SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
Ngày 11 tháng 9 năm 2015
(Đề gồm có 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
==============
Câu 1: (4 điểm)
Nhiều bạn đọc cho rằng: Mỗi khổ thơ có một câu hỏi tu từ, vì thế, bài thơ “Đây
thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử đã gieo vào lòng người những ám ảnh, day dứt rất ấn
tượng:
- Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
- Ai biết tình ai có đậm đà?
Còn bạn thì sao?
Câu 2: (6 điểm)
HAI BIỂN HỒ
“Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ … Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết.
Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.
Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị
bệnh. Ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ
thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con
người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi
đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này …
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.
Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình
mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết dần trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng
đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy
nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con
người.”
(Trích “Bài học làm người” – Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)
Câu chuyện HAI BIỂN HỒ trên đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống?
1/2
Câu 3: (10 điểm)
Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta
bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả
rồi”
(Trích từ cuốn “Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Văn học, 1998)
Anh/ chị hiểu điều đó thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm “Chí Phèo”
của nhà văn Nam Cao, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
- HẾT ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
2/2
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
Ngày kiểm tra 11 tháng 9 năm 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN
ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG
CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
(Đáp án gồm có 04 trang)
==============
Câu 1: (4 điểm)
Nhiều bạn đọc cho rằng: Mỗi khổ thơ có một câu hỏi tu từ, vì thế, bài thơ “Đây thôn
Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử đã gieo vào lòng người những ám ảnh, day dứt rất ấn tượng. Còn
bạn thì sao?
Nội dung
Ý
Điểm
1. Về kĩ năng:
- Thể hiện được năng lực cảm thụ văn học, cách thể hiện quan điểm của người viết
theo hướng mở của đề bài.
- Ý tưởng sáng tạo, thể hiện được ấn tượng riêng của mình.
- Văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,
2. Về nội dung
Thí sinh có thể viết bài theo nhiều hướng, dưới đây là một số yêu cầu gợi ý:
1.
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một thi phẩm xuất sắc trong đời thơ Hàn
Mặc Tử. Mỗi khổ thơ chứa một câu hỏi tu từ, với những vị trí, chức năng
0,5
riêng, hé mở những dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình.
2.
- Câu hỏi tu từ thứ nhất: Vị trí mở đầu bài thơ, như một lời tự vấn, tạo cái cớ
rất tự nhiên để giãi bày cảm xúc đắm say, gợi mở kỉ niệm, gọi dậy kí ức.
3,0
- Câu hỏi tu từ thứ hai: Có vai trò như để nối kết những hình ảnh rời rạc, chia
lìa; tạo mối liên hệ ngầm, thể hiện tâm trạng bất an.
- Câu hỏi tu từ thứ ba: Vị trí kết thúc, hình thức để hỏi nhưng nội dung là câu
trả lời. Nó thể hiện sự giằng co giữa lí trí và tình cảm: Tình cảm muốn thổ lộ
nhưng lí trí lại ngại ngùng.
3.
Ba câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng, tiếng nói của chủ thể trữ tình. Đó
cũng là kĩ thuật tạo độ vang cho âm điệu da diết, khắc khoải hơn. Đó cũng là
cánh cửa để bạn đọc khám phá các tầng ý nghĩa của tác phẩm.
Câu 2: (6 điểm)
Câu chuyện HAI BIỂN HỒ đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống?
1
0,5
Nội dung
Ý
Điểm
1. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. Khuyến khích bài làm có tính sáng tạo.
- Lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,…
2. Về kiến thức:
1.
*) Bài học rút ra từ câu chuyện:
2,0
- Từ góc nhìn địa lí: Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi, không có lối
thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về tích tụ dần một lượng muối lớn, khiến
sinh vật không thể sống được dẫn tới hoang vu. Biển hồ Galilê thì ngược lại,
nước tràn qua các hồ nhỏ, sông lạch nên luôn trong sạch, mang lại sự sống
tươi đẹp.
- Ý nghĩa biểu tượng:
+ Biển chết: tượng trưng cho kiểu người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, chỉ biết sống
cho riêng mình.
+ Biển hồ Galilê: tượng trưng cho kiểu người có lòng vị tha, nhân ái, luôn
sống vì người khác.
- Bài học: Hãy chọn cho mình lối sống nhân ái, biết cảm thông, chia sẻ để luôn
2.
đón nhận niềm vui và để cuộc sống luôn tươi đẹp.
3,0
*) Phân tích, chứng minh, bàn luận về bài học cuộc sống:
- Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa, đánh thức trái tim con người ý
thức về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
- Phê phán lối sống ích kỉ, cách ứng xử thiếu lòng vị tha của một bộ phận
người, đặc biệt là tuổi trẻ trong XHngày nay.(Dẫn chứng từ cuộc sống thực tế)
3.
*) Bài học nhận thức và hành động.
1,0
Câu 3: (10 điểm)
Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi
cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi”
(Trích từ cuốn “Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Văn học, 1998)
Anh/ chị hiểu điều đó thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm “Chí Phèo” của
nhà văn Nam Cao, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
2
Nội dung
Ý
Điểm
1. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học. Khuyến khích bài làm có tính sáng tạo.
- Kết hợp nhuần nhuyễn những kiến thức lí luận cá tính sáng tạo và năng lực cảm
thụ văn chương.
- Lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,…
2. Về kiến thức:
1.
*) Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi:
2,0
- “Cách nhìn nhận mới” (còn gọi là cái nhìn): chỉ thái độ, lập trường của người
nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống. Cái nhìn mới mẻ, độc đáo luôn được coi là
dấu hiệu bản chất nhất của phong cách nghệ thuật.
- “Tình cảm mới” là những cảm xúc mãnh liệt, được thể hiện theo một cách
riêng của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác.
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: Chỉ khi có những khám phá và thể
hiện mới mẻ về con người, cuộc đời của nhà văn mới tạo nên tác phẩm lớn,
làm phong phú thêm cho nền văn học và tác phẩm mới tìm được chỗ đứng
trong lòng độc giả.
2
*) Phân tích, bình luận về tác phẩm “Chí Phèo”:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm.
- Phân tích được cái nhìn mới, tình cảm mới của Nam Cao đối với người
nông dân VN trước cách mạng trong một đề tài không còn là mới mẻ:
+ Nhà văn phát hiện ra nỗi đau nhức nhối hơn cả chuyện “bần cùng”, ấy là
bi kịch của người nông dân bị lưu manh hóa. Để rồi chỉ đến khi “Chí Phèo
ngật ngưỡng bước ra từ trang sách … người đọc thấy rằng đây mới là kẻ khốn
cùng nhất của nông thôn ta ngày trước”.
+ Với tình cảm nhân đạo sâu sắc, nhà văn còn trân trọng, tin tưởng vào
ngọn lửa lương tri với một quá trình hồi sinh kì diệu để bùng cháy thành một
khát khao mãnh liệt trong Chí Phèo: Khao khát trở về cuộc sống lương thiện
mà bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt.
- Đánh giá được giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật, vị trí và những đóng
góp của tác giả với nền văn học.
3
8,0
Lưu ý khi chấm bài:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.
- Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng
với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận phải thuyết phục, văn phong sáng rõ…
- HẾT -
4