Tải bản đầy đủ (.docx) (911 trang)

270 mẫu hợp đồng mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 911 trang )

Phần thứ nhất
KỸ THUẬT SOẠN THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
MỤC I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ
SOẠN THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG
1- Hợp đồng là gì?
Trong xã hội loài người để thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của mình thì
các cá nhân, tổ chức phải xác lập các mối quan hệ với nhau, các mối quan
hệ được thể hiện thông qua sự trao đổi, thỏa thuận làm phát sinh các quyền
và nghĩa vụ của các bên – trong phạm vi các mối quan hệ về dân sự, kinh tế,
lao động thì sự trao đổi, thỏa thuận được coi là “Giao dịch”. Dưới góc độ
pháp lý thì giao dịch nói trên luôn được thể hiện bằng hình thức “Hợp đồng”.
Hay nói một cách khác “Hợp đồng” là một hình thức pháp lý của “Giao dịch”.
2- Các loại hợp đồng.
Nếu nhìn trên tổng thể các mối quan hệ trong xã hội, các giao dịch rất đa
dạng, phụ thuộc vào mục đích, lợi ích mối quan hệ mà các chủ thể tham gia,
giao dịch đó mong muốn. Từ đó để phân biệt các loại hợp đồng người ta phân
ra ba nhóm (loại) hợp đồng cơ bản như sau:
a) Hợp đồng dân sự;
b) Hợp đồng kinh doanh – thương mại (hay là hợp đồng kinh tế);
c) Hợp đồng lao động;
Các loại hợp đồng này có những đặc trưng khác nhau, chủ yếu khác
nhau về các đối tượng và chủ thể của loại hợp đồng đó.
Trong mỗi loại hợp đồng (nhóm) lại có những hình thức hợp đồng khác
nhau, chủ yếu khác nhau về đối tượng của hợp đồng đó.
3- Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thương mại:
Khi chuẩn bị soạn thảo, ký kết hợp đồng làm thế nào để phân biệt hợp
đồng nào là hợp đồng dân sự và hợp đồng nào là hợp đồng kinh doanh –
thương mại. Đây là vấn đề không đơn giản và để phân biệt được 2 loại hợp
đồng này cần chú ý 2 đặc điểm cơ bản sau:


Chủ thể của hợp đồng: Việc các chủ thể xác lập quan hệ trong một hợp
đồng có thể giúp phân biệt đâu là hợp đồng dân sự và đâu là hợp đồng kinh
doanh thương mại.
Mục đích lợi nhuận: Căn cứ vào mục đích của việc ký kết hợp đồng có
hay không có lợi nhuận (hay mục đích lợi nhuận) có thể giúp phân biệt được
hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thương mại.
1

1


Như vậy có thể phân biệt 2 loại hợp đồng dân sự và kinh doanh – thương
mại thông qua các đặc điểm của từng loại hợp đồng, cụ thể như sau:
a) Hợp đồng dân sự là hợp đồng có đặc điểm:
- Chủ thể: Mọi cá nhân, tổ chức.
- Mục đích giao dịch: Không có mục đích lợi nhuận (Ví dụ: Cá nhân mua
xe gắn máy để làm phương tiện đi lại).
b) Hợp đồng kinh doanh thương mại: Là hợp đồng có đặc điểm:
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh.
- Mục đích giao dịch: Đều có mục đích lợi nhuận (Ví dụ: Công ty A mua
nguyên liệu của cá nhân B kinh doanh nguyên liệu về để sản xuất và cả
Công ty A, cá nhân B đều có mục đích lợi nhuận khi giao dịch).
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HỢP
ĐỒNG
Tùy theo từng loại hợp đồng mà pháp luật quy định loại hợp đồng đó có
hình thức và nội dung chủ yếu đặc trưng và đồng thời trong mỗi hình thức của
hợp đồng cụ thể lại có những nội dung chủ yếu phù hợp với đặc trưng của chủ
thể, quan hệ và đối tượng của hợp đồng.
a/ Hợp đồng dân sự
Về hình thức hợp đồng dân sự có thể được giao kết (thỏa thuận) bằng lời

nói (miệng), bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể.
- Hình thức được giao kết bằng lời nói: Được thực hiện chủ yếu qua sự
tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay hoặc những giao dịch đơn giản, có
tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá trị thấp như: mua vé số, mua thực
phẩm (rau, quả, thịt...) để tiêu dùng. Ở hình thức này nội dung hợp đồng
thường được hiểu như đã thành thông lệ, tập quán có sẵn, việc trao đổi thỏa
thuận chủ yếu là giá cả của đối tượng giao dịch (ví dụ 1kg thịt giá cả bao
nhiêu – có sự trả giá thêm bớt).
Hình thức hợp đồng này rất phổ biến và áp dụng rộng rãi trong nhân dân,
chủ yếu là các giao dịch mua bán lẻ phục vụ đời sống và cho các nhu cầu cá
nhân.
- Hình thức giao kết (xác lập) hợp đồng bằng văn bản: được thực hiện
chủ yếu ở những giao dịch phức tạp, đối tượng của hợp đồng có giá trị lớn
hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản như: mua bán nhà
ở, xe gắn máy, vay tiền ở tổ chức tín dụng, bảo hiểm... (nhưng không có mục
đích lợi nhuận).
Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy
định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ (như mua bán nhà
ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...). Tuy nhiên nếu các bên không công
chứng hoặc chứng thực thì theo qui định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005
hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và không bị coi là vô hiệu trừ trường hợp
2

2


pháp luật có quy định khác. Ngoài ra những Trường hợp pháp luật không quy
định bắt buộc phải công chứng thì các bên vẫn có thể thỏa thuận công chứng
hoặc có sự chứng kiến của người làm chứng nhằm làm cho hợp đồng có giá
trị pháp lý cao.

- Hình thức giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây là
một dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc
nhiên chấp nhận (Ví dụ: Khi xe chở hàng đã vào bến dù không nói trước
nhưng đội bốc xếp tự động xếp dỡ hàng mà không cần trao đổi với chủ hàng,
sau đó chủ hàng tự động trả tiền công cho đội bốc xếp).
Về nội dung chủ yếu của hợp đồng dân sự: Mọi hợp đồng dân sự dù
dưới hình thức nào thì đều phải bảo đảm có những nội dung chủ yếu cơ bản
(được Bộ luật Dân sự quy định tại Điều 402) mà nếu thiếu thì không thể giao
kết được. Tuy nhiên tùy loại hợp đồng, có những loại hợp đồng nội dung chủ
yếu của loại hợp đồng đó do văn bản pháp luật quy định cụ thể (có hoặc
không kèm theo mẫu hợp đồng), nhưng cũng có những loại hợp đồng pháp
luật không quy định cụ thể về nội dung chủ yếu của loại hợp đồng đó thì các
bên thỏa thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng nhưng cần phải có các nội
dung sau đây:
+ Đối tượng của hợp đồng (tài sản gì? Công việc gì?);
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá cả, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
+ Phạt vi phạm hợp đồng.
Ngoài các nội dung cơ bản nêu trên thì các bên có thể thỏa thuận thêm
các nội dung khác (nhưng không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã
hội).
b/ Hợp đồng kinh doanh – thương mại (còn gọi là hợp đồng kinh tế)
Về hình thức của hợp đồng kinh doanh – thương mại nói chung giống
như của hợp đồng dân sự (trước đây Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chỉ cho
phép duy nhất một hình thức là hợp đồng bằng văn bản).
Lưu ý: Các loại văn bản cũng được coi là hợp đồng nếu hai bên giao kết
gián tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: công văn, điện báo, đơn chào hàng,

đơn đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nội dung phản ảnh đầy đủ
các nội dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì được coi là hợp lệ.
Về nội dung chủ yếu của hợp đồng kinh doanh – thương mại:
Về cơ bản nội dung của hợp đồng kinh doanh – thương mại giống như
hợp đồng dân sự.
Tuy nhiên do đặc thù là hàng hóa dịch vụ có số lượng khối lượng lớn nên
tính chất phức tạp hơn đòi hỏi ngoài các nội dung cơ bản thì cụ thể hóa chi
3

3


tiết hóa các thỏa thuận thường sẽ do hai bên thỏa thuận và đưa vào nội dung
của hợp đồng nhiều hơn, đòi hỏi chặt chẽ, chính xác hơn.
Ví dụ: Hợp đồng kinh doanh – thương mại có thể rõ thêm các nội dung
sau:
+ Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng
hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;
+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;
+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
+ Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
Nhìn chung hiện nay giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh –
thương mại có nhiều điểm chung giống nhau, có chăng sự khác nhau là các
chủ thể ký kết hợp đồng và mục đích của hợp đồng có lợi nhuận hay không
mà thôi.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ, HỢP
ĐỒNG DÂN SỰ
1- Đề nghị giao kết và trả lời.
a) Khi các bên có sự mong muốn đi đến ký kết hợp đồng thì thông
thường phải có sự trao đổi thỏa thuận trước, nghĩa là một hoặc cả hai bên

đều đưa ra yêu cầu của mình thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng để bên kia
xem có chấp nhận hay không.
Đề nghị về việc giao kết hợp đồng có thể bằng lời nói nhưng cũng có thể
bằng văn bản nêu rõ các yêu cầu của mình trong đó phản ảnh rõ nội dung
chủ yếu của hợp đồng mà mình dự định sẽ ký kết, như đối tượng, giá cả,
phương thức thanh toán... và chịu sự ràng buộc về đề nghị này.
Lưu ý: Trong trường hợp đưa ra đề nghị và chưa hết thời hạn trả lời thì
không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn trả lời đồng thời phải
chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Nếu bên đề nghị lại giao kết với
người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị nếu có thiệt
hại phát sinh.
b) Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ
có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó. Nếu bên đề nghị giao kết
hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết hạn chờ trả lời, thì lời chấp nhận này
được coi là lời đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Tuy nhiên nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm đề nghị giao kết hợp
đồng có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được
đề nghị nhận được đề nghị đó.
2- Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết
hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
4

4


a) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút
lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên
đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó

phát sinh.
Lưu ý: Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được
coi là đề nghị mới.
3- Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ
đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên
được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận
được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng.
4- Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;
b) Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
c) Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
d) Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
đ) Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời
hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
5- Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu
điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
6- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị
đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
7- Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
a) Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ
có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết
hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này
được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý
do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này

thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp
bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề
nghị.
b) Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua
5

5


điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời
ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về
thời hạn trả lời.
8- Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực
hành vi dân sự
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực
hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận
giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.
9- Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng
lực hành vi dân sự
Trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất
năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.
10- Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận
giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm
bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
11- Một số vấn đề cần chú ý khi ký kết hợp đồng dân sự:
a) Vấn đề hợp đồng mẫu do một bên đưa ra
- Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên
đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được

đề nghị trả lời chấp nhận, thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng
theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra (như hợp đồng cung ứng điện, hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ...).
- Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng, thì
bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
b) Vấn đề phụ lục hợp đồng
Trong nhiều trường hợp, khi ký kết hợp đồng thì các bên có lập thêm bản
phụ lục hợp đồng nhằm chi tiết hóa một số điều khoản của hợp đồng, trong
trường hợp này thì phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng và nội dung
của phụ lục không được trái hoặc mâu thuẫn với nội dung của hợp đồng đã
ký.
c) Giải thích hợp đồng
Trong nhiều trường hợp, vì sơ suất chưa trao đổi, tìm hiểu, cân nhắc kỹ
các nội dung của hợp đồng nếu sau khi ký kết xảy ra việc các bên không
thống nhất về nội dung đã ký, mỗi bên hiểu theo một cách khác nhau, trong
trường hợp này cần thiết phải có sự giải thích hợp đồng cụ thể như sau:
- Khi một hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không chỉ dựa vào
ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để
6

6


giải thích điều khoản đó.
- Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa,
thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho
các bên.
- Khi một hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,
thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.
- Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu, thì phải được giải

thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
- Khi hợp đồng thiếu một số khoản, thì có thể bổ sung theo tập quán đối
với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.
- Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ
với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội
dung của hợp đồng.
- Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chung của các bên với ngôn
từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải
thích hợp đồng.
- Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho
bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu
thế.
d) Hiệu lực của hợp đồng
Nhìn chung, sau khi ký kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực
vào thời điểm mà hai bên giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.
Khi hợp đồng có hiệu lực thì phát sinh trách nhiệm pháp lý giữa các bên,
nếu đó là hợp đồng được giao kết hợp pháp, đồng thời nó có tính bắt buộc đối
với các bên trong việc tuân thủ và thực hiện hợp đồng. Nếu một bên không
thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bị coi là vi phạm
hợp đồng và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý kèm theo.
Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu có thỏa thuận hoặc pháp
luật có quy định.
IV- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1- Về hình thức của hợp đồng lao động
Về hình thức, giống như hợp đồng dân sự. Hợp đồng lao động có thể
được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói (hợp đồng miệng).
a) Hình thức giao kết (thỏa thuận) bằng miệng được thực hiện trong
trường hợp thuê lao động đối với công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn
dưới 3 tháng và các công việc lao động giúp việc gia đình.

Mặc dù giao kết hợp đồng bằng miệng nhưng hai bên cam kết vẫn phải
thực hiện đúng các qui định của pháp luật về lao động.
7

7


b) Hình thức giao kết (ký kết) bằng văn bản, ngoài những trường hợp nêu
trên thì hợp đồng lao động phải được ký kết bằng văn bản (theo mẫu của Bộ
Lao động thương binh và xã hội qui định (Việc ký hợp đồng lao động bằng
văn bản là qui định bắt buộc (Điều 28 Bộ luật Lao động)).
2- Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động khi thỏa thuận phải có những nội dung chủ yếu sau
đây:
a) Về công việc phải làm:
Phải nêu rõ những hạng mục công việc cụ thể, đặc điểm, tính chất công
việc và những nhiệm vụ chủ yếu, khối lượng và chất lượng phải bảo đảm.
b) Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Phải nêu rõ một số giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần theo giờ hành
chính hay ca, kíp... ngày nghỉ hàng tuần, hàng năm, ngày nghỉ lễ, việc làm
thêm giờ....
c) Về tiền lương:
Phải nêu rõ mức lương, các loại phụ cấp, hình thức trả lương, các loại
tiền thưởng, các loại trợ cấp, thời gian trả lương, các loại phúc lợi tập thể,
điều kiện nâng bậc lương, việc giải quyết tiền lương và tiền tàu xe trong
những ngày đi đường khi nghỉ hàng năm.
Lưu ý: Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng
lao động qui định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định
trong pháp luật lao động, như thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động
đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người

lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung.
d) Về địa điểm làm việc:
Phải nêu rõ địa điểm chính thức, làm tại chỗ, đi làm lưu động xa hay gần,
phương tiện đi lại, ăn, ở trong thời gian lưu động.
đ) Về thời hạn hợp đồng:
Phải nêu rõ loại hợp đồng, ngày bắt đầu, ngày kết thúc hợp đồng.
e) Về điều kiện an toàn vệ sinh lao động:
Phải nêu rõ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, cụ thể trong công
việc phải làm, các công việc phòng hộ lao động mà người lao động tuân thủ
và người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp, tạo điều kiện...
g) Về bảo hiểm xã hội:
Phải nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc đóng góp, thu nộp bảo
hiểm xã hội, quyền, lợi ích của người lao động về bảo hiểm xã hội.
3- Phân loại hợp đồng lao động
Bộ Luật Lao động phân hợp đồng lao động thành 3 loại như sau:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
Loại hợp đồng này được ký kết cho những công việc làm có tính chất
8

8


thường xuyên, không ấn định trước thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực
của hợp đồng mà thường là những công việc có tính chất thường xuyên, ổn
định từ một năm trở lên.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ 1 năm đến 3 năm):
Loại hợp đồng này được ký kết cho những loại công việc đã được hai
bên xác định trước thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong
một khoảng thời gian từ đủ 12 đến 35 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định mà thời

hạn dưới một năm:
Loại hợp đồng này được ký kết trong trường hợp công việc có tính chất
tạm thời, người sử dụng lao động xác định chỉ làm trong một vài ngày, một
vài tháng đến dưới một năm là kết thúc.
Loại hợp đồng này cũng áp dụng trong trường hợp chỉ tạm thời thay thế
những người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân
khác do pháp luật qui định, những người lao động nữ khi nghỉ thai sản,
những người lao động bị tạm giữ, tạm giam và những người lao động khác
được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thỏa thuận với người sử
dụng lao động.
Lưu ý: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
công việc nhất định mà thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm
thời thay thế người đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc
nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
4- Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động
Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động được Bộ luật Lao động qui định khá
chặt chẽ , cụ thể như sau:
a) Các điều khoản của hợp đồng không được trái pháp luật và khi tập thể
lao động đã ký thỏa ước lao động tập thể thì cũng không được trái với thỏa
ước lao động tập thể, không được xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người thứ ba, nhất là lợi ích của Nhà nước.
b) Các bên giao kết hợp đồng phải có năng lực pháp lý và năng lực hành
vi. Bộ luật Lao động qui định là người lao động phải đủ 15 tuổi trở lên, được
Nhà nước thừa nhận có những quyền và nghĩa vụ cụ thể trong lĩnh vực lao
động theo qui định của Bộ luật Lao động.
Người sử dụng lao động là cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên; người sử dụng
lao động phải là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức...có đủ điều kiện về sử dụng
lao động và trả công lao động.
Các điều khoản của hợp đồng lao động phải được sự nhất trí, thỏa thuận
của cả hai bên, hai bên đều bình đẳng trước pháp luật, bên nào vi phạm hợp

đồng lao động thì phải bồi thường thiệt hại trực tiếp cho bên kia.
c) Ưu tiên đối với lao động nữ và người tàn tật:
9

9


Người sử dụng lao động khi có nhu cầu sử dụng lao động không được từ
chối giao kết hợp đồng với người lao động nữ có đủ các điều kiện làm những
công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần. Đồng thời
cũng không được từ chối giao kết hợp đồng lao động với người lao động là
người tàn tật đối với những công việc mà người khuyết tật làm được. Ngoài
ra, phải góp một khoản tiền theo qui định của Chính phủ vào quỹ việc làm
cho người tàn tật nếu như doanh nghiệp không nhận một tỷ lệ người lao
động là người tàn tật theo qui định của Chính phủ đối với một số ngành nghề
và công việc.
5- Đối tượng ký kết hợp đồng lao động
Tùy thuộc vào từng loại lao động, Bộ luật Lao động qui định những tổ
chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp
đồng lao động với người lao động.
- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong khu chế xuất,
khu công nghiệp, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp
tác xã thuê lao động không phải xã viên, cá nhân và hộ gia đình có thuê lao
động.
- Các cá nhân, tổ chức, cơ quan nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng
tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức
chính trị xã hội khác sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức
Nhà nước.

- Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam sử
dụng người lao động nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác.
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là người nghỉ hưu, cán bộ, công
chức Nhà nước làm những công việc mà Pháp lệnh cán bộ, công chức
không cấm.
6- Đối tượng không phải ký kết hợp đồng lao động
Những người sau đây được tuyển dụng không phải ký kết hợp đồng lao
động.
a) Người được Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc, Phó giám
đốc, kế toán trưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.
b) Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách;
người giữ các chức vụ trong cơ quan pháp luật, tư pháp được Quốc hội hoặc
Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ.
c) Người thuộc (làm công tác trong), các đoàn thể nhân dân, các tổ chức
10

10


chính trị khác nhau, xã viên hợp tác xã, kể cả cán bộ chuyên trách công tác
Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp.
d) Sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ trong Quân đội nhân dân, Công an
nhân dân.
Lưu ý: Người làm việc trong một số ngành, nghề hoặc địa bàn đặc biệt
thuộc Bộ quốc phòng, Bộ Nội vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ hướng dẫn
sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động thương binh và xã hội.
7- Thủ tục ký kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động và
người được ủy quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động. Trong
trường hợp này, người được ủy quyền hợp pháp để ký kết phải kèm theo
danh sách họ tên, tuổi, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng
người lao động, hợp đồng có hiệu lực như ký kết với từng người và chỉ có
thể áp dụng khi người sử dụng lao động cần lao động để giải quyết một công
việc nhất định theo mùa vụ mà thời hạn kết thúc dưới một năm hoặc công
việc xác định được thời gian kết thúc trong thời hạn một, hai hoặc ba năm.
Lưu ý:
- Đối với những ngành nghề, công việc thuộc danh mục do Bộ Lao động
– Thương binh và xã hội qui định được nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm
việc thì giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha
mẹ hoặc người đỡ đầu (giám hộ) của người dưới 15 tuổi đó mới có giá trị.
- Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều
người sử dụng lao động nếu có khả năng thực hiện nhiều hợp đồng. Đối với
hợp đồng lao động ký với người nghỉ hưu, cá nhân dưới 10 lao động hoặc
làm công việc có thời hạn dưới ba tháng thì các quyền lợi của người lao
động được tính gộp vào tiền lương.
8- Thay đổi hợp đồng lao động
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu
thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ba ngày. Việc
thay đổi nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ
sung hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
MỤC II.
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG
GIAO DỊCH DÂN SỰ, KINH TẾ (GIAO DỊCH BẢO ĐẢM)
I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
1- Giao dịch bảo đảm là gì ?
a) Giao dịch bảo đảm là giao dịch (dân sự, kinh doanh, thương mại) do
các bên thỏa thuận hoặc pháp luật qui định về việc thực hiện biện pháp bảo

11

11


đảm.
b) Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo qui định của
pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký là điều kiện để giao
dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có qui định.
c) Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo qui định của pháp
luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ
thời điểm đăng ký.
2- Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, kinh doanh –
thương mại.
Theo qui định của pháp luật có 7 biện pháp bảo đảm gồm:
a) Cầm cố tài sản;
b) Thế chấp tài sản;
c) Đặt cọc;
d) Ký cược;
đ) Ký quỹ;
e) Bảo lãnh;
g) Tín chấp.
Ngoài ra trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định về biện pháp bảo đảm (ngoài những biện pháp đã nói trên) thì người có
nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.
3- Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật
không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ,
kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên các bên được thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ hiện tại,
nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
4- Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1- Vật:
a) Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo
đảm và được phép giao dịch.
b) Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vật hiện có hoặc được
hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất
động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác
lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
2- Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác được dùng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
12

12


3- Quyền tài sản:
a) Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài
sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với
giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật
bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài
sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên
bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .
b) Đối với quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
theo quy định của BLDS và pháp luật về đất đai.
c) Đối với quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ theo quy định của BLDS và pháp luật về tài nguyên.

5- Một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
a) Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ,
nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các
nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác.
b) Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài
sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần
bảo đảm phải được lập thành văn bản.
c) Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn
thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả
các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo
đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các
bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa
đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo
đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
6- Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm
a) Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định
thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ
tự đăng ký;
b) Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều
nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm
không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;
c) Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa
vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên
thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

13


13


II. CẦM CỐ TÀI SẢN
1- Cầm cố tài sản là gì ?
a) Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài
sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm
cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ï(Ví dụ: A vay B số tiền 10.000.000 đ và
A giao cho B chiếc xe gắn máy để cầm cố).
b) Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn
bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
c) Việc cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho
bên nhận cầm cố.
d) Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không
có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ
được bảo đảm bằng cầm cố.
Lưu ý: Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một
nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ. Tuy nhiên các bên cũng có thể thỏa thuận là mỗi tài sản chỉ bảo
đảm thực hiện một phần nghĩa vụ.
Việc cầm cố được hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.
2- Nghĩa vụ và quyền của bên cầm cố tài sản
a) Về nghĩa vụ: Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận;
- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản
cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có
quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy
trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;
- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài
sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

b) Về quyền: Bên cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của BLDS (xem phụ lục), nếu do
sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
- Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
- Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;
- Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi
nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
_ Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản
cầm cố.
3- Nghĩa vụ và quyền của bên nhận cầm cố tài sản
a) Về nghĩa vụ: Bên nhận cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
14

14


- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản
cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
- Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm
cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
- Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm
cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;
- Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm
dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
b) Về quyền: Bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
- Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại
tài sản đó;
- Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc
theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;

- Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận;
- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài
sản cho bên cầm cố.
4- Xử lý tài sản cầm cố
a) Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì
tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc
được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.
Lưu ý: Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản
cầm cố.
b) Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên
nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng
với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và
gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại
cho bên cầm cố.
5- Việc thanh toán tiền bán tài sản cầm cố
Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên
nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết
khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố;
Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán
cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt
hại nếu có;
Lưu ý: Nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán
còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.
15

15



6- Những trường hợp chấm dứt việc cầm cố tài sản
Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
b) Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp
bảo đảm khác;
c) Tài sản cầm cố đã được xử lý;
d) Theo thỏa thuận của các bên.
7- Việc trả lại tài sản cầm cố
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt (theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 339 của BLDS) thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu
được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng
được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy
định tại các điều từ Điều 326 đến Điều 340 của BLDS và các văn bản pháp
luật khác về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.
III. THẾ CHẤP TÀI SẢN
1- Thế chấp tài sản là gì?
a) Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài
sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia
(sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên
nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì
vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ
thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
Lưu ý:
- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao

cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
- Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các
điều từ Điều 715 đến Điều 721 của BLDS (xem phụ lục) và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
b) Về hình thức: Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có
thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường
hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng,
chứng thực hoặc đăng ký.
c) Về thời hạn: Các bên thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản; nếu không
có thỏa thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ
16

16


được bảo đảm bằng thế chấp.
2- Thế chấp tài sản đang cho thuê
Tài sản đang cho thuê cũng có thể được dùng để thế chấp. Hoa lợi, lợi
tức thu được từ việc cho thuê tài sản thuộc tài sản thế chấp, nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.
3- Thế chấp tài sản được bảo hiểm
a) Trong trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo
hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
b) Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc
tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả số
tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết
về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm
chi trả bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh
toán với bên nhận thế chấp.

4- Thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ
Trong trường hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa
vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Tuy nhiên, các bên cũng có thể thỏa thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện
một phần nghĩa vụ.
5- Nghĩa vụ và quyền của bên thế chấp tài sản
a) Về nghĩa vụ: Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc
khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế
chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối
với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận
thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt
hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài
sản thế chấp;
- Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 349 của BLDS (xem phụ lục).
b) Về quyền: Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:
Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường
hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận;
- Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
- Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân
chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
17

17


Lưu ý: Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển

trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán
tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành
tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa
luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế
chấp đồng ý.
- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho
bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được
dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;
- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo
đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm
khác.
6- Nghĩa vụ và quyền của bên nhận thế chấp tài sản
a) Về nghĩa vụ: Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về
tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp
giấy tờ về tài sản thế chấp;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm
xóa đăng ký trong các trường hợp quy định tại các điều 355, 356 và 357 của
BLDS (xem phụ lục).
b) Về quyền: Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy
định tại khoản 5 Điều 349 của BLDS (xem phụ lục) phải chấm dứt việc sử
dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị
của tài sản đó;
- Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được
cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;
- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế
chấp;
- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài

sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút
giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;
- Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài
sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
- Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận
thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;
- Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định và được ưu tiên thanh
18

18


toán.
7- Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
a) Về nghĩa vụ: Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau
đây:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm
mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;
- Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp, trong trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 của BLDS (xem phụ lục), nếu việc tiếp tục
khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế
chấp;
- Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo
thỏa thuận.
b) Về quyền: Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:
- Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;
-_ Được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản
thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

8- Thay thế và sửa chữa tài sản thế chấp
a) Bên thế chấp chỉ được thay thế tài sản thế chấp khi có sự đồng ý của
bên nhận thế chấp, nếu không có thỏa thuận khác, (trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 349 của BLDS - xem phụ lục).
b) Trong trường hợp thế chấp kho hàng thì bên thế chấp có thể thay thế
hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho
đúng như thỏa thuận.
c) Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì bên thế chấp trong một thời gian
hợp lý phải sửa chữa tài sản thế chấp hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá
trị tương đương, nếu không có thỏa thuận khác.
9- Xử lý tài sản thế chấp
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý
tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của
BLDS (tương tự như xử lý tài sản cầm cố).
10- Những trường hợp việc thế chấp tài sản bị hủy bỏ, chấm dứt
a) Việc thế chấp tài sản có thể bị hủy bỏ nếu được bên nhận thế chấp
đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
b) Việc thế chấp tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;
- Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp
19

19


bảo đảm khác;
- Tài sản thế chấp đã được xử lý;
- Theo thỏa thuận của các bên.
IV. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ

1- Đặt cọc là gì ?
a) Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí
quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một
thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Lưu ý: Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
b) Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt
cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả
tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt
cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết,
thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản
tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2- Ký cược là gì ?
a) Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê
một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi
là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
b) Trong trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài
sản ký cược sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên
cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì
tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.
3- Ký quỹ là gì ?
a) Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá
quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để
bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ .
b) Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh
toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch
vụ ngân hàng.
Lưu ý: Thủ tục gửi và thanh toán do pháp luật về ngân hàng quy định.
V. BẢO LÃNH
1- Bảo lãnh là gì ?

a) Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết
với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến
20

20


thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực
hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình.
b) Về hình thức: Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập
thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp
luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng
thực.
c) Phạm vi bảo lãnh: Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
d) Về thù lao: Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên
được bảo lãnh có thỏa thuận.
Lưu ý:
- Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
- Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp
bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
- Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên
được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu
không có thỏa thuận khác.

2- Thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh.
a) Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực
hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong
số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
b) Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những
người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
3- Những trường hợp miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
a) Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho
bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên
nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định phải
liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
b) Trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận bảo
lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì
những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.

21

21


4- Xử lý tài sản của bên bảo lãnh.
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo
lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho
bên nhận bảo lãnh.
5- Hủy bỏ, chấm dứt việc bảo lãnh.
a) Việc bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng
ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

b) Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt;
- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo
đảm khác;
- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Theo thỏa thuận của các bên.
MỤC III.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN
VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
I. TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
1- Những trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Các trường hợp sau đây phải đăng ký giao dịch bảo đảm:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp quyền sử dụng đất rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng;
c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;
d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có qui định.
Ngoài ra khi người tham gia giao dịch bảo đảm bằng hình thức khác, có
yêu cầu thì việc bảo lãnh bằng tài sản cũng được đăng ký.
Lưu ý: Ngoài các trường hợp nêu trên nếu pháp luật có qui định các
trường hợp khác phải được đăng ký giao dịch bảo đảm thì cũng phải thực
hiện đăng ký theo qui định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
2- Đối tượng yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đối tượng yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có thể là bên bảo đảm,
bên nhận bảo đảm hoặc người được ủy quyền. Trong trường hợp thay đổi
bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm
mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi đó.
22


22


Lưu ý: Người yêu cầu đăng ký có thể nộp đơn trực tiếp tại cơ quan đăng
ký hoặc gửi đơn qua đường bưu điện, qua các phương tiện thông tin liên lạc
khác đến cơ quan đăng ký.
3- Nội dung đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây :
a) Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm:
Trường hợp là cá nhân: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh
nhân dân (nếu có), địa chỉ, số điện thoại hoặc số fax (nếu có);
Trường hợp là tổ chức: tên, loại hình, số đăng ký kinh doanh (nếu có), địa
chỉ trụ sở chính, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, nếu bên yêu cầu đăng ký là chi
nhánh, số điện thoại hoặc số fax (nếu có).
b) Mô tả tài sản bảo đảm.
4- Trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.
a) Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ theo mẫu đơn, đúng sự
thật, đúng thỏa thuận của các bên về giao dịch bảo đảm.
b) Trường hợp người yêu cầu đăng ký ghi vào đơn các nội dung không
đúng sự thật, không dúng thỏa thuận của các bên về giao dịch bảo đảm mà
gây thiệt hại, thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
5- Hiệu lực của việc đăng ký.
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị trong năm năm, kể từ ngày
đăng ký, trừ trường hợp các bên có yêu cầu xóa đăng ký trước thời hạn hoặc
có yêu cầu đăng ký gia hạn. Thời hạn của mỗi lần đăng ký gia hạn là năm
năm.
6- Thủ tục nhận đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.
a) Khi nhận đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đã được ghi đầy đủ
các nội dung theo mẫu, cơ quan đăng ký phải ghi vào đơn thời điểm nhận

(giờ, ngày, tháng, năm) và cấp cho người yêu cầu đăng ký bản sao đơn yêu
cầu có ghi thời điểm nhận đơn hợp lệ.
b) Trường hợp đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm không ghi đầy đủ
các nội dung theo mẫu hoặc người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí, thì cơ
quan đăng ký trả lại đơn yêu cầu đăng ký và nêu rõ lý do từ chối đăng ký.
7- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.
Cơ quan đăng ký phải kịp thời nhập các nội dung kê khai trong đơn yêu
cầu đăng ký vào Hệ thống dữ liệu hoặc sổ đăng ký và trong thời hạn ba ngày,
kể từ ngày nhận đơn hợp lệ phải cấp cho người yêu cầu đăng ký giấy chứng
nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.
Lưu ý:
- Các giao dịch bảo đảm đối với tàu biển, tàu bay được ghi vào Sổ đăng
23

23


ký tàu biển quốc gia, Sổ đăng bạ tàu bay.
- Các giao dịch bảo đảm đối với bất động sản và quyền sử dụng đất của
tổ chức, cá nhân và hộ gia đình được ghi vào sổ đăng ký giao dịch bảo đảm
đối với bất động sản theo tên của bên bảo đảm.
8- Nội dung giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.
Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm có nội dung chủ yếu sau
đây:
a) Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm :
- Trường hợp là cá nhân: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng
minh nhân dân (nếu có), địa chỉ, số điện thoại hoặc số fax (nếu có);
- Trường hợp là tổ chức: tên, loại hình, số đăng ký kinh doanh (nếu có),
địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, nếu bên yêu cầu đăng ký là
chi nhánh, số điện thoại hoặc số fax (nếu có).

b) Tài sản bảo đảm: ghi các nội dung về tài sản bảo đảm như trong đơn đề
nghị đăng ký;
c) Thời điểm đăng ký;
d) Thời hạn đăng ký có hiệu lực;
đ) Thời điểm đăng ký hết hạn;
e) Số đăng ký;
g) Danh mục các giao dịch bảo đảm theo tên của bên bảo đảm hiện đang
lưu giữ trong Hệ thống dữ liệu hoặc trong sổ đăng ký tại thời điểm cấp giấy
chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.
9- Thủ tục thay đổi nội dung đã đăng ký.
a) Người yêu cầu đăng ký có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký thay đổi nội
dung đã đăng ký. Người yêu cầu thay đổi nội dung đã đăng ký phải gửi đơn
đề nghị thay đổi đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8
Nghị định này.
b) Đơn yêu cầu thay đổi đăng ký có nội dung chủ yếu sau đây:
- Người yêu cầu đăng ký thay đổi:
Trường hợp là cá nhân: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh
nhân dân (nếu có), địa chỉ, số điện thoại hoặc số fax (nếu có);
Trường hợp là tổ chức: tên, loại hình, số đăng ký kinh doanh (nếu có), địa
chỉ trụ sở chính, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, nếu bên yêu cầu đăng ký là chi
nhánh, số điện thoại hoặc số fax (nếu có).
- Nội dung thay đổi: bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm,
thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán (nếu có) và các nội dung khác đã đăng ký.
10- Thủ tục sửa chữa sai sót khi đăng ký giao dịch bảo đảm.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện trong đơn yêu cầu đăng ký
hoặc giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm có sai sót, thì có quyền
24

24



yêu cầu cơ quan đăng ký sửa lại cho đúng với nội dung đã kê khai trong đơn
yêu cầu đăng ký.
Khi nhận đơn yêu cầu sửa chữa sai sót, cơ quan đăng ký phải ghi vào
đơn thời điểm nhận (giờ, ngày, tháng, năm). Trong thời hạn ba ngày, kể từ
ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan đăng ký phải cấp cho người yêu cầu sửa
chữa sai sót giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.
11- Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm.
a) Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký
nhận đơn hợp lệ theo quy định.
b) Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm trong các trường hợp dưới đây
được tính như sau:
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu sửa chữa sai sót
trong đơn yêu cầu đăng ký, thì thời điểm đăng ký là thời điểm cơ quan đăng
ký nhận đơn yêu cầu sửa chữa sai sót đó;
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu sửa chữa sai sót
trong giấy chứng nhận đăng ký, thì thời điểm đăng ký là thời điểm cơ quan
đăng ký nhận đơn yêu cầu đăng ký theo quy định;
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu đăng ký thay đổi,
thì thời điểm đăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký nhận đơn yêu cầu đăng
ký; nếu là yêu cầu đăng ký bổ sung tài sản bảo đảm, thì thời điểm đăng ký là
thời điểm cơ quan đăng ký nhận đơn yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm đó.
12- Thủ tục xóa đăng ký.
Việc xóa đăng ký được thực hiện như sau:
a) Trước ngày thời hạn đăng ký chấm dứt, bên bảo đảm hoặc bên nhận
bảo đảm đề nghị xóa đăng ký trong các trường hợp quy định tại các điều
343, 362, 375 và 418 Bộ Luật Dân sự và trong trường hợp nghĩa vụ được
bảo đảm chấm dứt; người yêu cầu xóa đăng ký phải kê khai đầy đủ vào đơn
yêu cầu xóa đăng ký theo mẫu và gửi cho cơ quan đăng ký theo quy định.
Người yêu cầu xóa đăng ký không phải trả lệ phí.

b) Cơ quan đăng ký xóa đăng ký trong Hệ thống dữ liệu hoặc trong sổ
đăng ký. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu xóa đăng ký,
cơ quan đăng ký cấp cho người có đơn yêu cầu giấy chứng nhận xóa đăng
ký giao dịch bảo đảm theo mẫu. Trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng
ký là bên bảo đảm, thì cơ quan đăng ký phải gửi cho bên nhận bảo đảm bản
sao giấy chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.
13- Giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
a) Các giao dịch bảo đảm đã đăng ký có giá trị đối với người thứ ba, kể
từ thời điểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký.
b) Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng
một tài sản được xác định theo thứ tự đăng ký.
25

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×