trình tự thời gian. Tư liệu phong phú,
chi tiết chân thực và có chọn lọc. Tác giả đặc biệt chú ý các chi
tiết khác lạ, từ những đồ vật lạ lùng, quý hiếm đến cung cách sinh
hoạt, đi lại thưa gửi khác thường… tạo nên sự chú ý, hấp dẫn đối
với người đọc : “cái gác này gọi là “Gác tía”. Vì thế tử dùng và ở
đây, cho nên gọi nó là “phòng trà”. (Số là ở đây kiêng danh từ

“thuốc” nên gọi thuốc là “trà”)” ; “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn
toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà
đại gia”. Tác giả không bỏ qua những chi tiết nhỏ và nhiều khi
những chi tiết tưởng như nhỏ nhặt, ngẫu nhiên lại có tác dụng nói
lên cái thần của cảnh, của người. Ví dụ đoạn miêu tả thế tử Trịnh
Cán : “Một ngưừi ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ.
Có mấy người đứng hầu hai bên… Thế tử cười: “Ông này lạy
khéo”-”. Chỉ qua một lời nói, Trịnh Cán hiện lên đúng là một ông
chúa con, cái “oai” của “bề trên” không che lấp cái ngô nghê của
một đứa trẻ miệng còn hơi sữa. Bức chân dung mang một nét hài
hước kín đáo.
Nhà văn kết hợp miêu tả chính xác, khách quan với việc thể hiện
những cảm nhận chủ quan nên đã truyền tới người đọc những
cảm xúc, suy tư của chính người viết: “Tôi ngẩng đầu lên : đâu
đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm,
gió đưa thoang thoảng mùi hương Tôi nghĩ bụng : Mình vốn con
quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành
mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình
chỉ nghe nói thôi. Bước chân tới đây mới hay cảnh giàu sang của
vua chúa khác hẳn người thường! Bèn ngâm một bài thơ để ghi
nhớ việc này…”. Vãn Lê Hữu Trác vừa có tính chính xác, tường tận,
minh bạch của một nhà khoa học, vừa tràn đầy cảm xúc của một
trái tim nghệ sĩ.


Tài liệu trong sách Ôn tập ngữ văn, NXB GD . Tác giả Đỗ Kim Hồi,
Bùi Minh Toán ( Chủ biên )




×