Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.58 KB, 5 trang )

Đề thi ch ọn đội tuy ển h ọc sinh gi ỏi
qu ốc gia môn v ăn
Posted by Thu Trang On Tháng Chín 18, 2016 0 Comment
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ
THI HSG QUỐC GIA
QUẢNG BÌNH
LỚP 12 THPT,
NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Khóa thi
ngày 14/9/2016)
Môn: Văn
(vòng 1)
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể
giao đề)
Câu 1: (8,0 điểm)
Ngạn ngữ Ả Rập có câu: “Nếu tôi có hai cái bánh mì thì tôi sẽ bán
đi một cái để mua hoa hồng, bởi vì tâm hồn tôi cũng cần ăn
uống”.
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu ngạn ngữ trên.

Câu 2: (12,0 điểm)
“Nghệ thuật là lời nói dối giúp chúng ta nhận ra chân lí” (Picasso).
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy bình luận ý kiến
trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
THI HSG QUỐC GIA
QUẢNG BÌNH
NĂM HỌC 2016 – 2017


KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ
LỚP 12 THPT,
(Khóa

thi ngày 14/9/2016)
Môn: Văn
(vòng 1)
HƯỚNG DẪN CHUNG


– Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng
các yêu cầu về kĩ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
– Những nội dung để trong dấu ngoặc vuông chủ yếu chỉ có tính
gợi ý, không buộc học sinh phải trình bày tương tự; giám khảo cần
linh động khi vận dụng đáp án.
– Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75; … đến tối
đa là 20.
1.

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Câu 1 (8,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp
lí.
– Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
– Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
Nội dung yêu cầu

1. Giải thích được nội dung của câu ngạn ngữ:
– Bánh mì và hoa hồng là hai hình ảnh để chỉ những giá trị khác
nhau trong đời sống: vật chất và tinh thần. Đây là hai nhu cầu cơ
bản của con người để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống
của mình.
– Câu ngạn ngữ xác định rõ mối tương quan giữa nhu cầu vật chất
và nhu cầu tinh thần: cuộc sống phải hài hòa giữa hai nhu cầu,
không đợi đến dư thừa về vật chất mới nghĩ đến tâm hồn.
2. Đánh giá về câu ngạn ngữ: (Học sinh có thể có những suy
nghĩ và cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến
những nội dung chủ yếu sau):
– Muốn tồn tại, con người phải cần đến những sản phẩm vật chất
(lương thực, thực phẩm, các phương tiện sinh hoạt…). Cuộc sống


ngày càng phát triển thì nhu cầu vật chất ngày càng nâng cao.
Nhu cầu về vật chất là một nhu cầu chính đáng của con người.
– Bên cạnh thể xác, con người còn có tâm hồn và tâm hồn con
người cũng cần được chăm sóc nuôi dưỡng bằng các sản phẩm
tinh thần (văn học, âm nhạc, hội họa…). Nhu cầu tinh thần làm
cho đời sống con người trở nên phong phú và đẹp đẽ.
– Hài hòa giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần là một tư
tưởng đúng đắn, đảm bảo sự cân bằng cuộc sống của con người.
– Quan niệm này đối lập với quan niệm lệch lạc đề cao vật chất
mà xem nhẹ đời sống tinh thần, và cũng khác xa với quan niệm
coi những nhu cầu vật chất là tầm thường, chỉ có những nhu cầu
tinh thần mới là cao quý.
3. Mở rộng nâng cao:
– Trong xã hội hiện đại, khi khoa học kĩ thuật phát triển như vũ
bão, tiện nghi sinh hoạt lên ngôi, con người càng phải cần biết

cân bằng giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
– Việc hưởng thụ những nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần
phải song hành với hoạt động sáng tạo ra sản phẩm vật chất và
sản phẩm tinh thần. Vì vậy, xã hội cần có những ghi nhận đúng
đắn đối với những sản phẩm (vật chất và tinh thần) do con người
sáng tạo ra.
Câu 2 (12,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày
hợp lí.
– Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn chứng
phù hợp.
– Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp
II. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
1. Hiểu và giải thích được nội dung câu nói:


– Lời nói dối được hiểu là sự hư cấu tưởng tượng trong sáng tạo
nghệ thuật [ Nhà văn có thể bớt đi hay thêm vào, nhấn mạnh hay
làm lu mờ đi, hoặc hoàn toàn sáng tạo ra một chi tiết, một tình
huống, một nhân vật nào đó phục vụ cho ý tưởng sáng tạo của
mình].
– Chân lí là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của hiện thực một
cách đúng đắn, chính xác, thể hiện được bản chất của đời sống.
– Nội dung câu nói: câu nói đề cập đến đặc trưng cơ bản nhất của
sáng tạo nghệ thuật: người nghệ sĩ phải bằng tưởng tượng hư cấu
để phản ánh hiện thực đời sống.
2. Vận dụng kiến thức lí luận văn học và tác phẩm văn học
để khẳng định và đánh giá vấn đề:

– Văn học bao giờ cũng phản ánh hiện thực. Chức năng của văn
học là giúp người đọc nhận ra chân lí đời sống.
– Tuy nhiên, văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng. Hình
tượng chính là sự nhào nặn đời sống một cách sáng tạo, thông
qua trí tưởng tượng phong phú và thế giới cảm xúc của nhà văn.
Vì vậy, hư cấu tưởng tượng là yêu cầu tất yếu của quá trình sáng
tác.
– Nói đến hư cấu tưởng tượng trong tác phẩm văn học là thừa
nhận tính không đồng nhất giữa sự thật đã từng tồn tại trong đời
sống thực và các chi tiết, sự kiện đó được phản ánh vào trong tác
phẩm văn học nghệ thuật.
– Hư cấu tưởng tượng giúp nhà văn phản ánh hiện thực một cách
sống động, vừa cụ thể vừa khái quát và có khả năng tác động đến
người đọc một cách sâu sắc, ám ảnh, mãnh liệt hơn chính cả hiện
thực đời sống.
3. Mở rộng nâng cao vấn đề:
– Nếu các chi tiết trong tác phẩm văn học được phản ánh trung
thực gần như sao chép sự thật đã và đang xảy ra trong đời sống
thực thì cùng lắm đấy chỉ là một cuốn biên niên sử, chứ không thể
là một tác phẩm văn học nghệ thuật.
– Hư cấu tưởng tượng nếu bị lạm dụng quá đà, rời xa hiện thực sẽ
dễ đi vào con đường hoặc tô hồng hiện thực, hoặc bóp méo hiện


thực, hoặc xuyên tạc hiện thực. Khi đó, tác phẩm văn học sẽ
không thể chứa đựng chân lí đời sống.
– Hư cấu tưởng tượng là tư chất cần thiết của người nghệ sĩ.
– Nhà văn phải có vốn sống phong phú, dồi dào, sâu sắc thì sự hư
cấu tưởng tượng của nhà văn trong tác phẩm mới có khả năng
chứa đựng chân lí đời sống.




×