Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đáp án và đề kiểm tra học kì 1 môn lý lớp 11 của trường THPT thuận thành 1 năm học 2015 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.26 KB, 3 trang )

Đáp án và Đề kiểm tra học kì 1 môn Lý lớp 11 của trường THPT Thuận Thành
1 năm học 2015 – 2016. Thời gian làm bài 45 phút. Quý thầy cô và các em
tham khảo dưới đây.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
Đề Kiểm Tra Học Kì 1
Môn: Vật Lý – Lớp 11
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1: (2 điểm)
Nêu nội dung và viết biểu định luật Jun – Len – xơ?
Câu 2. ( 2 điểm)
Công của lực điện đường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U
= 2000 V là A = 1 J. Tính độ lớn của diện tích đó?
Câu 3. (2 điểm).
Cho điện tích có độ lớn 10nC. Xác định cường độ điện trường tại điểm cách điện tích
10cm trong chân không.
Câu 4: (2 điểm)
Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat, có điện trở là 5 Ω. Anốt của bình bằng
bạc và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình là 20V. Tính khối lượng của bạc bám
vào catốt sau 32 phút 10 giây. Biết A = 108 g/mol và n = 1.
Câu 5: (2.0 điểm)
Cho mạch điện như hình 2. Trong đó E = 1,2V, r = 0,5 Ω, R1 = R3 = 2 Ω, R2 = R4 = 4 Ω.
Tính:


a.Cường độ dòng điện qua mạch chính?
b.Hiệu điện thế UAB ?

———- HẾT ———Đáp án và hướng dẫn chấm điểm đề kiểm tra HK1
Môn Vật Lý 11
Câu 1. (2 điểm)


Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua thì tỉ lệ thuận với bình phương
cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy
qua. (1điểm)
Công thức: Q = I2.R.t , trong đó:
I là cường độ dòng điện, đơn vị Ampe (A)
R là điện trở, đơn vị Ôm (Ω)
t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị giây (s).
Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn, đơn vị Jun (J). (1 điểm)
Câu 2. (2điểm)


Viết được công thức A = q. U
=> q = 5.10-4C

(1đ)

(1đ)

Câu 3.
Viết công thức: (1đ)

Tính được E = 9. 103 V/m.

(1đ)

Câu 4.
Tính được cường độ dòng điện trong mạch I = 4A. (0,5đ)
Áp dụng công thức Faraday m = It
Khối lượng m = 8,64g


(0,5đ)

(1điểm)

Câu 5.
a. Viết được sơ đồ mạch, tính điện trở của mạch ngoài R = 6 Ω (0,5đ)
Tính cường độ dòng điện trong mạch I = 0,2 A (0,5đ)
b) UAB = UAN + UNB. Tính được UAN = 0,2 V; UNB = 0,8 V (0,75đ)
Thay vào UAB = 1 V (0,25đ)
——————————-HẾT—————————–



×