Tuần 24 (25/02/2013 – 02/03/2013)
Ngày dạy:……………….
Lớp:…….
Tiết PPCT: 48
Ngày dạy:……………….
Lớp:…….
Hướng dẫn bài tập thực hành
I. Mục tiêu:
- Biết định dạng các kiểu canh lề đoạn văn, kẻ khung, tơ nền văn bản.
- Biết cách chia cột báo cho đoạn văn.
- Biết tạo chữ hoa thụt cấp và chèn kí tự đặc biệt vào văn bản.
- Nghiêm túc nghe giảng và ghi bài.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, phấn màu, giáo án, phòng máy.
- HS: Tài liệu, ơn bài.
III. Các bước lên lớp:
1) Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Nêu các thao tác chia cột đoạn văn bản? Mở hộp thoại Columns và giải thích các thành
phần có trong hộp thoại?
Câu 2. Nêu cách tạo chữ hoa thụt cấp và chèn kí tự đặc biệt? Mở hộp thoại Drop Cap và giải
thích các thành phần có trong hộp thoại?
- Gọi Hs nhận xét, GV nhận xét và cho điểm.
2) Tiến trình hướng dẫn:
A – Giáo viên thực hiện mẫu
- Mở File Word đã soạn sẵn (như bên dưới), hướng dẫn canh lề - định dạng chữ hoa thụt
cấp – kẻ khung – tơ nền.
Trăng ơi...từ đâu đến?
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ cánh đồng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chóp mi
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời
(…)
Trần Đăng Khoa
- Mở tiếp đoạn văn khác (như bên dưới) hướng dẫn chia cột – chèn kí tự đầu dòng – chèn kí
tự đặc biệt
•
•
•
Các nhà toán học miêu tả các phương pháp
chứng minh của mình một cách thanh nhã.
Phụ thuộc vào nội dung của bài toán, họ có
thể:
Chứng minh bằng việc sử dụng một cách ít
nhất các giả thiết hay kết quả ban đầu.
Chứng minh bằng cách biến đổi một cách
ngạc nhiên một kết quả từ những định lý
tưởng chừng như không có mối liên hệ gì với
bài toán.
Chứng minh bằng một phương pháp hay
hướng đi hoàn toàn mới mẻ.
Chứng minh theo một phương pháp tổng
quát, từ đó có thể giải quyết được nhiều bài
toán tương tự khác.
Trong công việc nghiên cứu một cách chứng minh
thanh nhã, các nhà toán học đi theo nhiều con đường
chứng minh khác nhau để dẫn tới kết quả, cách
chứng minh đầu tiên chưa chắc đã là cách chứng
minh hoàn hảo nhất. Định lý Pytago, a2 = b2 + c2, là
một ví dụ điển hình vì nó có rất nhiều các cách chứng
minh được đưa ra.
•
B – Học sinh thực hành
- Mở các văn bản đã soạn thảo ở các tiết thực hành trước và tập định dạng canh lề, kẻ
khung, tô nền, chia cột, tạo chữ thụt cấp, chèn kí tự đặc biệt.
3) Hường dẫn về nhà
- Xem lại cách canh lề, kẻ khung, tô nền, chia cột, tạo chữ thụt cấp, chèn kí tự đặc biệt.
- Tự thực hành lại (nếu có máy tính).
- Tiết sau thực hành.