SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 01 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2014-2015
Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 12
Ngày thi: 09 /12 /2014
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Tại sao lại có Hội nghị Ianta (2/1945)?
2. Hãy nêu những quyết định quan trọng được thông qua tại Hội nghị Ianta (2/1945)?
3. Những quyết định đó có tác động như thế nào đến tình hình thế giới trong những năm
1945-1947?
Câu II. (4,0 điểm)
1. Từ phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh, hãy lý giải cho
sự thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta giành được ngay khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
lãnh đạo cách mạng?
2. So sánh phong trào cách mạng năm 1930-1931 với phong trào dân chủ năm 1936-1939
theo yêu cầu sau:
Nội dung so sánh
Phong trào cách mạng
năm 1930-1931
Phong trào dân chủ
năm 1936-1939
Xác định kẻ thù
Mục tiêu đấu tranh
Lực lượng
Hình thức đấu tranh
3. Vì sao chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng thời kì năm 1936-1939 có sự thay
đổi so với thời kì 1930-1931?
II. PHẦN RIÊNG - Tự chọn (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
1. Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là gì?
2. Nhận xét về nhiệm vụ cách mạng và lực lượng tham gia cách mạng được thể hiện
trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930?
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
1. Sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
diễn ra như thế nào?
2. Đánh giá về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt
Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP
HƯỚNG DẪN
CHẤM CHÍNH THỨC
(gồm có 03 trang)
Câu
Câu I
(3,0 đ)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2014-2015
Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 12
Ngày thi: 09 /12 /2014
Nội dung yêu cầu
1. Tại sao lại có Hội nghị Ianta (2/1945)?
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng
minh như: Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít; tổ chức lại thế giới
sau chiến tranh; Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
Trong bối cảnh đó. Từ ngày 4 đến 11-2-1945, Hội nghị quốc tế được triệu
tập ở Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là
I. Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudơven (Mĩ) và U. Sớcsin (Anh).
2. Hãy nêu những quyết định quan trọng được thông qua tại Hội nghị
Ianta (2/1945)?
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và
chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản...
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít,
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á...
3. Những quyết định đó có tác động như thế nào đến tình hình thế giới
trong những năm 1945-1947?
- Thúc đẩy cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng đi đến kết thúc
- Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc dẫn đến sự hình
thành trật tự thế giới 2 cực đối đầu căng thẳng...
- Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của
ba cường quốc trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự hai
cực Ianta...
Câu II
(4,0 đ)
1. Từ phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh, hãy lý giải cho sự thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta giành được
ngay khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng?
- Thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta giành được ngay khi Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời đó là thành lập chính quyền cách mạng ở hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Điểm
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
- Về chính trị: thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Thành lập
các đội tự vệ mà nòng cốt là tự vệ đỏ, lập toà án nhân dân...
0,25
- Về kinh tế: tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế
thân, thuế chợ...
0,25
- Về văn hoá-xã hội: xoá bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới
0,25
2. So sánh phong trào cách mạng năm 1930-1931 với phong trào dân chủ năm
1936-1939 theo yêu cầu sau:
Nội dung so
sánh
Phong trào cách mạng
năm 1930-1931
Xác định kẻ Đế quốc và phong kiến.
thù
Phong trào dân chủ
năm 1936-1939
Thực dân Pháp phản động
và tay sai, phát xít.
0,5
Mục
tiêu Độc lập dân tộc, người cày Tự do, dân sinh, dân chủ,
đấu tranh
có ruộng.
cơm áo, hoà bình.
0,5
Lực lượng
Chủ yếu Công nhân, Nông Công nhân, Nông dân và
dân.
các tầng lớp khác.
0,5
Hình thức Mít tinh, bãi công, biểu tình Mít tinh, bãi công, bãi thị,
đấu tranh
có vũ trang tự vệ.
bãi khoá
0,5
3. Vì sao chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng thời kì năm
1936-1939 có sự thay đổi so với thời kì 1930-1931?
- Tình hình thế giới có sự thay đổi: chủ nghĩa phát xít hình thành, Đại hội
VII Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít,
chống nguy cơ chiến tranh,…
- Tình hình trong nước: Chính phủ Pháp cho thi hành một số chính sách
tiến bộ (cử phái viên sang điều tra tình hình, sửa đổi luật bầu cử, nới rộng
quyền tự do báo chí,…); các tầng lớp nhân dân đời sống ngày càng khó
khăn, đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Câu III.a 1. Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là gì?
(3,0 đ)
- Luận cương xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách
mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó
tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con
đường xã hội chủ nghĩa.
0,5
0,5
0,5
- Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng có quan hệ khắng khít với nhau
là đánh đổ phong kiến và đế quốc.
0,25
- Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.
0,25
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng
Cộng sản.
0,5
- Luận cương chính trị cũng nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh,
mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
0,5
2. Nhận xét về nhiệm vụ cách mạng và lực lượng tham gia cách mạng
được thể hiện trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930?
Về nhiệm vụ cách mạng: Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã
hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu
tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Về lực lượng tham gia cách mạng: Đánh giá không đúng khả năng
cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung,
tiểu địa chủ tham gia mặt trận chống đế quốc, tay sai
0,5
0,5
Câu III.b 1. Sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh
(3,0 đ)
thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào?
- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hoá: đại, trung và tiểu địa
chủ.
0,25
- Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến
bóc lột nặng nề, nên bị bần cùng hóa .
0,5
- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc.
0,25
- Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hoá thành tư sản mại
bản và tư sản dân tộc.
0,5
- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị nhiều tầng áp bức, bóc lột,
có quan hệ gắn bó với nông dân,
0,5
2. Đánh giá về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai
cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
- Giai cấp địa chủ phong kiến: một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ
tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân: do bị bóc lột nặng nề, đời sống khó khăn, mâu thuẫn
giữa Nông dân Việt Nam với Đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt, đây
là lực lượng hăng hái, đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc: có tinh thần chống thực dân Pháp
và tay sai.
0,25
0,25
0,25
- Giai cấp công nhân: kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm
chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên 0,25
thành giai cấp lãnh đạo cách mạng chống đế quốc và tay sai.
Bài làm của học sinh có thể diễn đạt theo hướng khác so với hướng dẫn chấm nhưng đúng, hợp
lý thì vẫn hưởng đầy đủ số điểm